4. Bố cục
4.1.3. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã Hoàng Tung
4.1.3.1. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt hội đoàn thể
Bảng 4.5. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 Đơn vị (xóm) Tổng số hộ Tổng PN
Phụ nữ là hội viên các hội, đoàn thể
Tổng
số Thanh niên Phụ nữ Nông dân
Cựu chiến binh Cao tuổi CNVC Hào lịch 125 154 121 6 75 29 5 4 2 Bản Giài 25 36 33 1 20 9 1 1 1 Bến Đò 79 108 92 2 74 10 0 2 4 Khuổi Áng 26 27 24 2 17 3 0 2 0 Bó Lếch 49 60 44 3 30 8 1 1 1 Bản Chạp 86 101 82 0 63 17 2 0 0 Làng Đền 59 73 37 1 28 5 1 0 2 Kế Nông 32 38 25 1 13 6 2 2 1 Khau Luông 60 76 51 4 29 11 3 1 3 Nà Nâm 44 57 46 2 32 8 2 0 2 Na Lữ 83 102 98 5 62 23 1 3 4 Bản Tấn 109 131 104 4 70 18 3 3 6 Na Riềm 53 64 41 2 27 9 1 2 0 Cộng 826 1027 798 33 540 156 22 21 26
Nhằm thu hút phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt hội, hội Liên Hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên, hội nông dân đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động chị em tham gia sinh hoạt hội với nhiều hình thức khác nhau như cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ cây con giống, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế hộ gia đình… đã thu được kết quả cao. Năm 2013, tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh hoạt các hội là 798 người chiếm 77,7% so với tổng số phụ nữ trong độ tuổi, bằng 96,6% so với tổng số hộ gia đình hiện có. Qua bảng cho thấy, Na Lữ là đơn vị có số phụ nữ tham gia sinh hoạt hội cao nhất, 98/102 người đạt 96,08% so với tổng số phụ nữ trong độ tuổi, tiếp đến là Bản Giài, Khuổi Áng, Bến Đò. Đơn vị có phụ nữ thu hút vào hội thấp nhất là Làng Đền 37/73 người, tỷ lệ 50,68% so với tổng số phụ nữ trong độ tuổi. Đây là xóm xa UBND nhất, dân số chủ yếu là người Mông, và chiếm số hộ nghèo nhiều nhất.
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013
Trong những năm gần đây các ban, ngành, đoàn thể đã nỗ lực trong việc thu hút phụ nữ vào sinh hoạt hội. Tuy nhiên, số phụ nữ trong độ tuổi không tham gia vào bất kỳ các hội doàn thể nào vẫn chiếm tỷ lện lớn 22,3% tổng số phụ nữ trong độ tuổi. Đây đang là vấn đề cần được các tổ chức, trước tiên là Hội phụ nữ cần quan tâm đề ra các giải pháp cụ thể thiết thực hơn để phụ nữ tự nguyện tham gia. Qua biểu đồ, số phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất 52,58%, tiếp đến là Hội nông dân chiếm 15,19%. Đây là 2 tổ chức hội đoàn thể có nhiều chương trình hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc” nên ngày càng được đông đảo chị em phụ nữ quan tâm đúng hướng các phong trào và tham gia sinh hoạt hội.
4.1.3.2. Trình độ của cán bộ nữ các hội, đoàn thể trên địa bàn xã
Bảng 4.6. Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kỳ 2011-2016
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Văn hóa Cấp 2 0 0
Cấp 3 14 100
Chuyên môn Trung cấp 4 28,57
Cao đẳng 1 7,14
Đại học 0 0
Chính trị Sơ cấp 2 14,28
Trung cấp 0 0
Cộng 14
(Nguồn: Hội liên hiệp phụ nữ xã Hoàng Tung)
Cán bộ các hội, đoàn thể là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của hội nói chung và và sự phát triển của các hội viên các hội, đoàn thể nói riêng. Đây là lực lượng chủ chốt lĩnh hội các kiến thức về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, có lối sống lành mạnh và các chương trình nâng cao nhận thức cho các hội viên trong tổ chức hội. Qua bảng 4.6. có thể thấy trình độ của cán bộ hội đoàn thể rất thấp. Các cán bộ hội phụ nữ chỉ học hết lớp 12. Do địa bàn thiếu nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm, chủ yếu là người có trình độ cấp 3, có năng lực đã trở thành những người giữ vị trí chủ chốt trong các tổ chức hội, đoàn thể. Điều này là sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động của hội, đoàn thể bị yếu kém, công tác tổ chức, vận động và tuyên truyền các kiến thức, chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan trực tiếp đến các hội viên phần nào bị hạn chế. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể tới các hội viên thì Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, có như vậy, tổ chức hội, đoàn thể mới hoàn thành tốt chức năng và vai trò của mình.
4.1.3.3. Phụ nữ tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền
Cùng với sự tham gia đông đảo trong các ngành kinh tế để trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, phụ nữ xã Hoàng Tung còn tham gia vào các cấp Ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương, qua đó có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng các nghị quyết, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo ở các cấp, các ngành còn chưa cao, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ.
Bảng 4.7. Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể năm 2013
Các chức danh Số lượng
(người) Tỷ lệ (%)
Lãnh đạo cấp Ủy Đảng 1/2 50
Lãnh đạo UBND xã 0/3 0
Lãnh đạo trưởng đoàn thể 2/6 30
Trưởng xóm 5/14 35,71
Tham gia ban chấp hành Đảng ủy xã 5/15 33,33
(Nguồn: Hội liên hiệp phụ nữ xã Hoàng Tung)
Bảng 4.7 nói về tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo các cấp của xã Hoàng Tung, có thể thấy cán bộ nữ tham gia lãnh đạo chiếm tỷ lệ nhỏ. Các chức vụ lãnh đạo đứng đầu của xã đều do nam giới đảm nhiệm. Sự tham gia lãnh đạo của nữ giới ở các đoàn thể còn mờ nhạt, xã Hoàng Tung có 14 thôn xóm thì chỉ có 5 trưởng thôn là nữ, chiếm 35,71%, trong khi nam giới làm trưởng thôn chiếm tới 64,29%. Có thể thấy sự chênh lệch về sự tham gia của nam và nữ trong đoàn thể, chính quyền là rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố mang lại như: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế, họ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt đối với lĩnh vực kỹ thuật. Do trở ngại về phong tục tập quán, và nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, hoặc do áp lực công việc gia đình khiến người phụ nữ không làm tốt nhất công việc của mình, do đó bị đánh giá sai năng lực...Nếu nữ giữ vai trò lãnh đạo thì
chủ yếu là cấp phó và phụ trách về mảng văn hóa xã hội. Để tăng tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động lãnh đạo ở các cấp, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa tới công tác bồi dưỡng cán bộ nữ, nhận thức đầy đủ hơn về năng lực và vai trò của cán bộ nữ, gia đình cần động viên, ủng hộ họ tham gia vào công tác lãnh đạo và hơn hết, người phụ nữ phải nâng cao trình độ bản thân và nhận thức đúng về vị thế của mình trong hoạt động đóng góp cho sự phát triển của xã.