Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện huyết học – truyền máu trung ương (Trang 63 - 64)

- Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn cộng đồng

4.2.4. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

* Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là: sốt (100%), nhiệt độ trung bình khi sốt là 39,1± 0,5 tiếp đến là các triệu chứng đau bụng và tiêu chảy, biểu hiện thường gặp của tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng vài lần cho đến nhiều lần trong ngày. Các triệu chứng ít gặp hơn là đi ngoài phân nhày máu mũi, soi phân thấy HC – BC (bảng 3.12). Theo nghiên cứu của Trần Việt Hà (2001) triệu chứng chủ yếu của nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là tiêu chảy và sốt, trong số 10 bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có 8 bệnh nhân tìm thấy HC- BC trong mẫu phân.

* Kết quả phân lập vi khuẩn

Trong số 25 BN có biểu hiện nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, có 7 BN phân lập được vi khuẩn 9 (bảng 3.13). Trong số các tác nhân gây bệnh tìm được, chủ yếu là trực khuẩn Gram (-) chiếm 71,5%, tiếp đến là nấm Candida albican chiếm 28,5%. Vi khuẩn hay gặp nhất là Escherichia coli chiếm 42,9 %, không tìm thấy ShigellaSallmonella trong các tác nhân gây bệnh. Theo nghiên cứu của Trần Việt Hà (2001) không tìm thấy tác nhân gây bệnh trong tổng số 10 bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Theo Elmer W Koneman (Anh) năm 1995, bệnh nhân ung thư sử dụng hóa trị liệu trong điều trị thường kèm theo tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm Candida, Aspergillus. Do sự suy giảm miễn dịch của cơ thể, những bệnh nhân ung thư có thể bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do chủng Escherichia coli bình thường cư trú trong đường tiêu hóa, hoặc bị nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn từ môi trường ngoài như Psseudomonas

aeruginosa, hoặc những vi khuẩn kỵ khí thuộc loài Clostridium [14]. Vi khuẩn kỵ khí là những vi sinh vật cư trú bình thường trong đường tiêu hóa

chiếm 90% vi khuẩn trong phân. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí thường hiếm gặp ngay cả trên những bệnh nhân BCTT giảm nặng, chúng chiếm khoảng 5 – 10 % các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn [36]. Theo Winston (Anh) năm 1983, trong số những vi khuẩn kỵ khí, Clostridium dificile là nguyên nhân hay gây nhiễm khuẩn và tử vong, chúng không gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa mà tác dụng bằng độc tố của chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện huyết học – truyền máu trung ương (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w