ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ NHƯ HOA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY L
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MAI THỊ NHƯ HOA
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Trang 2HÀ NỘI - 2014
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MAI THỊ NHƯ HOA
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 ** **
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Nguyễn Thế Kiệt
2 TS Phạm Thế Hùng
Trang 4HÀ NỘI - 2014
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt
và TS Phạm Thế Hùng Các số liệu đã được nêu và sử dụng trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan và khoa học Danh mục tài liệu dùng để tham khảo trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2014.
Tác giả luận án
Mai Thị Như Hoa
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hộiCTQG: Chính trị quốc giaĐĐTT: Đạo đức truyền thốngĐTNCS: Đoàn Thanh niên cộng sản
KHXH: Khoa học xã hội KTTT: Kinh tế thị trườngNxb: Nhà xuất bảnPGS: Phó giáo sư
XDLS: Xây dựng lối sốngXHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1 Các công trình đề cập đến vấn đề đạo đức, đạo đức trong kinh tế thị trường 8
2 Các công trình đề cập đến đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống, xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ 12
3 Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá
trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ViệtNam hiện nay 17
Chương 1 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG
XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 21
-1.1 Vai trò, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay 211.1.1 Khái niệm lối sống, phân biệt lối sống với một số khái niệm liên quan
211.1.2 Tầm quan trọng, nội dung xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ở Việt
Nam hiện nay 281.2 Vai trò, nội dung, yêu cầu của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 431.2.1 Truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, các giá trị đạo đức truyền
thống cơ bản của dân tộc Việt Nam 431.2.2 Vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây
dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 511.2.3 Yêu cầu của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây
dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 58
Chương 2 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG
XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 642.1 Một số nhân tố tác động đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
-tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 64
Trang 82.1.1 Tác động của toàn cầu hóa đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 642.1.2 Tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiệnnay 682.1.3 Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ViệtNam hiện nay 712.1.4 Tác động của tình hình chính trị thế giới đến giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ViệtNam hiện nay 732.2 Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối
sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 752.2.1 Những thành tựu đạt được trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiệnnay 752.2.2 Những hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 872.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 962.3.1 Mâu thẫn giữa việc nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ với hiệnthực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, xã hội tồn tại nhiều bất côngnghịch lý đã gây khó khăn cho công tác giáo dục đó 962.3.2 Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệtrẻ với những hạn chế của lực lượng giáo dục, nội dung và phươngpháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống hiện nay 1002.3.3 Mâu thuẫn giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ViệtNam hiện nay 104
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN
Trang 9TỘC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY 108
3.1 Phương hướng 1083.1.1 Bảo đảm thống nhất giữa kế thừa và đổi mới trong giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xây dựng lối sống cho thế hệ trẻViệt Nam hiện nay 1083.1.2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống
cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay gắn liền với thực hiện chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới 1123.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ViệtNam hiện nay 1163.2.1 Nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của các chủ thể giáo dục
trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nhằm xâydựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 1163.2.2 Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay.Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 1203.2.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật nhằm đẩy mạnh việc cải
tạo các phong tục, tập quán lạc hậu; đẩy mạnh đấu tranh chống thamnhũng, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi trong giáo dục giá trị đạođức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 1253.2.4 Kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội, đẩy mạnh xu hướng xã hội
hóa công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ nhất là giáo dục các giá trịđạo đức, lối sống, nhân cách 1303.2.5 Nâng cao tính tự giác học tập, phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiệnnay 134
KẾT LUẬN 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
142
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thế hệ trẻ cũng là lực lượng xã hội to lớn,một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước.Trong tiến trình cách mạng, Chủ tịch Hồ chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vaitrò của thế hệ trẻ và xác định việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việclàm rất quan trọng và rất cần thiết”
Sau hơn 25 năm đổi mới, phát triển đất nước, chúng ta đã xây dựng đượcmột thế hệ trẻ vừa có đức, vừa có tài, có sức khỏe, tư duy năng động và hành độngsáng tạo tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ýthức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; có ý chí vươn lên trong học tập, laođộng, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏinghèo nàn, lạc hậu và mong muốn được tin tưởng, cống hiến
Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, còn có một bộ phận thế hệ trẻ sống thiếu
lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấphành pháp luật, sống thực dụng, tuyệt đối hóa đời sống vật chất, ít quan tâm đến giađình; coi thường và xa rời các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống,tình trạng mắc vào các tệ nạn xã hội… ngày càng có chiều hướng gia tăng đã gây ranỗi lo chung của toàn xã hội
Hơn nữa, đặt vấn đề xây dựng lối sống mới không phải chỉ xuất phát từ tìnhhình suy thoái đạo đức và lối sống hiện nay cần phải cứu chữa, mà còn vì địnhhướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn và hành động chiến lược Pháttriển kinh tế và hiện đại hóa xã hội rất cần đến sức mạnh của kinh tế, nhưng xét đếncùng kinh tế không phải là cứu cánh, không có mục đích tự thân Không xây dựngđược nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lành mạnh, xã hội không thểphát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân và cả cộng đồng không thể bìnhyên, thế hệ trẻ không thể lập thân lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triểnvọng trong cuộc sống Càng hướng tới văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chútrọng những đảm bảo đạo đức và văn hóa lao động lối sống trong phát triển
Trang 12Vì thế, nhận thức đúng đắn về khái niệm lối sống và định hướng xây dựnglối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là yêu cầu hết sức cấp bách Trongcác nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ thì giáo dục giá trịđạo đức truyền thống dân tộc có vai trò quan trọng.
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là hoạt độngnhằm tác động một cách có hệ thống các truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến sựphát triển tinh thần và thể chất của thế hệ trẻ để họ có định hướng đúng đắn trongquá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách
Việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống như thế nào để xây dựng lối sốngcho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay vừa kế thừa giá trị truyền thống tốt đẹp của dântộc, vừa tiếp thu tinh hoa nhân loại là việc làm khó khăn, phức tạp Đến nay, đã cómột số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên, do tính phức tạp củađối tượng và mục tiêu của vấn đề, nên đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm, cótính hệ thống để có phương hướng và giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng lốisống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay Đề tài: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” nhằm phục vụmục tiêu trên
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Làm rõ vai trò, thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dântộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam thời gian qua, từ đó đề raphương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dụcgiá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho đối tượng này ởViệt Nam hiện nay
Trang 13- Làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xâydựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống cho thế
hệ trẻ Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Luận án làm rõ giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựnglối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối
sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay chủ yếu từ thời kỳ đổi mới đến nay dưới góc
độ triết học (giới hạn trong một số giá trị đạo đức truyền thống chủ yếu)
