1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist

26 3,7K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 607,36 KB

Nội dung

Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist

Trang 1

GIỚI THIỆU VỀ SAIGONTOURIST

Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1975 Đến ngày 31/03/1999 theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành viên, trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt.

Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm

Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.

Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập", Saigontourist sẽ chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, phát triển vốn đầu tư để nâng cấp

cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống, tăng cường công tác tuyên truyền - quảng bá - tiếp thị đến các thị trường mục tiêu và tiềm năng.

Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ

Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, Saigontourist tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á.

PHÂN TÍCH TẦM NHÌN SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

Trang 2

Mục tiêu của công ty

Tổng công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15%/ năm, hướng tới doanhthu toàn hệ thống đạt 1 tỷ USD vào năm 2015, thu nhập bình quân tăng từ 22 đến24%/năm

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Là tất cả các lực lượng nằm ngoài tổ chức doanh nghiệp dulịch Mặc dù không có liên quan trực tiếp và rõ ràng đến doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh mẽ Bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, kỹ thuật – công nghệ, tự nhiên

1 Môi trường kinh tế:

Là nội dung quan trọng trong phân tích môi trường vĩ mô Sức mua (cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả Vì vậy các nội dung như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ

lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thunhập, sở hữu Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vần đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng tới cầu du lịch Saigontourist đang thu hút các dòng khách trong và ngoài nước, trong đó có dòng khách quốc tế trung lưu, khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (Mice) ngày càng đông Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2011, Công

ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist đạt doanh thu sáu tháng đầu năm 2011 đạt 5.320

tỷ đồng, tăng 17,8% so cùng kỳ Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo

ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động vềkinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố về thị trường du lịch, về nguồn

khách… để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụthể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Việt Nam đang phục hồi của nền kinh tế thế giới Tốc

độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh, là ngành được đầu tư mũi nhọn

2 Môi trường chính trị - pháp luật:

Là nội dung không thể xem nhẹ khi phân tích môi trường vĩ mô Bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước đối với ngành kinh doanh Bất cứ sự thay

Trang 3

đổi về chính sách hay chế độ của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Ngành du lịch là một trong các ngành rất nhạy cảm với các sự kiện như: ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trung quyền lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhà nước, hệ thống luật pháp điều chỉnh, các hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp,luật đầu tư, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật môi trường ), văn bản quy phạm phápluật du lịch, đường lối phát triển du lịch của trung ương và địa phương, luật bảo vệ sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống tệ nạn xã hội, quan hệ quốc tế Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này hoặc là nâng cao hàng rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường du lịch và ra thị trường du lịch.

3 Môi trường văn hóa – xã hội:

Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du lịch Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch Môi trường văn hóa – xã hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen cư xử của khách hàng trên thị trường Văn hóa quy định cách thức

mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài Văn hóa ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp Lối sống con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi con người tích cực làm việc Qua đó,

họ cần có thời gian để thư giãn (giảm stress) bằng cách đi du lịch Văn hóa tạo thành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững Các sản phẩm du lịch, các hoạt động của Saigontourist luôn được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân thiện với môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế –

xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động phát triển của Công ty Hoạt động từ thiện xã hội chăm lo cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hóa Saigontourist

4 Môi trường kỹ thuật – công nghệ:

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) là một trong những đơn vị đi đầu

về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và tiếp thị Website Saigontourist ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh kinh doanh, giao dịch qua mạng internet, tham gia vào hệ thống đặt phòng toàn cầu Hotel Bank và các mạng bán phòng quốc tế khác để tăng lượng khách truy cập, chào bán các sản phẩm, dịch vụ của Saigontourist; cung cấp thông tin, tham gia kết nối với cityweb, traveltoVietNam.com Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý các giao dịch với khách hàng, tính

Trang 4

toán xử lý thông tin Ảnh hưởng của môi trường này đến doanh nghiệp du lịch chủyếu thông qua hệ thống cơ sở vật chất như là các phương tiện di chuyển, hệ thống

âm thanh, phương thức liên lạc, Điều này giúp cho Saigontourist phát triển loại hình du lịch mạo hiểm một cách có chất lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cao hơn, sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn

5 Môi trường tự nhiên:

Phân tích môi trường tự nhiên bao gồm phân tích: vị trí, địa hình, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, động thực vật, nguồn nước, sự khan hiếm một số nguyên liệu, tăng giá năng lượng, sự gia tăng ô nhiễm môi trường Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh đã đến mức báo động Với nhiều cách khác nhau doanh nghiệp nên chủ động tìm cách giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho con người trong doanh nghiệp hoạt động tích cực đem lại hiệu quả cao Việc phân tích này không những chỉ ra những hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối với khách mà còn làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn về các yếu tố đầu vào đối với các doanh nghiệp du lịch Nhìn chung các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên các mặt:

- Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp

- Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng

- Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGÀNH CỦA DOANH

NGHIỆP SAIGONTOURIST

Theo cuốn " Chiến lược cạnh tranh " của Micheal E Porter (1998) thì nămlực lượng cạnh tranh trong ngành gồm:

Trang 5

Phân tích môi trường ngành

1 Nguy cơ từ doanh nghiệp mới gia nhập ngành

Như chúng ta đã biết hiện nay khi thu nhập ngày càng cao lên, nhu cầu giảitrí vui chơi cũng ngày càng phát triển Đây chính là điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp du lịch lữ hành phát triển, và đồng nghĩa với việc đó là hàng loạt cácdoanh nghiệp tham gia vào thị trường du lịch đầy tiềm năng này

Những doanh nghiệp du lịch mới ra nhập ngành, mang theo năng lực

cung ứng dịch vụ mới, khát vọng chiếm lĩnh thị phần cũng như vị thế

Kết quả :

Trang 6

- Giá dịch vụ có thể ép xuống.

- Chi phí có thể đội lên

- Doanh thu giảm

=> Lợi nhuận của doanh nghiệp Saigontourist giảm

Một số doanh nghiệp du lịch lữ hành mới gia nhập ngành:

- Công ty du lịch Bình Phú.

- Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Thiên Thai

Những rào cản gia nhập ngành Du lịch

Lợi thế kinh tế nhờ quy mô

Lợi thế kinh tế về quy mô đề cập tới việc chi phí cho một đơn vị sản phẩm(hay dịch vụ ) giảm khi sản lượng tuyệt đối trong một giai đoạn tăng lên

Đối với Saigontourist nói riêng và các doanh nghiệp du lich lữ hành tại ViệtNam nói chung thì lợi thế kinh tế nhờ quy mô thể hiện rất rõ rệt Khi lượng khách

du lịch trong một lần hay một tour tăng lên thì một số chi phí được giảm thiểu trênđơn vị đầu người phục vụ gồm:

- Chi phí đi lại, ăn uống

- Chi phí thuê địa điểm nghỉ dưỡng: sẽ tốn một phần lớn trong chi phí củacông ty, thuê địa điểm để đặt trụ sở, thuê địa điểm đế làm nơi nghỉ ngơi cho khách,bên cạnh đó cũng bao gồm chi phí thuê địa điểm tại một số khu vực cho kháchtham quan

- Chi phí thuê nhân viên bao gồm các nhân viên trực túc liên lạc, nhân viênphục vụ cho khách hàng, người hướng dẫn viên du lịch

- Chi phí quảng cáo và liên hệ: Khi muốn thu hút các khách hàng về vớicông ty thì công ty phải quảng cáo mạnh, bên cạnh dó là tạo các mối quan hệ vớicác địa điểm, các công ty vận tải hành khách, các resort để đặt chỗ cho khách hàng

Đặc trưng hóa sản phẩm

Đặc trưng hóa sản phẩm nghĩa là các doanh nghiệp có đặc trưng về thương

Trang 7

hiệu và sự trung thành của khách hàng nhờ quảng cáo, dịch vụ khách hàng, sự ưachuộng sản phẩm hay đơn giản là chỉ cho họ và doanh nghiệp đầu tiên trongngành.

Đối với Saigontourist thì đặc trưng hóa sản phẩm dịch vụ của mình cung cấpcho khách hàng tạo cho Công ty thương hiệu về chất lượng của mình Với chấtlượng tốt, thái độ phục vụ tốt, chuỗi du lịch đồ sộ của mình thì không khó gì để choSaigontourist thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, trong đó tậptrung vào những khách hàng có thu nhập trung và cao

Saigonotourist hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu

du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi, đó chính là một điều kiện thuận lợi tạo

ra sự khác biệt trong những sản phẩm mà Saigontourist mang đến cho khách hàngcủa mình

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Saigontourist chính là sự khác biệt sovới các công ty du lịch khác

Yêu cầu về vốn

Yêu cầu phải đầu tư nguồn lực tài chính lớn để cạnh tranh tạo ra một hàngrào gia nhập Đặc biệt nếu có nguồn vốn đó cần dùng cho nhu cầu quảng cáo,nghiên cứu và phát triển đầy rủi ro và không thể thu hồi

Trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch thì vốn thực sự là một rào cảnkhông hề nhỏ Bên cạnh đó để có được sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệptrong ngành hiện tại là rất khó khi hầu hết các doanh nghiệp này đều có một nguồnlực dồi dào như thu hút khách, khách sạn, hướng dẫn viên, vận chuyển

Do rào cản tài sản khá lớn, đa phần các công ty lớn trong lĩnh vực du lịchthường không chỉ là một khâu môi giới mà trở thành một công ty chi phối và kinhdoanh một chuỗi các khâu về du lịch Đó là một lợi thế cho Saigontourist

Chi phí chuyển đồi mà khách hàng phải bỏ ra

Chi phí chuyển đổi nghĩa là chi phí mà một lần khách hàng phải đối mặt khi

chuyển đổi sản phẩm từ nhà cung cấp này sang một nhà cung cấp khác

Chi phí chuyển đổi bao gồm:

Trang 8

- Chi phí tái đào tạo nhân viên.

- Chi phí cho thiết bị phụ trợ mới

- Chi phí cho đánh giá chất lượng nguồn cung cấp mới

Nhưng với khách hàng của doanh nghiệp du lịch nói chung và Saigontouristnói riêng thì chi phí chuyển đổi của khách hàng gần như là không có Bất cứ kháchhàng nào trong ngành du lịch cũng có thể chuyển dùng dịch vụ của doanh nghiệpnày sang doanh nghiệp khác một các dễ dàng mà không tốn một chí phí đáng kểnào

Chính sách của chính phủ

Hàng rào này có thể hạn chể hoặc cấm tham gia vào một số ngành bằngnhững công cụ kiểm tra kiểm soát như điều kiện cấp phép và giới hạn tiếp cậnnguyên liệu, vật liệu hay qua kiểm soát về tiêu chuẩn ô nhiễm và an toàn sản phẩmdịch vụ

Đối với các doanh nghiệp du lịch nước luôn có sự hỗ trợ và khuyến khíchcủa chính phủ và cả bộ thể thao và du lịch nói riêng

Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030"

Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịchquốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10

- 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưutrú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có620.000 lao động trực tiếp du lịch

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịchquốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18

- 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trúvới 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000lao động trực tiếp du lịch

Bất lợi về chi phí không phụ thuộc vào quy mô

Trang 9

- Những công nghệ sản phẩm độc quyền.

- Điều kiện tiếp cận nguồn nguyên liệu thô thuận lợi

- Vị trí địa lí thuận lợi

- Trợ cấp của chính phủ

- Kinh nghiệm (thường với các danh nghiệp sản xuất )

Dường như với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thì hàng rào gia nhập bấtlợi về chi phí không phụ thuộc vào quy mô không ảnh hưởng quá nhiều đến chínhsách của doanh nghiệp

Điều đó là thuận lợi cho các doanh nghiệp chuẩn bị thâm nhập thị trường và

là bất lợi cho các doanh nghiệp Saigontourist

2 Cường độ cạnh tranh giữa những đối thủ hiện tại

Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại cũng giống như là ganhđua vị trí, sử dụng các chiến thuật như cạnh tranh về giá, chiến tranh quảng cáo,giới thiệu sản phẩm và tăng cường dịch vụ khách hàng và bảo hành Cạnh tranhxảy ra bởi vì các đối thủ hoặc là cảm thấy áp lực hoặc là nhìn thấy cơ hội cải thiện

vị trí

Tăng trưởng ngành

Tăng trưởng trong ngành biến cạnh tranh thành một cuộc đua giành giật thịphần Cạnh tranh thị phần kém ổn định hơn nhiều so với ngành có tăng trưởngnhanh

Do thành lập được gần 40 năm nên thương hiệu của Saigontourist khá gầngũi với các khách hàng hiện tại kể cả trong và ngoài nước Bên cạnh đó là nguồnlực về tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch Do đó thị phần củaSaigontourist khá lớn về cả số lượng khách hàng lẫn cả giá trị doanh thu

Từ đó ta có thể thấy cạnh tranh trong ngành du lịch thực sự không cao và có sựchênh lệch rõ giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau

Trang 10

Với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ du lịch cùng với Saigontourist thìtăng trưởng ngành cực kì cao và nhanh, ổn định kể cả khách du lịch trong nước lẫnnước ngoài

Hàng rào rút lui khỏi ngành

Khi hàng rào rút lui khỏi ngành cao, công suất thừa không được loại bỏ và các

công ty bị thua trong cạnh tranh không rút lui khỏi ngành, những yếu kém củachúng khiến chúng phải dựa vào các chiến thuật cực đoan

Do đó lợi nhuận của toàn bộ ngành có thể thường xuyên ở mức thấp

Đối với các doanh nghiệp ngành du lịch thì hàng rào rút lui khỏi ngành làkhông cao

Lợi nhuận cao

ổn định

Lợi nhuận cao rủi ro

Trang 11

Đối với Saigontourist và các công ty khác thì áp lực từ sản phẩm thay thể làkhá rõ.

Các sản phẩm dịch vụ của Saigontourist hướng tới mục đích giải trí vui chơitrong những ngày nghỉ Do đó sản phẩm thay thế của các dịch vụ của Saigontourist

là nhiề, các sản phẩm này hướng tới mục đích là thỏa mãn khách hàng về nhu cầuvui chơi giải trí Bao gồm các sản phẩm thay thế sau:

- Dịch vụ vui chơi trong nhà (súng sơn, game, bowling )

-Dịch vụ vui choi ngoài trời khác (chơi gôn )

- Các quán bar, rạp chiều phim

- Công viên, khu công viên nước

Các sản phẩm thay thế có chi phí thấp hơn , không tốn quá nhiều thời giancủa khách hàng và sự chuẩn bị cũng đơn giản hơn

Nhưng du lịch có những lợi thế nhất định của nó như phạm vi giải trí rộnghơn, có thể học tập những thứ mới mẻ hơn, không gian thoáng đãng và được trảinghiệm ra xa hơn

4 Sức mạnh mặc cả của khách hàng

Khách hàng cạnh tranh với ngành bằng cách ép giá xuống mặc cả, đòi chất

lượng cao hơn và số lượng các dịch vụ đi kèm cũng nhiều hơn và buộc các đối thủ

Trang 12

cạnh tranh với sản phẩm thay thế.

Trong ngành du lịch của Saigontourist đang hoạt động doanh nghiệp phảiđối mặt với sức mạnh của khách hàng

Thứ nhất:

- Về việc mặc cả trong giá ở ngành này không thực sự thể hiện rõ rệt mà chỉdừng lại ở mức khách hàng sẽ chọn doanh nghiệp lữ hành nào có mức giá rẻ ->chất lượng dịch vụ -> uy tín, thương hiệu

- Do đặc thù của ngành này dành cho các đối tượng và khách hàng có nhucầu giải trí nghỉ ngơi nên vấn đề về giá đối với họ thực sự không quá quan trọng

mà thay vào đó là chất lượng dịch vụ

Thứ hai:

Về việc đòi hỏi cao hơn về mặt chất lượng và số lượng các dịch vụ đi kèmcũng cần nhiều hơn thì đó là lí do phần lớn các doanh nghiệp trong ngành cạnhtranh với nhau để giành giật khách hàng bằng chất lượng dịch vụ kèm theo vàthương hiệu:

- Phương tiện đi lại

- Chất lượng người hướng dẫn viên du lịch

- Đồ ăn thức uống trong quá trình đi lại và du lịch

- Chất lượng phục vụ của nhân viên

- Cách bố trí sắp xếp thời gian và các hoạt động diễn ra trong suốt quá trình

du lịch

- Môi trường khu vực dịch vụ

Bên cạnh đó các doanh nghiệp các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhaucác khoản giảm giá chiết khấu, quà tặng trong các những ngày lễ quan trọng chokhách hàng

5 Sức mạnh mặc cả của các nhà cung cấp

Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh mặc cả đối với các thành viên

Trang 13

trong một ngành bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm haydịch vụ Các nhà cung cấp hùng mạnh có thể bằng cách đó vắt kiệt lợi nhuận trongngành nếu ngành đó không thể tăng giá đền bù sự gia tăng chi phí đầu vào.

Đối với các doanh nghiệp du lịch như Saigontourist thì áp lực từ các nhàcung cấp là khá rõ ràng, vệc các khu nghỉ mát, khu khách sạn tăng gia, dịch vụ vậntải hành khách tăng cũng góp phần đội chi phí của khách hàng phải trả tăng lên

BẢNG TỔNG HỢP MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

quan trọng đối với ngành (a) 3=cao 2=TB 1=thấp

Mức độ tác động với công ty(b) 3=nhiều 2=TB 1=ít;

0 = không tác động

Tính chất tác động (c)

+ tốt

- xấu

Các yếu tố kinh tế:

- Chu kì tăng trưởng kinh tế

- Tỉ giá ngoại hối và lãi suất ngân hàng

- Xu hướng phát triển của nền kinh tế

- Thu nhập dân cư

3 2 2 2

2 1 2 2

+ - + +

Các yếu tố xã hội:

- Sự thay đổi của nhân khẩu nhanh

- Sự thay đổi về văn hóa (xu hướng

tiêu dùng ) theo hướng hiện đại hóa

2 2

1 2

+ +

Ngày đăng: 20/11/2014, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp - Phân tích tổng công ty du lịch Saigontourist
Bảng t ổng hợp kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w