Sơ lược tình hình chuyển quyền sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2009 2013 (Trang 27 - 72)

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, Châu Âu và các nước khác,... Với vai trò là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cửa ngõ nối Trung Quốc với các nước ASEAN, Lạng Sơn đang tập trung

khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh tế động lực, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ với mục tiêu sau năm 2010 phát triển thành trục tứ giác kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần nâng cao vị thế không chỉ riêng của Lạng Sơn và mà cả Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Vì thế tỉnh Lạng Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển về mọi mặt. Chính vì vậy mà việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và cần thiết, nó được đặt lên làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND-UBND Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở trên địa bàn tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn tỉnh, từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời được áp dụng, và có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động hơn. Và cũng từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời nhiều thủ tục rườm rà trong công tác chuyển QSDĐ đã được rút gọn, quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong công tác chuyển QSDĐ tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm trong công tác thực hiện chuyển QSDĐ, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia công tác chuyển QSDĐ. Từ đó thúc đẩy người dân tham gia và tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới

chuyển QSDĐ. Theo báo cáo tổng kết công tác của sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Lạng Sơn năm 2011, tổng hồ sơ đăng ký chuyển QSDĐ tính đến tháng 12 năm 2011 là 7162 hồ sơ và hầu như các hồ sơ đều đã được giải

quyết xong và cấp giấy chứng nhận QSD đất. (sở Tài nguyên và Môi trường

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Số liệu về kết quả chuyển quyền sử dụng đất của địa phương trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.

Các văn bản liên quan tới các hình thức chuyển quyền sử dụng đất.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 2003 xảy ra trên địa bàn thị trấn Đình Lập huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ ngày 07/02/2014 đến ngày 30/4/2014

Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện

- Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo 8 hình thức chuyển

quyền trên địa bàn T.T Đình Lập giai đoạn 2009-2013

- Đánh giá chung công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn T.T trong giai đoạn 2009-2013

- Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân về 5 hình thức

chuyển quyền diễn ra trên địa bàn Thị trấn.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nội nghiệp

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai,… của Thị trấn.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất của Thị trấn trong giai đoạn từ 2009 - 2013.

3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp

- Từ các tài liệu đã thu thập trong công tác nội nghiệp, tiến hành điều tra ngoài thực địa để phát hiện những sai sót và những biến động để điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng.

- Điều tra các cán bộ quản lý (gồm nhóm cán bộ quản lý của Thị trấn, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện và nhóm cán bộ quản lý của Thị trấn) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi đã chuẩn bị, các câu hỏi đưa ra dưới hình thức trắc nghiệm để chọn ra đáp án đúng nhất. Mỗi nhóm điều tra khoảng 30 người, chọn đều ở khu, phòng Tài nguyên và Môi trường theo mỗi nhóm phỏng vấn.

Điều tra người dân (gồm nhóm người dân trên địa bàn khu, Thị trấn) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi đã chuẩn bị, các câu hỏi đưa ra dưới hình thức trắc nghiệm để chọn ra đáp án đúng nhất. Mỗi nhóm điều tra khoảng 30 người, trên địa bàn Thị trấn theo mỗi nhóm phỏng vấn.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp chuyển quyền, các hình thức chuyển quyền,...

- Tổng hợp kết quả thu được từ phiếu điều tra

- Phân tích các số liệu thu thập được để rút ra nhận xét

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Đình Lập

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Đình Lập là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện, có tổng diện tích tự nhiên là 639,50 ha, nằm cách thành phố Lạng Sơn 55 km về phía Tây theo hướng Quốc lộ 4B. Địa giới hành chính của Thị trấn được bao bọc bởi xã Đình Lập và được xác định theo tuyến đường như sau:

- Phía Đông Bắc: Từ trung tâm ngã tư Thị trấn Đình Lập theo đường QL 31 đi Bản Chắt;

- Phía Đông Nam: Hướng đi huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh theo trục đường QL 4B (tại cầu Phật Chỉ);

- Phía Tây: Hướng đi huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn theo đường QL 4B; - Phía Nam: Hướng đi huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang theo đường QL 31 (hết ranh giới khu 4 thị trấn Đình Lập);

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình tương đối phức tạp với hệ thống sông Lục Nam, suối Đình Lập với độ cao trung bình trên 200m so với mặt nước biển. Địa hình nghiêng dần từ Đông bắc xuống Tây nam, độ dốc trung bình > 150.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn a) Khí hậu

Do địa hình chi phối nên khí hậu diễn biến phức tạp và thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,40C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 37,20C vào tháng 7, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2,80C vào tháng 2.

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.448,6 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình là 131 ngày/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

- Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.581,8 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao từ tháng 5 đến tháng 12, số ngày dông trung bình 49 ngày/năm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm là 83,0%, độ ẩm không khí thấp nhất trung bình năm là 62%.

Đặc điểm chung của khí hậu là mùa đông lạnh kéo dài. Hầu hết các năm đều có sương muối, mùa hè nhiệt độ không quá cao. Lượng mưa lớn, cường độ mạnh lại tập trung nên dễ gây ra tình trạng xói mòn đất. Tuy nhiên gió Bắc, Đông bắc, sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Thị trấn Đình Lập rất phù hợp với các loại cây trồng từ cây ôn đới, á nhiệt đới đến nhiệt đới, do vậy thích hợp cho phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như thông, keo,… Tuy nhiên cần chú trọng đến các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất.

b) Thủy văn

Hệ thống thủy văn của Thị trấn chịu sự chi phối của suối Đình Lập, sông Lục Nam và hồ Khuổi In, đây là nguồn cung cấp nước sản xuất nông nghiệp chính cho người dân trong Thị trấn. Do địa hình dốc (với độ dốc trung

bình >150), mực nước sông suối về nhanh và rút cũng nhanh nên thường gây

ngập úng tại vùng ven suối và lượng nước tích lũy trong hồ Khuổi In bị hạn chế hơn.