- Thế hệ trẻ là một khái niệm rộng, chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứatuổi, nhưng luận án chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu ở nhóm thanh niên (từ 16 đến
30 theo quy định của Luật Thanh niên năm 2005)
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án chủ yếu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống, xâydựng lối sống cho thế hệ trẻ, giáo dục giá trị đạo đức dân tộc, luận án có kế thừa cácthành tựu của một số công trình có liên quan đến đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích và tổng hợp, sự thống nhất giữalịch sử và lô gích Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng phương pháp hệ thống, kháiquát hóa và một số phương pháp khác để tìm hiểu về thực trạng giáo dục giá trị đạođức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
5 Đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ vai trò và lượng hóa nội dung giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Trang 14- Làm rõ thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xâydựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra được phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng caohiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệtrẻ Việt Nam hiện nay
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài, kết luận, các công trình nghiên cứu của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo,luận án gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lốisống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 2: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sốngcho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ViệtNam hiện nay
Trang 15TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, gắn liền với con người và xã hội loàingười Đạo đức do các quan hệ kinh tế - xã hội quy định, song cũng có vai trò tácđộng trở lại đối với đời sống kinh tế - xã hội Công tác giáo dục đạo đức nói chung,giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống (ĐĐTT) dân tộc và vấn đề xây dựng lốisống (XDLS) đã được nhiều tập thể, các nhà khoa học trên thế giới và trong nướcnghiên cứu ở các góc độ khác nhau và đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng
1 Các công trình đề cập đến vấn đề đạo đức, đạo đức trong kinh tế thị trường
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phêphán và bác bỏ những học thuyết duy tâm, tôn giáo và phi lịch sử về đạo đức Điềunày đã được hai ông trình bày trong các tác phẩm tiêu biểu như: “Lời nói đầu phêphán triết học pháp quyền của Hêghen”; “Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung củatriết học cổ điển Đức”; “Chống Đuy rinh”… Qua các tác phẩm trên hai ông đãkhẳng định: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nayđều là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ” [74, tr 137]
Khi bàn về đạo đức, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã sử dụng những thuậtngữ truyền thống như: thiện, ác, lương tâm, danh dự… Về thực chất, trên lập trườngduy vật biện chứng, các ông đã lọc bỏ những nội dung có tính duy tâm, tôn giáo vàđem lại cho chúng những nội dung mới, đặt nền móng cho nền đạo đức mới - đạođức cộng sản V.I.Lênin cũng nhận thức rõ quy luật kế thừa của đạo đức và khẳngđịnh: “Văn hóa vô sản không bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tưsản tự cho mình là chuyên gia về văn hóa phát minh ra Đó hoàn toàn là điều ngungốc Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức
mà loài người tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư sản, xã hội của bọn địachủ và xã hội của bọn quan liêu” [62, tr 361] Bàn về công tác giáo dục đạo đức, ýthức trách nhiệm cho thanh niên, V.I.Lênin cho rằng: “Việc giáo dục thanh niênkhông phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạođức; không phải cái đó là giáo dục Khi người ta thấy được cha mẹ mình sống dướiách của bọn địa chủ và bọn tư sản như thế nào, khi chính người ta chịu chung nỗikhổ đau với những người mở đầu cuộc chiến đấu với bọn bóc lột, khi người ta thấy
Trang 16rằng muốn tiếp tục chiến đấu thì phải hy sinh to lớn như thế nào để bảo vệ nhữngthắng lợi mà cha, anh đã giành được và thấy rõ bọn địa chủ và bọn tư sản là những
kẻ hung tợn như thế nào thì khi đó người ta tự rèn luyện mình trong hoàn cảnh này
để trở thành những người cộng sản” [59, tr 351-357]
Tư tưởng về đạo đức của các nhà kinh điển mác xít cũng được quán triệt sâusắc Cụ thể là, trong tác phẩm “Nguyên lý đạo đức cộng sản” A.Siskin đã tiếp tụclàm rõ nguồn gốc của đạo đức và khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội:
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói vàtập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao dịch vớinhau hàng ngày” [96, tr 4] Trong tác phẩm này, ông còn cho rằng: “Thế giới quancủa chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở khoa học của đạo đức cộng sản” [96, tr 66].Cuốn “Đạo đức học - thử trình bày một hệ thống đạo đức học mácxít” củaG.Bandzeladze đã làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức và vai trò của đạo đức Tácgiả cho rằng, đạo đức bắt nguồn từ chỗ con người quan hệ với người khác cũng nhưquan hệ với chính mình, đồng thời đi sâu phân tích mối quan hệ giữa đạo đức vớitính cách của con người Con người sở dĩ là người bởi nhờ có đạo đức, “Đạo đức làphẩm giá cơ bản của con người, là bản chất của tính người, của nhân phẩm” [8, tr.197] Tác giả còn chỉ rõ đặc trưng cơ bản, bản chất nhất của đạo đức là “chí công vôtư”; “Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi íchcủa nhau, đến lợi ích của xã hội” [8, tr 104] “Những cơ sở của giáo dục đạo đức vànhững cơ sở của sự tự giáo dục” của A.I.Côchêtốp khẳng định lại quan điểm củaV.I.Lênin khi bàn về đạo đức cộng sản: “Chúng ta nói rằng: đạo đức - đó là những
gì góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đangsáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa” [11, tr 6]
Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học mác xítthường xuyên được quan tâm trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đời sống, gópphần làm sáng tỏ quan niệm mác xít về đạo đức Một số cuốn sách tiêu biểu trongnước bàn về đạo đức là: “C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin bàn về đạo đức”, ViệnTriết học, 1972; “Đảng ta bàn về đạo đức”, Viện Triết học, 1973; “Đạo đức mới”,nhà xuất bản (Nxb) Khoa học Xã hội (KHXH), 1974 Trong cuốn “Đạo đức học”,biên soạn 1997, Nxb Giáo dục, khẳng định: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên
Trang 17tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình vìlợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và conngười, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội… Đạo đức học Mác-Lênin là khoahọc nghiên cứu đạo đức” [48, tr 7] Trong tác phẩm này, tác giả còn phân tích một
số phạm trù cơ bản của đạo đức học cũng như phân tích một số nguyên tắc đạo đức
xã hội chủ nghĩa (XHCN), đạo đức học Mác- Lênin và yêu cầu của đạo đức trongmột số lĩnh vực đời sống xã hội “Các dạng đạo đức xã hội” của tác giả Trần HậuKiêm, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993 đã phân tích các dạng đạo đức của xã hội: xã hộinguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và XHCN và đi đến kếtluận: “Đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội, quy định, điều chỉnh sự giaotiếp và hành vi xử sự của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thốngnhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng” [47, tr 112]
Trên các tạp chí chuyên ngành, các bài viết cũng phân tích sâu sắc các khíacạnh của đạo đức, đạo đức cách mạng Trong bài “Quan niệm mác xít về thiện vàác” của Vũ Văn Thuấn, tạp chí Nghiên cứu lý luận số 1, 1997, tác giả làm rõ hơnquan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về các phạm trù đạo đức thiện, ác cơ bản;khẳng định “Theo C.Mác và Ph.Ăgghen, thiện và ác là khái niệm đối lập nhau, hoàntoàn thuộc về lĩnh vực đạo đức, do hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội quyếtđịnh Cho nên, muốn tìm hiểu và đánh giá đúng đắn về thiện và ác, không thể chỉdừng lại ở chỗ giải thích nội dung của khái niệm, mà phải đi sâu tìm hiểu nguyênnhân đích thực của nó là tồn tại xã hội, nghĩa là ở trong phương thức sản xuất của
xã hội chứ không phải ở bên ngoài xã hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần túycủa xã hội” [105, tr 37] Bài viết “Giá trị đạo đức trong xã hội ta ngày nay” của tácgiả Vũ Khiêu, 1993, Tạp chí Triết học số 2, đã khẳng định: “Giá trị đạo đức củachúng ta phải là sự thống nhất chặt chẽ giữa động cơ và hiệu quả, phải là sản phẩmcao nhất của lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội (CNXH) vàcủa tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, đó là: Giá trị đạo đức là những hành viđược con người lựa chọn và đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đờisống xã hội… Giá trị đạo đức vì thế có tính chất thiết yếu đối với đời sống xã hội Bài
“V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng” của Trần Ngọc Linh (Tạp chí Khoa họcchính trị, số 4/2005) phân tích quan niệm của V.I.Lênin về bản chất đạo đức cách
Trang 18mạng, Theo V.I.Lênin những biểu hiện của đạo đức cách mạng như: tinh thần giácngộ cách mạng cao, lòng trung thành cao độ với lý tưởng, suốt đời phấn đấu cho lýtưởng cách mạng, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân, thậm chí cả tính mạng vì sựnghiệp cách mạng và biến lý tưởng thành hiện thực, kỷ luật cách mạng… Qua đótác giả đề cập những quan niệm của V.I.Lênin về xây dựng đạo đức cách mạng,song vẫn cần lưu ý rằng, “phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện, họctập trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộng sản và toàn bộ sự nghiệp này khôngđược tách rời cuộc sống sôi nổi” [64, tr 5-7].
