Đánh giá chung vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 63 - 90)

- Chuồng, trại chăn nuôi

4.2.4.Đánh giá chung vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia

gia đình theo giai đoạn phát triển tại địa bàn nghiên cứu

Phụ nữ nông thôn do ảnh hưởng của phong tục tập quán, quan niệm trước đây cho rằng nam giới là người chủ của gia đình, người tạo ra kinh tế cho gia đình, phụ nữ không làm được việc ấy.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phụ nữ được nhìn nhận là lực lượng lao động đông đảo nhất, đóng vai trò trụ cột của các hộ gia đình, trực tiếp lăn lộn với cây con – ruộng đồng – chuồng trại.

Khi môi trường và điều kiện cho phát triển kinh tế gia đình được mở rộng, khối lượng công việc nhiều hơn, tính chất công việc phức tạp và ngày càng đa dạng, vì vậy vai trò phụ nữ làm chủ hộ trong các gia đình nông dân cũng ngày càng tăng. Họ là người quyết định sản xuất kinh doanh của hộ. Chính vì vậy họ đã mạnh dạn hơn trong điều hành hoạt động sản xuất của hộ, tự giác học tập để có tri thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tính toán, sắp xếp kế hoạch làm ăn, tìm nguồn vốn và sử dụng vốn, bố trí phân công lao động trong gia đình, nhạy bén với thị trường…

Phụ nữ nông thôn cũng giống như phụ nữ khác họ vừa là người vợ, người mẹ, là người lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc chăm lo công việc gia đình, với những công việc nội trợ, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với gia đình, phụ nữ đóng vai trò chính trong sản xuất như: trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi để tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Ngoài việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình, công việc nội trợ, tất cả thời gian còn lại phụ nữ cùng chồng con tham gia lao động sản xuất, với tính chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, với những công việc không quá nặng nhọc thích hợp cho phụ nữ, họ thường là người phân công và điều hành công việc trong gia đình, đồng thời họ là người chủ động nắm kinh tế. Vì thế cùng một lúc họ phải đảm nhận cả hai vai trò, vừa là người vợ đảm đang, người mẹ tốt, đồng thời là người lao động tạo ra nguồn thu nhập trong gia đình. Ngoài ta, phụ nữ cũng là lực lượng quan trọng thực hiện các chương trình phát triển nông thôn như: làm thủy lợi, xây dựng đường xá, các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. Chương trình dân số, kế hoạch háo gia đình… Các hoạt động văn hóa, xã hội, việc làng xã cũng có công của người phụ nữ ở nhiều góc độ khác nhau. Như vậy, vai trò của người phụ nữ là rất quan trọng không thể thiếu đối với gia đình.

4.3. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu

4.3.1. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với phụ nữ.

4.3.1.1 Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2020

Trong giai đoạn 2011 – 2020, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh nông nghiệp, phát

huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh toàn xã hội phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2020 – 2030, nông nghiệp là ngành xuất khẩu mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn kim ngạch xuất khẩu quốc gia, đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo việc làm cho khu vực nông thôn, giảm khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.

4.3.1.2. Vị trí của lao động nữ trong việc thực hiện các chiến lược phát triển nông thôn

Nghị quyết 10 của Đảng ra ngày 5/4/1982 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản cơ chế quản lý nông nghiệp nông thôn Việt Nam: sức lao động được giải phóng, người nông dân tự chủ trong sản xuất, hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã đóng vai trò phục vụ đắc lực cho kinh tế hộ. Phụ nữ nông thôn đã được tạo thêm các điều kiện về kinh tế bình đẳng hơn so với giai đoạn trước đây. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế rõ ràng đã tạo thêm cho phụ nữ các cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và các điều kiện tốt hơn để bảo đảm đời sống gia đình.

Tầm quan trọng của phụ nữ trong công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn được thể hiện không chỉ ở chỗ phụ nữ là người thực hiện và đảm nhiệm chủ yếu công việc sản xuất trong nông nghiệp mà còn thể hiện ở việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nông nghiệp thoát khỏi độc canh cây lúa tạo nên bước nhảy thần kỳ chưa từng có trong lịch sử về sản xuất lương thực, đưa Việt Nam đứng vào vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên Thế giới.

