chuyền quyền sử dụng đất
Thị trấn Đình Lập là một huyện miền núi biên giới, còn là cửa ngõ của tỉnh trong giao lưu với các huyện trong tỉnh. Thị trấn còn nằm trên trục đường huyết mạch quốc lộ 4B và có hệ thống đường giao thông đa dạng, phong phú thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu buôn bán hàng hóa, nên các hoạt động về mọi mặt ở đây đều nhộn nhịp, người dân của huyện và các cán bộ chuyên môn cũng sẽ nắm bắt và tiếp cận thông tin nhanh nhạy, việc cập nhật những văn bản luật mới cũng không khó khăn. Và với Luật Đất đai năm 2003 cũng vậy.
Sự hiểu biết của cán bộ quản lý cũng như của người dân trên địa bàn huyện Đình Lập về công tác chuyển quyền sử dụng đất cũng cho chúng ta hiểu thêm một phần nào về kết quả chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Đình Lập trong thời gian qua.
Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy: trên địa bàn huyện có 16 cán bộ công tác chuyên môn. Những yếu tố gần như tương đồng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phỏng vấn điều tra. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể như sau:
4.3.1. Sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Đình Lập về chuyền QSDĐ theo nhóm đối tượng
4.3.1.1. Sự hiểu biết của cán bộ quản lý về 5 hình thức chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn thị trấn Đình Lập trong giai đoạn 2009 - 2013
Thị trấn Đình Lập gồm có 8 khu, là nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện. Trong đó Thị trấn Đình Lập là nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả huyện. CBQL chuyên môn ở khu vực này cũng có trình độ chuyện môn sâu rộng, nhiều cán bộ có trình độ đại học trở lên và điều kiện làm việc cũng hơn hẳn các CBQL ở các xã nên việc tiếp thu các văn bản, những thay đổi liên quan đến công tác chuyển quyền cũng được nhanh chóng,...
Bảng 4.10. Sự hiểu biết của CBQL về các hình thức chuyển quyền QSDĐ
ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Nội dung câu hỏi CBQL TT Người Dân
1. Những hiểu biết cơ bản về chuyển QSDĐ 95,6 81,4
2. Hình thức chuyển đổi QSDĐ 71,8 67,3
3. Hình thức chuyển nhượng QSDĐ 97,8 86,2
4. Hình thức thừa kế QSDĐ 82,6 66,5
5. Hình thức tặng cho QSDĐ 94,2 78,3
6. Hình thức thế chấp QSDĐ 84,6 62,8
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Sự hiểu biết của nhóm CBQL thể hiện chi tiết ở biểu đồ 4.9.
Hình 4.9. Sự hiểu biết của nhóm CBQL
Trong đó:
1. Sự hiểu biết về các vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ 2. Sự hiểu biết về hình thức chuyển đổi QSDĐ
3. Sự hiểu biết về hình thức chuyển nhượng QSDĐ 4. Sự hiểu biết về hình thức thừa kế QSDĐ
5. Sự hiểu biết về hình thức tặng, cho QSDĐ
6. Sự hiểu biết về hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ
4.4.1.2. Sự hiểu biết của người dân về 5 hình thức chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn thị trấn Đình Lập trong giai đoạn 2009 - 2013
Thị trấn Đình Lập, là những nơi trung tâm của huyện nên cuộc sống của những người dân nơi đây có mức sống cao có các trang thiết bị hiện đại, giao thông đi lại thuận tiện, nghề nghiệp chính chủ yếu là phi nông nghiệp nên dễ dàng tiếp thu, cập nhập những thay đổi liên quan đến các hình thức chuyển quyền nói riêng, do đó trình độ hiểu biết của những người dân ở Thị trấn cũng sâu rộng.
Bảng 4.11. Sự hiểu biết của người dân về các hình thức chuyển quyền QSDĐ
ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Nội dung câu hỏi CBQL TT Người Dân
1. Những hiểu biết cơ bản về chuyển QSDĐ 88,5 56,8
2. Hình thức chuyển đổi QSDĐ 59,4 46,1
3. Hình thức chuyển nhượng QSDĐ 91,3 75,8
4. Hình thức thừa kế QSDĐ 52,4 42,7
5. Hình thức tặng cho QSDĐ 86,7 57,8
6. Hình thức thế chấp QSDĐ 62,5 41,6
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Hình 4.10. Sự hiểu biết của nhóm người dân
Trong đó:
1. Sự hiểu biết về các vấn đề cơ bản của chuyển QSDĐ 2. Sự hiểu biết về hình thức chuyển đổi QSDĐ
3. Sự hiểu biết về hình thức chuyển nhượng QSDĐ 4. Sự hiểu biết về hình thức tặng cho QSDĐ
5. Sự hiểu biết về hình thức thừa kế QSDĐ
6. Sự hiểu biết về hình thức thế chấp bằng giá trị QSD
4.3.2. Tổng hợp sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Đình Lập về chuyền QSDĐ theo nhóm đối tượng
Tổng hợp sự hiểu biết của cán bộ và người dân thị trấn Đình Lập về chuyền QSDĐ theo nhóm đối tượng thể hiện ở biểu đồ 4.11.
Hình 4.11. Sự hiểu biết của nhóm CBQL và nhóm người dân
Qua biểu đồ 4.9 ta thấy: Tỷ lệ hiểu biết đúng của nhóm CBQL TT là cao nhất (87,7%), tiếp theo là nhóm CBQL ở KV Dân (73,7%), tiếp theo nữa là nhóm ND ở KV TT (73,4%), thấp nhất là nhóm ND ở KV Dân (53,4%). CBQL là những người đại diện cho quyền lợi và lợi ích của người dân chính vì lẽ đó, họ là những người đi trước tìm hiểu những thay đổi những đổi mới về mọi mặt trong đó có Luật Đất đai vì thế nên sự hiểu biết của họ chắc hơn vững hơn người dân, nhưng nhóm CBQL ở TT họ có trình độ cao hơn hẳn so
với người dân, hơn nữa CBQL TT có môi trường làm việc hiện đại, là những nơi trọng điểm phát triển của huyện nên họ dễ dàng tiếp nhận những thay đổi mới về mọi mặt so với người dân nên mới có sự chênh lệch như vậy.
Cũng như hai nhóm đối tượng trên nhóm ND ở KV TT sống trong môi trường đẩy đủ, các phương tiện nghe nhìn cũng phong phu và đa dạng, nghề nghiệp chính của họ đa phần là phi nông nghiệp nên càng dễ dàng tiếp cận với những thay đổi mới về mọi mặt thì hoạt động của họ về lĩnh vực đất đai sẽ sôi động nên tỷ lệ hiểu biết của họ cũng cao hơn so với những ND ở KV Dân khi mà cuộc sống của họ luôn thiếu thốn, nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp, các phương tiện nghe nhìn của họ thiếu thốn và lạc hậu thì hoạt động của họ về lĩnh vực đất đai sẽ kém sôi động hơn và tỷ lệ hiểu biết của họ cũng thấp hơn.
4.3.3. Nhận xét:
Thông qua bảng số liệu điều tra thì ta thấy sự hiểu biết của cán bộ cao hơn so với người dân vì cán bộ tiếp cận thông tin đại chúng nhanh và kịp thời hơn so với người dân