PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài CNH – HĐH và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy CNH – HĐH và đô thị hóa là nhân tố làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới hiện đại. Trong quá trình này, tiến trình phát triển của xã hội đã có sự thay đổi cơ bản đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp của xã hội nông thôn . Để đẩy mạnh CNH – HĐH và đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích chung, đó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Ở nước ta, việc thu hồi đất phục vụ CNH – HĐH và đô thị hóa được chú trọng từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đặc biệt được đẩy mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến Đại hội X vẫn được nhấn mạnh: huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH – HĐH đất nước. Hòa chung với xu hướng phát triển đó, trong những năm qua trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế xã hội của thành phố đã thay đổi nhanh chóng theo hướng CNH – HĐH và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị... dẫn đến đất cho sản xuất – kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi điều kiện sống. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày đối với người dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra. Đặc biệt là với những người nông dân. Và người dân phường Trần Phú cũng đã và đang trong tình trạng này sau khi thực hiện dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật hai bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh. Để làm rõ mức độ tác động của dự án đối với người dân, tôi đã chọn đề tài: “Tác động của thu hồi đất nông nghiệp của dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị hai bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh đến việc làm và thu nhập người dân phường Trần Phú” làm khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được mức độ tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm và thu nhập của người dân. Đánh giá xu hướng và khả năng thích ứng về thu nhập và việc làm người dân sau khi bị thu hồi đất. Đưa ra các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của việc thực hiên dự án nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi thu hồi đất. 3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu việc làm, thu nhập của lao động tại 30 hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dự án Phạm vi nghiên cứu: Do dự án được thực hiện từ năm 2005 nên trong đề tài tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu việc làm và thu nhập của người dân năm 2011, đồng thời thông qua phỏng vấn các hộ để so sánh cuộc sống của họ trước khi bị thu hồi. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: • Phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
CNH – HĐH và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới.Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy CNH – HĐH và đô thị hóa lànhân tố làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệptruyền thống sang phương thức sản xuất mới hiện đại Trong quá trình này, tiến trình pháttriển của xã hội đã có sự thay đổi cơ bản đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp của xãhội nông thôn Để đẩy mạnh CNH – HĐH và đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đấtcho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, các côngtrình công cộng phục vụ lợi ích chung, đó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển
Ở nước ta, việc thu hồi đất phục vụ CNH – HĐH và đô thị hóa được chú trọng từsau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đặc biệt được đẩy mạnh từ Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và đến Đại hội X vẫn được nhấn mạnh: huy động và
sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH – HĐH đất nước
Hòa chung với xu hướng phát triển đó, trong những năm qua trên địa bàn Thànhphố Hà Tĩnh nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại Nhờ đó, bộmặt kinh tế - xã hội của thành phố đã thay đổi nhanh chóng theo hướng CNH – HĐH
và văn minh Việc thu hồi đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khucông nghiệp, khu đô thị dẫn đến đất cho sản xuất – kinh doanh của người dân bị thuhẹp, phải thay đổi điều kiện sống Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, khó khăntrong cuộc sống hàng ngày đối với người dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra Đặcbiệt là với những người nông dân Và người dân phường Trần Phú cũng đã và đangtrong tình trạng này sau khi thực hiện dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạtầng kỹ thuật hai bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh Để làm rõ mức độ tác
động của dự án đối với người dân, tôi đã chọn đề tài: “Tác động của thu hồi đất nông nghiệp của dự án Xây dựng đường bao phía Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị hai bên đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh đến việc làm và thu nhập người dân phường Trần Phú” làm khóa luận của mình.
Trang 22 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm
và thu nhập của người dân
- Đánh giá xu hướng và khả năng thích ứng về thu nhập và việc làm người dânsau khi bị thu hồi đất
- Đưa ra các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của việc thực hiên dự ánnhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân sau khi thu hồi đất
3 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu việc làm, thu nhập của lao động tại 30
hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho dự án
- Phạm vi nghiên cứu: Do dự án được thực hiện từ năm 2005 nên trong đề tài tôi
chủ yếu tập trung nghiên cứu việc làm và thu nhập của người dân năm 2011, đồng thờithông qua phỏng vấn các hộ để so sánh cuộc sống của họ trước khi bị thu hồi
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp điều tra, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê
- Chọn điểm nghiên cứu: điểm nghiên cứu là địa bàn phường Trần Phú Trên địabàn nghiên cứu tôi chọn ra các hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi để tiến hànhphỏng vấn
- Thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: được tham khảo và thu thập trên các báo, tạp chí, niên
giám thống kê, các báo cáo tổng kết của địa phương và trên internet
- Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng hình thức phỏng vẫn trực tiếp Theo
kết quả thống kê của phường và ban quản lý dự án, tính đến năm 2007 có 105 hộ bịthu hồi đất nông nghiệp với tỷ lệ thu hồi là trên 90% Trên cơ sở đó, đề tài chọnngẫu nhiên 30 hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành phỏng vấn
- Phân tích và xử lý số liệu: sử dụng theo phương pháp thống kê mô tả, thống kê
so sánh Số liệu được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của cán bộ phường, các phòng ban có liên quan
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG BAO TÂY, KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ HAI BÊN ĐƯỜNG BAO TÂY THÀNH PHỐ HÀ TĨNH ĐẾN VIỆC LÀM VÀ
THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG TRẦN PHÚ
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của phường Trần Phú
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất của phường Trần Phú giai đoạn 2005-2011
Phường Trần Phú được thành lập trên cơ sở sát nhập một bộ phận dân cư và đấtđai của các phường, xã lân cận với diện tích đất tự nhiên 146,8 ha Đến năm 2007, donhu cầu phát triển Thị xã Hà Tĩnh trở thành thành phố Hà Tĩnh, phường Trần Phú cắt39,48 ha diện tích đất tự nhiên chuyển về phường Nguyễn Du nên diện tích đất tựnhiên hiện nay của phường Trần Phú còn lại 107,32ha
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của phường Trần Phú giai đoạn 2005 - 2010
Nguồn: Phòng địa chính – đô thị phường Trần Phú
Nhìn vào bảng ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp đã giảm Năm 2005 đất phinông nghiệp là 130,18 ha, chiếm 88,68% trong tổng diện tích đất đai, nhưng đến năm
2010 thì chỉ còn 93,85 ha chiếm 87,45% tổng diện tích
Đối với đất chuyên dùng giảm là do giảm sút của đất chợ, đất có mục đích côngcộng Đối với đất nông nghiệp, quá trình thu hồi đã lấy đi một phần lớn diện tích
Trang 4nhưng bù vào đó phường lại cho khai thác phần đất chưa sử dụng vào mục đích nôngnghiệp làm cho diện tích đất này tăng lên, từ 5,55 ha lên 7,77 ha Do quy hoạch củaphường, cùng với việc áp dụng các giống mới cũng như công nghệ vào sản xuất nôngnghiệp nên phường đã mở rộng thêm diện tích nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhậpcho người dân.
Nhìn chung, qua 5 năm diện tích của phường có biến động lớn Một phần đấtnông nghiệp được chuyển thành khu đô thị náo động, còn phần đất nông nghiệp tănglên thì được quy hoạch cụ thể nên nhìn khác trước Trong tương lai, với quá trình đôthị hóa phát triển, các dự án được triển khai nhiều hơn thì đất nông nghiệp còn sẽ bịthu hồi làm cho cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn hơn
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của phường
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của phường Trần Phú giai đoạn 2005 - 2010
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2010 2010/2005 SL
Trang 5Trong những năm qua dân số của phường không ngừng gia tăng Số dân gia tăngkhông chỉ do tỷ lệ sinh lớn hơn tỷ lệ tử mà còn do sự gia nhập hộ khẩu phường củamột bộ phận lao động chuyển đến.
Về chỉ tiêu dân số trung bình giai đoạn 2005 – 2010, tuy quy mô phường giảmnhưng dân số tăng tương đối Năm 2010 tỷ lệ phát triển dân số là 1,1 lần Tương laidân số còn tăng do quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh
Lực lượng lao động cũng tăng nhanh.Trong đó, xét giới tính thì nam nhiều hơn nữqua các năm Nếu xét trong cơ cấu ngành nghề thì hoạt động nông nghiệp từ chiếm tỷ lệlớn (50,1%) năm 2005 xuống còn 20,4%, trong khi tỷ lệ các ngành khác gia tăng Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế đã theo hướng tích cực, hợp lý với tiến trình CNH – HĐH củanền kinh tế nói chung và nền kinh tế phường Trần Phú nói riêng
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của phường
2.2 Vài nét sơ lược về dự án Xây dựng đường bao Tây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật hai bên đường bao Tây thành phố Hà Tĩnh
Dự án này với mục đích thực hiện việc chỉnh trang đô thị nhằm đảm bảo điềukiện nâng cấp thị xã Hà Tĩnh lên đô thị loại 3 vào cuối năm 2006
Địa điểm thực hiện Dự án: Tại địa bàn hành chính của 3 phường (Trần Phú, HàHuy Tập, Đại Nài) - thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh)
Dự án này được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng mứcđầu tư 417,566 tỷ đồng, chủ đầu tư là Công ty CP cung ứng nhân lực Quốc tế vàthương mại Sông Đà thuộc Tổng công ty Sông Đà Thời gian thực hiện dự án từ năm
2005 đến năm 2009
Dự án đã thu hồi đất tổng thể 750.795,1 m2 (bao gồm các loại đất: Đất nôngnghiệp 602520,2 m2; đất phi nông nghiệp 141869,7 m2; đất chưa sử dụng 6405,2 m2),trong đó tại phường Trần Phú là 235546,3 m2, tại phường Hà Huy Tập là 515248,8 m2
(còn tại phường Đại Nài thì chưa thu hồi đất)
Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp hiện tại theo thống kê năm 2010 củaphường lại cao hơn so với trước thu hồi Điều này là do phường đã đưa vào sản xuấtphần diện tích đất chưa sử dụng trước đó của phường
Trang 6Hiện nay dự án đã hoàn thành công tác bồi thường GPMB giai đoạn 1 với 100%diện tích đất thu hồi và đã đầu tư xây dựng hoàn thành đường bao, kết cấu hạ tầng kỷthuật đô thị hai bên đường bao theo dự án, quy hoạch được duyệt, địa phương đã phân
lô bán nền cho các hộ dân để hoàn trả tiền cho chủ dự án theo cơ chế tài chính đượcUBND tỉnh chấp thuận
Ảnh: Hạ tầng kỷ thuật đường bao và đô thị hai bên đường bao phía tây
2.3 Thực trạng chung của các hộ điều tra
Để đánh giá thực trạng của các hộ điều tra cũng như phân ích ảnh hưởng của quátrình thu hồi đất đến các hộ điều tra trên địa bàn phường, tôi đã tiến hành chọn mẫutheo phương pháp chọn ngẫu nhiên Do hầu hết diện tích đất nông nghiệp của các hộ
đã bị thu hồi nên tôi không tiến hành phân loại mẫu Mẫu điều tra gồm 30 hộ
Nhìn chung, tỷ lệ thu hồi đất tính bình quân cho mỗi hộ khá cao là 80%/hộ Caonhất là diện tích đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là đất trồng lúa) bị thu hồi là96,51%/hộ, diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị thu hồi là 87,78%/hộ Diện tích đất
Trang 7nông nghiệp bị thu hồi lớn, điều này sẽ gây không ít khó khăn trong việc làm, thu nhậpcũng như đảm bảo cuộc sống sau thu hồi.
Bảng 3: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ điều tra
(Tính bình quân hộ) Loại đất Diện tích đất thu hồi (m 2 ) Tỷ lệ thu hồi (%)
-Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
2.3.1 Tình hình đất đai và thu hồi đất của các hộ điều tra
Năm 2011, diện tích đất trồng cây hàng năm còn 81,04m2/hộ chiếm 23,7%; diệntích đất thủy sản còn 16,67m2/hộ chiếm 4,88%và diện tích đất ở còn 244,16m2/hộchiếm 71,42% tổng diện tích đất BQ của các hộ gia đình
Bảng 4 : Cơ cấu đất đai các hộ điều tra năm 2011
(Tình bình quân hộ) Loại đất Diện tích đất (m 2 ) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Đất đai biến động theo chiều hướng giảm, bao gồm cả diện tích đất bị thu hồi vàbán đi nhưng chủ yếu là do đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều Cụ thể đất thủy sản giảm
từ 136,3m2/hộ xuống còn 16,67 m2/hộ; đặc biệt, đất trồng cây hàng năm giảm mạnhnhất từ 2607,42 m2/hộ xuống còn lại 81,04 m2/hộ (chiếm 96,51% tổng diện tích đấtnông nghiệp)
Tuy nhiên sau khi đã trừ đi phần diện tích bị thu hồi, phần bán đi và cộng thêmphần cấp mới thì vẫn còn sự chênh lệch trong tổng diện tích đất đai năm 2011 Nguyênnhân do cơ chế đền bù cấp mới của ban quản lý dự án và theo luật đất đai năm 2003.Tuy mức giảm diện tích đất nông nghiệp là cao trong các hộ nhưng diện tích đấtnông nghiệp của phường vẫn tăng 2,21 ha (từ 5,56 ha lên 7,77 ha) Phần diện tích này
Trang 8tăng lên do phần đất trước đây chưa sử dụng nay được phường đưa vào sản xuất nôngnghiệp Tuy nhiên, mức tăng này không có trong cơ cấu đất đai của các hộ điều tra dophần đất tăng thêm không được phân cho các hộ điều tra mà chủ yếu được phân chocác hộ không nằm trong các hộ được đền bù do dự án đi qua Điều này làm cho biếnđộng đất đai của các hộ giai đoạn 2005 – 2011 trái ngược với biến động đất đai củaphường.
Bảng 5: Biến động đất đai các hộ điều tra giai đoạn 2005 – 2011
(Tính bình quân hộ)
Loại đất
Tổng diện tích BQ
Đất ở Đất trồng cây
hàng năm
Đất thủy sản
DT (m 2 )
87,77
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Ngoài ra, việc thu hồi đất cũng làm cho cơ cấu đất đai thay đổi Trong tỷtrọng, đất trồng cây hàng năm năm 2011 giảm so với năm 2005 ( từ 85,07% xuốngcòn 23,7%), đất thủy sản tăng nhẹ( từ 4,45% lên 4,88%), đất ở tăng mạnh từ10,48% lên 71,42%
Trang 9Đất ở
Đất trồng cây hàng năm Đất thủy sản
Biểu đồ 1: cơ cấu đất đai các hộ điều tra trước thu hồi (năm 2005) và sau thu hồi
(năm 2011)
Tóm lại, qua giai đoạn 2005 – 2011 diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình
đã giảm mạnh Khi các hộ bị mất đất mà không có nguồn đất bổ sung thì việc làm, thunhập và cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng Đô thị hóa gắn với việc thu hồi đất làquá trình tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội Dù vậy, bên cạnh mặt tích cựcthì quá trình đô thị hóa cũng gây nên không ít mặt tiêu cực Chính quyền địa phươngcần lưu ý khi quy hoạch khu đô thị, đồng thời có những biện pháp, chính sách hỗ trợcần thiết nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực
2.3.2 Tình hình lao động của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất
Xét về giới tính, tỷ lệ nam cao hơn nữ Đây là một nhân tố tác động làm thay đổi
tỷ trọng nghề nghiệp sau này bởi tỷ lệ nam cao hơn thì số lao động tham gia vào cácngành CN – TTCN và xây dựng có xu hướng tăng lên
Xét về độ tuổi, phần lớn lao động của hộ ở độ tuổi từ 15 – 35 (46,99%) Đây lànhóm có khả năng thích ứng cao nhất trước tác động của CNH – HĐH và đô thị hóa.Trong nhóm này thì lao động trong độ tuổi 15 – 25 chiếm tỷ lệ lớn nên tạo điều kiện đểcải thiện trình độ của lao động trong việc chuyển đổi ngành nghề
Bảng 6: Tình hình lao động các hộ điều tra năm 2011
Trang 10Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Tiếp đến là nhóm lao động có độ tuổi 36 – 45, nhóm này chiếm tỷ lệ ít nhưngcũng gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, họ chỉ có thểkiếm việc làm tự do Đặc biệt, các lao động nữ đã tận dụng diện tích đất ban quản lý
dự án đã thu hồi nhưng chưa sử dụng để trồng rau kiếm thêm thu nhập
Nhóm lao động có độ tuổi từ 46 – 60 tuổi cao sức yếu, kinh nghiệm và tư duynghề nông đã ăn sâu trong tiềm thức của họ Do đó, khi mất đất sản xuất thì họ mấtviệc làm và chủ yếu sống nhờ vào nguồn tiền đền bù còn tiết kiệm được và sự hỗ trợcủa con cái Đây cũng là số lao động đã giảm sau khi thu hồi đất
Về chất lượng lao động, chủ yếu dựa trên chỉ tiêu trình độ văn hóa, CM – KT.Nếu nhìn tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ta cũng thấy khả quan với tỷ lệ 40,96% Đây làtín hiệu cho thấy khả năng chuyển đổi ngành nghề cũng như xu hướng nâng cao trình
độ của lao động
Bảng 7 : Trình độ văn hóa, CM – KT của người lao động trước và sau thu hồi
Chỉ tiêu Trước thu hồi Sau thu hồi So sánh
Trang 11Cao đẳng 1 1,11 7 8,43 6 600,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Kết quả điều tra cho thấy trước thu hồi thì có 85,56% lao động chỉ có trình độvăn hóa Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm mạnh sau khi bị thu hồi đất, còn 59,04% Vàcùng với sự sụt giảm của trình độ văn hóa thì trình độ CM – KT lại được nâng cao, từ14,44% lên 40,06% Đây là mức tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyểnđổi việc làm, nâng cao đời sống của người dân sau khi không còn làm nông nghiệp.Tóm lại, lao động ở các hộ chủ yếu là lao động trẻ, số lao động không có chuyênmôn vẫn nằm ở mức khá cao Tuy nhiên, nếu so với thời điểm trước thu hồi đất thì đã
có những bước chuyển biến mạnh Trong thời gian tới, tỷ lệ không có chuyên môn laođộng giảm, tạo cho lao động có những cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao hơn
2.3.3 Tình hình vốn của các hộ điều tra sau khi thu hồi đất
Người nông dân xem các khoản đền bù, hỗ trợ là một nguồn vốn để thực hiện cáchoạt động sản xuất kinh doanh khác của gia đình
Dòng vốn chảy vào:
Ngoài 32 triệu đồng đền bù cho quyền sử dụng sào một đất nông nghiệp, ngườinông dân còn được đền bù cho các loại hoa màu hay cây trồng trên diện tích đất bị thuhồi Thêm vào đó là các khoản hỗ trợ từ ban quản lý dự án và địa phương
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn cho rằng mức đền bù này thấp trong thời điểmđền bù Đây chính là vấn đề nảy sinh giữa ban quản lý dự án, chính quyền địa phương
và người nông dân có đất bị thu hồi
Trang 12Mua gia cầm 1 3,33
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Qua bảng số liệu trên, tiền đền bù chủ yếu được sử dụng vào việc mua sắm đồdùng (100%), và xây, sửa nhà (100%), tìm kiếm việc làm mới (63,33%), đầu tư chocon cái học (63,33%) tổng số hộ Sở dĩ tỷ lệ này cao như thế là do tâm lý chung củacác hộ gia đình Khi có tiền họ sẽ dùng tiền để xây dựng, sửa sang lại nhà của hay muacác thiết bị sinh hoạt khác Các hộ gia đình hầu như đầu tư cho con cái học, họ cònquan tâm đến việc đào tạo nghề nghiệp, tìm việc làm mới cho con em mình Tuynhiên, nhiều gia đình vì quá đầu tư cho việc mua sắm hay xây nhà nên đã tiêu phần lớn
số tiền được đền bù Đồng thời cũng không tránh khỏi một số người thiếu nghị lực,thiếu kiến thức, lười nhác sống ỷ lại vào tiền bồi thường
Các hộ hầu như không đầu tư để mua sắm các tư liệu sản xuất mới phục vụ chonông nghiệp nữa Chỉ có một số lao động chuyển sang làm các nghề như cơ khí, thợhàn tại nhà thì mua các tư liệu sản xuất mới Ngoài ra, với vị trí gần trung tâm thànhphố, các lao động trong tỉnh đổ về đây tìm việc nhiều nên có nhiều hộ đã xây phòngtrọ cho thuê
2.3.4 Tình hình trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt của hộ điều tra trước và sau thu hồi
Bảng 9 : Tư liệu sản xuất của hộ trước và sau thu hồi đất
(Tính bình quân hộ) Chỉ tiêu ĐVT Trước thu hồi Sau thu hồi Chênh lệch