Nhiễm khuẩn họng miệng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện huyết học – truyền máu trung ương (Trang 57 - 58)

- Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn cộng đồng

4.2.1. Nhiễm khuẩn họng miệng

4.2.1. Nhiễm khuẩn họng miệng* Biểu hiện lâm sàng * Biểu hiện lâm sàng

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 45 BN được chẩn đoán là nhiễm khuẩn họng miệng, với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng từ vài vết loét niêm mạc má hoặc lợi, loét amidal hoặc lưỡi gà đến những tổn thương lan tỏa toàn bộ khoang miệng làm cho bệnh nhân rất đau, không ăn, không nuốt được. Kết quả phân lập vi khuẩn tìm thấy ở 8 BN nhiễm khuẩn họng miệng chiếm 17,9%. Có 28 trường hợp nhiễm khuẩn họng miệng đơn thuần đáp ứng với điều trị, triệu chứng sốt trung bình của nhóm BN này là 12 - 13 ngày, nhiệt độ trung bình khi sốt là 39,5 ± 7ºC. Còn lại 17 BN vẫn sốt kéo dài trên 13 ngày, mặc dù tình trạng nhiễm khuẩn họng miệng trên lâm sàng có phần thuyên giảm. Tiếp tục tìm và phát hiện vị trí nhiễm khuẩn thấy nhiễm khuẩn họng miệng còn phối hợp với nhiễm khuẩn ở các vị trí khác (bảng 3.6), và những vị trí nhiễm khuẩn này không tìm thấy cùng lúc với nhiễm khuẩn họng miệng. Điều này gợi ý rằng nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính thì biểu hiện tổn thương tại vùng họng miệng chỉ là nhiễm khuẩn ban đầu, nếu bệnh nhân vẫn sốt thì cần tiếp tục tìm kiếm nhiễm khuẩn ở các vị trí khác nữa. Thông thường thì nhiễm khuẩn vùng họng miệng thường đi kèm với nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Theo Melise Sload đối với những bệnh nhân

ung thư thì nhiễm khuẩn họng miệng chỉ là một dấu hiệu báo trước có biểu hiện nhiễm khuẩn, việc theo dõi BN và phát hiện vị trí nhiễm khuẩn khác là rất cần thiết để có các biện pháp để điều trị kịp thời.

* Kết quả phân lập vi khuẩn

Kết quả phân lập vi khuẩn từ họng miệng ở bảng 3.7 cho thấy, phần lớn tác nhân gây bệnh là nấm Candida albican, chiếm 50%. Các loại vi khuẩn thường gặp là Klebsiella pneumonie, Staphylococus aureus, Steptococci. Theo Elmer (Mỹ) năm 1995 bình thường trên niêm mạc miệng có thể có Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Candida albican nhưng với số lượng ít không có khả năng gây bệnh, chỉ khi có điều kiện như: giảm BCTT, tổn thương niêm mạc và đây cũng là hai điều kiện mà bệnh nhân mắc bệnh máu thường gặp phải sau điều trị hóa trị liệu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển [14]. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ O' Brien (Mỹ) thì hàng năm trên thế giới có khoảng 10.000.000 người mắc ung thư, con số này ngày càng tăng do dân số thế giới ngày càng già... Việc sử dụng hóa trị liệu đơn độc hoặc kết hợp với tia xạ được dùng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư. Điều này đã gây ra tổn thương niêm niêm mạc ở đường hô hấp trên và dưới, đường tiêu hóa, bàng quang, âm đạo và được gọi là “tổn thương màng nhầy”. Tổn thương niêm mạc vùng họng miệng gây ra tình trạng viêm với đặc trưng là đau và chứng “khó nuốt” điều này xảy ra ở 60 -100% bệnh nhân sau điều trị hóa trị liệu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, do tình trạng “tổn thương màng nhầy” đã tạo điều kiện cho nấm phát triển, nhiễm nấm xâm nhập là một vấn đề quan trọng ở những bệnh nhân ung thư máu [32]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiễm khuẩn đường răng miệng cần được các bác sỹ điều trị quan tâm ở bệnh nhân ung thư sau dùng hóa trị liệu, cần chú ý đến hội chứng “khó nuốt” vì nó gây ra những khó khăn trong vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân, ngoài ra sử dụng kháng sinh chống nấm là chưa đủ, mà các bác sỹ cần đưa ra những biện pháp chăm sóc răng miệng cho từng bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa trị liệu nhằm giảm thiểu nhiễm khuẩn đường họng miệng, mang lại hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện huyết học – truyền máu trung ương (Trang 57 - 58)

w