THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ VIỆC BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở TP HỒ CHÍ MINH

32 1.1K 5
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ VIỆC BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở TP HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Nội dung nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các cơ quan quản lý động vật hoang dã 1.1 Lượng kiểm lâm 1.2 Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản 1.3 Hải quan 1.4 Quản lý thị trường 1.5 Lực lượng công an 2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã 2.1 Công ước ĐDSH 2.2 Công ước Ramsar về đất ngập nước 2.3 Công ước CITES 3. Các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam 3.1 Công cụ mệnh lệnh và điều khiển 3.2 Công cụ kinh tế 3.3 Công cụ tuyên truyền và giáo dục PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam 1.1 Tình hình thực hiện các công cụ quản lý về buôn bán động vật hoang dã 1.2 Đánh giá các công cụ được áp dụng quản lý về buôn bán động vật hoang dã Chương 2: Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở thành phố Hồ Chí Minh 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 2.2 Đánh giá tác động của các công cụ quản lý được áp dụng về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn 2.2.1 Tác động về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học 2.2.2 Tác động về kinh tế 2.2.3 Tác động về xã hội 2.3 Phân tích so sánh cơ hội và thách thức khi áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở thành phố Hồ Chí Minh PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trung tâm quan trọng về buôn bán, gây trồng và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trong khu vực ĐôngNam Á. Theo báo cáo của Traffic, số lượng sản phẩm từ động vật hoang dã đưa ra thị trường Việt Nam mỗi năm khoảng 3.400 tấn, tương ứng trên một triệu con. Bên cạnh các hoạt động buôn bán hợp pháp, BBDVHD bất hợp pháp đã trở thành một vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại của các quần thể tự nhiên của các loài. Dẫn đến việc sử dụng không bền vững nhiều loài động, thực vật hoang dã đã và đang suy giảm mạnh hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến ĐDSH và cuộc sống của các cộng đồng miền núi. Đó là một thực trạng đang diễn ra không chỉ ở một quốc gia nào mà nó đang trở nên phổ biến, có xu hướng tăng trên toàn cầu. Vậy, trước thực trạng đáng báo động như vậy những nhà chức trách của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng chúng ta sẽ đưa ra những công cụ, chính sách gì để kiểm soát và hạn chế tình trạng này? Để làm rõ cho câu hỏi này chúng tôi xin được trình bày về một số công cụ đã và đang được áp dụng phổ biến hiện nay nhằm giúp kiểm soát và hạn chế việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, đồng thời hiểu biết rõ hơn thực trạng áp dụng các công cụ quản lý về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những giải pháp cụ thể, theo cách nhìn của những nhà kinh tế tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu Tổng quan các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam đánh giá các công cụ đã thực hiện. Đánh giá tác động của các công cụ quản lý được áp dụng về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – phân tích so sánh cơ hội và thách thức trong việc áp dụng các công cụ. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: qua các bài viết, báo chí, internet, … Phương pháp đánh giá và phân tích các công cụ

MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Nội dung nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các cơ quan quản lý động vật hoang dã 1.1 Lượng kiểm lâm 1.2 Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản 1.3 Hải quan 1.4 Quản lý thị trường 1.5 Lực lượng công an 2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã 2.1 Công ước ĐDSH 2.2 Công ước Ramsar về đất ngập nước 2.3 Công ước CITES 3. Các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam 3.1 Công cụ mệnh lệnh và điều khiển 3.2 Công cụ kinh tế 3.3 Công cụ tuyên truyền và giáo dục PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam 1.1 Tình hình thực hiện các công cụ quản lý về