1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG

35 8,1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Trong khi đó, những thành tự về văn hóa từ thế kỉ XI-XIII còn xa mới đápứng được nhu cầu của giai cấp tư sản mới ra đời, đồng thời cho đến lúc bấy giờ, tư tưởng tìnhcảm con người vẫn bị

Trang 1

Văn hóa Tây Âu thời Phục Hưng

Từ thế kỉ XIV, ở ý bắt đầu xuất hiện một phong trào văn hóa mới, rồi đến nửa sau thế kỉ XV,phong trào ấy lan sang các nước Tây Âu khác như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Nê đéc len vàđược gọi là phong trào Phục hưng (Renaissance)

1 Điều kiện lịch sử.

Điều kiện chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng là do sự xuất hiện quan

hệ tư bản chủ nghĩa Trong khi đó, những thành tự về văn hóa từ thế kỉ XI-XIII còn xa mới đápứng được nhu cầu của giai cấp tư sản mới ra đời, đồng thời cho đến lúc bấy giờ, tư tưởng tìnhcảm con người vẫn bị ràng buộc bởi hệ tư tưởng khắt khe của giáo hội Thiên chúa Do vậy giaicấp tư sản cần phải có hệ tư tưởng của mình và để đấu tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hộiquý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội

Còn Ý sở dĩ trở thành quê hương đầu tiên của phong trào Văn hóa Phục hưng là vì:

- Tuy bị phân tán về chính trị nhưng do những điều kiện thuận lợi về địa lí, quan hệ tư bảnchủ nghĩa ở đây ra đời sớm nhất Từ thế kỉ XIV, ở miền Bắc Ý đã có nhiều thành phố rấtphồn thịnh và đã lập thành những nước cộng hòa thành thị như: Firenxê (tức Florence),Venexia, Genova v.v,… trong đó Firenxê chủ yếu phát triển về công nghiệp, còn Venexia

và Genova chủ yếu phát triển về thương nghiệp

- Ý vốn là quê hương của nên văn minh La Mã cổ đại, do đó cho đến bây giờ, ở đây còngiữ lại được nhiều di sản văn hóa về các mặt kiến trúc, điêu khắc, văn học,… Vì vậy, hơn

ai hết, các nhà văn nghệ sĩ Ý đã kế thừa được truyền thống văn hóa rực rỡ của đất nướcmình Đến thế kỉ XIV, XV khi về mặt kinh tế xã hội có những biến đổi quan trọng, họ đã

có điều kiện để làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hóa ấy

- Do kinh tế phát triển, trong các nước cộng hòa, thành thị Ý đã xuất hiện một tầng lớp rấtgiàu có Để phô trương cho sự giàu sang của mình, họ đã xây dựng nhiều lâu đài tráng lệ

Trang 2

được trang sức bằng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị Tình hình đó đã có tác dụngkhuyến khích rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ mà trước hết là đốivới các họa sĩ và các nhà điêu khắc.

Hơn nữa, các nhà văn nghệ sĩ lúc bấy giờ còn nhận được sự bảo trợ của những người đứng đầu các nhà nước như họ Mêđixi ở Firenze, họ Gôndagơ (Gonzague) ở Mantu, họ Môntêphentơrô (Montefeltro) ở Uốcbinô, họ Extê ở Fera (Ferrare), họ Aragôn pử Naplơ, thậm chí cả các giáo hoàng Xixtơ IV, Giulơ II, Leo X, và Phaolô III ở La Mã nữa Nhờ vậy họ càng có điều kiện tập trung trí tuệ và tài năng của mình vào công việc lao động sáng tạo.

Đến thế kỉ XV và nhất là thế kỉ XVI chủ nghĩa tư bản cũng ra đời ở Anh và tiếp đó là cácnước Tây Âu khác như Pháp, Tây Ban Nha, Nêđéclan, Đức,… Vì vậy, phong trào Vănhóa Phục hưng có điều kiện phát triển sang các nước Tây Âu khác

Trang 3

Tác phẩm trong thời kì đầu của ông là “Cuộc đời mới” Đây là tác phẩm Đantê viết để tưởng nhớ người bạn gái thời thơ ấu của ông là Bêatơrít (Beatrice) Bêatơrít là một cô gái ngây thơ xinh đẹp mà ngay từ hồi mới 9 tuổi ông đã đem lòng yêu mến, nhưng về sau vì rụt rè, nàng tưởng ông không yêu nên đi lấy chồng và chẳng may chết sớm Ông hết sức ân hận và thương xót nên viết tác phẩm này.

Trang 4

Đan tê và Bêatơrít (áo vàng)

Tác phẩm lớn nhất của Dante là Thần khúc (La Divina commedia) Tác phẩm này ông đã viết

trong suốt 20 năm sống lưu vong, cho đến khi chết vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn toàn bộ tậpthơ gồm 100 chương, ngoài chương lời tựa, nội dung chính chia làm ba phần là địa ngục, tĩnhgiới (nơi rửa tội) và thiên đường, mỗi phần gồm 33 chương

Nội dung tác phẩm kể về một giác mộng trong đó tác giả được nhà thơ nổi tiếng của La Mã cổ đại là Viếc giliut dẫn đi xem địa ngục và tĩnh giới, tiếp đó được Bê a tơ rít dẫn đi xem thiên đường Về hình thức, “Thần khúc” giống như một tập trường ca kiểu cũ, trong đó dùng địa ngục và thiên đường làm bối cảnh và sử dụng nhiều điển tích thần học nhưng nội dung tư tưởng thì hoàn toàn mới.

Dante tay cầm bản Thần khúc, bênh cạnh là cổng vào Địa ngục, bảy tầng Núi Luyện Ngục, vàthành phố Florence, với thiên cầu Địa Đàng phía trên, trong bức họa của Michelino

Trang 5

Ngoài Dante còn có nhà thơ trữ tình Pêtơraca (Petrarca 1304-1374) là nhà thơ Ý được xem như

ông tổ của thơ mới châu Âu Thi phẩm của ông là tập thơ ca ngợi tình yêu tặng nàng Lôra, người mà ông yêu suốt đời và trở thành bất tử trong thơ của ông Tập thơ này được coi là mẫu mực của thơ trữ tình Ý Đó là “Những bài ca về cuộc đời của người đẹp Lôra” và “Những bài

ca về cái chết của người đẹp Lôra”

Pêtơraca và tập thơ ca ngợi tình yêu tặng nàng Lôra

- Tiểu thuyết

Trang 6

Chân dung Boccacio

Về lĩnh vực này trước hết phải kể đến Boccacio (1313-1375), nhà văn Ý được đặt ngang hàng

với hai nhà thơ Dante và Pêtơraca và được gọi chung là “Ba tác giả lỗi lạc” Tác phẩm nổi tiếng

của ông là tập truyện ngắn Mười ngày (Decameron)

Tác phẩm này gồm 100 câu truyện do 3 chàng kị sĩ trẻ và 7 cô gái kể cho nhau nghe để đỡ buồn trong 10 ngày về sống tại một ngôi nhà ở nông thôn để tránh nạn dịch hạch xảy ra ở Phirenxê năm 1348 Bằng lối văn châm biếm dí dỏm, các câu chuyện ấy hoặc là kể lại những truyện trong thần thoại và truyền thuyết, hoặc là những câu chuyện của phương Đông, nhưng nhiều nhất là những câu chuyện khai thác trong xã hội đương thời, trong đó đề cập đến nhiều đối tượng như lái buôn, tu sĩ, giáo sĩ, quý tộc… “Mười ngày” của Bôcaxiô là một tác phẩm có tính chất vạch thời đại trong lịch sử văn học châu Âu.

Trang 7

Sau khi phong trào Văn hóa Phục hưng lan rộng sang các nước Tây Âu khác, ở Pháp và Tây ban Nha đã xuất hiện hai nhà văn nổi tiếng, đó là Rabơle và Xécvăngtét.

Rabơle

Rabơle (Francisco Rabelais 1494-1558) lúc còn nhỏ đi tu, sau ra khỏi tu viện học ngành y và

khoa học tự nhiên đã từng làm thầy thuốc Ông còn tinh thông về các mặt văn học, triết học,pháp luật, thực vật học, kiến trúc Tác phẩm chủ yếu của ông là tiểu thuyết trào phúng

Trang 8

Gácgăngchuya và Păngtagruyen (Gargantua and Pantagruel - còn gọi là Truyện Người Khổng

lồ, gồm năm tập Gargantua và Pantagruel là tập 1 và tập 2)

Gácgăngchuya

Gácgăngchuya là một người khổng lồ Vừa mới lọt lòng mẹ đã đòi “Uống” Người ta phải lấy sữa của 170.913 con bò cho uống mới đủ Con của Gácgăngchuya là Păngtagruyen cũng là một người khổng lồ Anh có một người bạn tên là Panuyếcgiơ Sau khi đôi bạn này đi đánh thắng giạc ngoại xâm trở về, Panuyếcgiơ có một băn khoăn là có nên lấy vợ hay không Không ai giải đáp được thắc mắc đó, hai người phải đi đến xứ Cate (Trung Quốc) để hỏi lọ nước thần Chính trong cuộc hành trình ấy họ đã đặt chân lên nhiều xứ sở kì lạ như đến hòn đảo của những người chuyên giơ lưng chịu đấm để đòi tiền bồi thường, đến hòn đảo của các loài chim chỉ biết hót và ăn cho béo, lại đến hòn đảo của loài mèo xồm chuyên môn ăn hối lộ… Cuối cùng họ đã đến được ngôi đền “Lọ nước thần” và được nghe phán mỗi một tiếng

Trang 9

Xécvăngtét (Miguel de Cervantes 1546-1616) là một nhà văn lớn và là người đặt nền móng cho

nền văn học mới ở Tây Ban Nha Xécvăngtét xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, thời trẻ tính thích mạo hiểm, đã tham gia đánh quân Thổ Nhĩ Kì ở trận Lêpăngtơ ở Hi Lạp (1571) Vì bị thương, ông bị bọn giặc biển bắt làm tù binh Sau 5 năm ông trốn thoát được về quê hương, nhưng từ đó ông ngày càng nghèo túng, phải ra làm 1 chức quan nhỏ.

Xécvăngtét và tác phẩm “Đônkihôtê”

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, đồng thời cũng là một kiệt tác của nền văn học thế giới là

Đông Kisốt hay Đôn Kiôtê (Don Quichotte) Trong tác phẩm này, Đôn Kiôtê được miêu tả thành một người có phẩm chất cao quý và là kẻ bảo vệ tự do và chính nghĩa Người nông dân Xăngsô (Sancho) cũng được khắc họa thành một người tuy có vẻ ngây ngô nhưng lại thông minh lanh lợi, chí công vô tư Xây dựng một người nông dân thành một trong hai nhân vật chính của tác phẩm và gán cho nhân vật ấy những phẩm chất tốt đẹp như vậy, đó là điều rất hiếm lúc bấy giờ.

- Kịch:

Trang 10

Tác giả tiêu biểu của nghệ thuật kịch thời Phục hưng, đồng thời là người tiêu biểu cho nền văn

hóa Anh thời kì này là Sếchxpia (William Shakespeare 1564-1616) Trước Sếchxpia, việc diễn

kịch trong dân gian ở nước Anh đã rất thịnh hành Từ năm 1580 về sau, nghệ thuật kịch nói ởAnh càng phát triển lúc bấy giờ, ở Luân Đôn chỉ có 20 vạn người mà có đến 8 rạp kịch

Hài kịch:

Trang 11

“Đêm thứ mười hai” và “Người lái buôn thành Vênêxia”

Bi kịch:

Vở kịch “Romeo & Juliet” và vở kịch “Hamlet”

Trang 12

Kịch lịch sử:

“Risớt II ( Richard II)” và “Henry IV”

Trong các tác phẩm của mình, Sếchxpia đã đưa lên sân khấu các nhân vật thuộc tất cả các tầng lớp trong xã hội tèu vua quan, tướng lĩnh, giáo sĩ, thường dân cho đến con sen, thằng nhỏ,… và

đã đề cập đến nhiều mặt, nhiều mâu thuẫn phức tạp trong cuộc sống xã hội vào giai đoạn chế

độ phong kiến đang suy tàn và chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện.

b) Nghệ thuật

Cũng như văn học, Ý mà trước hết là Firenze là nơi xuất phát đầu tiên của nền nghệ thuật thời

Phục hưng Trong hai thế kỉ XIV và XV, nền nghệ thuật ở đây gắn liền với tên tuổi các họa sĩ và

nhà điêu khắc nổi tiếng như Giốttô (Giotto 1266-1337), Maxasiô (Masaccio 1401-1428),

Đônatenlô (Donatello 1386-1466), Vêrôsiô (Verrocchio 1435-1488), Bốttixenli (Botticelli 1510), v.v…

Trang 13

1444-Giotto là người mở đầu cho xu hướng hiện thực chủ nghĩa trong hội họa Chủ nghĩa hiện thực,

không những vì các nhân vật trong sinh động mà còn vì họa pháp lập thể do ông thể hiện.

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của

con người làm đối tượng sáng tác Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúngnghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xãhội xung quanh

Họa pháp lập thể có nghĩa là người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định

mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau Thôngthường các bề mặt, các mặt phẳng giao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm chongười xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh

Tượng Giốttô

Maxasiô mặc dầu chết yểu (27 tuổi), là người đã phát triển chủ nghĩa hiện thực trong hội họa

thêm một bước, đồng thời là người phát hiện ra quy luật viễn cận Tác phẩm tiêu biểu của ông làAdam và Eva bị đuổi khỏi thiên đường

Quy luật viễn cận là phương pháp vẽ khoảng cách xa gần của các vật thể nằm trong không gian

ba chiều lên mặt phẳng hai chiều

Trang 14

Maxasiô (Masaccio)

Trang 15

Tác phẩm “Adam và Eva bị đuổi khỏi thiên đường” Trước và sau khi được phục chế

Bốttixenli được gọi là “nhà thơ họa sĩ” Các tác phẩm Sự ra đời của thần Venus, Mùa xuân,…

của ông mang đầy chất thơ nhờ nhân vật xinh đẹp, dịu dàng, màu sắc hài hòa…

Bốttixenli (Botticelli) và tác phẩm “Sự ra đời của thần Venus”.

Trang 16

Leonardo da Vinci (1452-1519) sinh ở thành phố Vinci gần Fizenre, xuất thân trong một gia

đình trung lưi Ông không những là một họa sĩ lớn mà còn là một người có kiến thức uyên bác

về toán học, vật lí học, thiên văn học, địa lí học, giải phẫu học, triết học, âm nhạc, điêu khắc.

Trang 17

Leonardo da Vinci và tác phẩm“Đức Mẹ đồng trinh trong hang đá”

Đặc điêm nghệ thuật hội họa của Leonardo da Vinci là thiên về mô tả tính cách và hoạt động nộitâm của nhân vật những tác phẩm tiêu biểu của ông là Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ Đồng trinhtrong hang đá, Nàng Giôcông (La Gioconda hay còn biết đến là Mona Lisa)

“Bữa tiệc cuối cùng”

Trang 18

Theo những câu chuyện được kể lại, Leonardo Da Vinci đã phải mất 7 năm để hoàn thành bức tranh Câu chuyện kể lại rằng, khi bắt đầu bức tranh, Da Vinci đã vẽ chúa Jesus đầu tiên Giữa hàng trăm ngàn người, một người đã được chọn để làm hình tượng chúa Jesus Trong khoảng thời gian sau đó, ông lần lượt hoàn thành hình ảnh của 11 vị tông đồ trong bức tranh Tuy nhiên, còn 1 người cuối cùng vẫn chưa được vẽ Đó chính là kẻ phản bội: Judas Iscariot Leonardo Da Vinci muốn tìm một mẫu người đê tiện, hèn hạ tận đáy của xã hội để vẽ Judas Cuối cùng, sau hơn 6 năm tìm kiếm, ông đã tìm thấy hình mẫu của Judas tại nhà ngục của Roma Được phép của nhà vua, tên tội phạm được hoãn ngày thi hành án để đến làm mẫu cho

Da Vinci Sau 6 tháng ròng rã để vẽ Judas, bức tranh đã được hoàn thành, tên tử tù phải bị đưa

đi hành quyết Lúc này, hắn khóc lóc lao đến Leonardo Da Vinci, hỏi ông rằng có còn nhớ hắn không Một sự thật trớ trêu là kẻ được chọn làm hình mẫu bỉ ổi, đê tiện cho Judas lại chính là người thanh niên đẹp đẽ mà 7 năm trước đây làm hình tượng cho Chúa Jesus Một hình tượng hoàn hảo đã trở thành kẻ đồi bại.

Bức tranh của Da Vinci mô tả lại bữa tối cuối cùng của Jesus và 12 vị tông đồ Câu chuyện kể lại: Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Jesus – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa đã nói với các tông đồ của mình: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta" Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm với nhau, ba người tỏ vẻ giận dữ trong

đó có một người đập mạnh tay xuống bàn, một người lộ vẻ nghi ngờ, một người tỏ ra ngạc nhiên, một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành, hai người nữa lộ vẻ xúc động Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền - đó chính là Judas Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa Mỗi người trong tranh biểu hiện thái độ khác nhau với lời nói của Jesus, kẻ ngạc nhiên, người kinh hãi

Trong cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci, bức tranh " Bữa tối cuối cùng" phải thể hiện 13 người đàn ông, 6 tông đồ ngồi bên phải và 6 tông đồ ngồi bên trái và Chúa Jesus Thế nhưng, nếu nhìn kỹ thì không phải vậy, trong bức tranh có xuất hiện 1 người phụ nữ Đó là người ngồi ở vị trí danh dự phía bên tay phải của chúa Người này có mái tóc đỏ gợn sóng, gương mặt thanh tú,

2 tay chắp vào nhau nhỏ nhắn, e lệ và thoáng nét vồng lên của bộ ngực Những gì được xác

Trang 19

nhận thì đó là tông đồ John nhưng Theo nhiều người, đó là Maria Magdalene- vợ của chúa Jesus Giáo hội thiên chúa giáo đã thuyết phục cả thế giới tin rằng Jesus là người thuộc thiên giới,và nếu như ngài là người của trời thì ngài sẽ ko được phép yêu đương và tình dục, nhưng thực chất Jesus là 1 nhà tiên tri trần tục và có vợ Để che đậy sự thật to lớn này, giáo hội đã phỉ báng Maria Magdalene như 1 ả gái điếm để che giấu bí mật nguy hiểm của bà.

Người ta cho rằng Jesus và Magdalene mặc đồ như thể người này là hình ảnh phản chiếu của người kia trong gương, quần áo của họ có màu đảo nghịch nhau Có vẻ như Leonardo Da Vinci

đã rất điêu luyện khi cố tình để phơi bày sự thật này Và hình như sự sủng ái của chúa Jesus với Mary đã khiến không ít các tông đồ nổi giận, nhất là thánh Peter luôn có ác cảm với Madgalene Trong bức tranh, thánh Peter ngả người đầy đe dọa về phía Madgalene và dứ ngón tay như lưỡi dao ngang cổ bà, và nếu để ý kỹ trong đám tông đồ bên tay trái, ta sẽ thấy xuất hiện 1 bàn tay đang vung 1 con dao găm lên, nhưng bàn tay này ko rõ thuộc về ai có mặt trong bức tranh cả.

Mona Lisa (La Gioconda)

“Nàng Giôcông” (Joconde) là một bức vẽ một phụ nữ thị dân Phirenxê tên là Mona Lisa Trong tác phẩm này, Leonardo da Vinci đã vẽ lên được cái vẻ đẹp đầy sức sống của một người đàn bà trẻ, trong đó đặc biệt nhất là cái mỉm cười đầy kín đáo thể hiện sự sau sắc của nội tâm Leonardo mất cả 10 năm để vẽ đôi môi của nàng Mona Lisa.

Ngày đăng: 19/11/2014, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w