LỜI MỞ ĐẦU Lạm phát là một chi tiêu kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng hàng đầu trong điều chỉnh chính sách của mỗi một quốc gia. Nó là một vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm của nền kinh tế thị trường , ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị xã hội của mỗi nước . Nó là kết quả tổng hòa các chính sách kinh tế xã hội vĩ mô, các hoạt động kinh doanh vĩ mô trong sự hòa quyện và ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Lạm phát đã có tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của Chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân, các quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia, tác động đến tình hình trong khu vực và trên thế giới với mức độ tùy theo vị thế kinh tế chính trị mà nước đó đảm nhận trong khu vực và trên thế giới . Vì vậy việc nghiên cứu lạm phát đề tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục là điều cần thiết của mỗi quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này sau đây em xin đi vào phân tích và nghiên cứu đề bài: “ Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới” Do kiến thức và tầm hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô giúp đỡ bổ sung và sửa chữa giúp em để bài làm của em có thể hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I: Khái quát chung về Lạm phát 1: Khái niệm và phân loại lạm phát 1.1 Khái niệm lạm phát Trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận và định nghĩa về lạm phát như sau: Theo Mác : “ Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt qua các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”. Cũng có quan điểm khác cho rằng: Lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế điều này đã đẩy hàng hóa lên cao ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên Milton Friedman đã phát hiện ra những đặc trưng cơ bản của lạm phát đó là: Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng lên quá mức, sự tăng giá cả và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy, sự phân phối lại giá cả, sự bất ổn nền kinh tế xã hội. Từ những quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm Lạm phát được nhiều người chấp nhận như sau: “ Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian nhất định” 1.2 Phân loại lạm phát Nếu căn cứ vào định lượng thì lạm phát có các loại sau: Lạm phát vừa phải : còn gọi là lạm phát một con số Lạm phát phi mã: Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 con số Siêu lạm phát: 3 con số một năm khi xảy ra lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ rất nhanh tỉ lệ lạm phát cao Nếu căn cứ vào định tính thỉ lạm phát có các loại: lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng.
MỤC LỤC Lời mở đầu…………………………………………………………………………… .…0 Nội dung……………………………………………………………………………… .…1 I : Khái quát chung về lạm phát……………………………………………………………1 1: Khái niệm và phân loại…………………………………………………………… …1. 2: các phương pháp đo lường lạm phát……………………………………………… …2 3: Nguyên nhân gây ra lạm phát……………………………………………………… 2. II: Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012…………………………………………… 3 III: Nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm pháp……………………………… ………5 1: Nguyên nhân gây ra lạm phát………………………………………………… .…… 5 2: Giải pháp kiềm chế…………………………………………………………………….6 Lời kết………………………………………………………………………………… .…7 LỜI MỞ ĐẦU Lạm phát là một chi tiêu kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng hàng đầu trong điều chỉnh chính sách của mỗi một quốc gia. Nó là một vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm của nền kinh tế thị trường , ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị xã hội của mỗi nước . Nó là kết quả tổng hòa các chính sách kinh tế xã hội vĩ mô, các hoạt động kinh doanh vĩ mô trong sự hòa quyện và ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Lạm phát đã có tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của Chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân, các quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia, tác động đến tình hình trong khu vực và trên thế giới với mức độ tùy theo vị thế kinh tế chính trị mà nước đó đảm nhận trong khu vực và trên thế giới . Vì vậy việc nghiên cứu lạm phát đề tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục là điều cần thiết của mỗi quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này sau đây em xin đi vào phân tích và nghiên cứu đề bài: “ Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới” Do kiến thức và tầm hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy cô giúp đỡ bổ sung và sửa chữa giúp em để bài làm của em có thể hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I: Khái quát chung về Lạm phát 1: Khái niệm và phân loại lạm phát 1.1 Khái niệm lạm phát Trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận và định nghĩa về lạm phát như sau: Theo Mác : “ Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt qua các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”. Cũng có quan điểm khác cho rằng: Lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế điều này đã đẩy hàng hóa lên cao ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên Milton Friedman đã phát hiện ra những đặc trưng cơ bản của lạm phát đó là: Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng lên quá mức, sự tăng giá cả và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy, sự phân phối lại giá cả, sự bất ổn nền kinh tế xã hội. Từ những quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm Lạm phát được nhiều người chấp nhận như sau: “ Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian nhất định” 1.2 Phân loại lạm phát Nếu căn cứ vào định lượng thì lạm phát có các loại sau: Lạm phát vừa phải : còn gọi là lạm phát một con số Lạm phát phi mã: Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 con số Siêu lạm phát: 3 con số một năm khi xảy ra lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ rất nhanh tỉ lệ lạm phát cao Nếu căn cứ vào định tính thỉ lạm phát có các loại: lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng. 2: các phương pháp đo lường lạm phát 2.1. Chỉ số giá tiêu dung CPI. CPI được sử dụng một cách phổ biến trong việc đánh giá mức lạm phát. CPI đo lường mức giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong một giai đoạn nhất định. Chỉ số CPI được tính bằng cách so sánh giá trị hiện tại và giá trị tại kỳ gốc của số hàng hóa đã được chọn theo quy định. Ở Việt Nam, CPI được tính cho toàn quốc và cho từng địa phương, chỉ số giá bình quân được thông báo hàng tháng, tổ hợp của nhiều tháng và cho cả năm và được công bố cùng chỉ số giá vàng và chỉ số đôla Mỹ. 2.2. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết 1 đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng? % so với mức giá của năm . 2.3. Chỉ số lạm phát cơ bản. Chỉ số lạm phát cơ bản có cách tính tương tự như chỉ số GPI nhưng loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đo lường lạm phát cơ bản nhưng có thể cho chúng vào 3 nhóm cơ bản: Nhóm phương pháp cơ học, nhóm phương pháp thống kê và nhóm phương pháp hồi quy 3: Nguyên nhân của lạm phát 3.1: Lạm phát do cầu kéo Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu. nguyên nhân chính là do tăng cầu quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp, hay nói cách khác nền kinh tế đã vượt qua mức sản lượng tiềm năng của nó 3.2: Lạm phát do chi phí đẩy Hình thức lạm phát do chi phí đẩy phát sinh từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu tăng do tỷ lệ giá năng hoặc khả năng khai thác hạn chế 3.3: Giảm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Tâm lí dân cư khi người dân không tin vào đồng tiền của nhà nước họ sẽ không dự tiền mà đẩy vào lưu thông bằng việc mua hàng hóa dự trữ; thứ hai là thâm hụt ngân sách nhà nước cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát… II: Tình hình lạm phát ở việt nam năm 2012 Trong khi Việt Nam đang có được điều kiện kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, nền kinh tế đang suy giảm do thiếu những tiến triển rõ ràng trong chương trình tái cấu trúc. Lạm phát so với cùng kỳ đã giảm từ 23% vào tháng 8 năm 2011 xuống 7% vào tháng 11 năm 2012. Những lĩnh vực mà giá cả được quản lý một cách hành chính, dịch vụ y tế và sức khỏe, năng lượng, giáo dục và giao thông. Có mức lạm phát cao hơn và biến động lớn hơn so với những ngành có giá cả chủ yếu do thị trường quyết định. Cụ thể, với tình hình kinh tế của 5 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu đã đề ra là kiềm chế lạm phát ở mức 8% và đảm bảo mức tăng trưởng sẽ đạt 6% trong năm 2012. Đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm chính phủ nhận định kinh tế xã hội 5 tháng đã và đang chuyển biến tích cực qua từng tháng. Từng ngành, từng lĩnh vực đều có xu hướng phục hồi, vượt qua khó khăn, thể hiện rõ nhất là lạm phát được kiểm soát CPI tháng 5 chỉ tăng 0.18% so với tháng trước và tăng 2.78% so với cuối năm 2011; kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành sản xuất, dịch vụ đều tăng dần tuy còn chậm. Niềm tin vào Việt Nam đồng trở nên vững chắc, dự trữ ngoại tệ tăng. Tuy nhiên chính phủ cũng thừa nhận kinh tế trong nước còn 1 số khó khăn cần giải quyết. Theo thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch- đầu tư Cao Viết Sinh, mục tiêu tăng trưởng GDP quý I/2012 chỉ đạt 4% là do ta phải ưu tiên tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đại diện quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam ông Sanjjaykalra đã cảnh báo rằng các nền kinh tế Châu á có thể đối mặt với mức suy giảm mạnh hơn dự báo do tác động của đà suy yếu của nền kinh tế Châu âu. Việt Nam có thể ảnh hưởng bởi nguy cơ lạm phát tăng trở lại. Tuy nhiên Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu tăng trưởng 6% và lạm phát 8%. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là bảo đảm điều hành không giật cục, không để lạm phát trở lại. Bối cảnh khó khăn hiện nay cũng được chính phủ nhận định là thời cơ tốt để tái cơ cấu nền kinh tế. Với tình hình này, chính phủ nhất trí cho rằng chưa điều chỉnh chỉ tiêu, phải kiên trì giữ vững các mục tiêu đã đề ra cho năm 2012: Chủ động điều hành kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 8%, ổn định vĩ mô. Theo đó CPI đầu tháng 12 chỉ tăng 0.27% so với tháng 11 và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2002 lại đây nếu loại trừ năm bất thường là 2008. Tốc độ tăng rất thấp của tháng 12 này đã góp phần làm kiềm chế CPI cả năm nay chỉ tăng 6.81% so với tháng 12/2011 và tăng 9.21% so với bình quân 12/2011. Như vậy Việt Nam đã hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2012 thấp hơn mục tiêu kế hoạch 7% mà quốc hội đề ra. Theo tổng cục trưởng tổng cục thống kê Đỗ Thức, mặc dù CPI cả năm 2012 thấp hơn nhiều so với mức tăng 11.75% của cả năm 2010 và mức tăng 18.13% của 2011 nhưng năm nay là năm giá cả có nhiều biến động bất thường. CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm nhưng lại tăng cao nhất vào tháng 9 với mức 2.2% chủ yếu do tác động tích cực của việc triển khai chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Chỉ ra nguyên nhân chính khiến CPI cả năm tăng thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch. Công thức cho biết nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ hàng hóa chung chỉ tăng 5.78% thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung trong đó lương thực chỉ tăng 3.26%, thực phẩm tăng 8.14% hoàn toàn trái chiều với năm 2011 khi nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất này tăng cao nhất và cao hơn nhiều mức tăng chung. III: Nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát. 1: Nguyên nhân Cơ sở hạ tằng kinh tế xã hội chậm được cải thiện, có mặt tiếp tục xuống cấp, tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư còn thấp, nhiều tiềm lực của dân chưa được khai thác và đưa vào phát triển sản xuất, tài sản công và vốn đầu tư của nhà nước còn bị thất thoát lãng phí lớn Nền kinh tế thị trường Việt Nam đang ở trình độ ban đầu, vẫn chưa được phát triển đầy đủ, chưa được quản lí tốt do hệ thống phát luật chưa đồng bộ, năng lực và hiệu lực quản lí vĩ mô chưa đáp ứng yêu cầu Sức sản xuất của xã hội chưa được giải pháp triệt để, hiệu quả kinh tế còn thấp, hạn chế nguồn tích lũy vốn đầu tư cũng như khả năng cải thiện đời sống Ở nước ta nhiều năm qua nhu cầu đầu tư về xây dựng cơ bản tăng nhanh trên cả 2 khu vực nhà nước và tư nhân. Đầu tư vào Việt Nam ngày một gia tăng do đó ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ và hàng hóa Ngân sách nhà nước đứng trước những yêu cầu lớn về cân đối thu chi và tạo nguồn bù đắp thiếu hụt hàng năm , trong khi đó môi trường lập pháp, tài chính còn trong quá trình tạo lập và hoàn cảnh. 2: Giải pháp để kiềm chế làm phát Điều tiết giảm tổng cầu của nền kinh tế để giảm bớt sức ép lạm phát; thu hẹp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế để từng bước giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài, cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát nợ công, nợ quốc gia bảo đảm an ninh tài chín quốc gia. Cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cần ưu tiên vốn tín dụng phục vụ trực tiếp sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp, thủy sản hạn chế cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản chứng khoán, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu; có chính sách hộ trỡ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận vốn . từng bước giảm mặt bằng lãi suất bảo đảm hài hòa lợi ích người gửi tiền và người đi vây, khuyến khích được doanh nghiệp phát triển sản xuất , kinh doanh góp phần bảo đảm cung- cầu hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế , nhất là cân đối nguồn điện Trong điều hành chính sách tài khóa kiên quyết không chi ngân sách nhà nước vượt dự toán đã chi được phê chuẩn, đưa mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP; quản lí chặt chẽ các khoản chi có nguồn gốc ngân sách và việc ứng chi ngân sách nhà nước; tiến hành khẩn trương và cương quyết việc cắt giảm các dự án đầu tư chưa cần thiết. Chính phủ cần giao cụ thể chi tiêu cắt giảm vốn đầu tư cho mỗi nghành, mỗi địa phương, việc cắt giảm các dự án cụ thể giao cho nghành và địa phương quyết định Về tình hình xuất nhập khẩu cần thực hiện các biện pháp quyết liệu giảm tỉ lệ nhập siêu xuống dưới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, đảm bảo cân đối ngoại tệ quốc gia. Tăng cường kiểm tra giám sát không cho nhập khẩu thiết bị, vật tư hàng hóa đã sản xuất trong nước; hạn chế tới mức tối thiểu nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ. Khuyến khích đầu tư sản xuất các hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu đủ sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng Cơ cấu lại việc phân bố các nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế một các hợp lí trên cơ sở có cơ cấu đầu tư hiệu quả, lấy cơ cấu đầu tư là công cụ điều tiết sự phát triển nền kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định đầu tư. Xây dựng những dự án có giá trị gia tăng cao trên cơ sở ứng dụng công nghệ, phát huy sang tạo đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu phát triển , ứng dụng phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cần chú trọng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang một số khu kinh tế ven biển làm động lực phát triển kinh tế vùng; LỜI KẾT Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xóa bỏ lạm phát hoàn toàn thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại. Nó luôn rình rập và đe dọa chúng ta. Chính vì vậy đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo chi nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng phát triển khoa học,giáo dục để đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này không chỉ của riêng ai mà một phần nhỏ dành cho các doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước trong nhiều năm tới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1: Giáo trình, kinh tế học đại cương, trường ĐH Luật HN-2002 NXB Công An ND. 2: Sách kinh tế học vĩ mô, Dương tấn Diệp 3: N.Gregory Mankiw, Kinh tế vĩ mô, NXB thống kê 1996 4: N.Gregory Mankiw, Nguyên lí kinh tế học, NXB thống kê 2003 5: Phạm chung, Kinh tế vĩ mô phân tích,NXB Giáo dục 2004 6: http://luanvan.co/luan-van/de-tai-lam-phat-va-bien-phap-kiem-che-lam-phat-o-viet-nam- 14642/ 7: http://www.hvnh.edu.vn/sites/default/files/tai_nguyen/lamphatchukhanhlan.pdf 8: http://luanvan.net.vn/luan-van/phan-tich-tinh-hinh-lam-phat-o-viet-nam-nhung-nam-gan- day-2294/ 9: http://vietbao.vn/Kinh-te/Lam-phat-ca-nam-2012-la-6-81/2131582148/47/ 10:http://www.gdtd.vn/channel/2780/201212/Lam-phat-nam-2012-duoc-kiem-che-o-muc- 681-1965826/ . xin đi vào phân tích và nghiên cứu đề bài: “ Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới . II: Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 ………………………………………… 3 III: Nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm pháp …………………………… ………5 1: Nguyên nhân gây ra lạm