1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM

16 757 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 163 KB

Nội dung

Tên chuyên đề: CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Nước ta thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường đất cũng gia tăng nhanh chóng. Nguồn tài nguyên đất ngày càng trở nên quý hiếm do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đất đai bị suy thoái hoặc hủy hoại ngày càng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân tự nhiên hoặc dưới tác động của con người. Những nguyên nhân chính là tình trạng sử dụng không hợp lý, khai thác quá mức, thiếu các biện pháp bảo vệ, bồi bổ, gây ô nhiễm; tình trạng thiên tai ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt dưới tác động của quá trình sa mạc hóa, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Suy giảm tài nguyên đất càng làm tăng áp lực lên tình trạng đói nghèo, đe dọa an ninh lương thực, gây bất ổn xã hội trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là mục tiêu cực kỳ quan trọng của các quốc gia. Nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra đối với ngành quản lý đất đai là cần phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Có như vậy, ngành quản lý đất đai mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trước mặt và lâu dài. Mặc dù hiện nay các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm đất là vấn đề rất đáng lo ngại.Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, chính sách quản lý tài nguyên môi trường thường sử dụng hai công cụ chủ yếu là mệnh lệnh và kiểm soát (hay pháp lý) và kinh tế. Các công cụ khác như công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ giáo dục truyền thông cũng được sử dụng nhằm bổ sung hỗ trợ và góp phần hoàn chỉnh hai công cụ pháp lý và kinh tế. Nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra đối với ngành quản lý đất đai là cần phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ, đặc biệt là công cụ kinh tế. Có như vậy, ngành quản lý đất đai mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trước mặt và lâu dài. Chính vì vậy, nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích một số công cụ, chính sách trong quản lý đất đai ở Việt Nam” để nghiên cứu. PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI I CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1. Phương pháp hành chính: Là phương pháp tác động mang tính trực tiếp. Phương pháp này dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng. Phương pháp quản lý hành chính về đất đai của Nhà nước là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước đến các chủ thể trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước và các chủ thể là người sử dụng đất (các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân) bằng các biện pháp, các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Nó đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Trong quản lý nhà nước về đất đai phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội. Nó khâu nối được các hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, giữ được bí mật hoạt động và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng kịp thời. Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định. Đồng thời phải làm rõ, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và từng cá nhân. Mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình như thế nào khi sử dụng quyền hạn đó. Để quyết định có căn cứ khoa học người ra quyết định phải nắm vững tình hình, thu thập đấy đủ các không tin cần thiết có liên quan, cân nhắc tính toán đầy đủ các lợi ích, các khía cạnh khác chịu ảnh hưởng đảm bảo quyết định hành chính có căn cứ khoa học vững chắc. 2. Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp lên đối tượng bị quản lý không trực tiếp như phương pháp hành chính. Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước về quản lý đất đai là cách thức tác động của Nhà nước một cách giản tiếp vào đối tượng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế để đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất. Trong công tác quản lý, phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tượng quản lý, do vậy nó ngày càng mang tính phổ biến và được coi trọng. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế là ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính toán và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Phương pháp kinh tế nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giúp cho Nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như công tác kiểm tra, đôn đốc có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính chất cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Một trong những thành công lớn của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai là việc áp dụng phương pháp khoán trong nông nghiệp và giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, đã tạo ra động lực to lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cho phép sử dụng có hiệu quả đất đai. Đây chính là Nhà nước đã áp dụng phương pháp kinh tế trong quản lý đất đai. 3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục: Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đai nói riêng và trong hoạt động kinh kế xã hội nói chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước bởi vì mọi đối tượng quản lý suy cho cùng cũng chỉ là quản lý con người mà con người là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có những đặc trưng tâm lý rất đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp giáo dục Trong thực tế, phương pháp giáo dục thường được kết hợp với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng với phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác. Nếu chúng ta tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp

Trang 1

MÔN: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Lớp : K42 TNMT Nhóm: 2 Danh sách nhóm:

Tên chuyên đề:

CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Ở VIỆT NAM

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường đất cũng gia tăng nhanh chóng

Nguồn tài nguyên đất ngày càng trở nên quý hiếm do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đất đai bị suy thoái hoặc hủy hoại ngày càng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân tự nhiên hoặc dưới tác động của con người Những nguyên nhân chính là tình trạng sử dụng không hợp lý, khai thác quá mức, thiếu các biện pháp bảo vệ, bồi bổ, gây ô nhiễm; tình trạng thiên tai ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt dưới tác động của quá trình sa mạc hóa, biến đổi khí hậu và nước biển dâng Suy giảm tài nguyên đất

Trang 2

càng làm tăng áp lực lên tình trạng đói nghèo, đe dọa an ninh lương thực, gây bất ổn xã hội trên phạm

vi toàn cầu Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là mục tiêu cực kỳ quan trọng của các quốc gia Nhiệm vụ quan trọng cần đặt

ra đối với ngành quản lý đất đai là cần phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý và bảo

vệ nguồn tài nguyên này Có như vậy, ngành quản lý đất đai mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trước mặt và lâu dài Mặc dù hiện nay các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm đất là vấn đề rất đáng lo ngại.Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, chính sách quản lý tài nguyên môi trường thường sử dụng hai công cụ chủ yếu là mệnh lệnh và kiểm soát (hay pháp lý) và kinh tế Các công cụ khác như công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ giáo dục truyền thông cũng được sử dụng nhằm bổ sung hỗ trợ và góp phần hoàn chỉnh hai công cụ pháp lý và kinh tế Nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra đối với ngành quản lý đất đai là cần phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ, đặc biệt là công cụ kinh tế Có như vậy, ngành quản lý đất đai mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trước mặt và lâu dài

Chính vì vậy, nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích một số công cụ, chính sách trong quản lý đất đai ở Việt Nam” để nghiên cứu.

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT ĐAI

I - CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1 Phương pháp hành chính:

Là phương pháp tác động mang tính trực tiếp Phương pháp này dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng Phương pháp quản lý hành chính về đất đai của Nhà nước là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước đến các chủ

thể trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước và các chủ thể

là người sử dụng đất (các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân) bằng các biện pháp, các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc Nó đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật Trong quản lý nhà nước về đất đai phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội Nó khâu nối được các hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, giữ được bí mật hoạt động và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong công tác quản

lý một cách nhanh chóng kịp thời Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn

Trang 3

và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định Đồng thời phải làm rõ, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và từng cá nhân Mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình như thế nào khi sử dụng quyền hạn đó Để quyết định có căn cứ khoa học người ra quyết định phải nắm vững tình hình, thu thập đấy đủ các không tin cần thiết có liên quan, cân nhắc tính toán đầy đủ các lợi ích, các khía cạnh khác chịu ảnh hưởng đảm bảo quyết định hành chính có căn cứ khoa học vững chắc

2 Phương pháp kinh tế:

Là phương pháp tác động gián tiếp lên đối tượng bị quản lý không trực tiếp như phương pháp

hành chính Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước về quản lý đất đai là cách thức tác động của

Nhà nước một cách giản tiếp vào đối tượng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế để đối tượng bị

quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất Trong công tác quản lý, phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tượng quản lý, do vậy nó ngày càng mang tính phổ biến và được coi trọng Mặt mạnh của phương pháp kinh tế là ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính toán và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội Phương pháp kinh tế nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giúp cho Nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như công tác kiểm tra, đôn đốc có tính chất sự vụ hành chính Vì vậy, sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính chất cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Một trong những thành công lớn của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai là việc áp dụng phương pháp khoán trong nông nghiệp và giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, đã tạo ra động lực to lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cho phép sử dụng có hiệu quả đất đai Đây chính là Nhà nước đã áp dụng phương

pháp kinh tế trong quản lý đất đai

3 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục:

Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đai nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước bởi vì mọi đối tượng quản lý suy cho cùng cũng chỉ là quản lý con người mà con người là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có những đặc trưng tâm lý rất đa dạng Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp giáo dục Trong thực tế, phương pháp giáo dục thường được kết hợp với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng với phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác Nếu chúng ta tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp

Trang 4

khác, tách rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với sự cưỡng chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý không cao, thậm chí có những việc còn không thực hiện được Nhưng nếu chúng ta kết hợp tốt, kết hợp một cách nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ rất cao Nội dung của phương pháp giáo dục rất đa dạng, nhưng trước hết phải giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung; chính sách, pháp luật về đất đai nói riêng thể hiện qua các luật và các văn bản dưới luật

II - CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1 Công cụ pháp luật

Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu được của một Nhà nước Từ xưa đến nay, Nhà nước nào cũng luôn thực hiện quyền cai trị của mình trước hết bằng pháp luật Nhà nước dùng pháp

luật tác động vào ý chí con người để điều chỉnh hành vi của con người Theo Trịnh Đình Thắng (2000),

pháp luật có những vai trò chủ yếu đối với công tác quản lý đất đai như sau: Pháp luật là công cụ duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực đất đai Trong hoạt động xã hội, vấn đề đất đai gắn chặt với lợi ích vật chất và tinh thần của mọi chủ thể sử dụng đất nên vấn đề này dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn Trong các mâu thuẫn đó có những vấn đề phải dùng đến pháp luật mới xử lý được Pháp luật là công cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và các nghĩa vụ khác Trong

sử dụng đất đai, nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc, nhưng không phải lúc nào nghĩa vụ đó cũng được thực hiện một cách đầy đủ có rất nhiều trường hợp phải dùng biện pháp cưỡng chế và bắt buộc thì nghĩa vụ đó mới được thực hiện Pháp luật là công cụ mà qua đó Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa những người sử dụng đất Nhờ những điều khoản bắt buộc, thông qua các chính sách miễn giảm, thưởng, phạt cho phép Nhà nước thực hiện được sự bình đẳng cũng như giải quyết tết mối quan hệ về lợi ích trong lĩnh vực đất đai giữa những người sử dụng đất

.2 Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Vì vậy, Luật Đất đai 2003 quy định "Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật" Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai Từ đó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình Quy hoạch đất đai được lập theo vùng lãnh thổ

và theo các ngành Quy hoạch sử dụng đất đai theo vùng lãnh thổ là quy hoạch sử dụng đất đai được

Trang 5

lập theo các cấp hành chính, gồm: quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước, quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã

3 Công cụ tài chính

* Các công cụ tài chính trong quản lý đất đai

- Thuế và lệ phí: là công cụ tài chính chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong công tác quản lý đất đai Theo Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước ban hành các loại thuế chủ yếu trong lĩnh vực đất đai như sau:

+ Thuế sử dụng đất;

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

+ Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (có thể có);

+ Các loại lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.

- Giá cả: Đối với đất đai hiện nay, Nhà nước đã ban hành khung giá chung cho các loại đất cụ thể được quy định tại Nghị định số 188/20041NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ để làm cơ sở chung cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ tính giá đất và thu thuế sử dụng đất; thu tiền khi giao đất, khi cho thuê đất, khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất

- Ngân hàng: là công cụ quan trọng của quan hệ tài chính Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ nói chung nó còn được hình thành để cung cấp vốn cho các công lệnh về khai hoang, cải tạo đất

* Vai trò của công cụ tài chính trong quản lý đất đai

Tài chính là công cụ để các đối tượng sử dụng đất đai thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của họ Tài chính là công cụ mà Nhà nước thông qua nó để tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong việc sử dụng đất đai Các đối tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước

Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng

sử dụng đất và kết hợp hài hoà giữa các lợi ích

Tài chính là công cụ cơ bản để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN

ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM

1 Dân số và tài nguyên đất

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con người Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá

là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người sử dụng nó để sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng Song với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa

Trang 6

gia tăng như hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lượng đất ngày càng bị suy thoái Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất chủ yếu là do nông dược, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải trong hoạt động của con người (nước thải, khí thải, chất thải rắn) Mặt khác đất cũng là một yếu tố của môi trường nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác (không khí, nước, vành đai sinh vật) ở mọi lúc, mọi nơi

Đa số người dân Việt Nam sống bằng nghề nông (chiếm đến 70% dân số cả nước) Cùng với sự gia tăng dân số như hiện nay đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu của con người (nhà ở, sản xuất ).Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số Mật độ dân số nông thôn của Việt Nam là thuộc dạng cao nhất trên thế giới Mật độ dân số cao

ở khu vực nông thôn đã gây ra áp lực lớn về đất đai và là nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên đất đai, kiệt quệ dần tài nguyên rừng và làm giảm nghiêm trọng mức độ đa dạng hóa và làm thoái hóa các tài nguyên tự nhiên khác