Nghiên cứu về vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường (KTTT), năm
1996 Viện Thông tin KHXH đăng một số bài viết đề cập đến sự tác động của KTTTtới đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với KTTT… chẳng hạn: “Những vấn đề đạođức trong điều kiện KTTT” [107, tr 14], các nhà khoa học Trung Quốc còn tậptrung lý giải “Về kinh tế thị trường và đạo đức”, “Bàn về quan hệ kinh tế thị trường
và đạo đức” [107, tr 120] “Tình hình đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường vàviệc xây dựng nó” [107, tr 87] Trong bài “Định hướng xã hội chủ nghĩa về cácquan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 5,
1998, tác giả cho rằng, để giữ vững định hướng XHCN về đạo đức phải tiến hànhđồng bộ ba việc lớn: thứ nhất là phải gắn đạo đức với pháp luật và khoa học, mặtkhác, phải coi các chuẩn mực pháp luật và khoa học là cơ sở đánh giá và điều chỉnhcác quan hệ đạo đức Thứ hai là xã hội phải có cơ chế phù hợp, trong đó đào tạo conngười gắn liền đức với tài Thứ ba là giáo dục nhân dân biết hưởng quyền dân chủ
và biết dùng quyền dân chủ của mình để xây dựng quan hệ đạo đức mới Luận ántiến sỹ Triết học của Mai Xuân Hợi, Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ ChíMinh, Hà Nội, 2005 với đề tài: “Vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý trongđiều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”; “Đạo đức người cán bộlãnh đạo chính trị - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên),Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 đã đề cập đến vai trò của đạo đức và sự biếnđổi của đạo đức người cán bộ, lãnh đạo quản lý trong điều kiện nền KTTT địnhhướng XHCN, từ đó các tác giả nêu ra phương hướng và giải pháp để nâng cao đạođức cách mạng của đội ngũ cán bộ quản lý trong điều kiện phát triển KTTT ở ViệtNam hiện nay
Trang 192 Các công trình đề cập đến đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ
Về đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị ĐĐTT có nhiều tác giả với cáccông trình nghiên cứu: đó là, “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”của giáo sư (GS) Trần Văn Giàu, Nxb KHXH, Hà Nội, 1980 đã phân tích một cáchsâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam Đặc biệt, dưới góc
độ sử học và đạo đức học, ông đã phân tích sự vận động của những giá trị tinh thầntruyền thông qua những giai đoạn của lịch sử Việt Nam; “Truyền thống dân tộctrong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước Việt Nam” của GS Phan Huy Lê,
đề tài KX 07- 02, Hà Nội, 1995; “Đạo đức học - mỹ học và đời sống văn hóa nghệthuật” của GS Đỗ Huy, Nxb KHXH, Hà Nội 2002 bàn về “cái truyền thống và cáihiện đại trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta từ góc nhìn đạo đứchọc”; “các giá trị ĐĐTT ở nước ta và sự chuyển biến của chúng sang hiện đại”, đãkhẳng định: “Bảng giá trị Việt Nam đang quá độ rất mạnh mẽ với mục tiêu kết hợpđược các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, kết hợp các giá trị dân tộc vớicác giá trị quốc tế, kết hợp các giá trị dân tộc với các giá trị sắc tộc, các giá trị cánhân với các giá trị cộng đồng… Hiện nay trong xã hội đang thiết lập một hệ thốnggiá trị mà ở đó cái lợi phải thống nhất cái đúng, cái tốt và cái đẹp” [45, tr 40]; “Vănhóa đạo đức ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp” của tác giả Lê Quý Đức vàHoàng Chí Bảo (Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, 2007) góp phần làmsáng tỏ những vấn đề lý luận chung về văn hóa đạo đức, phân tích thực trạng vănhóa đạo đức ở nước ta, đặc biệt là những biến đổi trong các giá trị chuẩn mực vănhóa đạo đức và đi đến khẳng định: “Ngày nay hệ giá trị đạo đức dân tộc đang chịu
sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội mà chủ yếu là việc xây dựng nền KTTTđịnh hướng XHCN, việc mở cửa hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa… Các giá trị,chuẩn mực đạo đức truyền thống tất yếu cũng biến đổi theo xu hướng tích cực vàtiêu cực, tạo nên những mảng sáng, tối của đời sống tinh thần đạo đức tinh thần hiệnnay” [37, tr 85]; Phó giáo sư (PGS), tiến sĩ (TS) Nguyễn Thế Kiệt có các bài viết:
“Từ đạo đức truyền thống đến đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiêncứu lý luận số 7, 2006; “Quan hệ đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giátrị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6,1996; Trong cuốn “Triết học với đổimới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007, TS.Trần Thành (chủ biên), các tác giả khẳng định sức sống mãnh liệt của các giá trị đạo
Trang 20đức truỳên thống của dân tộc Việt Nam cũng như việc phát huy các giá trị đó trongquá trình giáo dục đạo đức, xây dựng con người mới XHCN Đồng thời các tác giảcòn đưa ra dự báo về sự biến đổi của các giá trị ĐĐTT dân tộc trong điều kiện mớinhằm mục đích cảnh báo việc lựa chọn các giá trị truyền thống tốt đẹp để phát triểntrong tương lai và hạn chế, loại bỏ những tập quán lạc hậu không còn phù hợp với
xã hội hiện đại Trong cuốn: “Giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho Thanh niênhiện nay” của Bùi Ngọc Minh, Nxb Thanh niên, tác giả viết: giáo dục các giá trị truyềnthống cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của Đoàn Thanh niên Cộng sản(ĐTNCS) Hồ Chí Minh mà còn là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội
Các bài viết, đề tài nghiên cứu sự kế thừa và phát huy các giá trị đạo đứctruyền thống trong giáo dục đạo đức giai đoạn hiện nay ở Việt Nam như: “Quántriệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng giá trị đạo đức hiệnnay” của GS.TS Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 2, 1995; “Suynghĩ về một hệ giá trị tinh thần trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay” của tácgiả Nguyễn Tài Thư, Tạp chí Triết học số 1, 1998; “Về một số giải pháp xây dựngnhân cách đạo đức hiện nay”, Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học số 4 (110),tháng 8/1999; “Từ cái thiện truyền thống đến cái thiện trong cơ chế thị trường ởViệt Nam hiện nay của Nguyễn Hùng Hậu, tạp chí triết học, số 8, năm 2002; “Đôiđiều suy nghĩ về giá trị và biến đổi giá trị khi nước ta chuyển sang KTTT” của GSNguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học số1, 2005; “Giá trị ĐĐTT và những yêucầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Cao Thu Hằng, Tạpchí Triết học, số7 (158), tháng7/2004… Các tác giả đề cập thực trạng vấn đề đạođức nói chung cũng như của thế hệ trẻ nói riêng trong thời kỳ đổi mới, đánh giánhững thành tựu đạt được cùng những trăn trở khi một số cán bộ, đảng viên vàthanh, thiếu niên thoái hóa biến chất, phai nhạt lý tưởng cách mạng, từ đó các tácgiả rất quan tâm đến việc giáo dục và phát huy giá trị ĐĐTT dân tộc cho nhân dân,nhất là thế hệ trẻ hiện nay
Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học như:
“Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền KTTT với việc xây dựng đạo đứcmới cho đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” do PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ(chủ biên) và sự tham gia của nhiều nhà khoa học, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999 đã gợi
mở một số vấn đề đạo đức mới, luận giải sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong cơchế thị trường, từ đó các tác giả đề xuất phương hướng và những giải pháp hình
Trang 21thành thang giá trị đạo đức mới, xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý trongnền KTTT định hướng XHCN… Một số luận án nghiên cứu về giá trị ĐĐTT dântộc, sự tác động của đạo đức truyền thống đến đạo đức, nhân cách con người ViệtNam thời kỳ đổi mới như: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhâncách sinh viên Việt Nam trong giai đọan hiện nay”, luận án tiến sĩ triết học của Trần
Sỹ Phán, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999; “Kế thừa và đổi mới các giátrị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền KTTT ở Việt Nam hiệnnay”, luận án tiến sỹ triết học của Nguyễn Văn Lý, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
Hà Nội, 2000 đã phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong ĐĐTT dân tộc, cáctác giả đã xác định rõ những nội dung cần kế thừa đổi mới, bên cạnh đó chỉ ranhững thiếu hụt cần bổ sung trong các giá trị ĐĐTT nhằm phát huy vai trò của đạođức, nhất là đạo đức truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay, từ đó đề xuấtnhững phương hướng và giải pháp cơ bản đảm bảo kế thừa và đổi mới các giá trịĐĐTT trong quá trình chuyển sang KTTT ở Việt Nam; “Giáo dục đạo đức chothanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sỹtriết học của Trần Minh Đoàn, học viện CTQG, Hà Nội, 2002; “Giá trị ĐĐTT trongviệc giáo dục đạo đức cho sinh viên công an nhân dân Việt Nam hiện nay”, Phạm
Bá Lượng, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HồChí Minh, Hà Nội, 2009 cũng đã phân tích làm rõ những giá trị ĐĐTT dân tộc,những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhândân hiện nay, bước đầu nêu lên những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằmphát huy giá trị ĐĐTT trong việc giáo dục đạo đức cho đối tượng này; “Kế thừa giátrị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay”của Cao Thu Hằng, luận án tiến sĩ Triết học, Viện KHXH Việt Nam, 2011, đã làm
rõ giá trị ĐĐTT dân tộc, vai trò của nó trong hình thành, phát triển nhân cách conngười, tính tất yếu phải kế thừa, tác giả đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp kếthừa các giá trị ĐĐTT dân tộc trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiệnnay; “Giá trị ĐĐTT với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiệnnay” của Ngô Thị Thu Ngà, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hànhchính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011 đã góp phần xác định rõ tầm quan trọngcủa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, việc phát huy các giá trị đó đối với việcxây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương
Trang 22hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tối đa các giá trị đạo đức truyềnthống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Trên các tạp chí, hội thảo khoa học, tài liệu chuyên khảo cũng có đăng một
số công trình nghiên cứu việc giáo dục đạo đức truyền thống, định hướng những giátrị đó cho thế hệ trẻ hiện nay như: “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đứctrong điều kiện hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học số 6,2000; “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay” của PGS
TS Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị số 5, 2003; Trong bài viết “Giá trịĐĐTT Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền KTTT” củaTrần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học số 5, 2002 cho rằng mỗi dân tộc đều có nhữngchuẩn mực đạo đức riêng, trong đó có một số yếu tố được cái phổ biến toàn nhânloại trong đạo đức chấp nhận làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề toàn cầu Giátrị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta biểu hiện ở sự nhiệt tình, hăng saytrong lao động sản xuất, yêu quê hương đất nước… giá trị đạo đức truyền thống đóquy định ý thức đạo đức của cả cộng đồng người Việt Nam và đa phần là phù hợpvới đạo đức toàn nhân loại Do vậy, theo tác giả, trong nền KTTT phải đảm bảo việcduy trì các giá trị ĐĐTT tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn phong hóa khỏi sự suy đồi donền kinh tế phát sinh, như chạy theo lợi nhuận mà bất chấp nhân tính, chà đạp lên cáiphổ biến nhân loại trong đạo đức
Ngày 18 tháng 10 năm 1996, Bộ giáo dục và đạo tạo (BGD&ĐT) đã tổ chứchội thảo khoa học “Định hướng giáo dục đạo đức trong các trường đại học”, cáctham luận nêu rõ sự cần thiết phải có định hướng giáo dục đạo đức cho thanh niên,sinh viên trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước,phát triển KTTT và hội nhập quốc tế hiện nay Các tác giả đề xuất giải pháp nhằmgiữ vững bản săc văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong giáo dụcđạo đức cho thế hệ trẻ Ngày 14, 15 tháng 5 năm 2001, tại Hà Nội đã diễn ra cuộchội thảo khoa học “Giá trị truyền thống và những thách thức của toàn cầu hóa”, doViện Triết học Việt Nam và Hội đồng nghiên cứu triết học và giá trị Mỹ phối hợp tổchức Các tham luận của đông đảo các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nướccùng đưa ra tiếng nói chung là làm thế nào để trong mọi hoàn cảnh chúng ta vừa giữđược bản sắc văn hóa vừa phát huy được giá trị truyền thống của mỗi dân tộc; vừabảo tồn các giá trị văn hóa, vừa tiếp thu, kế thừa những tinh hoa của nền văn hóanhân loại Tháng 8 năm 2004, Viện KHXH Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu
Trang 23đề tài: “Đạo đức xã hội nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” do GS Viện sĩ (VS)Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm cùng với sự tham gia của các nhà khoa học:GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn, GS.TS Hoàng Chí Bảo, GS Nguyễn Đức Bình, GS.
