LỜI NÓI ĐẦU Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đặc biệt trong hoạt động kinh tế, chẳng hạn như cung cầu, tích lũy và tiêu dung, tính kế hoạch hóa của từng xí nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hiang hóa… Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc lại có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi lại hình thành mâu thuẫn khác… Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy những chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công lớn nhưng trong những thành công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới, đòi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Với mong muốn tìm hiểu thêm những vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong giải đáp, quy trình xử lý các vấn đề chính trị - xã hội có lien quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế, tôi chọn đề tài :” Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để làm đề tài cho tiểu luận triết học Mác – Lê Nin. I. LÍ LUẬN CHUNG Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hang và tiền…. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. ở đây có 2 vấn đề chính sau: + Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. + Quá trình vận động của mâu thuẫn. 1. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Đối lập với các quan điểm triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật hiện tượng tồn tai trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển mâu thuẫn là do câu trúc tự than vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ hiện tượng siên nhiên nào, kể cả ý chí của con người. Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau. Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản than các sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật hiện mới xuất hiện cho tới khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ có một mà có thể có nhiều mâu thuẫn, vì sự vật trong cùng một lác có rất nhiều mặt đối lập. mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành. Đó chính là những thuộc tính quy định tính quy định tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn. 2. Quá trình vận động của mâu thuẫn.
LỜI NÓI ĐẦU Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người, đặc biệt trong hoạt động kinh tế, chẳng hạn như cung cầu, tích lũy và tiêu dung, tính kế hoạch hóa của từng xí nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hiang hóa… Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc lại có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi lại hình thành mâu thuẫn khác… Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan lieu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy những chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công lớn nhưng trong những thành công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới, đòi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Với mong muốn tìm hiểu thêm những vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong giải đáp, quy trình xử lý các vấn đề chính trị - xã hội có lien quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế, tôi chọn đề tài :” Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để làm đề tài cho tiểu luận triết học Mác – Lê Nin. 1 I. LÍ LUẬN CHUNG Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hang và tiền…. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. ở đây có 2 vấn đề chính sau: + Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. + Quá trình vận động của mâu thuẫn. 1. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Đối lập với các quan điểm triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật hiện tượng tồn tai trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển mâu thuẫn là do câu trúc tự than vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ hiện tượng siên nhiên nào, kể cả ý chí của con người. Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau. Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản than các sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật hiện mới xuất hiện cho tới khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ có một mà có thể có nhiều mâu thuẫn, vì sự vật trong cùng một lác có rất nhiều mặt đối lập. mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành. Đó chính là những thuộc tính quy định tính quy định tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn. 2. Quá trình vận động của mâu thuẫn. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm Mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau cùng tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật, hiện tượng đó . Do đó cần phân biệt rằng không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng thành mâu thuẫn. Bởi vì trong cùng một sự 2 vật hiện tượng khách quan không chỉ tồn tại hai mặt đối lập. Trong cùng một thời điểm cùng tồn tại nhiều mặt đối lập. Chỉ có mặt đối lập là cùng tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau. Hai mặt đối lạp như vậy mới gọi là hai mặt đối lập mâu thuẫn. “ Thống nhất” của 2 mặt đối lập được hiểu không phải chúng đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong 2 mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kì sự vật hiện tượng nào. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được coi là nguồn gốc sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa của các mặt đối lập là môt quá trình. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành 2 mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết .Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và qúa trình tác động ,chuyễn hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển trong thế giới. V.I.Leenin khẳng định: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực khách quan, bất kì sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến trên thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi, sự vật mới được hình thành. Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình phát triển. 3 II. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM. 1. Kinh tế thị trường và những đặc điểm: *Khái niệm: “ Kinh tế thị trường “ là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hóa làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu; lấy lợi ích, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là phương thức tổ chức vận hành kinh tế - xã hội. Kinh tế thị trường là phương thức, phương tiện, công cụ vận hành nền kinh tế có hiệu quả.Tự nó không mang tính giai cấp – xã hội,không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Kinh tế thị trường là vật trung tính, là công nghệ sản xuất ai cũng có thể sử dụng. Cũng có quan niệm cho rằng kinh tế thị trường in đậm dấu ấn của lực lượng xã hội, nó có những mặt tích cực và cũng có những mặt tiêu cực nhất định. Kinh tế thị trường có sự phát triển từ thấp lên cao, đỉnh cao nhất trong sự phát triển của nó ở giai đoạn đã qua đạt được trong chủ nghĩa tư bản, được xã hội đó sử dụng triệt để. Đó là cơ sở đẻ trước đây nhiều người đồng nhất nền kinh tế thị trương với chủ nghĩa tư bản. Quan điểm đó được củng cố them còn do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, hầu hết các nước Xã hội chủ nghĩa đều kì thị với kinh tế thị trường, tuyệt đối hóa nền kinh tế kế hoạch mang tính tập trung quan lieu. Do vậy có sự đối lập giữa kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội. Kết quả nghiên cứu lí luận và hoạt động thực tiễn trong những năm gần đây đã cho phép khẳng định rằng, nền kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế thị trường trước hết và chủ yếu do trong thời kì này còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, do có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyềnkinh doanh ngay trong một thành phần kinh tế. Vì thế, trong nền kinh tế nhất định sẽ hình thành quan hệ hang hóa và trao đổi hàng hóa, làm cho nền kinh tế đó vận hành trong môi trường kinh tế thị trường. 2.Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong 4 bối cảnh ngày nay, là mô hình hợp lí hơn cả. Mô hình này, về đại thể có thể đáp ứng những thách thức của sự phát triển. Nước ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế, chẳng những lafnooij dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mụ tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế tập trung, bao cấp, mọi chức năng kinh tế - xã hội của nền kinh tế đươch triển khai trong quá trình kế hoạch hóa ở mức độ quốc gia. Tính bao cấp của nhà nước đối với các hoạt động của sản xuất, lưu thông, phân phối… khá nặng nề, ở nước ta trước đây, chế độ hạch toán. Trên thực tế, vẫn còn nặng nề về hình thức. Lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích cá nhân của người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động. Kể từ đại hội lần thứ VI (12/1986) đến nay, theo đường lối đổi mới, đất nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu như trước đây,nền kinh tế nước ta chỉ có một kiểu sở hữu tương đối thuần nhất với hai thành phần tập thể và quốc doanh, thì nay, cùng với thành phần chủ đạo là sở hữu nhà nước, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác. Những hình thức sở hữu đó, trong thực tế vận hành của nền kinh tế, không hẳn đã đồng bộ với nhau, đôi khi chúng còn có mâu thuẫn với nhau. Song về tổng thể, chúng là những bộ phận khách quan của nền kinh tế, có khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi đa dạng và năng động của nền kinh tế thị trường. Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chúng ta bước đầu sử dụng thị trường như là một công cụ, phương thức, trên thực tế đã đem lại những kết quả tích cực cả về phương diện thực tiễn và phương diện nhận thức. Tuy nhiên, nhận ra sức mạnh của cơ chế thị trường bao nhiêu, chúng ta lại càng hiểu rõ hơn bấy nhiêu mặt trái của nó đối với sự vận động của đời sống xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế đương nhiên là một mục tiêu của phát triển xã hội; nó có khả năng tạo ra điều kiện đẻ giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, những quan điểm của đảng ta, để thực hiện sự nghiệp xây dựng CNXH với mục tiêu dân giàu 5 nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, nền kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.Định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đạt trình độ kinh tế thị trường phát triển với những đặc điểm: mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật; nền kinh tế ấy lấy các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu xã hội và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo; lấy việc thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm mục tiêu. Qua đó cho thấy, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển kinh tế nước ta liên quan tới cả kiến trúc thượng tầng lẫn cơ sở hạ tầng, liên quan tới cả quan hệ sản xuất lẫn lực lượng sản xuất… Trong giai đoạn ngày nay của thời đại, mọi nhà nước đều tham gia quản lí kinh tế, định hướng phát triển kinh tế, cho nên nói vai trò chủ đạo của nhà nước là xóa nhòa ranh giới giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước cũng đóng góp vai trò quan trọng, đó là: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lí vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới. III.NHỮNG MÂU THUẪN PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HộI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA. 1. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp, mâu thuẫn giữa hai lực lượng này và những biểu hiện của no xét trên phương diện Mác-Lê nin, theo đó lực ngjj sản xuất là yếu tố động, luôn luôn thay đổi. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất sẽ không còn phù hợp nữa và sẽ trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để mở đường cho lực lượng sản xuất mới phù 6 hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Chính quan hệ sản xuất tự phát triển để phù hợp với lực lượng sản xuất,quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đó là quy luật chung cho sự phát triển của toàn xã hội Quá trình mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra gay gắt, quyết liệt và cần được giải quyết. Nhung giải quyết nó bằng cách nào? Đó chính là các cuộc cách mạng xã hội, chuyển đổi nền kinh tế mà cuộc chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta là một ví dụ. Khi một mục tiêu, một nhiệm vụ cực kì quan trọng thể hiện tính chất cách mạng của công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam là phấn đấu xây dựng nước ta trở thành quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 2.Mâu thuẫn giữa hình thái sở hữu trước đây và trong kinh tế thị trường: Trước đây người ta quan niệm những hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội là: sở hữu XHCN tồn tại dưới hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sự tồn tại hai hình thức đó là tất yếu khách quan bởi những điều kiện lịch sử khi tiến hành cách mạng CNXH và xây dựng CNXH quyết định. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân đứng trước hai hình thức sở hữu tư nhân khác nhau Sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ. Thực tế đòi hỏi giai cấp công nhân phải có thái độ và phát triển giai cấp khác nhau. Đối với hình thức tư nhân tư bản chủ nghĩa băng cách tước đoạt hoặc chuộc lại để chuyển thẳng lên sở hữu hàng hóa nhỏ thì không thể dung những biện pháp như trên mà phải kiên trì giáo dục, thuyết phục tổ chức họ trên cơ sở tự nguyện chuyển lên sở hữu tập thể bằng con đường hợp tác hóa hai hình thức, Sở hữu đó là con đường đặc thù tiến lên chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công nhân và nông dân tập thể. Hơn mười năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới chính sách đa dạng hóa các hình thức sở hữu do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo toàn dân thực hiện. Thực tiễn đã cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần đương nhiên phải bao gồm nhiều hình thức sở hữu, chứ không phải chỉ có hai hình thức sở hữu toan dân và sở hữu tập thể như quan niệm trước đây… 7 Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng và phát triển bao gồm nhiều hình thức sở hữu cá thể và sở hữu hỗn hợp. Trong các hình thức sở hữu này khái quát lại chỉ có hai hình thức cơ bản là công hữu và tư hữu, còn các hình thức khác chỉ là trung giai, hoặc quá độ, hoặc hỗn hợp. Ở đây. Mỗi hình thức lại có nhiều phương thức biểu hiện và trình độ thể hiện khác nhau. Chúng được hình thành trên cơ sở có cùng bản chất kinh tế theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng lức quản lý. Về sở hữu toàn dân: Trước đây người ta quan niệm sở hữu toàn đân trùng với sở hữu Nhà nước. Nền kinh tế có nhiều thành phần thì đương nhiên nó bao gồ nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế quốc doanh giứ vai trò quan trọng, then chốt, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác theo định hướng có lợi cho quốc kế dân sinh. Nhà nước quản lý với tư cách là cơ quan có quyền lực đại diện cho lợi ích của công dân và là đại diện đối với tài sản sở hữu toàn dân. Về sở hữu nhà nước: Trong thời kỳ bao cấp trước đâykhông chỉ có nước ta mà còn có những nước khác trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thường đồng nhất sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân. Do nhần lẫn như vậy mà trong một thời gian khá lâu, người ta bỏ quên hình thức sở hữu nhà nước, chỉ quan tâ đặc biệt đến sở hữu toàn dân và tập thể. Và cũng bởi sở hữu toàn dân gắn kết với sự phát triển của khu vực kinh tế quốc doanh mà chúng ta ra sức quốc doanh nó nền kinh tế với niềm tin cho rằng chỉ như vậy ới có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn. Thực ra, với quan niệm đó, sở hữu toàn dân đã trở thành sở hữu của không phải một chủ thể nào cả. Trong xã hội mà nhà nước còn tồn tại thì sở hữu toàn dân chưa có điều kiện vận động trên bề mặt của đời sống kinh tế nói chung. Hình thức sở hữu nhà nước xét về tổng thể mới chỉ là kết cấu bên ngoài của sở hữu. Còn kết cấu bên trong của sở hữu nhà nước ở nước ta có lẽ chủ yếu thể hiện ở quyền sở hữu đó ở khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực các doanh nghiệp nhà nước. 8 Về sở hữu tập thể: Nước ta trước đây sở hữu tập thể chủ yếu tồn tại dưới dạng HTX ( gồm cả HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) với nội dung là cả giá trị và giá trị sử dụng đều là của chung mà các xã viên là sở hữu chính. Vì vậy với hình thức sở hữu này, quyền mua và bán hoặc chuyển nhượng tư liệu sản xuất, trong thực tế sản xuất và lưu thông hang hóa ở nước ta hiện nay diễn ra hết sức phức tạp. Quyền của các tập thể sản xuất thường rất hạn chế, song đôi khi có tình trạng lạm quyền. Sự không xác định, sự nhập nhằng với quyền sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân trá hình cũng là hiện tượng phổ biến. Để thoát khỏi tình trạng đó, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay cần phải xác định rõ quyền mua bán và chuyển nhượng tư liệu sản xuất đối với các tập thể sản xuất kinh doanh. Chỉ có như vậy thì sở hữu tập thể mới có thể trở thành hình thức sở hữu có hiệu quả. Chúng ta đã biết, HTX không phải là hình thức riêng có, đặc trưng cho CNXH, nhưng nó là một hình thức sở hữu kinh tế tiến bộ trong thời kỳ quá độ đi lên chư nghĩa xã hội. Vì vậy chúng ta duy trì và phát triển hơn nữa hình thức sở hữu này khi xây dựng chủ nghĩa xã hội như V.I.Lê nin đã khẳng định:” Chế độ của người xã viên hợp tác xã văn minh là chế độ xã hội chủ nghĩa”. HTX là nhu cầu thiết thực của nền kinh tế hộ gia đình của nền sản xuất hàng hóa. Khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp nhỏ phát triển tới một trình độ nhất định, nó sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa, các nhu cầu về vốn, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm…. đòi hỏi các hộ sản xuất phải hợp tác với nhau mới có khả năng cạnh tranh và phát triển. Chính nhu cầu đó đã liên kết những người lao động lại với nhau làm nảy sinh quan hệ sở hữu tập thể. Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay đã có những hình thức HTX kiểu mới ra đời do nhu cầu tồn tại và phát triển của cơ chế thị trường. Điều này cho thấy kết cấu bên trong của sở hữu tập thể đã thay đổi phù hợp với thực tiễn ở nước ta hiện nay. 3.Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người XHCN. Yếu tố con người giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, bởi con người là chủ thể của mọi sang tạo, của mọi nguồn lực 9 của cải vật chất văn hóa. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sang về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục tiêu của CNXH. Chúng ta phải bắt đầu từ con người làm điểm xuất phát. Kinh tế thị trường là loại hình kinh tế mà trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa, tiền tệ trên thị trường. Trong kinh tế thị trường, cacx quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng do nảy sinh một cách khách quan trong điều kiện lịch sử nhất định. Kinh tế thị trường phản ánh đầy đủ văn minh và phát triển xã hội là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật như sự cạnh tranh lạnh lung, tính tự phát ù quáng dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ. Xuất phát từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng đổi mới ở nước ta hiện nay không thể xây dựng và phát triển nếu thiếu yếu tố kinh tế thị trường. Do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, của cơ chế tập trung quan lieu bao cấp… nền kinh tế đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trường là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng và phát triển, phục hồi sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến của thời đại. Trên cơ sở đó, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, những nhu cầu vật chất cơ bản nhanh chóng được đáp ứng. Con người không thể có cơ thể khỏe mạnh nếu thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện y tế hiện đại để chăm sóc giữ gìn sức khỏe. Con người không thể có trí tuệ minh mẫn, phát triển nếu các điều kiện vật chất tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học không được đáp ứng. Việc xâu dựng, củng cố, hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các điều kiện cơ bản để thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển con người cho thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, có một khía cạnh khác cũng cần được đề cập đến: kinh tế không chỉ phát huy nguồn lực con người mà còn tạo ra môi trường thích hợp cho 10 . hiang hóa… Mâu thuẫn tồn tại khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà nhiều mâu thuẫn, . ở đây có 2 vấn đề chính sau: + Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. + Quá trình vận động của mâu thuẫn. 1. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan