1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình lạm phát ở việt nam năm 2011

21 991 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Đại Học Hải Phòng Khoa Kế Toán – Tài Chính Khóa học 2009 – 2013 Tiểu Luận Lý Thuyết Tài Chính- Tiền Tệ Đề tài : Phân tích tình hình lạm phát Việt Nam năm 2011 Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Ánh Lớp : TCNH D-K10 Hải Phòng , năm 2011 1 Lời mở đầu : Trong đời sống hàng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề của kinh tế học vĩ mô. Nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công chúng. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện nhiều quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Mỗi giai đoạn khi lạm phát xuất hiện với hình thức và dáng vẻ khác nhau thì lại có nhiều câu hỏi tranh luận được đặt ra: bản chất của lạm phát là gì? Các hình thức biểu hiện biểu hiện của nó ra sao? Nó có tác động nghiêm trọng như thế nào đối với nền kinh tế? Thực trạng về vấn đề lạm phát Việt Nam hiện nay đang diễn biến như nào? Chúng ta cần phải làm gì để điều tiết nền kinh tế và kiềm chế lạm phát? Lạm phát ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay. Nhất là cho đến thời điểm này giá cả các mặt hàng thiết yếu trong và ngoài nước diễn ra rất phức tạp. Giá hầu hết các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như: xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, phân bón … đều tăng. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi giá vàng trong ngoài nước, tỷ giá ngoại hối đột ngột tăng cao . Tình hình đó đòi hỏi nhà nước phải có những quan điểm và giải pháp cấp vĩ mô cũng như vi mô để kiềm chế cũng như khắc phục lạm phát . Hy vọng với đề tài “ phân tích tình hình lạm phát Việt Nam năm 2011” có thể phần nào trả lời được các câu hỏi trên . 2 Chương 1: Những vấn đề chung về lạm phát 1.1 :Khái niệm lạm phát Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế , lạm phát là sự mất giá trị của thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia , còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô . Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự “ổn định giá cả”. 1.2: Phân loại lạm phát 1.2.1 : Về mặt định lượng - Lạm phát một con số mỗi năm : Đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được, với mức lạm phát này , những tác động kém hiệu quả của nó là không đáng kể. - Lạm phát hai con số mỗi năm : Khi tỷ lệ tăng , giá đã bắt đầu tăng đến hai chữ số mỗi năm. Lạm phát trở thành mối đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế. - Siêu lạm phát : Nhiều người coi lạm phát ba chữ số là siêu lạm phát vì nó có tỷ lệ lạm phát rất cao và tốc độ tăng rất nhanh. Siêu lạm phát sẽ làm cho kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng , thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh. 1.2.2 : Về mặt định tính - Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng: • Lạm phát cân bằng : tỷ lệ lạm phát tương ứng với thu nhập, không ảnh hưởng tới đời sống của người lao động. • Lạm phát không cân bằng : tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập. - Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường : • Lạm phát dự đoán trước : là lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn , ổn định nên có thể dự đoán được trước tỷ lệ lạm phát cho những năm sau. 3 • Lạm phát bất thường : lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa hề xuất hiện. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền đương đại. 1.3 :Nguyên nhân gây lạm phát Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó “lạm phát do cầu kéo” và “ lạm phát do chi phí đẩy” được coi là 2 nguyên nhân chính. - Lạm phát do cầu kéo : Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “ lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hóa hay dịch vụ ngày càng kéo giá của hàng hóa hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là “ quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hóa”. - Lạm phát do chi phí đẩy : Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc một vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm . Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. - Lạm phát do cơ cấu : Các ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế , không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận , ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó. - Lạm phát do cầu thay đổi : Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới ( chỉ có thể tăng mà không thể giảm) , thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá, trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả, mức giá chung tăng lên dẫn đến lạm phát. - Lạm phát do xuất khẩu : Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. - Lạm phát do nhập khẩu : Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu dội lên. 4 - Lạm phát do thâm hụt ngân sách : Khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước của các quốc gia tăng cao, kéo dài thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng. - Lạm phát theo tỷ giá hối đoái : Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy chi phí về phía nguyên liệu tăng lên, quay trở về lạm phát phí đẩy như đã phân tích trên. 1.4 : Tác động của lạm phát 1.4.1 : Lạm phát và lãi suất Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình , hệ thống ngân hàng phải luôn luôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình tức là phải giữ cho lãi suất thực ổn định. Có , Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát . Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. 1.4.2 : Lạm phát và thu nhập thực tế Nếu thu nhập danh nghĩa không đổi , lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động . Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi , tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi , các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa . Khi lạm phát tăng, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng , làm cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao ( thuế suất không tăng ). Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng ( thu nhập sau thuế ), thực ( sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát ) mà người cho vay nhận được suy giảm đi . 1.4.3 : Lạm phátphân phối thu nhập không bình đẳng Trong quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay , khi lạm phát tăng cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ là người được lợi . Điều này tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay . Hơn thế nữa , nó còn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi . Cuối cùng , những người nghèo càng nghèo hơn , những người giàu càng giàu lên . Tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập , về mức sống giữa người giàu và người nghèo . 1.4.4 : Lạm phát và nợ quốc qia 5 Lạm phát cao làm cho Chính phủ được hưởng lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân , nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn . Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài . Vì lạm phát làm tỷ giá tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ . 1.5 : Ảnh hưởng của lạm phát - Ảnh hưởng tích cực : Nếu lạm phát ( tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương ) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế . Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi . Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất . Việc làm được tạo thêm . Tỷ lệ thất nghiệp giảm . - Ảnh hưởng tiêu cực : Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây ra hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước. Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát. 1.6 : Biện pháp khắc phục lạm phát 1.6.1 : Những biện pháp tình thế Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “ cơn sốt lạm phát” , trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát . - Thứ nhất : Chính sách đóng băng tiền tệ tức là giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông . - Thứ hai : thi hành “ chính sách tài chính thắt chặt” như tạm hoãn những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế , cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được . - Thứ ba : Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch , giảm thuế và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào . - Thư tư : Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài . - Thứ năm : Cải cách tiền tệ 1.6.2 : Những biện pháp chiến lược Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân . Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài cho đất nước , làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững . 6 - Thứ nhất : Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa. Đây là biện pháp chiến lược hàng đầu để hạn chế lạm phát , duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân . - Thứ hai : Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó giảm bội chi ngân sách nhà nước . - Thứ ba : Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý ,chống thất thu , đặc biệt là thất thu về thuế , nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước . Chương 2 : Thực trạng về tình hình lạm phát Việt Nam năm 2011. 2.1 :Tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây. 2.1.1 : Tình hình chung về kinh tế thế giới . Kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2011 đã phục hồi chậm lại do những khó khăn từ các đầu tàu kinh tế . Bước sang năm 2011, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản Trung Quốc. Hiện nay , lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Nhiều nước châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua, như Trung Quốc 5%, Ấn Ðộ 8,2%, Hàn Quốc 4,7% Giá các mặt hàng chiến lược tăng mạnh đang đe dọa đến an ninh năng lượng và an ninh lương thực của các quốc gia. Giá dầu thô lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi (113 USD/thùng ngày 8-4-2011, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước), giá vàng đạt mức cao nhất trong lịch sử (1,473 USD/ao-xơ ngày 8-4-2011), giá bạc cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng 31 năm qua. Ðặc biệt, giá lương thực, thực phẩm tăng cao (tăng gần 30% so với giữa năm 2010, trong đó giá ngũ cốc tăng hơn 40%) dẫn đến nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới. Khủng hoảng nợ công vẫn tiếp 7 tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu. Mỹ và Nhật phải đối mặt với việc nợ công lên tới mức kỷ lục. Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế vẫn biến động phức tạp, thị trường chứng khoán thế giới bị tác động mạnh trước những biến cố chính trị và thiên tai. Các luồng vốn đầu tư, thương mại toàn cầu bị xáo trộn, khiến ngay cả Trung Quốc cũng phải chịu thâm hụt thương mại cao nhất trong bảy năm qua (lên 7,3 tỷ USD tháng 2-2011). Đặc biệt thiên tai tại Nhật Bản đang khiến cho hệ thống sản xuất toàn cầu của một số mặt hàng điện tử, công nghệ cao chịu ảnh hưởng nặng nề .Những khó khăn về kinh tế đang gây ra bức xúc trong xã hội, từ đó phát sinh những tiêu cực khó lường tới tình hình chính trị của một số quốc gia. Biểu tình đã bùng phát nhanh chóng và gây ra những bất ổn chính trị nghiêm trọng tại khu vực Trung Ðông, Bắc Phi và trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay nó đã lan tỏa rất nhanh, ảnh hưởng tới tình hình khu vực và bầu không khí chính trị quốc tế. Chúng ta thấy kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn hơn là thuận lợi . Người dân đang dần mất lòng tin vào các chính sách của Chính phủ . Vì vậy, các chính sách hợp lí cùng các biện pháp đúng đắn để đưa nền kinh tế thế giới đi lên là vô cùng quan trọng. 2.1.2 : Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2011. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Bộ trưởng khẳng định, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011 tiếp tục có những chuyển biến tích cực với những kết quả rõ nét. Cụ thể, chỉ số CPI tháng 10/2011 tăng 0,36%, đây là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ 3 liên tiếp mức tăng giá dưới 1%. Xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đã đề ra. 10 tháng ước đạt trên 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ. Nhập siêu tháng 10 giảm mạnh, bằng 9,6% kim ngạch xuất khẩu; nhập siêu 10 tháng đầu năm 2011 xấp xỉ 10,8% thấp hơn nhiều so với mức phấn đấu đề ra.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng năm 2011 ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010 tuy một số dự án và số vốn đăng ký mới thấp hơn cùng kỳ. Thu ngân sách 10 tháng ước đạt 530 nghìn tỷ, bằng 89,1% dự toán năm; chi ngân sách bằng 79,2%. Tuy nhiên bên cạnh các kết quả tích cực đạt được, còn không ít các khó khăn, thách thức, Chỉ số giá tiêu dùng CPI tuy đã giảm dần nhưng sức ép về lạm phát và tỷ giá còn rất lớn, lãi suất còn cao. Sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, do thiếu vốn và hàng tồn kho lớn. Bên cạnh đó thì thiên tai, dịch bệnh gây nhiều thiệt hại, khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân. 8 Nguyên nhân của tình hình trên: Về khách quan, do tác động tiêu cực của tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lạm phát trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt hơn các nước trong khu vực. Vì vậy, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay. 2.2 : Thực trạng tình hình lạm phát Việt Nam năm 2011. Trước hết chúng ta có thể thấy rằng lạm phát tại Việt Nam trong năm 2011 chỉ là hậu quả từ những bất ổn nội tại nền kinh tế trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2007 – 2010 và là hệ quả tất yếu của việc mất cân đối trong nền kinh tế vĩ mô. 2.2.1: Thực trạng lạm phát của Việt Nam năm 2011. Năm 2011, sức ép lạm phát tiếp tục kéo dài . Những động thái như : sức ép từ cung tiền tệ giảm dần do chính sách tài chính – tiền tệ thắt chặt, nhất là việc hạn chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% và việc giảm cho vay đầu tư phi sản xuất , tiêu dùng, đặc biệt cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản, cùng với hạn chế đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách, mua sắm trang, thiết bị, chi tiêu công khác, trong khi tăng cường kiểm soát, giảm thiểu tình trạng buôn bán vàng miếng, ngoại tệ không có giấy phép… đang và sẽ góp phần giảm dần tổng cầu trong xã hội và sức ép liên quan đến tiền tệ trong thời gian tới nước ta. Tuy nhiên, sức ép lạm phát do chi phí đẩy lại tăng nhanh bởi gia tăng chi phí đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ tiêu dùng từ các đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu, điện diễn ra liên tiếp trong tháng 3-2011; từ sự tăng chi phí vốn gắn với cuộc đua lãi suất huy động, cho vay và việc điều chỉnh lương tối thiểu cho công nhân viên chức ở khu vực hành chính, sự nghiệp, các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Như vậy, sức ép lạm phát cao có khả năng vẫn duy trì trong thời gian tới do: Xu hướng tăng lạm phát chung của thế giới (lạm phát ngoại nhập); Sự để ngỏ khả năng điều chỉnh tăng giá xăng, dầu, điện, một số mặt hàng đầu vào và độc quyền khác theo động thái giá thị trường (lạm phát do chi phí đẩy); Sự không ổn định của thời tiết, sâu bệnh mùa màng; Những bất cập trong cơ cấu kinh tế, phối hợp thực hiện chính sách, kể cả có những yếu tố quản lý, tâm lý, đầu cơ thị trường 9 Tính chung, mức lạm phát cuối năm so cùng kỳ năm trước sẽ có nhiều khả năng đạt tới trên 15%, tức cao hơn khoảng ¼ mức tương ứng năm 2010 và cao gấp đôi mức kế hoạch đặt ra đầu năm. Đồng thời, mức tăng trưởng GDP cả năm 2011 có thể sẽ thấp hơn năm ngoái do thu hẹp nguồn đầu tư công (theo tinh thần Nghị quyết số 11 của Chính phủ) và dòng vốn đầu tư xã hội (bởi lãi suất tín dụng cao) làm hạn chế động lực tăng trưởng . Lạm phát các tháng đầu năm 2011 có các nguyên nhân chủ yếu như sau : - Thứ nhất doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tăng giá 2 lần (ngày 24/2 và ngày 29/3), mỗi lít xăng tăng khoảng 30%, dầu tăng khoảng 38% đã tác động trực tiếp tăng chỉ số giá nhóm giao thông vận tải và gián tiếp nhiều vòng đến hoạt động sản xuất của các lĩnh vực khác. - Thứ hai là giá điện cho sản xuất và sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng khoảng 15,3% áp dụng từ 1/3. - Thứ ba là ảnh hưởng của tỷ giá giữa VND và USD, đồng Việt Nam mất giá mạnh trong 3 tháng đầu năm đã làm tăng giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu (trong điều kiện nước ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước). Đây là nguyên nhân chúng ta bị tăng giá kép từ giá thế giới và thay đổi tỷ giá . - Thứ tư là ảnh hưởng từ những tháng cuối năm 2010 chi đầu tư từ ngân sách và của các doanh nghiệp tăng khá nhanh làm cho lượng tiền trong lưu thông lớn. - Thứ năm là yếu tố tâm lý (cả người tiêu dùng và người bán lẻ) từ việc nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp từ 1/1 và 1/5/2011. 2.2.2 : Một số nguyên nhân gây lạm phát năm 2011. Chỉ trong quý một năm 2011, lạm phát Việt Nam đã lên tới 6,1%. Thực trạng này đã khiến mục tiêu kìm chân lạm phát mức 7% của Quốc hội trở thành một nhiệm vụ bất khả thi trong năm nay. Việt Nam, song hành với tăng trưởng nóng là lạm phát cao. Trong năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt ngưỡng 10%. Và sang năm 2011, tình hình không có dấu hiệu khả quan hơn . Một số nguyên nhân chính gây ra lạm phát Việt Nam trong thời gian qua là : - Thứ nhất : sự kém hiệu quả của hoạt động đầu tư công .Theo thống kê mỗi năm Việt Nam đầu tư công khoảng 17-20% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ dưới 5% như Trung Quốc 3,5%, Indonesia 1,6%. Báo cáo mới nhất của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khi thẩm tra tình hình thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2010 đã “đề nghị xem xét lại đầu tư công những năm qua có xu hướng tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với tổng đầu tư 10 [...]... gây lạm phát 1.4: Tác động của lạm phát 1.5: Ảnh hưởng của lạm phát 1.6: Biện pháp khắc phục lạm phát Chương 2 : Thực trạng về tình hình lạm phát Việt Nam năm 2011 2.1: Tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây 2.2: Thực trạng tình hình lạm phát Việt Nam năm 2011 2.3: Tác động, ảnh hưởng của lạm phát Việt Nam 2.4: Tổng kết Chương 3 : Các giải pháp khắc phục tình hình lạm phát. .. nước cho 2011, Nghị quyết 11 cho thấy nhà nước đã không tiên đoán được tình trạng lạm phát nói riêng và kinh tế vĩ mô khó khăn nói chung hiện nay Chương 3: Các giải pháp khắc phục tình hình lạm phát Việt Nam năm 2011 3.1: Định hướng Chúng ta thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm hơn, giá cả hàng hóa tăng cao hơn năm 2010,... của lạm phát - Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh năm 2011 của các doanh nghiệp: Điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cho thấy chỉ số lạc quan kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên Việt Nam trong quý I /2011 đã giảm đáng kể Năm 2011 là một năm khó khăn với kinh tế Việt Nam Tăng trưởng của 6 tháng đầu năm 5,6%, thấp hơn mức 6,16% cùng kỳ năm ngoái, lạm phát lên tới 13% do tác động... và thực hiện các giải pháp kiềm chế, giảm dần lạm phát để CPI năm 2011 tăng mức 15-17%, phấn đấu để năm 2012 và các năm tiếp theo lạm phát mức thấp hơn , trở về mức một con số và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế - Kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%; kiểm soát nhập siêu cả năm không quá 15-16% kim ngạch xuất khẩu; giảm... đầu năm 2011 đã lên đến 6,4 tỷ USD Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài gây khó khăn cho việc hoạch định triển khai chính sách tỷ giá, nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ và quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế 2.3 : Tác động, ảnh hưởng của lạm phát năm 2011 Lạm phát tác động tới rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế , sau đây chúng ta sẽ xem xét một số ảnh hưởng của lạm phát - Lạm phát. .. thiết cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Mục tiêu của Chính phủ trong năm 2011 là kiềm chế bằng được lạm phát mức 18% và kéo xuống dưới 10% trong các năm tiếp theo để đến năm 2015 kiềm chế lạm phát mức khoảng 5% 3.2 : Các giải pháp cụ thể 3.2.1: Về chính sách tiền tệ: Tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; điều hành tăng trưởng tín dụng mức hợp lý theo... bán lẻ dự báo có thể xuống tới 6% - Lạm phát ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán : Tình hình lạm phát nước ta được thể hiện rất rõ qua diễn biến ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2011, chỉ số Vnindex đã có lúc giảm xuống mức 371 điểm ngày 26/5/2011và Hnindex cũng đã thiết lập mức đáy mới trong lịch sử của mình với 69 điểm ngày 25/5 /2011. Chỉ số P/E toàn thị trường chỉ... tệ và kiềm chế lạm phát sẽ trở thành một trong những chính sách lớn trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta Trên cơ sở tình hình thực tiễn và dự báo xu hướng biến động kinh tế trong nước và thế giới , định hướng chỉ đạo điều hành một số chỉ tiêu cơ bản của cả năm 2011 như sau : - Sáu tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt mức 5,57%, thấp hơn chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng năm 2011 đã được... lẻ Việt Nam cho biết hoạt động bán lẻ đang thời kỳ được gọi là “u ám” vì ảnh hưởng của lạm phát Với tình trạng leo thang của giá nguyên liệu, chi phí sản xuất, vận chuyển, giá hoàng hóa… mức tăng trưởng thực chất của của doanh nghiệp phân phối, bán lẻ thấp chưa từng có (7,6%) Bà Loan dự báo, 12 tình hình kinh doanh những tháng còn lại của năm sẽ còn đối mặt với khó khăn nhiều hơn hơn Mức tăng trưởng... phải mức cao như hiện nay Như vậy, với tình hình lãi suất tiếp tục giữ mức cao như hiện nay thì khả năng tỷ giá VND/USD sẽ sớm giảm về trong biên độ tỷ giá của NHNN - Lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập người lao động Lạm phát cao (nhưng tiền lương và thu nhập bằng tiền khác của người lao động không tăng lên tương ứng) đã làm cho thu nhập thực tế của họ giảm xuống Ví dụ, trong hai năm qua, lạm phát . những năm gần đây. 2.2: Thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011 2.3: Tác động, ảnh hưởng của lạm phát ở Việt Nam 2.4: Tổng kết Chương 3 : Các giải pháp khắc phục tình hình lạm phát ở Việt. Tác động của lạm phát 1.5: Ảnh hưởng của lạm phát 1.6: Biện pháp khắc phục lạm phát Chương 2 : Thực trạng về tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011 2.1: Tình hình kinh tế ở Việt Nam và thế giới. nước . Chương 2 : Thực trạng về tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2011. 2.1 :Tình hình kinh tế ở Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây. 2.1.1 : Tình hình chung về kinh tế thế giới . Kinh

Ngày đăng: 08/05/2014, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w