Bên cạnh đó, phụ nữ còn có vai trò không nhỏ trong việc đa dạng hóa ngành, nghề ở nông thôn. Với những phẩm chất riêng của nữ giới (sự khéo léo, chăm chỉ, chịu khó, biết tính toán…) phụ nữ có ưu thế hơn nam giới trong phát triển các làng nghề truyền thống, trong lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như ở lĩnh vực dịch vụ xã hội. Mặt khác, phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua các hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

Những thành tựu của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển phụ nữ. Nhờ đó, phụ nữ nông thôn dần dần được giải phóng khỏi những lao động vất vả và bận rộn trong sản xuất nông nghiệp và trong lao động gia đình. Máy làm đất, máy tuốt lúa, máy xay xát thóc

gạo, chế biến các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp,… đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các hộ gia đình và nhất là ở các trang trại thuộc các vùng nông thôn nước ta. Những tiện nghi gia đình phục vụ công việc nội trợ không chỉ phổ biến ở các đô thị mà cả ở nhiều vùng thị trấn, thị tứ và nông thôn, đã đỡ đần rất nhiều cho người phụ nữ trong lao động nội trợ - chăm sóc.

4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hoàng Tung

4.3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

- Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về bình đẳng giới, về giải phóng phụ nữ, về vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn nói riêng.

Phát triển kinh tế gia đình nông dân ở xã Hoàng Tung gắn liền với vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là nhiệm vụ to lớn, lâu dài, chịu nhiều thử thách trước yêu cầu của tỉnh Cao Bằng nói chung và của xã Hoàng Tung nói riêng. Thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn của cấp ủy, chính quyền các cấp, từng gia đình và chính bản thân người phụ nữ nông thôn.

Phát huy vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình cần phải hiểu rõ hơn về vai trò của phụ nữ nông thôn đối với gia đình, và vai trò của gia đình đối với xã hội. Đặc biệt là ý nghĩa của phát triên kinh tế hộ gia đình nông dân đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trước đây vẫn tồn tại quan niệm cho rằng kinh tế trong gia đình do người chồng gánh vác, vì người chồng là trụ cột gia đình, có trách nhiệm nuôi con cái, lo toan mọi cuộc sống cho gia đình, còn người vợ chỉ là người nội trợ, làm những công việc vặt vãnh cho gia đình, không thể làm kinh tế được, chính vè thế mà vai trò của người phụ nữ rất mờ nhạt. Những nhận thức sai lầm này hiện vẫn còn tồn tại trong cấp ủy và chính quyền các cấp ở xã Hoàng Tung, huyện Hòa An từ đó dẫn đến thờ ơ hoặc xem nhẹ vai trò của người phụ nữ, điều đó đã làm hạn chế sự quyết tâm phấn đấu của phụ nữ nông dân trong lĩnh vực phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ nông dân xã Hoàng Tung hiện nay.

Vì vậy, để khẳng định vai trò của chính mình, các thế hệ phụ nữ nông dân xã Hoàng Tung cần phải tự tin vững bước, mạnh dạn vươn lên cống hiến sức lực của

mình cho gia đình và xã hội, xóa đi sự bất bình đẳng tồn tại từ bao đời nay. Chính phụ nữ phải độc lập sáng tạo, dám quyết định trong mọi công việc thì mới tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn vươn lên, góp phần cho kinh tế - xã hội của xã phát triển bền vững.

Với sự vươn lên của phụ nữ nông thôn, cấp ủy, chính quyền ở các cấp cần có kế hoạch và cách thức giúp đỡ, quan tâm đến cuộc sống, công việc của chị em đặc biệt là phụ nữ nông dân đơn thân làm chủ hộ. Sự nhận thức của các cấp lãnh đạo sẽ đưa ra những quyết sách thực tế hơn, chiến lược hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ nông dân xã Hoàng Tung sẽ thiết thực hơn. Nếu cớ sự quan tâm kịp thời thì sẽ có sự đầu tư thảo đáng, có những chính sách cụ thể giúp cho người phụ nữ vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế của xã ngày thêm giàu mạnh.

- Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình

Trong xã hội vẫn còn có những định kiến đối với phụ nữ “Nữ sinh ngoại tộc” con gái là con của người khác, con dâu mới là con trong gia đình, nhận thức này đã ăn sâu vào các tầng lớp trong xã hội nhất là ở nông thôn và ngay trong gia đình nông dân, bởi quan niệm như thế phụ nữ nông dân không được chia tài sản mà chỉ có nam giới mới được hưởng tài sản của cha mẹ để lại. Bên cạnh đó, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại. Nam giới vẫn được trọng dụng hơn nữ giới, bởi vì họ được đào tạo cơ bản hơn, có điều kiện phát triển hơn phụ nữ, có năng lực hơn phụ nữ, cho nên họ gánh vác những trọng trách quan trọng còn phụ nữ chỉ làm những công việc thấp hơn, có thể nói trên thực tế vẫn còn bất bình đẳng giữa nam và nữ còn rất lớn. Hiện việc đề bạt cán bộ giữ những trọng trách quan trọng thường nhắm vào nam giới nhiều hơn nứ giới. Ngay trong gia đình nông dân người chồng vẫn được xem là trụ cột, là người chủ có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình. Ngay trong lĩnh vực kinh tế của gia đình nông dân cũng thế mặc dù người phụ nữ có những đóng góp không thua kém gì nam giới nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về nam giới, do định kiến của xã hội vẫn còn tồn tại đến hôm nay. Chính vì thế mà cần phải nâng cao nhận thức cho phụ nữu nông dân, nhất là trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân.

Trước hết bản thân phụ nữ nông dân phải xác định vị trí, vai trò của mình trong gia đình cũng như trong xã hội, từ đó, xóa bỏ nhũng mặc cảm tự ti, khẳng định mình là người chủ, trụ cột gia đình, đồng thời có quyền quyết định mọi công việc gia đình, góp phần cùng chồng con phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân để nâng cao cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Muốn làm như thế đòi hỏi phụ nữ nông dân phải có bản lĩnh, tự tin, vượt qua mọi thử thách. Hiện nay, phụ nữ nông dân cùng một lúc thể hiện cả hai vai trò vừa là người nội trợ vừa là người lao động làm ra kinh tế cho gia đình nông dân, như thế họ phải có đử bản lĩnh, kiến thức, năng lực, sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc đảm bảo cả hai vai trò.

4.3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách đối với phụ nữ nông thôn - Ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ

Quá trình biến động đất đai trong nông nghiệp không chỉ khiến cho nhiều nông dân, nhất là phụ nữ thất nghiệp, mà còn có tác động đến thị trường lao động với những mức độ khác nhau. Với mô hình phân công lao động theo giới hiện nay cộng thêm nam giới di cư đến các vùng đô thị, khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm, phụ nữ nông thôn đảm nhận “đa vai trò” nên có những bất lợi hơn so với nam

giới trong việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Nghị quyết số 26-NQ/TW về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã xác định “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên xuốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, đồng thời nhấn mạnh việc ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho những gia đình mất ruộng “Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Có cơ sở để thấy rằng phụ nữ nông thôn cần được quan tâm đào tạo nghề hơn nam giới, với các lý do như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phụ nữ là “nhân vật chính” vì họ đảm nhận hầu hết các công việc trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ở các vùng quê nam giới thường đi làm ăn xa, nếu có ở lại quê thì họ cũng dễ tìm kiếm việc làm và ít gặp rủi ro hơn so với phụ nữ.

+ Phụ nữ không chỉ gắn với ruộng đồng mà còn gắn với làng xóm vì xu hướng “nữ hóa nông thôn” đang diễn ra.

+ Phụ nữ thường gặp trở ngại nhiều hơn nam giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo do vẫn còn quan niện thiên vị giới ở mức độ khác nhau.

Ở khu vực nông thôn nam giới thường thay đổi nghề nhiều hơn phụ nữ, điều này cho thấy sự cần thiết ưu tiên đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, liên quan đến sản xuất nông nghiệp cho phụ nữ, vì nam giới có tính linh hoạt hơn nữ trong quá trình nắm bắt các cơ hội mới khi chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồn lực

Không làm chủ được các nguồn lực (đất đai, tài sản, phương tiện sản xuất,...) thì phụ nữ sẽ thuộc “nhóm yếu thế”, không thể tự chủ và khó phát huy được sức mạnh của vai trò nữ giới. Điều này sẽ càng thêm bất lợi nếu như đời sống gia đình của người phụ nữ có vấn đề, gặp chuyện “cơm không dẻo, canh chẳng ngọt” dẫn đến gia đình tan vỡ.

- Chăm lo sức khỏe và an sinh xã hội cho phụ nữ nông thôn

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói nghèo CPRGS-5/2002 đã xác định một trong 18 nội dung về vấn đề thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ là “Cải thiện sức khỏe phụ nữ bằng việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe trong việc cung cấp các dich vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm cho phụ nữ nghèo được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 63 - 90)