- Chuồng, trại chăn nuôi
6. Định hướng nghề nghiệp cho con
Vợ 9 34,61 4 14,28 1 16,67
Chồng 6 23,08 12 42,86 2 33,33
Cả hai 11 42,31 12 42,86 3 50
Không ý kiến 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ)
4.2.2.4 Vai trò của phụ nữ trong việc giải quyết các công việc gia đình
Thời gian là một tài sản quý giá của con người, quỹ thời gian được sử dụng hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả như bất kỳ những tài sản nào khác. Do đó khi xem xét vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình chúng ta cần tìm hiểu, đánh giá thêm việc sử dụng thời gian trong các công việc của mỗi giới đã được đồng đều hay sử dụng hợp lý hay chưa, từ đó sẽ có những giải pháp khắc phục chúng.
Bảng 4.19. Tình hình sủa dụng quỹ thời gian của phụ nữ ở điểm nghiên cứu
ĐVT:%
Nhóm hộ Loại công việc
Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo
Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng
- Công việc tạo thu nhập 57,95 42,04 54,89 45,11 57.81 42,19
- Nội trợ 81,75 18,25 81,27 18,73 69,57 30,43
- Lấy củi đun 34,44 65,56 38,14 61,86 57,14 42,86
- Dạy học cho con 64,56 35,44 57,8 42,20 50 50
- Công tác xã hội 35,48 64,52 29,13 70,87 14,29 85,71
- Vui chơi, tham bạn bè 28,57 71,43 18,92 81,08 32,26 67,74
- Ngủ, nghỉ 32,53 76,47 43,35 56,65 49,33 50,67
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Đối với hoạt động sản xuất tạo thu nhập, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, đặc điểm cơ bản nhất là mang tính thời vụ. Do vậy vào những lúc thời vụ khẩn trương thì thời gian dành cho vụ mùa cũng rất lớn. Qua điều tra, thời gian làm việc cao nhất dành cho hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nữ giới ở cả 3 nhóm hộ trên 54%, trong khi thời gian lao động sản xuất của nam giới lại thấp hơn nữ chỉ có 42% đến 45%. Vào thời vụ chính phụ nữ phải làm việc khá căng thẳng và cần phải giảm tính căng thẳng này giúp phụ nữ bớt vất vả hơn.
Ngoài thời gian dành cho công việc đồng áng và chăn nuôi, phụ nữ còn đảm nhiệm cả công việc nội trợ, chăm sóc sức khỏe gia đình và dạy học cho con. Thời gian phụ nữ dành cho công việc nội trợ cao hơn nhiều so với nam giới. Ở nhóm hộ khá và trung bình, thời gian phụ nữ tham gia công việc nội trợ trên 81% trong khi nam giới chỉ có trên 18%. Sở dĩ thời gian dành cho nội trợ của người phụ nữ cao hơn vì trách nhiệm làm công việc nội trợ luôn là một đòi hỏi hằng ngày đối với phụ nữ trong cuộc sống gia đình.
Chính gánh nặng công việc làm cho thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ ít hơn nam giới. Quỹ thời gian nghỉ ngơi ít nhất ở nhóm hộ khá (32,53%), nhóm hộ khá này ngoài thời gian làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nội trợ thì một số hộ tham gia kinh doanh, dịch vụ hoặc làm thêm nghề phụ tăng thu nhập chon nên thời gian nghỉ ngơi của họ ít hơn. Như vậy ở nhóm hộ có thời gian nghỉ ngơi ít nhất thì thu nhập của họ cao hơn, trình độ dân trí cũng cao hơn. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi ít đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tới việc sản xuất sức lao động, ảnh hưởng tới thời gian học tập, nâng cao nhận thức và giải trí của người phụ nữ nông thôn.
4.2.2.5 Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội
Bảng 4.20. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở các điểm nghiên cứu
TT Hoạt động Vợ Chồng Cả hai Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Họp xóm 19 31,67 33 55 8 13,33
2 Sinh hoạt đoàn thể 12 20 40 66,67 8 13,33
3 Dự tuyên truyền CS, PL 16 26,67 38 63,33 6 10
4 Tham gia hiếu, hỷ 23 38,33 26 43,33 11 18,33
5 Lãnh đạo xóm 7 11,67 14 23,33 3 5
6 Lao động công ích 34 56,67 20 33,33 6 10
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2013)
Qua bảng số liệu ta thấy, phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội ít hơn nam giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa nam và nữ có sự không công bằng trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng, trên 50% người chồng tham gia các buổi họp xóm, nghe tuyên truyền về chính sách, pháp luật. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách về nhận thức, hiểu biết xã hội giữa nam và nữ. Trong khi đó, công việc rất quan trọng là nuôi dạy con cái lại chủ yếu do người vợ đảm nhận và công việc sản xuất nông nghiệp cũng có tỷ lệ nữ tham gia rất cao ở tất cả các khâu. Như vậy, sẽ thật khó khăn để áp dụng tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng cây con. Khi phụ nữ có trình độ thấp phần lớn thời gian họ giành cho các hoạt động sản xuất, họ có rất ít thời gian để chăm sóc sức khỏe con cái và chính bản thân họ. Ta cũng thấy rằng việc tham gia dự các đám hiếu, hỷ, lễ hội.. chủ yếu vẫn là nam giới, cũng như vậy khi tham gia vào các vị trí lãnh đạo ở cộng đồng tỷ lệ phụ nữ tham gia thấp hơn nam giới. Một lần nữa khẳng định rằng phụ nữ ít có cơ hội hơn để nâng cao hiểu biết và mở rộng mối quan hệ xã hội hơn nam giới. Nhưng trong lao động công ích, để vệ sinh môi trường, dọn kênh mương, đào rãnh, phụ nữ rất hăng hái và tự nguyện tham gia (trên 50%), qua đó họ vận động gia đình và bà con lối xóm giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ tài sản, môi trường sống xung quanh. Đây là 1 ưu điểm lớn về khía cạnh xã hội, cộng đồng nếu biết phát huy sẽ nâng cao hơn vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng
Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật
Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem tivi, đọc báo… còn phụ nữ đảm nhiệm công việc đồng áng, nội trợ, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Họ nắm bắt kiến thức chủ yếu qua các lớp tập huấn do hội phụ nữ tổ chức, qua việc đi chợ, mua, bán sản phẩm và qua chính kinh nhiệm mà họ tích lũy được trong quá trình lao động. Trong vùng nghiên cứu phụ nữ thường nắm bắt thông tin qua người chồng, qua hội đoàn thể, qua họ
hàng, qua thông tin khi giao lưu trên thị trường, qua cán bộ khuyến nông, qua cửa hàng vật tư nông nghiệp… hay tích lũy kinh nghiệm của chính bản thân. Qua các năm, số phụ nữ được tiếp nhận các thông tin từ cán bộ kỹ thuật khuyến nông và từ hội đoàn thể đã tăng nhưng vẫn chưa nhiều và chất lượng thông tin chưa cao, chủ yếu họ nhân thông tin từ người chồng (71,39%), qua chợ (62,64%), qua hội phụ nữ, hội nông dân (62,88%), hay qua cán bộ khuyến nông (39,1%).
Bảng 4.21. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ ở điểm nghiên cứu
ĐVT: % ý kiến
Nguồn cung cấp thông tin Hộ khá
Hộ trung bình Hộ nghèo Bình quân 1- Lãnh đạo xóm, xã 34,61 28,57 33,33 32,17
2- Hội phụ nữ, hội nông dân 57,69 64,28 66,67 62,88
3- Từ chồng 65,38 82,14 66,67 71,39
4- Họ hàng 34,61 42,85 50 42,48
5- Chợ 80,77 57,14 50 62,64
6- Cán bộ khuyến nông 42,31 25 50 39,10
7- Cửa hàng vật tư nông nghiệp 30,77 28,57 33,33 30,89
8- Tivi, sách báo 30,77 21,43 50 34,06
9- Kinh nghiệm bản thân 30,77 35,71 33,33 33,27
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2013)
Trong những năm gần đây, thực hiện đề án nâng cao năng lực dạy nghề cho nông dân, Trung tâm dạy nghề huyện Hòa An đã phối hợp với các hội đoàn thể, trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đào tạo nghề, tập huấn kiến thức cho nông dân về quản lý kinh tế hộ gia đình, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thật chăn nuôi, kỹ thuật trồng rừng, phòng trừ dịch hại… và có lồng ghép kiến thức về giới. Trong tổng số nông dân được đào tạo, tập huấn kiến thức thì số phụ nữ
tham gia nhiều ở các nội dung về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, còn nam giới tham dự nhiều về các nội dung kỹ thuật trồng rừng, phòng trừ dịch hại. Đối với các lớp tập huấn về quản lý kinh tế hộ và kiến thức giới thì hầu như chỉ có phụ nữ tham dự chiếm trên 55%, nam giới ít tham gia hai nội dung này. Tuy nhiên sau khi kết thúc các lớp học, việc ứng dụng các kiến thức vào trong quản lý và tổ chức sản xuất chưa cao. Qua đó, vấn đề cần quan tâm trong việc đưa kiến thức cho người dân không chỉ là số lượng người tham dự, số phụ nữ được tham dự mà đặc biệt quan tâm tới chất lượng nội dung đào tạo, tập huấn. Vì vậy phải nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tế cho cán bộ truyền đạt kiến thức cho người dân.
Bảng 4.22. Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của phụ nữ và nam giới ở các điểm nghiên cứu Các nội dung tập huấn Đơn vị tính Cả 3 xóm
Nam Nữ
Có tham dự Số ý kiến 125 149
- Quản lý kinh tế hộ % 21,67 58,33
- Lồng ghép kiến thức giới % 35 55
- Kỹ thuật trồng trọt % 43,33 46,67
- Kỹ thuật chăn nuôi % 33,33 43,33
- Kỹ thuật trồng rừng % 28,33 10
- Phòng trừ dịch hại % 46,67 35
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Vai trò trong việc nâng cao trình độ
Qua điều tra tại các hộ, ta thấy trình độ văn hóa của các thành viên trong gia đình thấp, có sự chênh lệch rõ rệt giữa nam giới và phụ nữ. Tỷ lệ nữ chưa tốt nghiệp cấp 1 chiếm tới 71,43%, trong khi nam giới chỉ có 28,57%. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp cấp 1 là 56,52%, cấp 2 là 44,73% và 47,5% tốt nghiệp cấp 3, điều này chứng tỏ có sự bất cân bằng về trình độ dân trí giữa nam và nữ.
Biểu đồ 4.3. Trình độ văn hóa của nam và nữ trong độ tuổi ở vùng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu ở mục 4.2.2.1, đã chỉ ra nguyên nhân của sự chênh lệch về trình độ văn hóa giữa nam và nữ. Phụ nữ giành hầu hết thời gian cho hoạt động sản xuất tạo thu nhập, công việc nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, nên quỹ thời gian để họ có thể học tập nâng cao trình độ không có nhiều. Mặt khác, sau ngày làm việc vất vả, họ không còn có nhu cầu học tập, họ lại hài lòng với trình độ của mình và cho rằng không cần thiết phải thay đổi điều đó.
4.2.2.6. Vai trò trong công tác chăm sóc sức khỏe gia đình
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị ở các vùng nghiên cứu
Ở địa bàn nghiên cứu, người dân có thói quên tự chăm sóc sức khỏe, tự điều trị một số bệnh như viêm họng, cúm, đau bụng, đau dạ dày… cho người ốm tại nhà, họ chỉ được đưa đến trạm xã hoặc bệnh viện khi bệnh nặng, vì vậy có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tổng hợp từ kết quả điều tra trực tiếp 60 hộ, có tới 55% hộ có ý kiến tự mua thuốc ở cửa hàng về nhà cho uống hoặc lên rừng lấy lá cây về đắp,
đun nước cho uống, chỉ có 31,67% đưa đến trạm xá khám lấy thuốc, rất ít hộ mời bác sỹ, y tá đến nhà thăm chữa bệnh. Ngoài việc mua thuốc, lấy thuốc cho người bệnh uống, thì việc nấu ăn, tắm rửa, chăm sóc cho người ốm yếu do phụ nữ trong gia đình làm là chính. Nhưng khi người vợ ốm thì tự chăm sóc bản thân, trừ khi không thể gượng dậy được thì người chăm sóc mình mới là chồng và con cái.
