Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về mặt thời gian cũng như là trí tuệ mới mong muốn đạt được kết quả khả quan.. Do đó, ở Việt N
Trang 1A – LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, quốc gia Việt Nam, một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Chính vì thế, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư và phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đứng trước những đòi hỏi của nền kinh tế, Việt Nam trong những năm gần đây, đã vấp phải nhiều khó khăn không nhỏ, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nền
kinh tế Nổi cộm nhất trong đó là tình hình lạm phát Trong nền kinh tế thị trường,
lạm phát là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về mặt thời gian cũng như là trí tuệ mới mong muốn đạt được kết quả khả quan Vì vậy, việc chống lạm phát không chỉ là nhiệm vụ của riêng Chính Phủ mà là cả các doanh nghiệp Lạm phát ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là người lao động Do đó, ở Việt Nam công tác chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định và cân đối là rất quan trong trong sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân
Nhận thức rõ được tác động của vấn đề, sau đây e xin chọn đề tài về “thực trạng, nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam năm 2011 và một số giải pháp chủ yếu
để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới” làm đề tài trong bài tập này.
Mục tiêu của đề tài nhằm nêu rõ tình hình lạm phát ở Việt Nam trong năm 2011,
từ đó phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy, đồng thời, đưa ra những giải pháp tích cực nhằm giải quyết triệt để quá trình lạm phát, để ổn định phát triển nền kinh tế quốc gia
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
1 Khái quát về lạm phát
2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2011
3 Nguyên nhân
4 Tác động của quá trình lạm phát đến nền kinh tế quốc dân
5 Các giải pháp để kiềm chế quá trình lạm phát trong thời gian tới
Trang 2B – NỘI DUNG
I – KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT
Trong kinh tế học, lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô mà hầu hết
các quốc gia đều gặp phải Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả"
Quy mô của lạm phát được thể hiện ở mức độ lạm phát Các nhà kinh tế thường phân chia 3 mức độ thể hiện quy mô của lạm phát như sau:
- Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát dưới 10% Thực tế, mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đáng kể đến nền kinh tế
- Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát 2 (hoặc 3) con số mức độ lạn phát này có tỷ lệ lạm phát từ 10 đến 200% Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài
nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, thậm chí có thể gây ra những biến dạng kinh
tế nghiêm trọng
- Siêu lạm phát Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao Mức độ lạm phát này có tỷ lệ trên 200% Mức độ lạm phát này thường gây nên những thiệt hại nghiêm trọng
Khi kết hợp cả hai yếu tố: thời gian và mức độ lạm phát, người ta còn phân loại như sau:
Trang 3
- Lạm phát kinh niên: thời gian kéo dài trên 3 năm và tỷ lệ lạm phát đến 50%/năm
- Lạm phát nghiêm trọng: thời gian kéo dài trên 3 năm và tỷ lệ lạm phát trên 50% đến 200% trong một năm
- Siêu lạm phát: thời gian kéo dài trên một năm và tỷ lệ lạm phát trên 200% Mức độ lạm phát càng lớn, tỷ lệ lạm phát càng cao, thời gian lạm phát càng kéo dài càng có tác động mạnh đến nền kinh tế tác động của lạm phát chủ yếu là tác động tiêu cực
II – THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2011