0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Đình Lập

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐÌNH LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 31 -44 )

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Đình Lập là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện, có tổng diện tích tự nhiên là 639,50 ha, nằm cách thành phố Lạng Sơn 55 km về phía Tây theo hướng Quốc lộ 4B. Địa giới hành chính của Thị trấn được bao bọc bởi xã Đình Lập và được xác định theo tuyến đường như sau:

- Phía Đông Bắc: Từ trung tâm ngã tư Thị trấn Đình Lập theo đường QL 31 đi Bản Chắt;

- Phía Đông Nam: Hướng đi huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh theo trục đường QL 4B (tại cầu Phật Chỉ);

- Phía Tây: Hướng đi huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn theo đường QL 4B; - Phía Nam: Hướng đi huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang theo đường QL 31 (hết ranh giới khu 4 thị trấn Đình Lập);

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình tương đối phức tạp với hệ thống sông Lục Nam, suối Đình Lập với độ cao trung bình trên 200m so với mặt nước biển. Địa hình nghiêng dần từ Đông bắc xuống Tây nam, độ dốc trung bình > 150.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn a) Khí hậu

Do địa hình chi phối nên khí hậu diễn biến phức tạp và thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,40C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 37,20C vào tháng 7, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2,80C vào tháng 2.

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.448,6 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình là 131 ngày/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

- Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.581,8 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao từ tháng 5 đến tháng 12, số ngày dông trung bình 49 ngày/năm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm là 83,0%, độ ẩm không khí thấp nhất trung bình năm là 62%.

Đặc điểm chung của khí hậu là mùa đông lạnh kéo dài. Hầu hết các năm đều có sương muối, mùa hè nhiệt độ không quá cao. Lượng mưa lớn, cường độ mạnh lại tập trung nên dễ gây ra tình trạng xói mòn đất. Tuy nhiên gió Bắc, Đông bắc, sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Thị trấn Đình Lập rất phù hợp với các loại cây trồng từ cây ôn đới, á nhiệt đới đến nhiệt đới, do vậy thích hợp cho phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như thông, keo,… Tuy nhiên cần chú trọng đến các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ đất.

b) Thủy văn

Hệ thống thủy văn của Thị trấn chịu sự chi phối của suối Đình Lập, sông Lục Nam và hồ Khuổi In, đây là nguồn cung cấp nước sản xuất nông nghiệp chính cho người dân trong Thị trấn. Do địa hình dốc (với độ dốc trung

bình >150), mực nước sông suối về nhanh và rút cũng nhanh nên thường gây

ngập úng tại vùng ven suối và lượng nước tích lũy trong hồ Khuổi In bị hạn chế hơn.

4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên Thị trấn là 639,50 ha. Đất đai có nguồn gốc phát sinh chủ yếu trên nền đá mẹ là phấn sa Rigilis màu do phong hoá và một phần thạch sa. Nhìn chung, chất lượng đất thuộc loại đất tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên do tầng đất mỏng (phần lớn diện tích đất có tầng dày <50cm) nên đất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Vì vậy, cần phải có biện pháp tăng cường độ che phủ rừng, canh tác đất dốc hợp lý, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, khoanh nuôi trồng rừng để bảo vệ đất.

b) Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai ngày 01/01/2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Thị trấn là 412,22 ha, chiếm 64,46% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất rừng phòng hộ có 100,00 ha, đất rừng sản xuất 312,22 ha. Rừng không những tạo cho Thị trấn một tiềm năng về phát triển kinh tế mà còn góp

phần rất lớn trong việc làm giảm lượng bụi, khí thải, tiếng ồn, giữ cho môi trường được trong lành. Do đó, trong tương lai Thị trấn cần có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên này.

c) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Hệ thống sông suối là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và đời sống của người dân trong Thị trấn. Về mùa mưa, do địa hình phức tạp, sông suối ngắn và dốc, lưu lượng nước lớn nên thường gây lũ, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống của nhân dân. Về mùa khô, các con sông, suối thường bị cạn kiệt gây thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Trên địa bàn Thị trấn chủ yếu được khai thác từ suối Đình Lập và sông Lục Nam, hồ Khuổi In. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thị trấn.

- Nguồn nước ngầm:

Hiện nay chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng qua thực tế các hộ gia đình đã khoan và sử dụng 106 giếng nước cho thấy nguồn nước ngầm tìm thấy ở độ sâu khoảng 45 - 60 m. Chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng và từng vị trí khu vực khác nhau. Những năm qua, việc khai thác nước ngầm để phục vụ sinh hoạt và đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.

d) Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Thị trấn có các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như cuội, sỏi, cát,… nhưng trữ lượng và chất lượng đều kém, số lượng không nhiều, không đủ đảm bảo xây dựng các công trình lớn, chỉ có thể khai thác phục vụ nhu cầu tại chỗ trong phạm vi nhỏ hẹp.

e) Tài nguyên nhân văn

Thị trấn Đình Lập là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Đình Lập. Thị trấn được chia thành 08 khu dân cư. Là vùng đất lâu đời với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm các dân tộc: Tày, Kinh, Mường, Dao, Mán, Hoa, Sán chí, Mường, trong đó: dân tộc Tày chiếm 60%, dân tộc Kinh chiếm 30%, còn lại 10% là các dân tộc khác.

Mang nét đặc trưng riêng của Thị trấn miền núi phía Bắc với các phong tục văn hóa như điệu hát then, lượn, sli, các điểm dân cư chủ yếu tập trung ven các trục đường Quốc lộ. Người dân có tinh thần cần cù, sáng tạo, đoàn kết, yêu thương và truyền thống yêu nước. Đây là một nguồn tài nguyên quý giá, cần giữ gìn và phát huy.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Thị trấn Đình Lập đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua nhiều khó khăn thử thách hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thị trấn lần thứ X đề ra. Nền kinh tế Thị trấn tiếp tục có những bước tăng trưởng khá. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị trấn đạt 11% cao hơn 2,12% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của huyện (8,79%) Điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.1.2.2. Thực trạng dân số, lao động và việc làm a) Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng số nhân khẩu toàn Thị trấn là 4.041,00 người với 999,00 hộ, bình quân đạt 4,05 người/hộ, dân cư được chia thành 8 khu, mật độ dân số 631,90 người/Km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,93%.

b) Lao động việc làm

Thị trấn có 2.325 lao động, chiếm 57,54% tổng dân số. Trong đó, lao động trong ngành nông lâm thủy sản là 347 người (chiếm 14,92% tổng lao động), lao động trong ngành phi nông nghiệp là 1.978 người, (chiếm 85,08% tổng lao động). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 75%.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Giao thông

Diện tích đất giao thông Thị trấn là 15,18 ha, chiếm 46,87% đất phát triển hạ tầng.

Trải qua nhiều thời kỳ, đến nay mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường liên khu, liên xã được gắn với hệ thống đường Quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các tuyến giao thông chính trong Thị trấn bao gồm:

- Quốc lộ 4B (Lạng Sơn - Quảng Ninh): chạy qua địa bàn Thị trấn với chiều dài 2,76 km, mặt đường dải nhựa rộng 3,5 m, nền 6 m, hiện nay đang xuống cấp, cần nâng cấp, cải tạo;

- Quốc lộ 31 (Khu 4 - Khu 2) dài 2,7 km, mặt đường rộng 7 m, không có hè. Hiện tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Ngoài 02 tuyến trên Thị trấn còn có 24 trục đường chính với tổng chiều dài 14,52 km, hiện trạng đường rộng từ 2,5 - 5m. Trong đó có 12,22 km đường bê tông có mặt đường rộng 3 - 3,5 m, còn lại vẫn là đường đất. Ngoài ra còn một hệ thống các đường ngõ xóm nhỏ lẻ hầu hết đã được bê tông hóa trong những năm gần đây.

b) Thủy lợi

- Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi do đã khai thác, sử dụng từ nhiều năm nên đã bị xuống cấp, mới chỉ đáp ứng cơ bản về tưới, còn tiêu nước phần nào bị hạn chế, năm 2012, có 3 km đường kênh mương dẫn nước được kiên cố hóa (đoạn từ đập Khuổi In đi khu 7 và khu 8), còn lại các khu 2, khu 3, khu 4, khu 5, khu 6 với chiều dài khoảng 8 km là các kênh mương bằng đất, và các ống nước tự dẫn vào ruộng.

- Ngoài ra trên địa bàn Thị trấn có 01 hồ chứa: Hồ Khuổi In là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và hệ thống các sông Lục Nam, suối Đình Lập và các suối nhỏ, kênh mương dẫn nước.

- Năm 2012, diện tích đất thuỷ lợi là 8,71 ha, chiếm 26,89% diện tích đất phát triển hạ tầng.

c) Hệ thống điện bưu chính viễn thông

- Diện tích đất bưu chính viễn thông Thị trấn là 0,14 ha, chiếm 0,43% diện tích đất cơ sở hạ tầng.

- Thị trấn có 01 bưu điện huyện nằm tại trung tâm Thị trấn. Ngoài ra trên địa bàn Thị trấn còn có 01 trạm tiếp sóng truyền hình, hàng ngày thu và tiếp sóng các đài truyền hình của Trung ương và địa phương, trạm tiếp sóng viễn thông có 01 trạm.

- Nhìn chung, hiện trạng hệ thống bưu chính viễn thông đang vận hành khá tốt, tuy nhiên do địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi và núi, giao thông đi lại khó khăn nên hệ thống bưu chính, viễn thông còn hạn chế, việc cung cấp phát triển các dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh và phát hành báo chí còn chậm, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức và hoạt động cũng chưa đạt hiệu quả cao

4.1.2.4. Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội a) Công tác giáo dục và đào tạo

Diện tích đất giáo dục - đào tạo là 3,68 ha, chiếm 11,36% diện tích đất cơ sở hạ tầng, đạt 22,56 m2/người. Để nâng cao trình độ dân trí của người dân, trong những năm qua công tác giáo dục ở địa phương thường xuyên được các ngành các cấp quan tâm. Cơ sở trường lớp từng bước được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Năm học 2010 trường trung học cơ sở đạt danh hiệu là trường chuẩn quốc gia.

Năm học 2010 trên địa bàn Thị trấn có 06 trường (mầm non 01 trường, tiểu học 01 trường, trung học cơ sở 01 trường, phổ thông trung học 01 trường, phổ thông dân tộc nội trú 01 trường, trung tâm giáo dục thường xuyên 01 trường)

Năm học 2011 - 2012, tiếp tục duy trì thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,3%, tỷ lệ huy động trong độ tuổi từ 6 - 11 tuổi ra lớp đạt 97,5%, tỷ lệ số cháu đi nhà trẻ đạt 98,3%, số học sinh mẫu giáo 262 cháu, số học sinh tiểu học 310 học sinh, số học sinh THCS 373 học sinh.

b) Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Diện tích đất y tế là 1,67 ha, chiếm 5,16% diện tích đất cơ sở hạ tầng, đạt 10,24 m2/người.

Phong trào xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xẩy ra trên địa bàn Thị trấn, các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tuyên truyền vận động các biện pháp dân số

KHHGĐ được triển khai thực hiện có kết quả, công tác bảo hiểm y tế được mở rộng, trong đó đã chú trọng bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo và các hộ cận nghèo, đội ngũ cán bộ y tế đã tăng cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay Thị trấn có một bệnh viện đa khoa huyện với những trang thiết bị hiện đại như: máy nội soi, máy siêu âm, máy xét nghiệm,… để sử dụng phục vụ việc chuẩn đoán và điều trị, đội ngũ cán bộ y tế đến nay có: đại học Y có 5 cán bộ, trên đại học có 4 cán bộ, cử nhân điều dưỡng có 4 cán bộ, đại học dược 1 cán bộ, cử nhân nữ hộ sinh 1 cán bộ.

c) Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

- Hoạt động văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc: Là một Thị trấn có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên các hoạt động văn hóa mang nhiều sắc thái riêng. Hàng năm có trên 20 buổi lễ tuyên truyền như kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2, ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Đình Lập,… Ngoài ra còn tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ quần chúng với các điệu hát then, lượn, sli. Đây là những hoạt động tốt nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Số khu đạt tiêu chuẩn khu văn hóa 6/8 khu, tỷ lệ khối phố đạt tiêu chuẩn văn hóa 46%, tỷ lệ hộ gia đình đạt văn hóa 62%, khu dân cư tiên tiến 50%, cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa 85%.

4.1.2.5 Thực trạng môi trường

Hiện trạng môi trường của Thị trấn nhìn chung còn trong lành, tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học như: Một số khu dân cư có dân số đông, mật độ xây dựng lớn và các khu dịch vụ, cơ sở y tế... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom và xử lý triệt để và thường xuyên, do vậy đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường một số khu vực như: khu vực suối Đình Lập, chợ Đình Lập....

Trong tương lai, khi kinh tế phát triển sẽ hình thành các khu dân cư, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tập trung với một lượng không nhỏ các chất thải từ hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt, không thể tránh khỏi sẽ có tác động nhất định đến môi trường của Thị trấn. Vì vậy cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô

nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trên địa bàn Thị trấn.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của thị trấn Đình Lập

Thị trấn Đình Lập có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt của huyện, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện, góp phần vào công

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐÌNH LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 31 -44 )

×