Tỷ lệ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ở các hộ rất thấp. Trong các hộ có sử dụng, sự tham gia của nam giới lại thấp hơn nhiều so với nữ.
Bảng 4.23. Tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Biện pháp Hộ khá (n=26) Hộ trung bình (n=28) Hộ nghèo (n=6) Bình quân 1. Đặt vòng 23,08 28,57 16,67 22,77
2. Uống thuốc tránh thai 15,38 14,29 0 9,89
3. Bao cao su 11,54 7,14 0 6,23
4. Biện pháp khác 30,77 32,14 0 20,97
5. Không sử dụng 19,23 17,86 83,33 40,14
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Ở nhóm hộ khá có 80,77% và hộ trung bình có 82,14% số hộ được điều tra có áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nhóm hộ khá và trung bình có trình độ cao hơn nên tỷ lệ việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình cao hơn, nhóm hộ khá có 38,46% phụ nữ đặt vào và uống thuốc tránh thai, có 11,54% nam giới thực hiện biện pháp bao cao su, nhóm họ trung bình nam giới có 7,14% áp dụng. Thấp nhất là nhóm hộ nghèo 83,33% số hộ điều tra không sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Có thể khẳng định phụ nữ là người đảm nhiệm chính biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Hơn ai hết phụ nữ chính là người ý thức được việc bảo vệ sức khỏe, ý thức được việc đông con sẽ vất vả cho chính bản thân nên đã tự giác đi đặt vòng hoặc uống thuốc tránh thai.
Tuy nhiên, một bộ phận chị em chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này, nên dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn phải nạo phá thai, ảnh hưởng tới sức khỏe.
4.2.2.7. Nhận thức của người dân về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
Kết quả được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 4.24. Nhận thức của người dân về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
Quan niệm về vai trò của phụ nữ Nhóm 1Tỷ lệ (%) từ 18-< 50 tuổi
Nhóm 2 ≥ 50 tuổi
Đúng Sai Đúng Sai
- Việc nội trợ nấu cơm, giặt quần áo là việc của phụ nữ 28,57 71,43 60 40 - Đi họp, tập huấn, nghe tuyên truyền là việc của đàn ông 25,71 74,29 65 35 - Làm nhà, mua bán tài sản lớn là việc của đàn ông 22,86 77,14 40 60 - Mua bán đồ dùng hằng ngày là việc của phụ nữ 8,57 91,43 65 35 - Quền quyết định cuối cùng là của đàn ông 5,71 94,29 70 30
- Vợ phải nghe lới chông 5,71 94,29 60 40
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)
Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là điều không thể phủ nhận, tuy nhiên điều này không phải cả xã hội đã có cái nhìn đúng. Không chỉ vậy mà chính một bộ phận không nhỏ phụ nữ còn hạn chế trong nhận thức về vấn đề này. Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội hiện nay. Và để tìm hiểu nhận thức của một số người dân xã Hoàng Tung xung quanh vấn đề này, ta cùng xem bảng 4.24. đối tượng của nghiên cứu này được chia thành hai nhóm, nhóm 1 là các đối tượng trong độ tuổi từ 20 tuổi đến dưới 50 tuổi và nhóm 2 là các đối tượng trên 50 tuổi. Qua điều tra cho thấy hai nhóm đối tượng này có cách nghĩ rất khác nhau về vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Và quan điểm của nam giới và nữ giới cũng rất khác nhau. Nhưng nhìn chung nhóm 1 có nhận thức về vấn đề giới cao hơn nhóm 2. Ở nhóm 1, 71,43% phụ nữ cho rằng việc nội trợ không chỉ là công việc của phụ nữ, trong khi đó nhóm 2 60% cho rằng đó là công việc của phụ nữ. Có thể thấy hai nhóm có sự nhìn nhận khác nhau về vấn đề này. Tương tự ở một số ý kiến được đưa ra về các công việc khác trong gia đình cũng nhận được những sự phản hồi khác nhau giữa hai nhóm nghiên cứu. Các công
việc trong gia đình như nội trợ, mua đồ dùng hàng ngày thì phụ nữ và nam giới cho đó là công việc của phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp ở nhóm 1. Điều này cho thấy hai vai trò