2.Gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu và BVTV

Theo GS Lê Bích Thắng (Cục Bảo vệ môi trường - Bộ TN&MT), dưới áp lực của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), các hoạt động chức năng của hệ sinh thái tự nhiên đã bị thay đổi: đất sản xuất ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng, tình trạng lạm dụng phân đạm quá mức đã làm thay đổi thành phần lý tính đất, làm cho đất bị chặt cứng lại, như vậy làm giảm khả năng thấm nước cũng như giữ nước của đất đai, tất nhiên việc cày bừa trở nên khó khăn hơn Đặc biệt là với lượng lớn chất hữu cơ, các loại sâu bệnh gây hại tăng tính kháng thuốc buộc nông dân phải tăng liều lượng thuốc sử dụng dẫn đến tình trạng con người vô tình trở thành "những con nghiện hóa chất" và đất đai là nơi thử nghiệm nhiều loại hóa chất mà tưởng là bảo vệ mùa màng

Theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật Việt Nam, lượng thuốc trừ sâu ở Việt Nam đang mỗi ngày một tăng: từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn vào đầu những năm 1990; đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn Nhiều loại thuốc trừ sâu cực độc đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam nhưng vẫn còn lưu thông trên thị trường và loại thuốc trừ sâu cực độc này vẫn được sử dụng; ước còn khoảng 15-20%/ tổng lượng thuốc BVTV đang được sử dụng Sự lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV và

sử dụng những loại thuốc cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất đai sút giảm nhanh chóng Nhiều vùng đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và thành đất hoang hóa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trái đất phải mất 500 năm mới có thể hình thành được 2,5cm đất màu (là đất có thể dùng để trồng trọt) Nhưng dưới tác động của con người, trong đó có ảnh

Trang 7

hưởng của hóa chất trong nông nghiệp, sự hình thành lớp đất màu mỡ này đang bị chậm đi Trong khi

đó quá trình suy thoái lớp đất màu mỡ này lại trở nên nhanh chóng hơn qua hiện tượng đất chết, đất bạc màu, đất bị rửa trôi, hoang hóa Trong tương lai, nếu con người không thay đổi hành vi

ứng xử với đất đai, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ không thể phục hồi lớp đất màu đã mất, tất nhiên ta không còn đất để trồng trọt Chưa kể tình trạng đất đai bị "đầu độc" bởi hóa chất sẽ làm giảm tính đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài sinh vật có ích Cho nên, ngoài chiến lược quản lý thuốc BVTV nói riêng và các loại hóa chất nói chung nhằm giảm thiểu việc sử dụng các chất độc hại vào phát triển nông nghiệp, thì các biện pháp sản xuất theo quy trình nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn là rất hiệu quả để bảo vệ sự màu mỡ của đất Trên thực tế, dù đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp hay phi nông nghiệp thì đều bị ô nhiễm ở mức độ nhất định Nếu như trong nông nghiệp, việc sử dụng không hợp lý lượng phân bón hóa học hoặc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí thì trong hoạt động công nghiệp, xây dựng

và dân sinh, mức độ ô nhiễm nhiều khi còn đáng lo ngại hơn Các hoạt động này không chỉ làm tồn đọng nhiều kim loại nặng khó phân hủy như chì, kẽm, đồng, ni ken, cadimi… mà còn gây phát thải nhiều loại khí, phóng xạ nguy hiểm, các chất thải xây dựng độc hại như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, bê tông, đặc biệt là các chất gây ô nhiễm đất ở mức độ cao như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, màu

vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất

3 Đất lâm nghiệp.

Vấn đề du canh du cư là một trong nhưng nguyên nhân làm mất diện tích rừng Hàng năm có khoảng 7000-8000 ha rừng bị chặt và đốt làm nương rẫy.Việc lấn chiếm đất rừng, sử dụng đất không đúng mục đích đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vì các sản phẩm từ rừng và độ màu mỡ của đất giảm sút một cách nghiêm trọng Chúng là nguyên nhân làm suy thoái rừng gây ra nhiều tác hại đến thiên nhiên cũng như đời sống người dân, vấn đề ô nhiễm và các tệ nạn cũng từ đó mà gia tăng Lo ngại không chỉ đến với các tác nhân gây ô nhiễm đất mà các tác nhân gây suy thoái đất cũng xuất hiện phổ biến và phức tạp, bao gồm các yếu tố tác động tổng thể như biến đổi khí hậu, rửa trôi, xói mòn đất

và hoang mạc hóa Riêng yếu tố biến đổi khí hậu thì tác động toàn cục, không phân biệt không gian địa

lý hay lĩnh vực hoạt động, nhiều nơi đang phải đối phó với nguy cơ nước biển dâng và xâm nhập mặn

4 Vấn đề đô thị hóa

Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng…Công tác quản lý còn chưa thật sự chặt chẽ làm môi trường thiên nhiên ngày càng ô nhiễm có tác động nghiêm trọng đến tài nguyên cũng như sức khỏe cộng đồng

Trang 8

Chương 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ

ĐẤT ĐAI

1 Ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng và quản lý hạn chế ô nhiễm tài nguyên đất đai.

Từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch xử

lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” với mục tiêu xử lý dứt điểm 439 cơ sở gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào năm 2007 và 3.856 cơ sở còn lại vào năm 2012 – dựa trên số liệu thống kê đến năm 2002 Kèm theo quyết định là lộ trình xử lý theo từng giai đoạn, các biện pháp

xử lý, cách thức thực hiện và danh sách các cơ sở được thống kê

Liên tục trong các năm tiếp theo, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Bảo vệ môi trường 2005 lần lượt được ra đời Các luật đều nêu ra những quy định liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ môi trường đất, đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường còn quy định nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau; quy định gián tiếp về các nguồn thải vào đất như nước thải, khí thải, chất thải rắn; đưa ra các chế định khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, các căn cứ pháp lý cho việc thực hiện dự án liên quan…

Đến 2008, Thủ tướng tiếp tục ban hành quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quyết định 71/2008/QĐ-TTg nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản Mọi tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản theo đó sẽ phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước khi tiến hành khai thác, thực hiện việc ký quỹ dựa trên quy mô khai thác, tác động xấu đối với môi trường, đặc trưng từng vùng mỏ và các chi phí cần thiết khác

Quyết định này sau đó được Bộ TN&MT quy định chi tiết tại Thông tư 34 /2009/TT-BTNMT

về quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Trong hai năm 2009 và 2010, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước cũng được Thủ tướng phê duyệt tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP và Quyết định 1946/QĐ-TTg

Ngoài những quy định trực tiếp nêu trên, chính sách bảo vệ đất ở Việt Nam còn được lồng ghép trong nhiều chính sách liên quan khác như Công ước Ramsar được Việt Nam gia nhập từ năm 1989; Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD) Việt Nam gia nhập từ 1998; Nghị định của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước 2003…

2 Đưa ra nghị quyết về giao đất cho người dân quản lý.

Trang 9

Sự tiến hành giao đất cho các hộ dựa vào sự sở hữu đất không hợp pháp đã sẵn có Nhờ nghị quyết này đã hạn chế diện tích đất du canh và buộc người dân phải chuyển sang hướng sử dụng đất có

kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững Trên thực tế chính sách này đã có ảnh hưởng lớn đến người dân Họ có ít đất canh tác hơn và đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc rút ngắn giai đoạn bỏ hóa Thêm nữa, sự suy thoái rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, do vậy việc giao rừng đơn lẻ không giải quyết được hết các vấn nạn xảy ra Tuy nhà nước khuyến khích nông dân phát triển canh tác nông lâm kết hợp, tăng cường định canh định cư nhưng các phương thức canh tác tiên tiến vẫn chưa chuyển giao tới người dân địa phương, dân số ngày càng tăng, độ màu của đất sẽ bị giảm cùng với diện tích Như vậy khó có thể đảm bảo cùng một lúc bảo tồn tài nguyên và giảm nghèo đói mặc dù nhiều chính sách quản lý của nhà nước thật sự được tiến hành nhưng hiệu quả còn chưa cao

3 Sự suy thoái đất rừng và việc áp dụng các hình thức đổi mới phương thức sử dụng đất của nhà nước

Các chương trình dự án trồng và bảo vệ rừng có tác động đáng kể đến việc sử dụng và quản lý đất Mặc dù các chương trình cải cách đất đai và các chính sách phát triển của chính phủ không đủ mạnh đẻ tạo ra những thay đổi căn bản về kế sinh nhai cho người dân, có nhiều chính sách còn làm cho tình hình trở nên xấu thêm nhưng ít nhất cũng tạo ra được hành lang pháp luật cho chính quyền địa phương và người dân có được quyền lâu dài đối với việc sử dụng đất đai cũng như công tác bảo vệ rừng Từ đó người dân có thể biết được tình hình thực tế của nguồn tài nguyên thiên nhiên và hi vọng rằng từng bước họ sẽ tìm thấy cách đi để ổn định bền vững các hoạt động sản xuất Nếu không có sự giúp đỡ của chính phủ thì khó có thể sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý

4 Chính sách thuế sử dụng đất

Thuế này có liên quan đến việc quản lý tài nguyên đất, là một loại thuế hỗn hợp, vừa có tính chất thuế tài sản, vừa có tính chất thuế thu nhập lại vừa có tính chất của VAT Thuế được tính dựa trên diện tích và loại đất Đã có nhiều tranh luận trong những năm gần đây về thuế sử dụng đất và tác động của nó đối với việc sử dụng và tích tụ đất Ở Việt Nam, mức diện tích đất trên đầu người thấp, việc duy trì hạn mức đất nông nghiệp là vấn đề được nhiều nhà kinh tế học và các nhà làm chính sách nói đến Đối với nông dân, đất là nhân tố sản xuất chủ yếu và là nguồn thu nhập chính Chính sách thuế này hướng đến hạn chế sự khác biệt về thu nhập và giảm thiểu các vấn đề xã hội ở nông thôn

Ví dụ như nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ nông dân, việc miễn và giảm thuế

sử dụng đất nông nghiệp được công bố vào tháng 6 và tháng 11 năm 2003 theo Nghị quyết 15/2003/QH11 (Quốc hội ngày 17 tháng 6 năm 2003) và Nghị định 129/2003/NĐ-CP (Chính phủ Việt Nam, ngày 3 tháng 11 năm 2003) Sự thay đổi chính sách này đã tác động đến 12 triệu người chịu thuế

Trang 10

ở nông thôn và sẽ mang đến kết quả là hầu hết các hộ nông dân và tổ chức nông nghiệp hoặc được miễn/hoặc được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Tuy nhiên, có những ý kiến đồng tình nhưng cũng có những ý kiến phản đối chính sách này Những người ủng hộ chính sách mới này tin rằng miễn thuế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách quốc gia, và sẽ mang lại tác động tích cực, rộng rãi về mặt chính trị xã hội, sẽ khiến nông dân tin tưởng hơn vào nhà nước

Những người đưa ra ý kiến chống lại việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp bày tỏ sự lo ngại của họ về chính sách mới, họ tin rằng miến thuế sẽ dẫn đến sự lỏng lẻo trong quản lý đất và sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình sử dụng đất, vì đất là nguồn tài nguyên quý giá và cần phải được bảo vệ bởi chính sách Chính sách này khuyến khích thâm canh và bảo vệ đất đai (hạng đất được giữ cố định trong 10 năm) Mặc dù hạng đất có thể thay đổi trong khoảng thời gian canh tác, hạng đất tính thuế được giữ cố định trong 10 năm Điều này khuyến khích nông dân tin tưởng đầu tư và bảo vệ tài nguyên đất, tránh tình trạng vắt kiệt đất đai (đất là một loại tài nguyên có thể phục hồi)

5 Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Việc trao đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng bị đánh thuế Thuế này nhằm cải thiện tình hình quản lý đất Mức thuế được tính dựa trên diện tích, giá đất chịu thuế và thuế suất Mức giá đất tính thuế do chính quyền cấp tỉnh quy định dựa trên khung giá do chính phủ đưa ra Thuế suất thay đổi trong phạm vi từ 0-40% và phụ thuộc vào hạng đất và hình thức chuyển nhượng cụ thể Ví dụ: việc chuyển nhượng đất nông nghiệp hoặc đất rừng bị tính mức thuế suất 10% (5% cho lần chuyển nhượng thứ 2), đất ở 20%, chuyển nhượng từ đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp chịu thuế 40%, và chuyển nhượng từ đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp không phải chịu thuế

Đất là “công cụ sản xuất” quan trọng nhất của nông dân Chính sách thuế này tập trung vào cải thiện tình hình quản lý đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất để tăng sản lượng nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực Hơn nữa, nó cũng hạn chế quá trình đô thị hóa ồ ạt, khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp

6 Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng đến nông nghiệp là thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu dùng trong quá trình sản xuất nông nghiệp như xăng dầu, phân bón và máy móc Mục đích của loại thuế này

là hạn chế việc lạm dụng quá mức các hóa chất gây ô nhiễm tài nguyên đất cũng như ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên khác nhằm duy trì được các thành phần dinh dưỡng trong đất, bảo vệ các loài sinh vật cũng như sức khỏe con người

7 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường

Ngày đăng: 20/11/2014, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w