Với tư cách là tổng hoà của các chính sách kinh tế- tế-xã hội vĩ mô, lạm phát đã có những tác động trực tiếp hay gián tiếp, nhanh hay chậm tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Lý thuyết chung về lạm phát 2
1.Khái niệm lạm phát 2
2 Thước đo của lạm phát 3
II.Tình hình kinh tế ở Việt Nam năm 2011và nguyên nhân gây ra lạm phát 3
1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2011 3
2.Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam 3
III.Hậu quả của lạm phát 6
IV Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam 7
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường Trong thời đại ngày nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh
tế-xã hội ở các quốc gia Với tư cách là tổng hoà của các chính sách kinh tế- tế-xã hội vĩ mô, lạm phát đã có những tác động trực tiếp hay gián tiếp, nhanh hay chậm tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân, đến các quan hệ kinh tế đối ngoại và đối nội của quốc gia và tác động đến tình hình kinh tế khu vực và thế giới với mức độ tuỳ theo vị thế kinh tế chính trị
mà nước đó đã đảm nhận trong khu vực và thế giới Thực tiễn cho thấy lạm phát thế giới luôn biến động không ngừng cùng với nhiều đặc tính mới mẻ Cũng như vậy ở Việt Nam tình hình lạm phát hiện nay đã lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang
Do tính bức thiết của vấn đề nên em xin lựa chọn đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân của lạm phát của việt Nam năm 2011 và 1 số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới” qua đó đem tới cho các bạn
những đánh giá, nhận xét về mức độ lạm phát của nước ta đồng thời phân tích
rõ hơn những nguyên nhân và giải pháp để kiềm chế lạm phát trong những năm sắp tới
NỘI DUNG
I Lý thuyết chung về lạm phát
1.Khái niệm lạm phát
Trước đây và hiện nay các nhà kinh tế có quan niệm khác nhau về lạm phát
Trước kia, người ta cho rằng lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong một khoảng thời gian nào đó
Quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại về lạm phát: Lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung
Trang 32 Thước đo của lạm phát
Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau:
- Chỉ số giảm phát =
- Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)
- Chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)
Tuy vậy thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát Nó là tỷ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nói trên ở hai thời điểm khác nhau
Người ta có cách tính tỷ lệ lạm phát (chẳng hạn theo CPI) như sau:
Trong đó, i%: tỷ lệ lạm phát;
t: thời điểm tính toán
II.Tình hình kinh tế ở Việt Nam năm 2011và nguyên nhân gây ra lạm phát
1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2011
Nhìn chung, lạm phát của nước ta từ 2004- nay luôn ở mức khá cao Từ năm 2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 7,1%, trong khi đó lậm phát bình quan hàng năm khoảng gần 11% Mức lạm phát của nước ta cao hơn nhiều so với lạm phát của các nước trong khu vực Lạm phát của nước ta năm 2011 vẫn ở mức cao và diễn biến phức tạp 18,75 % tăng 7,0% so với năm 2010, khá cao trong khu vực và trên thế giới
2.Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam
Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột,
và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp
1 Xét tổng quát sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng
cuối cùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp.
Trang 4Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu, mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng, lạm phát ) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô )
Vốn đầu tư/GDP gia tăng từ 34,9% trong thời kỳ 1996-2000 lên 39,1% trong thời kỳ 2001-2005 và lên 43,5% trong thời kỳ 2006-2010 Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam đã tăng tương ứng từ 71,1% thời kỳ 2001-2005 lên 72,2% thời kỳ 2006-2010
Đây là tỷ lệ cao so với một số nước (năm 2009 của Việt Nam là 72,8%, trong khi của Brunei là 47%, Trung Quốc 48,7%, Singapore 52,4%, Malaysia 64%, Indonesia 68,2%, Thái Lan 68,3%, Ấn Độ 69,6%, Hàn Quốc 70,3% ) Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do quy
mô GDP bình quân đầu người thấp, có một phần do tiêu dùng có xu hướng tăng lên; nhưng có một phần do đã xuất hiện tình trạng “ăn chơi sớm” và chuộng hàng ngoại của một bộ phận dân cư
Do đầu tư và tiêu dùng cuối cùng vượt xa so với GDP, nên nhập siêu tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 mới gần 9,4 tỷ USD, đã tăng lên trên 19,1 tỷ USD thời kỳ 2001-2005 và tăng lên gần 62,8 tỷ USD thời kỳ 2006-2010)
Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó đáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập khẩu lớn như thủy sản, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, ngô, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu, đường, thịt; mà một nước có bờ biển dài nhưng phải nhập muối; một nước có
tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưng do tính gia công, lắp ráp cao mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; một số loại hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm lên đến mấy tỷ USD
2 Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và
năng suất lao động thấp Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và
tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ 2001-2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên 6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước trong khu vực)
Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở về trước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên
Trang 5dưới 40%, trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước
Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD )
3 Tổng thu ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao (mấy năm
nay đạt trên dưới 28%), nhưng thu từ dầu thô, từ hải quan, thu từ đất đai là
những khoản không trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh tế và có xu hướng giảm
(thu từ dầu thô năm 2005 chiếm 29,2%, 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 13,9%; thu từ hải quan, tương ứng chiếm 16,7% và 22,5%; thu từ đất đai chiếm khoảng 6-7%)
Bội chi ngân sách/GDP từ năm 2006 trở về trước ở mức thấp, nhưng từ năm 2007 đến nay ở mức cao, tuy đã có xu hướng giảm xuống trong vài năm nay, nhưng vẫn thuộc loại cao Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu
tư, chi cho lĩnh vực xã hội là cần thiết, nhưng thuộc loại cao, nhất là chi cho đầu tư công-thể hiện Nhà nước còn “ôm” nhiều quá mà cần khuyến khích các nguồn lực xã hội
4 Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm
phát Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP.
Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉ gấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-một hệ số rất cao Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao gấp đôi con số tương ứng của nhiều nước Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ
5 Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với
lạm phát trên 4 mặt
- Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền
- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên
Trang 6- Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ
- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND
6 Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị
trường là tất yếu, đúng hướng, là một nội dung quan trọng của đường lối đổi
mới Tuy nhiên, kết quả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện dồn dập
cùng một lúc sẽ tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy ra trong
thời kỳ lạm phát phi mã, hay vào tháng 2-3 vừa qua
7 Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động
đối với lạm phát ở trong nước xét trên các góc độ khác nhau
- Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá cao (năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt 130,8%, năm 2010 đạt 154,4%, khả năng năm 2011 sẽ còn cao hơn)-tức là có độ mở khá cao, đứng thứ 5 thế giới-nên biến động giá cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác
- Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng
8 Ngoài ra, cũng cần tính đến sự chuyển động của dòng tiền giữa các
kênh đầu tư Từ quý II/2007, thị trường chứng khoán sau khi lên đỉnh đã đao
xuống mạnh, làm cho một lượng tiền lớn từ kênh này chuyển sang làm cho giá bất động sản bốc lên và giá tiêu dùng tăng cao vào cuối năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2008
Giá vàng, giá bất động sản tăng cao vào năm 2009, đầu năm 2010 cũng
đã hút một lượng tiền lớn vào đây, nên CPI cũng tăng chậm lại Từ cuối 2010, chứng khoán và bất động sản đều giảm, góp phần làm cho sức ép tăng giá tiêu dùng cao lên Sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh cũng góp phần tạo lên sự cộng hưởng và chia sẻ dòng tiền với thị trường tiêu dùng
III.Hậu quả của lạm phát
Lạm phát làm giảm phát triển Nhà nước sau cùng đã phải giảm chỉ tiêu phát triển 1% từ 7%-7.5% xuống 6.5% cho năm 2011 đặc biệt là ngừng, đình
Trang 7hoãn, giãn tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư của nhà nước Với lãi suất và đối với tình trạng kinh tế vĩ mô bất ổn do lạm phát gây ra, các nhà đầu tư tư nhân có khuynh hướng giảm đầu tư hoặc rút ra khỏi Việt Nam
Nạn lạm phát làm cho đồng tiền VNĐ yếu đi và mất giá Người tiêu thụ bớt tin tưởng vào VNĐ và do đó họ có khuynh hướng giữ vàng hoặc ngoại tệ
Vì đồng VNĐ mất giá cho nên dân chúng thu mua và tích trữ vàng và đồng USD Các cơ sở kinh doanh không bị đòi hỏi phải bán giữ ngoại tệ cho ngân hàng trung ương Do đó những cơ sở này cũng lưu trữ ngoại tệ Trong khi đó, mức tồn trữ ngoại tệ của NHNN quá thấp Kể cả vàng mức dự trữ ngoại tệ của NHNN vào cuối năm 2010 là 15.5 tỉ USD, tương đương với 1.9 tháng trị giá nhập cảng theo báo cáo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
Tình trạng cán cân thương mại thiếu hụt do nhập nhiều hơn xuất khẩu kéo dài quá lâu đã làm hao mòn dự trữ ngoại tệ Trong thời gian từ
2005-2010, tổng số nhập siêu của Việt Nam là 47.3 tỉ USD hay trung bình mỗi năm
là 7.9 tỉ USD Thêm vào đó là nạn đầu tư vô tội vạ của các tập đoàn kinh tế quốc doanh Thay vì chú trọng vào việc sản xuất, một số tập đoàn này lại đầu
tư vào dịch vụ kinh doanh phi sản xuất như chứng khoán và nhà đất Đó là những lý do làm cho Việt Nam đang trải qua tình trạng khan hiếm ngoại tệ khiến cho các nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi thu mua ngoại tệ để mua hàng
từ nước ngoài
Lạm phát nói chung ảnh hưởng đến lương bổng của công nhân và những dân nghèo ở nông thôn một cách mạnh mẽ Vì giá xăng dầu và điện gia tăng, các công ty chuyên chở đã tăng chi phí chuyên chở bằng 15%-20% Các công ty đường sắt cũng gia tăng lệ phí 25% kể từ 1/4/2011 Những công ty hàng không cũng có những quyết định tương tự Cuối cùng chỉ có những người tiêu thụ chịu mọi hậu quả
IV Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam
Từ những nguyên nhân trên ta có thể đưa ra các giải pháp như sau :
Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá
và chính sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại
và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng
Trang 8đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng
và việc làm
Thắt chặt tiền tệ chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông
Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công
và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng
Sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới
KẾT LUẬN
Tóm lại, lạm phát là một vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Giải quyết vấn đề trên một cách triệt để là một công việc lâu dài đòi hỏi sự chính xác Vì vậy chúng
ta phải học cách sống chung với lạm phát, chủ động với lạm phát, linh hoạt đối với các biện pháp kiềm chế lạm phát để rồi qua đó hạn chế tối đa tác hại của lạm phát đến nền kinh tế nói chung và đời sống nhân dân nói riêng
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường Đại học Luật hà Nội, Giáo trình kinh tế học đại cương , NXB CAND, Hà Nội, 2002
2. http:/www.vneconomy.com
3 http://www.chinhphu.vn
4 Thời báo kinh tế