4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên Thị trấn là 639,50 ha. Đất đai có nguồn gốc phát sinh chủ yếu trên nền đá mẹ là phấn sa Rigilis màu do phong hoá và một phần thạch sa. Nhìn chung, chất lượng đất thuộc loại đất tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên do tầng đất mỏng (phần lớn diện tích đất có tầng dày <50cm) nên đất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Vì vậy, cần phải có biện pháp tăng cường độ che phủ rừng, canh tác đất dốc hợp lý, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, khoanh nuôi trồng rừng để bảo vệ đất.

b) Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai ngày 01/01/2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Thị trấn là 412,22 ha, chiếm 64,46% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất rừng phòng hộ có 100,00 ha, đất rừng sản xuất 312,22 ha. Rừng không những tạo cho Thị trấn một tiềm năng về phát triển kinh tế mà còn góp

phần rất lớn trong việc làm giảm lượng bụi, khí thải, tiếng ồn, giữ cho môi trường được trong lành. Do đó, trong tương lai Thị trấn cần có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên này.

c) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Hệ thống sông suối là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và đời sống của người dân trong Thị trấn. Về mùa mưa, do địa hình phức tạp, sông suối ngắn và dốc, lưu lượng nước lớn nên thường gây lũ, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống của nhân dân. Về mùa khô, các con sông, suối thường bị cạn kiệt gây thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Trên địa bàn Thị trấn chủ yếu được khai thác từ suối Đình Lập và sông Lục Nam, hồ Khuổi In. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thị trấn.

- Nguồn nước ngầm:

Hiện nay chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng qua thực tế các hộ gia đình đã khoan và sử dụng 106 giếng nước cho thấy nguồn nước ngầm tìm thấy ở độ sâu khoảng 45 - 60 m. Chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng và từng vị trí khu vực khác nhau. Những năm qua, việc khai thác nước ngầm để phục vụ sinh hoạt và đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.

d) Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Thị trấn có các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như cuội, sỏi, cát,… nhưng trữ lượng và chất lượng đều kém, số lượng không nhiều, không đủ đảm bảo xây dựng các công trình lớn, chỉ có thể khai thác phục vụ nhu cầu tại chỗ trong phạm vi nhỏ hẹp.

e) Tài nguyên nhân văn

Thị trấn Đình Lập là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đình Lập. Thị trấn được chia thành 08 khu dân cư. Là vùng đất lâu đời với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm các dân tộc: Tày, Kinh, Mường, Dao, Mán, Hoa, Sán chí, Mường, trong đó: dân tộc Tày chiếm 60%, dân tộc Kinh chiếm 30%, còn lại 10% là các dân tộc khác.

Mang nét đặc trưng riêng của Thị trấn miền núi phía Bắc với các phong tục văn hóa như điệu hát then, lượn, sli, các điểm dân cư chủ yếu tập trung ven các trục đường Quốc lộ. Người dân có tinh thần cần cù, sáng tạo, đoàn kết, yêu thương và truyền thống yêu nước. Đây là một nguồn tài nguyên quý giá, cần giữ gìn và phát huy.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Thị trấn Đình Lập đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua nhiều khó khăn thử thách hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thị trấn lần thứ X đề ra. Nền kinh tế Thị trấn tiếp tục có những bước tăng trưởng khá. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị trấn đạt 11% cao hơn 2,12% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của huyện (8,79%) Điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.1.2.2. Thực trạng dân số, lao động và việc làm a) Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng số nhân khẩu toàn Thị trấn là 4.041,00 người với 999,00 hộ, bình quân đạt 4,05 người/hộ, dân cư được chia thành 8 khu, mật độ dân số 631,90 người/Km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,93%.

b) Lao động việc làm

Thị trấn có 2.325 lao động, chiếm 57,54% tổng dân số. Trong đó, lao động trong ngành nông lâm thủy sản là 347 người (chiếm 14,92% tổng lao động), lao động trong ngành phi nông nghiệp là 1.978 người, (chiếm 85,08% tổng lao động). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 75%.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Giao thông

Diện tích đất giao thông Thị trấn là 15,18 ha, chiếm 46,87% đất phát triển hạ tầng.

Trải qua nhiều thời kỳ, đến nay mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường liên khu, liên xã được gắn với hệ thống đường Quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các tuyến giao thông chính trong Thị trấn bao gồm:

- Quốc lộ 4B (Lạng Sơn - Quảng Ninh): chạy qua địa bàn Thị trấn với chiều dài 2,76 km, mặt đường dải nhựa rộng 3,5 m, nền 6 m, hiện nay đang xuống cấp, cần nâng cấp, cải tạo;

- Quốc lộ 31 (Khu 4 - Khu 2) dài 2,7 km, mặt đường rộng 7 m, không có hè. Hiện tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Ngoài 02 tuyến trên Thị trấn còn có 24 trục đường chính với tổng chiều dài 14,52 km, hiện trạng đường rộng từ 2,5 - 5m. Trong đó có 12,22 km đường bê tông có mặt đường rộng 3 - 3,5 m, còn lại vẫn là đường đất. Ngoài ra còn một hệ thống các đường ngõ xóm nhỏ lẻ hầu hết đã được bê tông hóa trong những năm gần đây.

b) Thủy lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2009 2013 (Trang 27 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w