buôn bán động vật hoang dã 1.2 Đánh giá các công cụ được áp dụng quản lý về buôn bán động vật hoang dã Chương 2: Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở thành phố Hồ Chí Minh 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 2.2 Đánh giá tác động của các công cụ quản lý được áp dụng về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn 2.2.1 Tác động về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học 2.2.2 Tác động về kinh tế 2.2.3 Tác động về xã hội 2.3 Phân tích so sánh cơ hội và thách thức khi áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở thành phố Hồ Chí Minh PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trung tâm quan trọng về buôn bán, gây trồng và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trong khu vực Đông-Nam Á. Theo báo cáo của Traffic, số lượng sản phẩm từ động vật hoang dã đưa ra thị trường Việt Nam mỗi năm khoảng 3.400 tấn, tương ứng trên một triệu con. Bên cạnh các hoạt động buôn bán hợp pháp, BBDVHD bất hợp pháp đã trở thành một vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại của các quần thể tự nhiên của các loài. Dẫn đến việc sử dụng không bền vững nhiều loài động, thực vật hoang dã đã và đang suy giảm mạnh hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến ĐDSH và cuộc sống của các cộng đồng miền núi. Đó là một thực trạng đang diễn ra không chỉ ở một quốc gia nào mà nó đang trở nên phổ biến, có xu hướng tăng trên toàn cầu. Vậy, trước thực trạng đáng báo động như vậy những nhà chức trách của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng chúng ta sẽ đưa ra những công cụ, chính sách gì để kiểm soát và hạn chế tình trạng này? Để làm rõ cho câu hỏi này chúng tôi xin được trình bày về một số công cụ đã và đang được áp dụng phổ biến hiện nay nhằm giúp kiểm soát và hạn chế việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, đồng thời hiểu biết rõ hơn thực trạng áp dụng các công cụ quản lý về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những giải pháp cụ thể, theo cách nhìn của những nhà kinh tế tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam. - Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam - đánh giá các công cụ đã thực hiện. - Đánh giá tác động của các công cụ quản lý được áp dụng về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – phân tích so sánh cơ hội và thách thức trong việc áp dụng các công cụ. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: qua các bài viết, báo chí, internet, … - Phương pháp đánh giá và phân tích các công cụ. - Phương pháp SWOT: nhận định được các điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức khi áp dụng công cụ quản lý. PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các cơ quan quản lý động vật hoang dã Trước đây ĐVHD chỉ được sử dụng bởi những người dân địa phương và không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thị trường, nhu cầu, giá cả, nguồn cung cấp v.v. Hiện nay, ĐVHD đã trở thành một loại sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường. Chính vì vậy ĐVHD mang đầy đủ tính chất, thuộc tính của một loại hàng hoá và chịu sự quản lý của nhiều cơ quan thực thi pháp luật không những với Kiểm lâm mà còn các lực lượng khác. Tại các khu rừng thì chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ, Kiểm lâm là lực lượng có vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền ban hành các văn bản điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ ĐVHD và thanh tra kiểm tra các hoạt động quản lý của chủ rừng. Đồng thời với lực lượng gần 9 nghìn kiểm lâm viên trên toàn quốc là lực lượng chủ yếu quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ ĐVHD. Khi ĐVHD đã trở thành hàng hoá thì Công an và lực lượng quản lý thị trường có trách nhiệm giám sát. ĐVHD khi được xuất, nhập khẩu thì lại là trách nhiệm của lực lượng Hải quan. 1.1 Lượng Kiểm lâm Lực lượng Kiểm lâm được thành lập theo qui định của Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng (1972). Từ năm 1991, Nhà nước ban hành Luật BV&PTR, trong đó đã dành toàn bộ Chương VII để quy định về Tổ chức Kiểm lâm. Hiện nay, Kiểm lâm được tổ chức theo Nghị định số 39/CP ngày 18/5/1994 của Chính phủ về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm. Theo đó: - Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, có chức năng quản lý rừng, bảo vệ rừng, - Được tổ chức thành hệ thống: Ở Trung ương có Cục Kiểm lâm, nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT; Ở cấp tỉnh có Chi cục Kiểm lâm trực thuộc UBND tỉnh, ở cấp huyện có Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND huyện. Hạt kiểm lâm cấp huyện tổ chức các Trạm kiểm lâm ở các xã có rừng và đưa Kiểm lâm viên đến hoạt động trực tiếp ở địa bàn xã. Hiện nay, có hơn 4.500 Kiểm lâm viên đã được bố trí hoạt động ngay tại các xã có rừng để thực hiện các nhiệm vụ về quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục nhân dân bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật về rừng Ở địa phận các xã có rừng. Các Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh còn tổ chức các Đội Kiểm lâm cơ động, các Hạt Phúc kiểm lâm sản ở các đầu mối giao thông quan trọng để kiểm soát tình hình vận chuyển, lưu thông lâm sản, trong đó có kiểm soát về lưu thông, buôn bán ĐTVHD. - Khi thừa hành pháp luật về quản lý rừng và bảo vệ rừng, các Kiểm lâm viên có quyền được bắt giữ và xử lý theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và buôn bán, lưu thông lâm sản. Đặc biệt quan trọng, lực lượng Kiểm lâm là đơn vị trực tiếp quản lý rừng, chống chặt phá rừng và kiểm soát săn bắt ĐVHD. Kiểm lâm được bố trí tại các cửa rừng. - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Kiểm lâm do Bộ trưởng Bộ NN & PTNT quy định tại Quyết định số 92/2003/QĐ-BNN ngày 04/9/2003. Tại Điều 1 quy định chức năng của Cục Kiểm lâm là cơ quan trực thuộc Bộ NN & PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo vệ tài nguyên rừng; thừa hành pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi cả nước. 1.2 Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được thành lập theo Quyết định số 130/CT ngày 20/4/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), là cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ Thuỷ sản, có chức năng quản lý Nhà nước về: bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và đăng kiểm tàu cá, đồng thời thực hiện những công việc cụ thể thuộc chức trách của Bộ về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đăng kiểm tàu cá và an toàn kỹ thuật các thiết bị theo quy định. Trong nhiệm vụ của Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có những nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát buôn bán ĐVHD như: - Đấu tranh ngăn chặn và xử lý theo pháp luật các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trước hết là ở vùng nước trọng điểm và đối tượng thuỷ sản quý hiếm; - Xây dựng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; - Giải quyết các tranh chấp về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản 1.3 Hải quan Hải quan Việt Nam được hình thành khá sớm, từ năm 1945, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan “ Thu các quan thuế nhập cảng và xuất cảng; Thu các thuế gián thu…”. Ngày 29/6/2001, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Hải quan. Từ đó, chức năng, nhiệm vụ của Hải quan đã có nhiều thay đổi sâu sắc, chuyển từ “kiểm soát ngoại thương” sang mục đích "phục vụ hoạt động ngoại thương, phục vụ các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế, tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới". Tại các cửa khẩu, lực lượng Hải quan là một trong những lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng chống, kiểm soát việc vận chuyển động thực vật hoang dã qua biên giới. 1.4 Quản lý thị trường Cục Quản lý thị trường là Cục quản lý chuyên ngành của Bộ Thương mại được giao nhiệm vụ chủ yếu là chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và và chống hàng giả. Cục quản lý thị trường đã tham gia cùng các tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại như: Xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại, vật tư, hàng tiêu dùng thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong các chức năng đó có những nhiệm vụ có liên quan đến kiểm soát buôn bán ĐVHD như: - Cấp các loại giấy phép kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại - Quản lý chất lượng hàng hoá - Quản lý thị trường, trong đó ĐVHD cũng là một mặt hàng và có đủ tính chất của một loại hàng hoá. 1.5 Lực lượng Công an Lực lượng Công an tham gia kiểm soát buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) chủ yếu là Cảnh sát kinh tế. Với chức năng của cơ quan thừa hành pháp luật, Cảnh sát kinh tế có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp đấu tranh ngăn chặn các vi phạm, tội phạm về quản lý kinh tế. Trong lực lượng Công an, còn có một số cơ quan Cảnh sát chuyên ngành khác cũng tham gia kiểm soát buôn bán ĐVHD như: Cảnh sát Giao thông, An ninh kinh tế, Interpol, Trong đó, sự tham gia của Cảnh sát giao thông rất quan trọng trong quá trình kiểm soát vận chuyển ĐVHD, sự tham gia của Interpol có vị trí quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm về buôn bán quốc tế ĐVHD. Ngoài các cơ quan nói trên, còn có nhiều tổ chức khác cũng tham gia vào quá trình kiểm soát buôn bán ĐVHD như: Bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol có vai trò quan trọng trong việc chống gian lận thương mại và buôn lậu quốc tế. 2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã 2.1 Công ước ĐDSH Công ước ĐDSH là thành quả chính của Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janiero vào năm 1992. Chính phủ Việt Nam đã ký Công ước vào ngày 16/11/1994 và phê duyệt Kế hoạch Hành động ĐDSH để hỗ trợ việc thực hiện Công ước tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1995. Các mục tiêu của Công ước ĐDSH là: - Bảo tồn ĐDSH (sự phong phú của sự sống); - Sử dụng các thành phần của ĐDSH (hệ sinh thái, loài và nguồn gen) mà không làm suy thoái về số lượng và chất lượng (sử dụng bền vững); - Chia xẻ công bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen. Công ước nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo tồn trong các điều kiện tự nhiên với các hoạt động hỗ trợ cho bảo tồn ở ngoài các khu tự nhiên. Công ước giải quyết các nhu cầu xác định và giám sát các thành phần ĐDSH quan trọng, thành lập và duy trì các hệ thống KBTTN tiêu biểu, quản lý bền vững tài nguyên sinh học cả trong và ngoài KBT, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, các hành động phục hồi các loài động thực vật bị đe dọa, kiểm soát các loài ngoại nhập và sâu bệnh, ngăn chặn các nguyên nhân trực tiếp và sâu xa dẫn đến tổn thất ĐDSH, đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu, khoa học và đào tạo. Thực hiện tại Việt Nam: Công ước ĐDSH được giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường quản lý và theo dõi/giám sát. Tuy nhiên, Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn được giao các nhiệm vụ quản lý rừng trong Công ước. 2.2 Công ước Ramsar về Đất ngập nước Công ước Ramsar về các khu ĐNN quan trọng, ban đầu tập trung vào bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các khu ĐNN là sinh cảnh của các loài chim nước quan trọng. Trọng tâm này ngày càng được mở rộng và hiện nay ĐNN được xác định rõ ràng là hệ sinh thái rất quan trọng cho bảo tồn ĐDSH nói chung và cho sự tồn tại của con người. Công ước Ramsar đã bắt đầu được thực thi từ năm 1975 và tính tới 4/4/2002, đã có 131 thành viên tham gia ký kết vào Công ước và bảo vệ 1.150 khu ĐNN. Công ước này được bổ sung bằng một Nghị định thư tại Paris năm 1982. Việt Nam đã tham gia vào Công ước này từ 20/9/1988 và đã thành lập một khu ĐNN, VQG Thiên nhiên Xuân Thủy, đã được đưa vào “Danh sách các Khu ĐNN có tầm quan trọng quốc tế”. Thực hiện tại Việt Nam: Công ước Ramsar và các khu ĐNN hiện do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, các nhiệm vụ quản lý rừng trong các khu ĐNN lại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý. 2.3 Công ước CITES Công ước CITES được hoàn thành vào ngày 3/3/1973 tại Washington với 13 thành viên ban đầu và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1975. Hiện nay, có 164 quốc gia tham gia vào Công ước CITES. Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng của các loài hoang dã và vai trò của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) và trở thành thành viên chính thức (Số 121) vào ngày 20 tháng 01 năm 1994. Công ước này là một công cụ để hỗ trợ các nước ngăn chặn buôn bán quốc tế bất hợp pháp và không bền vững động thực vật hoang dã. Khi nhận thức được là “ mỗi nhà nước chính là người bảo vệ tốt nhất động thực vật hoang dã của chính nước mình”, Công ước CITES sẽ giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Việt Nam tham gia đầy đủ vào các Hội nghị các nước thành viên được tổ chức hai năm một lần để quyết định những vấn đề chính về thực hiện Công ước (quyết định dựa vào bỏ phiếu chiếm đa số) và duy trì liên lạc thường xuyên với Ban Thư ký của Công ước CITES và với nhiều nước thành viên khác. Sự tham gia của Việt Nam vào Công ước CITES và nỗ lực trong những năm vừa qua đã góp phần làm giảm buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã và đã nâng cao nhận thức của người Việt Nam về bảo tồn loài, nhất là các loài quý hiếm. Hành vi buôn bán, săn bắt, giết hại và sử dụng các loài ĐVHD làm thức ăn đã bị chỉ trích mặc dù hiện còn ít các hành động ngăn chặn do thiếu nhiều văn bản pháp quy phù hợp. Nhiều tổ chức và cá nhân tuân thủ theo các quy định của Công ước CITES trong việc nuôi một số loài hoang dã đã thu được giá trị cao từ các sản phẩm xuất khẩu. Buôn bán bất hợp pháp và không bền vững các loài hoang dã được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của các loài động thực vật quý hiếm và nguy cấp của Đông Dương. Trong khi các loài hoang dã có nguồn gốc từ trong nước cũng như từ những nước láng giềng ngày càng được tiêu thụ nhiều tại Việt Nam, phần lớn là do việc tăng thu nhập của người dân thành thị, đại bộ phận các loài hoang dã được xuất khẩu bất hợp pháp ra thị trường quốc tế. Khi trở thành thành viên của Công ước CITES, việc thực hiện và tuân thủ các điều khoản của Công ước là một nhiệm vụ khá thách thức đối với nhiều quốc gia. Điều này thường rất đúng đối với các nước đang phát triển khi những nước này thiếu nguồn lực về mặt nhân sự, kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Từ khi trở thành thành viên vào năm 1994, Việt Nam đã cố gắng tuân thủ một cách có hiệu quả những cam kết với Công ước CITES. Hiện trạng này chủ yếu là do thiếu cán bộ được đào tạo và tiền lương của họ quá thấp khi thực hiện công việc, thiếu trang thiết bị, sự hiểu biết và quan tâm của các tầng lớp nhân dân về bảo tồn ĐDSH còn hạn chế, thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng liên quan cả ở trong nước và trên quốc tế. Tới nay, Nhà nước đã có văn bản quy định việc thực hiện Công ước CITES, có một văn phòng chuyên trách về Công ước CITES tại Cục Kiểm lâm, ngày càng có nhiều khóa đào tạo về Công ước CITES cho cán bộ của Cục cũng như cho các cơ quan thực hiện có liên quan. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa được đồng bộ và cần có cách thức tiếp cận mang tính chiến lược và toàn diện để tiến hành việc và thực thi Công ước CITES với mục tiêu kiểm soát có hiệu quả việc buôn bán động thực vật hoang dã của nước mình. Thực hiện tại Việt Nam: Chính phủ đã giao cho Bộ NN & PTNT thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thẩm quyền lý CITES tại Việt Nam. Bộ đã thành lập Văn phòng CITES, để giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thẩm quyền quản lý do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT uỷ quyền. Hai cơ quan thẩm quyền khoa học được giao quản lý về mặt khoa học CITES tại Việt Nam là Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam 3.1 Công cụ mệnh lệnh và điều khiển Việt Nam đã xây dựng được nhiều chính sách nhằm định hướng cho quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trong số đó bao gồm cả các chính sách cụ thể về quản lý buôn bán động vật hoang dã. Nhận thức được giá trị của tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng đa dạng sinh học đối với việc phát triển kinh tế và xã hội, các chính sách đã nhấn mạnh và khuyến khích việc khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển nuôi trồng các loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế và cả những loài có số lượng ít để bảo tồn. Dưới đây là các chính sách chính có các định hướng cho hoạt động khai thác, nuôi, trồng và buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam: - Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003) nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác hủy diệt, đặc biệt trong khai thác thủy sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với bảo tồn ngoại vi”. - Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) có nhận định: “…Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp pháp ĐTVHD diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm soát BBĐTVHD hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả mong muốn…”. Để khắc phục tình trạng trên, Kế hoạch hành động đó đưa ra mục tiêu chung là: “Tăng cường hiệu lực và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp ĐTVHD, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐTVHD, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010”. - Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gố (LSNG) giai đoạn 2006-2020 (2006) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có xác định: “Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năng thuần hóa tài nguyên hoang dã… Việc gây nuôi động vật hoang dã cũng phát triển như vậy. Tới nay nhiều loài động vật hoang dã đã được gây nuôi, để đáp ứng không những cho nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu như các loài: cá sấu, trăn, rắn độc, ba ba, ếch…”. - Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thực hiện Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (2007), cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các động, thực vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp Nghiên cứu xây dựng quy trình gây nuôi sinh sản một số động vật có giá trị kinh tế ngoài danh mục các loài cần bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường… Quy hoạch phát triển các cơ sở gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã gắn với bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa”. - Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (2007) định hướng: “…Bảo tồn rừng phải kết hợp giữa bảo tồn tại chỗ (In situ) với bảo tồn ngoài nơi cư trú tự nhiên trên diện rộng (Ex situ), kết hợp với phát triển gây nuôi động vật rừng theo hướng đạt hiệu quả kinh tế cao và được kiểm soát theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn hàng hóa, phục vụ bảo tồn rừng… Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm, khuyến khích gây nuôi động vật rừng. Có cơ chế cho các chủ rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật”. Để đầy đủ hơn các công cụ để quản lý buôn bán động vật hoang dã, ta có bảng tóm tắt các quyết định, chính sách, văn bản của nhà nước được ban hành theo từng giai đoạn, từng năm sau đây: Bảng: Tóm tắt công cụ của nhà nước trong việc quản lý buôn bán động vật hoang dã trong các giai đoạn TT Tên văn bản Các văn bản ban hành từ 1962- 1994 1 Chỉ thị số 134-TTg ngày 21-6-1960 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc cấm bán voi 2 Nghị định số 39/Hội đồng chỉnh phủ, ngày 5-4-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thus rừng 3 Thông tư số 40/LN ngày 20-7-1963 của tổng cục lâm nghiệp giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ tạm thời vè săn, bắt chim, thú rừng 4 Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng-Lệnh công bổ Pháp lệnh số 147-LCT ngày 11-9-1972 của chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 5 Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25-4-1989 6 Quy định số 276/QĐ ngày 2-6-1989 của bộ lâm nghiệp ban hành quy định việc quản lý, bảo vệ và xuất nhập khẩu động vật rừng 7 Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Lệnh 58 LCT/HĐNN ngày 19-8-1991 của Hội đồng nhà nước nước CHXHCN Việt Nam Công bố luật Bảo vệ và phát triển rừng. 8 Nghị định số 17-HĐBT ngày 17-1-1992 của Hội đồng bộ trưởng về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 9 Nghị định số 18/HDDBT ngày 17-1-1992 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng quy định danh mục động vật, thực vật rừng quỷ hiểm và chế độ quản lý, bảo vệ. 10 Thông tư số 13LN-KL , ngày 12-10-1992 của bộ lâm nghiệp hưởng dẫn thực hiện nghị định số 18/HĐBT ngày 17-1-1992 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng quy định danh mục động vật,thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. 11 Chỉ thị số 130-TTg ngày 27-3-1993 của Thủ tướng chính Phủ về việc quản lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiểm 12 Chỉ thị 283-TTg ngày 14-6-1993 của Thủ tưởng Chỉnh phủ về việc thực hiện biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý hiểm 13 Công văn số 1888 LN/KL ngày 16-8-1993 của Bộ Lâm nghiệp gửi UBND các tỉnh các sở lâm nghiệp, sở Nông lâm về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 283-TTg. 14 Công văn 1817/KGVX, ngày 31-12-1993 của văn phồng chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về Việt Nam tham gia công ước CITES 15 Luật môi trường thông qua ngày 27-12-1993 Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư Các văn bản ban hành từ 1994-2007 1 Quyết định số 844-TCLĐ, ngày 5-8-1994 của bộ trưởng bộ lâm nghiệp giao cho cục kiểm lâm đại diện Bộ lâm nghiệp thực hiện chức năng cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. 2 Quy định số 845/TTg, ngày 22-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam”. 3 Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học, ban hành năm 1995 4 Công văn số 551/LN/KL, ngày 21-3-1994 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp gửi UBND các tỉnh, Thành phổ về việc tăng cường bảo vệ động vật hoang dã. 5 Chỉ thị số 359-TTg ngày 29-5-1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loại động vật hoang dã. 6 Công văn số 2472/NN/KL/CV ngày 24-7-1996 của Bộ NN và PTNT gửi các sở NN và PTNT các chi cục kiểm lâm và tổng công ty lâm sản Việt Nam về tăng cường và bảo vệ động vật hoang dã. 7 Thông tư số 04NN/KL-Thủ tướng Chính phủ ngày 5-2-1996 của Bộ NN và PTNT hướng dẫn việc thi hành nghị định số 02-CP ngày 5-1-1995 của chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện trong nước. 8 Nghị định số 11/1999/NĐ/CP, ngày 3-3-1999 của Chính phủ về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. 9 Quyết định số 43/2000/QĐ-BNN-TCCB ngày 19-4-2000 về việc thành lập văn phòng CITES Việt Nam. 10 Công văn 637-KL-BTTN ngày 2-11-2000 của Cục Kiểm Lâm hướng dẫn nghiệp vụ quản lý động thực vật hoang dã cho các chi cục kiểm lâm. 11 Quyết định số 140/2000/QĐ/BNN-KL ngày 21-12-2000 của bộ NN và PTNT về việc công bổ bản danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột. 12 Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26-12-2001 ban hành thủ tục tạm thời thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhật khấu. 13 Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 2-1-2002 của Chính phủ về việc quản lý xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động thực vật hoang dã. 14 Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22-4-2002 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo nghị định 18/HĐBT ngày 17-1-1992 của hội đồng bộ trưởng quy định danh mục thực vật, động vật hoanh dã quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ. 15 Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14-11-2003 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT hướng dẫn thực hiện nghị điịnh số 11/2002/NĐ-CP ngày 22-1-2002 của chính phủ về việc quản lý các hoạt động xuất nhập khấu và quá cảnh các loại động thực vật hoang dã. 16 Luật thủy sản (Luật số 17/2003/QH11) Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Khóa XI, Kỳ họp thứ 4(2003) 17 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP, ngày 25-6-2004 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. 18 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4-5-2005 về điều kiện sán xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sán. 19 Luật bảo vệ Môi trường (Luật số 52/2005/QH11) được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11- 2005. 20 Thông tư của Bộ thủy sản số 02/2006/TT-BTS ngày 20-3-2006 về hướng dẫn thực hiện nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4-5-2005 về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. 21 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm của Chính phủ. 22 Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 5-7-2006 của Bọ NN và PTNT về việc công bố danh mục các loài động vật thực vật hoang dã đã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp. 23 Nghi định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10-8-2006 của TTCP về quán lý hoạt động xuất nhập khấu nhập nội từ biển, quả cảnh, nuôi sinh sán nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. [...]... đẩy công tác ngăn chặn hoạt động buôn bán trái phép các loài hoang dã tại Việt Nam và trong khu vực CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM 1.1 Tình hình thực hiện các công cụ quản lý về buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam Có thể nói, hoạt động BBĐTVHD ở Việt Nam có thể được khái quát thành hai kênh khai thác và buôn bán chính đó là buôn bán bất hợp pháp... bảo vệ động vật hoang dã cho nhân viên Tập đoàn FPT với nhiều hoạt động như trình chiếu các đoạn phim, thi thiết kế áp phích về bảo vệ động vật hoang dã, các đánh giá về hoạt động nội bộ… Sách tham khảo trong bảo tồn động vật hoang dã Cơ quan quản lý của Việt Nam thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES Việt Nam) và Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS),... không mua, bán, cất giữ, vận chuyển động vật hoang dã; phát hơn 10.000 tờ bướm về quản lý bảo động vật hoang dã; mở các lớp tập huấn quản lý bảo vệ phát triển động vật hoang dã cho cán bộ ủy ban dân các quận huyện và các chủ trại nuôi…) nên đã hạn chế việc săn bắt mua, bán động vật hoang dã trái phép - Lập biên bản, xử lý nhiều vụ vi phạm về động vật hoang dã, trong đó có 03 vụ phải khởi tố hình sự;... biến và người tiêu dùng về quy định quản lý của Nhà nước về động vật hoang dã; vai trò, tác dụng to lớn của các công cụ quản lý buôn bán động vật hoang dã nói riêng và đa dạng sinh học nói chung Nâng cao tuyên truyền và phổ biến, nhận thức được các tác hại của việc lạm dụng, tàn sát động vật hoang dã, hướng tới việc bảo vệ và phát triển động vật hoang dã một cách hợp lý, ổn định trong xã hội - Chương... truyền các chính sách vẫn chưa được quan tâm nhiều, dẫn đến hiệu quả thực thi chưa cao CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách... 20/06/2008 Về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp 28 Chỉ thị số 3417/CT-BNN-KL ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã 29 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử... phẩm động vật hoang dã có đặc thù riêng phụ thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng, do vậy đôi khi do phát triển nhanh, số lượng nhiều dẫn đến sản phẩm không được tiêu thụ hết - Do lợi nhuận cao của việc buôn bán động vật hoang dã nên các đối tượng vẫn thực hiện hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã - Trạm cứu hộ động vật hoang dã còn thiếu nhiều trang thiết bị như xe chuyên chở động vật. .. tuyên truyền giáo dục, tổ chức thực hiện việc bảo vệ và gây nuôi phát triển động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Từ khi đi vào hoạt động đến nay, dù quy mô Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi nhỏ, diện tích khoảng 4.000 m2 nhưng đã góp phần vào công tác tuyên truyền giáo dục, cứu hộ động vật hoang dã, Trạm đã trở thành một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của cả khu vực phía Nam: -... vào việc thực hiện các chính sách và văn bản cụ thể về hoạt động BBĐTVHD như Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường quản lý buôn bán động, thực vật hoang dã đến năm 2010, Nghị định 18/HĐBT, Nghị định 48/2002/NĐ-CP, Nghị định 11/2002/NĐ-CP, Nghị định 59/2005/NĐ-CP, Nghị định 32/2006/NĐ-CP và Nghị định 82/2006/NĐ-CP Đối với Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường quản lý buôn bán động, thực vật hoang. .. và phù hợp Một số công cụ của nhà nước Việt Nam về buôn bán ĐVHD chưa thể hiện đúng tinh thần của Công ước CITES Ví dụ: việc hiểu nhầm từ ngữ Công ước về buôn bán quốc tế…” và Công ước quốc tế về buôn bán ” rất dễ gây ra việc ban hành không đúng văn bản, hoặc chính sách quản lý hoạt động buôn bán ĐVHD, gây những phiền toái trong việc thực thi Do đó, các chính sách quốc gia về buôn bán ĐVHD cần phải

Ngày đăng: 20/11/2014, 22:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.5 Lực lượng Công an

  • 2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã

    • 2.1 Công ước ĐDSH

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan