Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đìn hở các hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 40 - 60)

- Chuồng, trại chăn nuôi

4.2.2.Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đìn hở các hộ

hộ nghiên cứu

4.2.2.1 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

Trong xã hội hiện nay người phụ nữ không chỉ đảm nhiệm vai trò là người nội trợ mà họ còn tham gia vào rất nhiều hoạt động khác. Tạo thu nhập cho gia đình không kém gì nam giới. Do xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là miền núi. Những nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống vẫn được người dân đặc biệt chú ý, cho nên đã đòi hỏi các

thành viên trong gia đình đều phải cùng nhau đóng góp công sức để tạo thu nhập, nâng cao mức sống. Tuy nhiên do đặc thù nghề nghiệp mà các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình không giống nhau và sự tham gia của nam và nữ cũng khác nhau. Nhìn chung người phụ nữ phải gánh vác công việc nhiều hơn nam giới. Số liệu được cụ thể trong bảng 4.12.

Bảng 4.12. Mức độ đóng góp thu nhập của nữ giới so với nam giới

ĐVT: %

Hoạt động sản xuất Mức độ đóng góp của nữ so với nam

Cao hơn Thấp hơn Ngang bằng

Trồng trọt 26,41 13,21 60,38 Chăn nuôi 24,53 18,87 56,60 Thủy sản 33,33 19,05 47,62 Lâm nghiệp 60 0 40 Dịch vụ 16,67 50 33,33 Làm thuê 87,5 0 12,5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua bảng 4.12 cho thấy: trong tất cả các hoạt động sản xuất đều có sự tham gia của cả 2 giới. Ở một số hoạt động, đa số các hộ có mức đóng góp giữa nam và nữ ngang nhau như trồng trọt (60,38%), chăn nuôi (56,60%), thủy sản (47,62%). Điều này chứng tỏ rằng trong phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động sản xuất, các thành viên trong gia đình đã biết hỗ trợ, cùng nhau sản xuất, không phân biệt nam hay nữ là đối tượng kiếm tiền chính và mục đích cuối cùng là đem lại thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống của gia đình.

Mặc dù mức đóng góp ở đa số các hoạt động sản xuất của 2 giới có sự chênh lệch rất thấp nhưng riêng hoạt động làm thuê và hoạt động lâm nghiệp thì mức độ đóng góp của nam giới vào thu nhập của hộ gia đình lại nhiều hơn (87,5% và 60%). Mặc dù cũng có phụ nữ đi làm thuê và hoạt động lâm nghiệp nhưng rất ít, có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này đó là sức khỏe của đa số phụ nữ thường kém hơn nam giới, thêm vào đó trách nhiệm của gia đình khiến họ ít có cơ hội tìm kiếm được những công việc làm thuê có thu nhập cao. Vì vậy mức độ đóng góp chung của phụ nữ có phần ít hơn nam giới trong hoạt động này

Trong cuộc sống hằng ngày của các gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập của các hộ phong phú và đa dạng, hộ nông dân chủ yếu là hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê… Trong 3 xóm nghiên cứu thì nam giới thường làm những công việc nặng như cày bừa, phun thuốc, phát cây, dọn đồi, khai thác gỗ… còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình như nhổ mạ, cấy, hái, chăm sóc, thu hoạch và bán các sản phẩm. Đối với các công việc chăn nuôi gia súc người phụ nữ đảm nhận công việc như chọn giống, chăm sóc… Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của người phụ nữ trong sản xuất là rất lớn. song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới.

Qua số liệu điều tra, ta có thể thấy rõ được sự phân công lao động trong hoạt động trồng lúa, trồng màu của hộ gia đình. Các hoạt động này bao gồm các hoạt động cơ bản sau: làm đất, gieo mạ, nhổ cỏ, cấy, bón phân, làm cỏ, phun thuốc, gặt, tuốt, phơi, say xát… chúng ta nhận thấy hộ chủ yếu sử dụng lao động của gia đình. Hộ thuê lao động vào những lúc mùa vụ như làm đất, cấy, gặt và tuốt lúa là những hoạt động mang tính thời vụ. Trong mẫu nghiên cứu có tới trên 20% công lao động làm đất được thuê ngoài, tiếp đến là tuốt lúa và cấy, các hoạt động còn lại đều do gia đình đảm nhiệm. Giữa người chồng và người vợ, người chồng tham gia chủ yếu vào những công việc mang tính nặng nhọc như: Làm đất, làm cỏ, phun thuốc, vận chuyển…số còn lại là công việc của người phụ nữ, phụ nữ tham gia vào tất cả các công việc trồng lúa và hoa màu. Trong đó, nhiều công việc người phụ nữ phải thực hiện nhiều hơn như: gieo mạ, cấy trên 62% công lao động, bón phân gần 45% công lao động, phơi và đem bán người phụ nữ phải thực hiên trên 50% công lao động. Bảng 4.13. chỉ cho ta thấy được vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trường hợp này là trồng lúa. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn nhận gánh nặng mà người phụ nữ nông thôn gánh chịu trên đôi vai của mình.

Đối với các công việc chăn nuôi gia súc người phụ nữ gần như đảm nhận toàn bộ công việc từ khâu chọn giống, chăm sóc và bán sản phẩm, vì nam giới trong những ngày nông nhàn thường đi làm thuê hoặc có nghề phụ… Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới.

Bảng 4.13. Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp trong các hộ nghiên cứu

Loại công việc Xóm Hào Lịch Người làm chính (%)Xóm Bản Giài Xóm Bến Đò

Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê

1. Trồng lúa - Làm đất (cày, bừa) 15 50 15 20 16,67 16,67 33,33 33,33 12,5 56,25 0 31,25 - Gieo mạ, cấy 80 5 5 10 66,67 0 5,55 27,78 62,5 6,25 0 31,25 - Bón phân 45 50 5 0 44,44 38,89 16,67 0 56,25 43,75 12,5 0 - Làm cỏ, phun thuốc 40 45 15 0 27,78 38,89 27,78 5,55 37,5 37,5 18,75 6,25 - Gặt, tuốt 15 10 50 25 16,67 5,55 66,67 11,11 18,75 6,25 37,5 37,5 - Phơi 50 20 30 0 72,22 22,22 5,56 0 62,5 18,75 18,75 0 - Xay sát 25 55 20 0 61,11 38,89 0 0 37,5 56,25 6,25 0 - Vận chuyển 20 60 20 0 27,78 61,11 11,11 0 37,5 56,25 6,25 0 - Đem bán 70 20 10 0 55,55 27,78 16,67 0 68,75 12,5 18,75 0 2. Trồng màu - Chọn giống 62,5 25 12,5 0 37,5 50 12,5 0 78,57 14,29 7,14 0 - Làm đất 31,25 43,75 25 0 31,25 62,5 6,25 0 50 35,71 14,29 0 - Gieo hạt, trồng cây 31,25 25 43,75 0 56,25 18,75 31,25 0 85,72 7,14 7,14 0 - Bón phân 56,25 37,5 6,25 0 62,5 37,5 0 0 78,57 14,29 7,14 0 - Phun thuốc 43,75 50 6,25 0 56,25 43,75 0 0 57,14 28,57 14,29 0 - Thu hoạch 18,75 37,5 43,75 0 25 56,25 18,75 0 35,71 14,29 50 0 3. Chăn nuôi - Chọn giống 88,24 11,76 0 0 44,44 44,44 11,12 0 46,67 40 13.33 0

- Lấy mua thức ăn 70,59 29,41 0 0 55,56 38,89 5,55 0 53,33 26,67 20 0

- Chăm sóc 70,59 5,88 23,53 0 22,22 38,89 38,89 0 33,33 20 46,67 0

Bảng 4.14. Phân công công việc trong các hoạt động khác ở các hộ nghiên cứu Loại công việc

Người làm chính (%)

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê Vợ Chồng Cả hai Thuê

1. Hoạt động lâm nghiệp

- Phát cây, dọn đồi, đốt 0 57,14 42,86 0 12,5 37,5 50 0 0 0 0 0 - Đào hố, trồng cây 0 71,43 28,57 0 0 50 25 25 0 0 0 0 - Chăm sóc rừng 0 57,14 42,86 0 0 25 62,5 12,5 0 0 0 0 - Lấy măng, sản phẩm phụ 0 42,86 14,28 0 25 0 37,5 0 0 0 0 0 - Khai thác gỗ, bán 0 85,71 14,29 0 0 75 0 25 0 0 0 0 2. Hoạt động dịch vụ - Chọn mặt hàng để bán 66,67 33,33 0 0 66,67 33,33 0 0 0 0 0 0 - Đi chợ, chở hàng về 33,33 66,67 0 0 33,33 66,67 0 0 0 0 0 0 - Bán hàng 100 0 0 0 66,67 33,33 0 0 0 0 0 0 - Ghi sổ, quản lý 66,67 33,33 0 0 66,67 33,33 0 0 0 0 0 0 - Trả nợ, đòi nợ khách 66,67 33,33 0 0 33,33 66,67 0 0 0 0 0 0

Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động khác

Để thấy rõ hơn sự phân công lao động ngoài sản xuất nông nghiệp trong các hộ nông dân, qua tổng hợp và đánh giá trong các nhóm hộ. Các hộ tham gia hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp thuộc nhóm hộ khá và trung bình, họ có vốn để nhập hàng và bán chịu cho người dân trong vùng, điều này các hộ nghèo không thể thực hiện được, hơn nữa các hộ này có điều kiện thuận lợi về địa điểm, thường có nhà gần trung tâm UBND xã hơn, gần chợ hơn. Qua bảng 4.14. trên cho thấy, trong hoạt động dịch vụ, người vợ tham gia phần lớn ở tất cả các khâu từ chọn mặt hàng để bán ( 66,67%), trả nợ và đòi nợ khách hành, họ tham gia nhiều nhất ở khâu bán hàng và quản lý sổ sách (trên 60%). Người chồng cũng tham gia vào hoạt động này nhưng với tỷ lệ thấp (33,33%), chủ yếu là đi chở hàng về để bán hoặc chở hàng đến tận nhà giao cho khách, hoặc phụ giúp vợ bán hàng những lúc vợ bận công việc khác.

Ta cũng nhận thấy chỉ có một lĩnh vực sản xuất trong các nông hộ nam giới tham gia nhiều nhất, nhiều hơn nữ giới, đó là hoạt động lâm nghiệp. Trên 40% người chồng trong các hộ điều tra thực hiện việc phát cây, dọn đồi, chăm sóc rừng, đặc biệt là khai thác gỗ, bán trên 75%, trong khi đó người vợ chỉ tham gia ở một số khâu trên 12%. Trong vùng nghiên cứu, các hộ gia đình còn có hoạt động tạo thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, đó là làm thuê trong vùng như: đào đất, xây dựng, khai thác quặng, đóng gạch, bốc vác… và đi làm thuê tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, việc này thường do các con trong gia đình tham gia.

Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tái sản xuất

Bảng 4.15. Đối tượng thực hiện chính trong hoạt động tái sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT:%

Loại công việc Hộ khá Hộ trung bình

Hộ nghèo Bình quân

Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng

- Nội trợ 76,92 3,85 64,29 10,71 66,67 16,67 69,29 10,41

- Chăm sóc gia đình 50 11,54 46,43 10,71 66,67 33,33 54,36 18,53

- Dạy học cho con 50 25 80,96 9,52 100 0 76,98 11,51

- Lấy củi 10 45 24 44 33,33 50 22,44 46,33

- Mua sắm, XD, sủa chữa

19,23 23,08 10,71 46,43 50 50 26,64 39,84

Qua bảng 4.15. cho thấy: Nhìn chung khối lượng công việc nội trợ, chăm sóc thành viên trong gia đình, kèm con cái học hành ở các hộ gia đình hầu hết do phụ nữ là người làm chính.

Công việc nội trợ vẫn dồn lên đôi vai người phụ nữ (69,29%), chỉ có 10,41% là do người chồng đảm nhiệm. Sự chia sẻ của nam giới hầu như rất ít và được thực hiện chủ yếu là hoạt động tiếp khách hoặc khi vợ bận, vắng nhà. Nguyên nhân là do nhận thức của mỗi người, coi công việc nội trợ là công việc của phụ nữ nên mọi việc đều dồn lên đôi vai của họ. Tuy chỉ có 1 bộ phận nhỏ nam giới chia sẻ công việc nội trợ với người phụ nữ nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy việc tuyên truyền trong bình đẳng giới có chút hiệu quả. Công việc chăm sóc sức khỏe gia đình chiếm 54,36% do người phụ nữ thực hiện là chính, có 18,53% nam giới đảm nhiệm công việc này khi vợ bận những công việc khác.

Liên quan đến việc học hành của con cái như: dạy học cho con, kiểm tra bài vở của con cái, liên hệ với nhà trường, bạn bè… vẫn do người vợ đảm nhận là chính (76,98%). Qua số liệu điều tra, tỷ lệ người chồng chủ động chăm lo đến việc học hành của con cái chiếm 2,5%.

4.2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong các công việc gia đình là điều đã được khẳng định từ rất lâu, còn vai trò của họ trong các hoạt động phát triển kinh tế của gia đình lại chưa được biết đến nhiều. Người phụ nữ vẫn đang tiếp tục khẳng định vai trò này của mình.

Kết quả nghiên cứu trên 60 hộ dân cho thấy tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ còn chưa cao, tỷ lệ này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm hộ có mức thu nhập khác nhau. Nhiều gia đình vẫn cho rằng người đàn ông làm chủ hộ là điều đương nhiên, do đó sự tham gia của người phụ nữ vào quản lý và điều hành sản xuất cũng vì thế mà chưa cao. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý điều hành sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn ở các nhóm hộ có thu nhập khá và trung bình, thấp nhất ở các hộ nghèo là 33,33%, trong khi có tới 66,67% nam giới đảm nhiệm công việc này. Qua đây ta thấy có sự ảnh hưởng của mức thu nhập tới vai trò của phụ nữ trong quản lý điều hành sản xuất của hộ.

Tiêu chí Tỷ lệ (%) Hộ khá (n=26) Hộ trung bình (n=28) Hộ nghèo (n=6) Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 23,08 31,14 33,33

Tỷ lệ nữ tham gia quản lý điều

hành sản xuất 42,3 42,85 33,33

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013) 4.2.2.3. Vai trò trong kiểm soát các nguồn lực của hộ

* Quản lý nguồn lưc đất đai:

Tuy phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nội trợ nhưng trong quản lý kinh tế hộ vai trò của họ được đánh giá thấp hơn nam giới. Qua phiếu điều tra cho thấy tỷ lệ nữ trong gia đình đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất thấp: hộ khá chiếm 23,08%, hộ trung bình chiếm 25% và hộ nghèo chiếm 33,33% (các hộ này chồng mất nên người vợ đứng tên). Trong khi đó, tỷ lệ nam giới đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm tới trên 64% (hộ trung bình và hộ khá).

Bảng 4.17 Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Người

đứng tên Số lượng Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Ông 0 0 0 0 1 16,67 2. Bà 0 0 1 3,57 0 0 3. Chồng 18 69,23 18 64,29 3 50 4. Vợ 6 23,08 7 25 2 33,33 5. Chị 0 0 1 3,57 0 0 6. Con trai 2 7,69 1 3,57 0 0 Tổng cộng 26 100 28 100 6 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Thực tế nghiên cứu trong các hộ, nhận thức của các thành viên trong gia đình đều cho rằng việc người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(sổ đỏ) là đương nhiên, cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi người chồng đứng tên trong sổ đỏ, có trường hợp phụ nữ còn từ chối đứng tên trong sổ đỏ. Chính điều này dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam giới và phụ nữ.

* Tiếp cận và sử dụng nguồn vốn

Bên cạnh việc tham gia vào các hoạt động sản xuất và chăn nuôi, người phụ nữ còn tham gia vào việc quản lý các nguồn lực của hộ như vốn vay. Trong số 60 hộ của mẫu nghiên cứu thì có 39 hộ có vay vốn. Vai trò của người phụ nữ trong quản lý vốn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.18. Tình hình quản lý tài chính của hộ tại vùng nghiên cứu Tiêu chí Tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hộ điều tra

Phụ nữ quyết định

Nam giới quyết định Cả hai Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Quản lý vốn vay 39 20 51,29 7 17,94 12 30,77

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 40 - 60)