Vũ Khiêu, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc… Từ việc phân tích hiện thực cuộc sốngtrong điều kiện KTTT định hướng XHCN, công trình đã phác họa khá trung thực vàtoàn cảnh đạo đức xã hội ta hiện nay cả mặt tích cực và tiêu cực với những số liệuđiều tra thuyết phục đã phản ánh rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên, côngchức, thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp và trong gia đình Từ đây các tácgiả phân tích nguyên nhân của việc suy thoái đạo đức xã hội: “Ngoài những nguyênnhân khách quan, sâu xa, trực tiếp cần phải nhận diện những nguyên nhân chủ quanthuộc về chúng ta, từ lãnh đạo, quản lý, giáo dục và tổ chức đời sống xã hội Nhómnguyên nhân này đã và đang trực tiếp dẫn tới sự suy thoái đạo đức xã hội” [109, tr.264], nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng đạođức xã hội, nhất là đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay
Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, động lực chủ yếu củacách mạng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định vận mệnh của dân tộc Vì thế, việc xâydựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề xã hội của mỗi quốc gia
mà còn mang ý nghĩa thời đại của nhân loại Với thế hệ trẻ Việt Nam cũng khôngnằm ngoài quy luật chung đó
Các tác phẩm tiêu biểu góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ nhữngvấn đề cơ bản của đạo đức học mác xít và vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ đểtrở thành những con người chân chính là: Tác phẩm “giáo dục con người chân chínhnhư thế nào” của nhà giáo dục Liên Xô - V.A.Xukhomlinxki, Nxb giáo dục, HàNội, 1981 đã đề cập: dưới hình thức những lời khuyên bảo của nhà giáo dục với trẻ
em, thanh thiếu niên và dưới hình thức những lời của tác giả nói với các nhà giáodục, trước hết là với các thầy, cô giáo Tác giả trình bày cụ thể, sinh động các phạmtrù đạo đức học, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, những phương pháp hìnhthành chúng trong học sinh Quan điểm triết học và tư tưởng nhân văn sâu sắc đượcthể hiện là hướng tới con người đang hình thành, ý thức sâu sắc tầm quan trọng và bứcthiết của việc đào tạo thế hệ đang lớn lên thành những con người chân chính có nhâncách độc lập và sáng tạo cũng như sự khó khăn và phức tạp của nhiệm vụ to lớn này[87, tr 14-15]
Trang 24Ở Việt Nam, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn xác định thanh niên là vấn
đề sống còn, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng CNXH Trường Cán bộthanh thiếu niên Trung ương - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam giới thiệu cuốnsách “Vấn đề thanh niên nhìn nhận và dự báo”, Nxb Thanh niên, tập 1 (1992), tập 2(1996) làm rõ những vấn đề quan trọng liên quan đến thanh niên như: phạm trù thanhniên, thanh niên với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước… KTTT đã tác động đến đạo đức
xã hội theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, trong đó có thế hệ trẻ Những biểu hiệncủa đời sống đạo đức thế hệ trẻ rất phong phú, phức tạp Có nhiều cách tiếp cận khácnhau về vấn đề này “Đạo đức học sinh - sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải phápgiáo dục” của tác giả Phạm Kim Anh đăng trên tạp chí dạy và học ngày nay, số 9- 2008nhận định: Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh - sinh viên ở nước ta mấynăm gần đây trở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn là của toàn xãhội… Có thể nói, bên cạnh số ít em vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lênkhó khăn, sống có mục đích, có hoài bão, thì phần lớn thế hệ trẻ hôm nay không xácđịnh được mục đích cần làm, nhầm lẫn các giá trị trong cuộc sống, sống thực dụng,buông thả, phóng đãng, ích kỷ, lạnh lùng, vô cảm, thiếu trách nhiệm” [1, tr 4] Tác giảPhạm Thái Bình với bài “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trong cáctrường Công an nhân dân trên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công
an nhân dân, số 1, 2009 cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được thời kỳ đổi mớithì vấn đề suy thoái đạo đức là rất nghiêm trọng, đáng báo động, đòi hỏi phải đổi mớinhận thức và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục đạo đức truyền thống dântộc cho thanh niên, sinh viên, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hộitrong giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân
3 Các công trình đề cập đến vấn đề lối sống, xây dựng lối sống, kế thừa các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Vấn đề lối sống cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh vớinhững cách tiếp cận khác nhau Đặc biệt, từ khi nước ta bắt đầu công cuộc đổi mớithì vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêngcàng được quan tâm nghiên cứu hơn bao giờ hết Có thể nêu ra một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu sau đây: “Lối sống xã hội chủ nghĩa” của tập thể tác giả tiến sỹtriết học, kinh tế học, viện sỹ thông tấn Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (cũ), Nxb Sựthật, Hà Nội, 1982; và cuốn sách cùng tên “Lối sống xã hội chủ nghĩa” của Phó tiến sỹ
Trang 25triết học Liên Xô X X Visnhiốpxki, Nxb Lao động, Hà Nội, 1981 đã nghiên cứu, phântích những vấn đề cơ bản của lối sống XHCN, đặc trưng cơ bản của nó, đưa ra các
phương hướng chủ yếu tiếp tục hoàn thiện lối sống XHCN Trong tác phẩm “Bàn về
nếp sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa” của Trần Độ (chủ biên), Nxb Văn hóa, 1985,các tác giả không chỉ bàn về lối sống và nếp sống XHCN, mà còn tập trung bàn về cácgiải pháp xây dựng lối sống, nếp sống XHCN “Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thếtoàn cầu hóa” của GS Thanh Lê (chủ biên), Nxb KHXH, Thành phố Hồ Chí Minh,
2001 đã phân tích cơ sở xã hội - kinh tế, chính trị, tinh thần của lối sống XHCN.Các tác giả cho rằng lối sống XHCN là sự kết tinh cao nhất của sự phát triển xã hội
và kinh tế của xã hội ấy… Khái niệm lối sống cho phép đi sâu vào một hình thái kinh
tế - xã hội, hình dung nó như một “chỉnh thể sinh động cụ thể” với những “chi tiết”của các quan hệ xã hội khác nhau: sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, gia đình… nói lên đặctrưng của một xã hội nhất định với tư cách một loại hình và một hình thức nhất định
về mặt lịch sử của hoạt động sống của con người Từ đó, đề ra vấn đề bảo vệ lối sốngXHCN trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay
Các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước cũng nhận thức tầm quan trọng của vấn
đề lối sống và tập trung nghiên cứu Đề tài KX 06 - 13 đã nêu trong báo cáo tổngkết chương trình KX - 06 (1991- 1995): “Lối sống, trong chừng mực nhất định, làcách ứng xử của những con người cụ thể, những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của môitrường sống Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trựctiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, lối sống của các nhóm xãhội và cộng đồng dân cư”
“Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” của GS.TSKHHuỳnh Khái Vinh (chủ biên) từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước KHXH 04-
03, Nxb CTQG, 2001 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức,chuẩn giá trị xã hội cũng như mối quan hệ giữa chúng với phát triển văn hóa và conngười Bên cạnh đó nhóm tác giả còn phân tích những ảnh hưởng của các nhân tốkinh tế, chính trị, xã hội đến lối sống và việc kế thừa, phát huy nếp sống, đạo đức,chuẩn giá trị xã hội truyền thống và cách mạng, những kinh nghiệm, bài học xâydựng, phương hướng, quan điểm và giải pháp XDLS, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội
“Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trongthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” do TS Nguyễn Viết Chức (chủ biên), NxbVăn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001 bao gồm nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu,
Trang 26quản lý văn hóa đã đề cập ở những mức độ khác nhau về tầm quan trọng và sự cầnthiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô HàNội “Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học” củaGS.TS Đỗ Huy, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội, 2001
đã trình bày khá chi tiết vấn đề xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại trong môitrường văn hóa chung của CNXH ở nước ta hiện nay Cuốn sách “Bản sắc văn hóatrong lối sống hiện đại” của PGS, TS Lê Như Hoa, Nxb Văn hóa - Thông tin, HàNội, 2003 đã tiếp cận vấn đề nếp sống, lối sống, lối sống đô thị, lối sống gia đìnhtrong giai đoạn hiện nay Với cách tiếp cận này, trong cuốn “Văn hóa và lối sống”,Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, GS Thanh Lê lại xem xét vấn đềlối sống như một bộ phận của văn hóa, từ đây tác giả đề cập việc XDLS mới XHCNtrong giai đoạn hiện nay Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) và tập thể tác giả thực hiện
đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH 04-02: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001; Đề tài khoa học cấp Nhànước KHXH 04 “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ CNH, HĐH”của Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (đồng chủ biên) cùng tập thể tác giả,Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, các tác giả đã khảo sát thực trạng văn hóa, đạo đức lốisống, đặc biệt là của thanh niên Từ đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và XDLS trong thời kỳ CNH, HĐHđất nước TS Đào Duy Quát (chủ biên) cuốn “Về giáo dục đạo đức cách mạngtrong cán bộ, đảng viên hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, 2004, các nhà khoa học tiếp cận khái niệm lối sống như một phạm trùđạo đức học Các tác giả phân tích thực trạng đạo đức, lối sống và đề ra giải phápgiáo dục đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay
Dưới góc độ tâm lý, tập thể tác giả thuộc Hội khoa học tâm lý - giáo dục ViệtNam, Viện nghiên cứu con người và Viện khoa học xã hội Việt Nam do GS,VSPhạm Minh Hạc (chủ biên) với cuốn “Tâm lý người Việt Nam đi vào CNH, HĐH -Những điều cần khắc phục”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004 đã đề cập những mặt mạnh,yếu, khẳng định những cái hay cần kế thừa, phát huy, những điều dở cần khắc phụctrong lao động, học tập và lối sống của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH,qua đó đề xuất một số kiến nghị về chiến lược, chính sách để phát triển con ngườiViệt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừamột số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Mai
Trang 27Thị Quý, Nxb KHXH, Hà Nội, 2009, đã khẳng định con đường hội nhập của ViệtNam là đúng đắn, song cũng chứa đựng nguy cơ đe dọa những giá trị tinh thầntruyền thống của dân tộc Từ đó đặt ra vấn đề làm thế nào để hội nhập mà vẫn giữđược những giá trị ấy, phát huy và đổi mới để biến thành sức mạnh phát triển đấtnước; “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việcXDLS ở Việt Nam hịên nay” của Võ Văn Thắng, Luận án tiến sỹ Triết học, Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005 luận giải khoa học việc kế thừa và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là tất yếu trong xây dựng lối sống ởViệt Nam hiện nay Tác giả đã làm rõ nội dung cơ bản của lối sống mà chúng ta xâydựng, chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố đến việc XDLS của con người Việt Namhiện nay, đánh giá thực trạng của việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm
kế thừa, phát huy tốt hơn các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống ởnước ta hiện nay “Ảnh hưởng của nền KTTT đến việc XDLS ở nước ta hiện nay”,Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng 5/2006 của tác giả Võ Văn Thắng đã chỉ ra nhữngảnh hưởng tích cực và tiêu cực của KTTT đến đời sống xã hội và việc XDLS ởnước ta, từ đó đặt ra vấn đề phải hình thành lối sống mới thích ứng với nhu cầu đờisống hiện thực để duy trì và thúc đẩy sự ổn định xã hội, vừa mang đậm bản sắc dântộc, vừa mang tính nhân loại phổ quát
Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu trên cho thấy các công trình đã
có nhiều đóng góp trong việc làm sáng tỏ những vấn đề ĐĐTT, vai trò của nó trongviệc xây dựng bản lĩnh con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiệnnay và XDLS của học sinh, sinh viên Các tác giả đã bước đầu nghiên cứu, đánh giáthực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất luợng, hiệu quả công tácgiáo dục giá trị Đ ĐTT dân tộc, XDLS nói chung Tuy nhiên, trước những biếnđộng phức tạp của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, vấn đề giáo dục các giá trịĐĐTT trong việc XDLS cho thế hệ trẻ Việt Nam - những con người giữ vận mệnhđất nước trong tương lai vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệthống dưới góc độ triết học Vì thế, đòi hỏi vấn đề này phải được tiếp tục đi sâu
nghiên cứu thêm Cho nên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận
án tiến sĩ Triết học của mình
Trang 28Chương 1 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
1.1 Vai trò, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
1.1.1 Khái niệm lối sống, phân biệt lối sống với một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm lối sống
Khái niệm “lối sống” từ lâu đã được các nhà văn hóa, xã hội học, triết học đề
cập, và đến nay khái niệm này vẫn còn nhiều cách tiếp cận khác nhau, chưa có một
định nghĩa tương đối thống nhất về nó, cho thấy tính chất phức tạp của khái niệm.Trong tiếng Pháp, từ “Lối sống” được dịch từ chữ “Mode de vie”, còn trong tiếngĐức là dịch từ chữ “Labensweise”, trong tiếng Nga là “Obraz zhizni”, trong tiếngAnh là dịch từ chữ “Mode of life”; “Way of life” hay “ Lifestyle”
Lối sống là một thể thống nhất biện chứng giữa tự nhiên - cá nhân và xã hội,lối sống của con người được hình thành trong quá trình con nguời tham gia vào cáchoạt động, trước tiên là lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và các hoạtđộng khác… đồng thời chịu sự chi phối của các hoạt động đó Khi nghiên cứu về lốisống, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt trong quan hệ với phương thức sản xuất và hìnhthái kinh tế - xã hội, trước hết là phương thức sản xuất Lối sống có nguồn gốc từphương thức sản xuất C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết trong tác phẩm Hệ tư tưởngĐức: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó
là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân Mà hơn thế, nó đã là mộthình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định củahoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ” [70, tr 30].Như vậy, Mác đã khẳng định phương thức sản xuất quy định quá trình tái sản xuất
ra con nguời và đồng thời cũng quyết định đời sống của họ, là phương thức sinhsống của con người, là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là mặt cơ bản củalối sống, là điều kiện kinh tế - xã hội của lối sống Theo Mác, lối sống chính làphương thức, là dạng hoạt động của con người, nó chịu sự quyết định của phươngthức sản xuất Với cách tiếp cận này, VS Rútkêvích coi “lối sống” và “phương thứcsản xuất” có quan hệ chặt chẽ với nhau Ông viết: “Lối sống là một trong những
Trang 29khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nó liên quan chặt chẽ với một kháiniệm có ý nghĩa mấu chốt với nó là phương thức sản xuất của cải vật chất” [97, tr.12] Lối sống phản ánh hoạt động của chủ thể Có thể xem “lối sống là sự khúc xạhình thái kinh tế - xã hội trong nhận thức, tình cảm, thái độ và hoạt động xã hội, tổchức đời sống và sinh hoạt cá nhân của con người” [106, tr 28] Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định mỗi phương thức sản xuất tạo nên một cách sinh hoạt, cách sốngtương ứng Vì vậy, mỗi giai đoạn lịch sử của từng dân tộc, từng địa bàn dân cư, từng
cá nhân có lối sống riêng, nghĩa là không có lối sống cho mọi thời đại, đặc biệt trong
xã hội có giai cấp, bởi vậy trong cùng một phương thức sản xuất cũng tồn tại nhiềulối sống khác nhau thậm chí đối lập nhau Tuy nhiên, bản thân lối sống không phụthuộc hoàn toàn vào phương thức sản xuất - mặc dù đây là yếu tố cơ bản có ý nghĩaquyết định Sự phụ thuộc của lối sống đối với phương thức sản xuất mang tính tươngđối Lối sống ngoài việc chịu sự quy định của kinh tế, còn chịu sự ảnh hưởng của vănhóa Qua biểu hiện của lối sống, người ta có thể đánh giá trình độ văn hóa của mộtdân tộc, cộng đồng xã hội Phạm vi của lối sống có thể tương ứng với phạm vi hìnhthái kinh tế - xã hội Tuy nhiên hai khái niệm này không đồng nhất với nhau Hìnhthái kinh tế - xã hội bao gồm mọi hoạt động của con người, cái khách quan và chủquan, nhưng lối sống chỉ phản ánh hoạt động của chủ thể bao gồm nhận thức, tìnhcảm, thái độ, động cơ trong các hoạt động của con người
Tiếp cận từ góc độ lối sống là phương diện phương thức hoạt động và tổngthể những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những cá nhân trong mộthình thái kinh tế- xã hội, VS Rútkêvích khẳng định: “Lối sống là một tổng thể, một
hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp,các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xãhội nhất định” [102, tr 45] G.Glezerman lại quan niệm: “Lối sống là tổng hòanhững nét cơ bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sống của xã hội, các cánhân trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [106, tr 18] Xem xét lối sốnggắn liền họat động sống của con người với hình thái kinh tế - xã hội, V.I.Tônxtưkhơcho rằng, “Lối sống là những hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cánhân và tập đoàn của con người; những hình thức ấy nói lên các đặc điểm về sựgiao tế, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội -chính trị, sinh hoạt và giải trí” [106, tr 18-19]
Trang 30Ở Việt Nam, khái niệm “lối sống” được đề cập lần đầu tiên trong văn kiệnĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Đại hội tiếptheo đều đề cập khái niệm này Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giátrị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạođức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ cóchức, có quyền” [22, tr 160-161] Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trungương Đảng khóa IX họp tháng 7 năm 2004 về việc đánh giá tình hình 5 năm thựchiện Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII, Đảng ta đã nhắc đến từ lối sống tới 17lần Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản việt Nam cũng khẳng định:
“Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nhữngtiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biếnphức tạp” [32, tr 173] Các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước cũng nhận thức tầmquan trọng của vấn đề lối sống và tập trung nghiên cứu Đề tài KX 06 - 13 đã nêutrong báo cáo tổng kết chương trình KX - 06 (1991- 1995): “Lối sống, trong chừngmực nhất định, là cách ứng xử của những con người cụ thể, những điều kiện hoàncảnh cụ thể của môi trường sống Môi trường là cái khách quan quy định, là điềukiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, lốisống của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư” Định nghĩa này một lần nữa đãnêu lối sống có quan hệ trực tiếp với môi trường sống, không những thế nó còn chịu
sự quy định của môi trường sống
Tiếp cận với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống, các nhà khoahọc trong nước đã quan tâm và nghiên cứu về vấn đề này, chẳng hạn như GS VũKhiêu đã quan niệm: “Lối sống là phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động củacác dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện củamột hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống:trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạttinh thần và văn hóa” [54, tr 514] Từ định nghĩa này đã khái quát được những nétđặc trưng cơ bản của lối sống Xét lối sống gắn liền với một hình thái kinh tế - xãhội GS Thanh Lê cho rằng: “Lối sống là một hệ thống những nét căn bản nói lênhoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các cá nhân trongnhững điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [57, tr 24] Xem xét
Trang 31lối sống từ tổng hòa các mặt cơ bản, khắc họa những đặc điểm cá nhân, tập thể,cộng đồng nhất định, GS.TS Nguyễn Văn Huyên viết: “Lối sống là tổ hợp toàn bộcác mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể hiện trong mọiphương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái
độ hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con ngưòi, giữa chủ thể vớiđối tượng giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống” [46, tr 29] Qua việctìm hiểu quan niệm của các nhà nghiên cứu về lối sống, chúng tôi có thể khái quátnhững đặc điểm cơ bản của lối sống như sau:
Một là, lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hộinhất định, được thể hiện qua quan hệ của con người với tự nhiên, quan hệ giữa conngười với con người trong lao động sản xuất, chính trị, tư tưởng, văn hóa và trongứng xử giao tiếp hàng ngày
Hai là, phương thức sản xuất và các điều kiện sống của con người quy địnhlối sống của họ
Ba là, hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản, nền tảng của lối sống.Bốn là, phạm vi và nội dung của lối sống bao gồm: các khuôn mẫu ứng xử,các thể chế xã hội vận hành theo một bảng giá trị trong những điều kiện kinh tế - xãhội nhất định
Năm là, lối sống nói chung mang giá trị văn hóa, vì trong các quan hệ xã hội,thể chế xã hội, các khuôn mẫu ứng xử… của lối sống đều mang ý nghĩa văn hóa,hướng tới cái chân, thiện, mỹ
Sáu là, các quốc gia, dân tộc, giai cấp khác nhau trong các giai đoạn lịch sửkhác nhau có lối sống khác nhau
Như vậy, lối sống bao gồm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người Tuynhiên, “Lối sống không phải là hoạt động mà là lối hoạt động; không phải là sự giảitrí mà là lối giải trí; không phải là giao tiếp mà là lối giao tiếp” Từ đây có thể đưa
ra khái niệm lối sống như sau: Lối sống là cách thức sống, phương thức sống của
con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần
và hoạt động hàng ngày.
Lối sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hình thành trên cơ
sở của điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, hệ động thực vật;của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, truyền thống… Theo
Trang 32quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong các yếu tố nêu trên thì điều kiện kinh
tế-xã hội có ý nghĩa quyết định Trong đó, phương thức sản xuất lại đóng vai trò quyếtđịnh đối với chính trị xã hội và văn hóa tư tưởng của mỗi quốc gia, dân tộc
1.1.1.2 Phân biệt lối sống với nếp sống, lẽ sống, phong cách sống:
Nếp sống là một mặt của lối sống; là những cách thức, quy ước đã trở thànhthói quen trong sản xuất, sinh hoạt, trong tổ chức đời sống xã hội và trong đời sốnggia đình Lối sống là một hệ thống những hành vi của con người trong lao động vàcác quan hệ xã hội khác Những hành vi được lặp đi lặp lại thành một quy định, nềnnếp, một thói quen, phong tục, tập quán, lễ nghi… thì được gọi là nếp sống Nhữnghành vi không được lặp đi lặp lại thì không gọi là nếp sống Theo GS Vũ Khiêu:
“Nếp sống là toàn bộ những thói quen được hình thành trong cuộc sống hàng ngày,những thói quen đã trở thành nếp trong sản xuất, chiến đấu, trong mọi quan hệ xãhội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi con người Những thói quen ấy còn được gọi
là tập quán” [53, tr 135] Nếp sống là sự biểu hiện sinh động của lối sống, nó khôngphải là cái vĩnh hằng, bất biến mà biến đổi Khi nếp sống thay đổi đến một độ nhấtđịnh thì lối sống sẽ biến đổi A.P.Bu - chen - kô khẳng định: “Nếp sống không phải
là một phần mà là một trong những hình thức biểu hiện của lối sống” [42, tr 23].Theo L.V Ko-kan: “Nếp sống của con người được coi như là sự phản ánh của cánhân vào xã hội, còn lối sống của con người được coi như là sự phản ánh xã hội vào
cá nhân” [42, tr.23] Như vậy, lối sống và nếp sống không tách rời nhau nhưngkhông đồng nhất với nhau, nếp sống có ngoại diên hẹp hơn lối sống Đảng ta đã từngkhẳng định sự khác nhau này như sau: “Kiên trì xây dựng nếp sống mới lành mạnh, khoahọc, tiết kiệm và giản dị , bảo vệ và phát triển các giá trị tinh thần Kiên quyết bài trừ hủtục, mê tín dị đoan, tiếp tục đấu tranh quét sạch văn hóa thực dân mới và ảnh hưởng cácloại văn hóa phản động, đồi trụy khác Tất cả những việc đó nhằm làm cho tư tưởng, tìnhcảm lối sống mới thật sự chiếm ưu thế trong đời sống nhân dân” [15, tr.100-101]
Lối sống và lẽ sống:
Theo Từ điển học sinh năm 1972, Lẽ sống là điều thường được người ta coi làmục đích của cuộc sống (và xuất phát từ đó mà suy nghĩ, hành động hàng ngày) Lẽ sống là vấn đề trung tâm của đời sống con người theo ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân Có thể xem lẽ sống là nền tảng tinh thần của con người Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống hết sức cơ bản của con người như: lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện, ác… Lẽ sống là
Trang 33biểu hiện của tự ý thức cao nhất của con người về cuộc sống của mình, là hội tụ của
sự trưởng thành và phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ, tri thức, và kinh nghiệm [65, tr 93-94] Đối với mỗi người, lẽ sống là cơ sở, nền tảng để xây dựng lý tưởng sống, hướng con người xác định đúng mục đích cuộc sống Trong cuộc sống, người nào cũng đặt cho mình một câu hỏi: mình sống như thế nào, vì mục đích gì, tồn tại
để làm gì? Trả lời những câu hỏi này có những quan niệm khác nhau Thông thườngngười ta cho rằng sống để ăn, để mặc, thỏa mãn nhu cầu nên họ xác định sống để làm giàu , sống vì danh lợi, vì tiền, có người tìm thấy niềm vui ở sự thanh thản, có người sống vì đạo lý tốt đẹp Nói chung con người sống vì xã hội, vì hạnh phúc của người khác, sống để cống hiến và đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội Sống và làm việc có mục đích là sống và làm việc theo những dự định đã đặt ra nhằm đem lại lợi ích chính đáng cho xã hội và bản than mình Hạnh phúc chân chính biểu hiện mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Lẽ sống chân chính giúp con người giữ gìn phẩm giá, danh dự, sống cao cả, biết hòa nhịp gắn bó với tập thể, tránh tư tưởng bè phái cục bộ, vị kỷ cá nhân và những thói đạo đức giả Một nhà khoa học, một sinh viên, một người lao động bình thường sống hướng lương thiện, lành mạnh, tận tâm với người khác, có ý thức giữ gìn phẩm hạnh của mình đó là những biểu tượng của lẽ sống đẹp Và chính lẽ sống giúp con người hoàn thành tốt nghĩa vụ đạo đức, vì con người tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình, cộng đồng và dân tộc [49, tr 16] Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua khăn để vươn lên trong cuộc sống Ngược lại, sự khủng hoảng về quan niệm lẽ sống sẽ có thể dẫn con người tới đổ vỡ niềm tin, chao đảo tinh thần, lệch hướng trong cuộc sống, rối loạn trong hành động, dẫn tới những hậu quả tiêu cực khôn lường trong lối sống Vì thế, trong giáo dục giá trị đạo đức để xây dựng lối sống phải đặc biệt coi trọng giáo dục lẽ sống
Như vậy, Lẽ sống là sự phản ánh mặt ý thức của của lối sống Nó là sự lựa chọn chủ quan của con người về lối sống, là mặt tự giác của lối sống, thể hiện sự khẳng định của mỗi cá nhân hay dân tộc đối với lối sống Tuy nhiên, lẽ sống không phải không bị quy định bởi các yếu tố khách quan như chế độ kinh tế, chính trị, xã hội… Lẽ sống có chức năng định hướng cho lối sống Vai trò của lẽ sống đối với lốisống giống như kim chỉ nam đối với việc điều chỉnh hành vi của con người, hướng con người xác định đúng đắn mục đích sống của mình, lẽ sống chi phối và liên quanrất nhiều đến định hướng sống của con người, những người có lẽ sống đúng đắn sẽ
Trang 34góp phần hình thành một lối sống đẹp, ngược lại những người xác định lẽ sống không đúng đắn có thể mất niềm tin vào cuộc sống dẫn tới những hậu quả khó lường Lẽ sống là mặt lý tưởng của lối sống, là mặt nhân lõi của lối sống Lối sống
là cơ sở đầu tiên hình thành nếp sống và lẽ sống Nếp sống làm cho lối sống được
ổn định và lẽ sống dẫn dắt cho lối sống ấy
Khái niệm phong cách có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Stylus, tiếng Hy Lạp làStylos Ở phương Tây, khái niệm này đã đề cập từ lâu và thường được hiểu như mộthiện tượng độc đáo, cá biệt trong văn học, nghệ thuật Các tác giả của cuốn “Phươngpháp và phong cách Hồ Chí Minh” cho rằng: “phong cách không chỉ được hiểu theonghĩa hẹp, giới hạn trong văn học nghệ thuật mà còn được hiểu theo nghĩa rộng tức là
lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp
ổn định của một hay một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động nhưlao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)…tạo nên những giá trị,những nét riêng biệt của chủ thể đó [55, tr 154] Như vậy, phong cách có thể đượchiểu theo nghĩa hẹp chỉ giới hạn trong văn học nghệ thuật và theo nghĩa rộng đượcthể hiện trong tất cả các mặt hoạt động của con người Dù theo nghĩa nào thì phongcách luôn là cái riêng, độc đáo có tính hệ thống, ổn định và đặc trưng của chủ thể đó.Phong cách của một người luôn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như truyền thống vănhóa, lối sống, thói quen, điều kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá nhân…phong cách không mang tính cá nhân bẩm sinh, mà nó được hình thành bởi sự phấnđấu, rèn luyện, trau dồi không ngừng của chủ thể [90, tr 12]
Phong cách sống: GS.TS Đỗ Huy quan niệm: “Phong cách sống chỉ rõ thái
độ và cách thức sống, cách thức lao động, cách thức quản lý sản xuất và quản lý đôthị” [44, tr 200] Điều đó cho thấy phong cách sống dùng để chỉ thái độ và hành viứng xử cũng như định hướng giá trị trong đời sống hàng ngày của cá nhân và xãhội; phong cách sống còn được hiểu là hình thức biểu hiện của lối sống trong sinhhoạt, hoạt động xã hội của cá nhân và xã hội Phong cách sống nêu rõ tính chất chủquan của quá trình thực hiện các hoạt động sống, nó không phụ thuộc hoàn toàn vàomức sống hay chất lượng sống
Trang 351.1.2 Tầm quan trọng, nội dung xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay
1.1.2.1 Thế hệ trẻ, đặc trưng của thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ là khái niệm chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi khácnhau (có thể xác định là những người từ khi mới lọt lòng mẹ đến tuổi 30) Trong đó,thanh niên là những người đang trưởng thành về đạo đức, nhân cách Họ sẽ là lựclượng lao động chủ chốt của xã hội, là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêucầu đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế của nước ta Luận án chỉ giới hạn nghiêncứu chủ yếu ở nhóm thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi theo quy định của Luật Thanh niênnăm 2005)
Ở tuổi thanh niên, con người đang trưởng thành, phát triển mạnh mẽ nhất vềmọi mặt: sự phát triển chín muồi về thể lực, phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, nhâncách, đặc điểm sinh lý… Con người có thể tiếp thu nhanh và hiệu quả nhất nhữngtri thức khoa học; khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội cũng như khảnăng chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực, lối sống cũng nhạy bén hơn rấtnhiều Từ những đặc điểm nêu trên cho thấy, thanh niên là lớp người có đặc điểmtâm lý xã hội rất đặc thù như: luôn muốn tự khẳng định mình; khát khao lý tưởng;thích cái mới lạ; ưa khám phá; sáng tạo; năng động; say mê các hoạt động xã hội; cónhu cầu về tinh bạn, tình yêu đôi lứa; chuộng công bằng, ghét bất công… Họ có sẵntrong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn Với ước mơ
và hoài bão cháy bỏng, nhạy cảm nên tiềm năng “vươn dậy” ở họ là rất lớn
Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thanh niên nói riêng và thế hệ trẻnói chung còn những hạn chế nhất định đó là, tinh thần dám nghĩ dám làm và tinhthần đổi mới rất cao đôi khi làm cho họ trở nên mạo hiểm, hành động tự do vô kỷluật… do đó rất dễ thất bại Hoặc thanh niên giàu ước mơ và tinh thần lạc quannhưng còn bồng bột nôn nóng, thiếu kinh nghiệm sống, xúc cảm nhiều khi mạnhhơn lấn át lý trí khoa học, vì vậy khi gặp thất bại dễ hoang mang, chán nản Óctưởng tượng phong phú nhưng lại dễ ảo tưởng, mất phương hướng khi không đạtmục đích Họ rất thích cái mới, nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi cái xấu, dễ bị kíchđộng, lôi kéo… Những nhược điểm này ở thanh niên là khó tránh khỏi vì họ đangtrong quá trình phát triển về mọi mặt Như vậy, càng thấy được vai trò quan trọngcủa giáo dục C.Mác đã nói về điều này: “Tất cả những gì đang phát triển đều là
Trang 36chưa hoàn thiện”, “sự không hoàn thiện cần đến sự giáo dục, nếu không giáo dụctrở nên thừa” [69, tr 54-55]
Trên cơ sở nghiên cứu để có nhận thức đúng đắn về đặc điểm của thế hệ trẻ,chúng ta mới đưa ra được quan điểm khoa học trong XDLS cho thanh niên nóiriêng, thế hệ trẻ nói chung, từ đó góp phần đưa sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lựccủa Việt Nam đạt được thành công tốt đẹp
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, tỷ lệ thanh niên trong cơ cấu dân sốhàng năm tăng mạnh, năm 2007 con số này là 23.758.218 chiếm 28,1% dân số.Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay có nhiều tác động đến thế hệ trẻ, làm cho họ cónhững chuyển biến rõ rệt theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực trên các lĩnh vực,
bộ, đảng viên… làm cho nhiều thanh thiếu niên tỏ ra lo lắng, dao động về lậptrường, tư tưởng; thậm chí bị cuốn vào lối sống cá nhân vị kỷ xa rời các giá trị đạođức truyền thống dân tộc, không quan tâm đến các hoạt động chính trị - xã hội
Về đạo đức, lối sống: xuất phát từ ý thức chính trị đúng đắn cho nên thế hệtrẻ hiện nay về cơ bản có lối sống lành mạnh, nhân văn, kế thừa và phát huy tốt cácgiá trị đạo đức truyền thống dân tộc, ý thức sâu sắc về vai trò xung kích của tuổi trẻtrong xây dựng lối sống mới, dám đứng lên đấu tranh trước những hành vi sai trái,việc làm tiêu cực trong xã hội Song vẫn còn những thanh thiếu niên có biểu hiệntiêu cực về đạo đức, lối sống Đề cao lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ, sùng báinước ngoài, coi tiền là trên hết, quan niệm lệch lạc về tình yêu, hôn nhân, có nhữnghành vi trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc
Về trình độ học vấn: thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay có điều kiện thuận lợi để họctập, nâng cao trình độ, tay nghề cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội đất nước
Trang 37Những năm gần đây, trình độ học vấn của họ nâng lên rõ rệt Số trường đại học, caođẳng từ 191 trường (năm học 2001 - 2002) tăng lên 414 trường (năm 2010 - 2011) [2,
tr 260] Mặc dù vậy vẫn còn nhiều thanh thiếu niên ngại học, bỏ học, chưa chủ động,sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, nhất là thanh thiếu niên ở nông thôn, miền núi.Trình độ ngoại ngữ, tin học còn yếu so với yêu cầu của đất nước và thời đại
Về lao động và việc làm: thanh niên là lực lượng xã hội chiếm tỷ lệ cao trongtổng số lao động xã hội, số lao động thanh niên được đào tạo tay nghề có việc làmsau khi tốt nghiệp cao Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tạiHội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Dạy nghề ngày 22/8/2012 tại Thành phố HồChí Minh: Thời gian qua Luật Dạy nghề đã đạt được những kết quả to lớn như coitrọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo theonhu cầu thị trường… có 80-85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúngtrình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên; 70% số học sinh tìm đượcviệc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp Trình độ tay nghề ngày càng cao
và sự hăng say của tuổi trẻ, họ đã đóng góp rất hiệu quả vào hoạt động sản xuất của
xã hội Bên cạnh đó còn những bất cập như chưa định hướng nghề nghiệp rõ ràng,vấn đề phân luồng đào tạo, tỷ lệ thanh niên qua đào tạo tay nghề còn thấp, kỷ luậtlao động kém dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đời sống khó khăn, bấp bênh đối vớinhóm người này Một số khác lười biếng, coi thường lao động chân tay
Từ sự phân tích những đặc điểm của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, cho thấy
họ cần phải được quan tâm giáo dục và rèn luyện hơn nữa, đặc biệt phải đượcXDLS mới để vững bước trong cuộc sống
1.1.2.2 Xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay
XDLS là quá trình tác động của chủ thể đến đối tượng nhằm hình thành và
hoàn thiện ở họ những nguyên tắc, chuẩn mực đúng đắn trong lối sống phù hợp vớiquá trình xây dựng, phát triển đất nước Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh,đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trìnhhiện thực hóa xã hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn
Ở đây, cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, lối sống mới ở Việt Nam mà chúng ta xây dựng là lối sống cóchuẩn mức đạo đức, lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống tốtđẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
Trang 38Trong quá trình dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, lối sốngcủa con người được hình thành và phát triển mang bản sắc độc đáo, riêng biệt Đa sốcác nhà nghiên cứu nước ta đều cho rằng, lối sống truyền thống của người Việtđược kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc: yêu nước, đoàn kết, thươngngười, cần kiệm, sáng tạo, thủy chung, ham học, trung thực, quý trọng người hiềntài, nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị, linh hoạt… các giá trị đó đã tạo nên bản sắc dân tộc
ta Khi nói về đặc trưng lối sống của con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãdẫn lời một học giả người Pháp là Đơ Puphuôcvin: “Yêu mến quê hương, quyếnluyến gia đình, thờ kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thíchkhoa học, thương yêu giống nòi, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài,khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh” [58, tr 265] Nhận xét trên đây củahọc giả pháp thể hiện sự nhận thức khá sâu sắc, toàn diện về con người Việt Nam.Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khẳng định: “Bảnsắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dântộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước vàgiữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết,
ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lòng nhân ái, khoandung, trọng nghĩa tình, đạo lý đến tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tếtrong ứng xử, tính giản dị trong đời sống…” [21, tr 56]
Thứ hai, XDLS mới hiện nay là lối sống tuân thủ theo pháp luật; sống, làmviệc theo hiến pháp và pháp luật Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnhcác quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội Pháp luật muốn đi vào trong cuộc sốngphải bao hàm trong nó những giá trị đạo đức, hướng tới một xã hội nhân văn, nhânđạo Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thực thi pháp luật đúng đắn,
kỷ cương xã hội nghiêm minh sẽ góp phần phát triển giá trị đạo đức xã hội, làm chođạo đức xã hội được thực thi trong cuộc sống Quá trình xây dựng và hoàn thiện thểchế thị trường định hướng XHCN, Đảng và nhà nước ta đã xác định phải xây dựng
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thực hiện pháp luật nghiêm minh, từ đó tạo ra một
xã hội kỷ cương, xóa bỏ quan niệm lạc hậu của lối sống cũ: “Tiếp tục hoàn thiện hệthống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế” [29, tr.247] Cùng với đó, chúng ta phải chăm lo xây dựng nhà nước vững mạnh, phát triểnnhững hình thái ý thức xã hội khác, phát triển các loại hình nghệ thuật rộng rãi trong
Trang 39nhân dân, sử dụng những hình thức nghệ thuật để cổ vũ cái đúng, phê phán cái sai,ngăn chặn cái ác
Thứ ba, XDLS mới chính là nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng con ngườiphát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Việc XDLS mới cho con người ở nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH đấtnước hiện nay cần tập trung vào xây dựng nhân cách con người Việt Nam vớinhững phẩm chất nêu trên, những con người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừachuyên Hội nghị Trung ương năm khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng con ngườiViệt Nam trong giai đoạn hiện nay với những phẩm chất cơ bản sau:
Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH,
có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dânthế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH
Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối đạiđoàn kết dân tộc Việt Nam
Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm trung thực, nhân nghĩa,tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trườngsinh thái
Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năngsuất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình tập thể và xã hội
Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độthẩm mỹ và thể lực [21, tr 58-59]
Khái niệm lối sống của thế hệ trẻ không vượt ra ngoài khái niệm lối sống Vì
thế, lối sống của thế hệ trẻ là cách thức, phương thức sống của họ thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó trong điều kiện sống
cụ thể trên các lĩnh vực như lao động sản xuất, học tập, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động hàng ngày.
Từ đây có thể hiểu: Lối sống mới là phương thức sống của con người thể
hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trên các lĩnh vực: đức, trí, thể, mỹ.
Trang 40Xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ là quá trình tác động đến thế hệ trẻ nhằm hình thành và hoàn thiện ở họ những nguyên tắc, chuẩn mực đúng đắn trong lối sống phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trình hoàn thiện xã hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
XDLS của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh cụthể của đất nước và thời đại cũng như là những giá trị văn hóa nền tảng lâu đời của dântộc đang được hiện thực hóa ra sao Nói về giới trẻ hiện nay, xã hội đều thừa nhận
“việc làm” và “lối sống” là hai từ khóa cấp thiết Điều này cho thấy lối sống là vấn đềđược quan tâm lớn Lối sống của thế hệ trẻ được thể hiện trong học tập, lao động sảnxuất, trong hoạt động xã hội và trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người.Những lĩnh vực này không tách rời nhau mà tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau Ởđây, để xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ cần thực hiện các vấn đề sau:
Một là, Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việcxây dựng lối sống của thế hệ trẻ Và suy cho cùng môi trường xã hội là yếu tố quyết địnhđến việc hình thành nhân cách của con người Nó là tiền đề, điều kiện và là những yếu tốquyết định, tác động đến quá trình rèn luyện lối sống của thế hệ trẻ Nó tác động lớn đếnnhận thức, tình cảm và sự hình thành nhân cách, lối sống của họ Một môi trường đượccoi là trong sạch, lành mạnh là môi trường trong đó có sự phát triển hài hòa, bền vữnggiữa kinh tế, chính trị, văn hóa và đạo đức Để thực hiện điều đó, đòi hỏi Đảng và Nhànước cần làm cho chính sách phát triển kinh tế thống nhất với chính sách xã hội Pháttriển kinh tế chính là tiền đề, cơ sở quyết định sự phát triển văn hóa- xã hội và sự pháttriển cao của văn hóa xã hội trở thành động lực thúc đẩy trở lại nền kinh tế ngày càngphát triển Ở đây, những giá trị ĐĐTT tốt đẹp của dân tộc được lưu giữ và phát triển trởthành điểm tựa tinh thần của cả dân tộc, có tác dụng định hướng và điều chỉnh hành vi lốisống của thế hệ trẻ, giúp họ loại bỏ được những tàn dư văn hóa lạc hậu, tiếp nhận nhữnggiá trị mới, tiến bộ của dân tộc và nhân loại
Hai là, Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ, chú ý một sốnội dung sau: