Lý thuyết này để cập: một quốc gia không thể đồngthời đạt được: ổn định tỷ giả, hội nhập tài chính sự vào và ra của các dòng vốntrong một nền kinh tế và chính sách tiền tệ độc lập.. Ngượ
Trang 1
BÀI TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI VIỆT NAM VÀ BỘ BA
BẤT KHẢ THI SAU KHI
GIA NHẬP WTO
Giáo viên hướng dẫn Lớp Ngân Hàng 9 – K34
Nguyễn Văn Thiết 108207436 Phạm Thị Hiền 108207413 Phạm Thị Thảo Nguyên 108207423 Đặng Thị Minh Kiên 108207416
Võ Thị Thanh Trúc 108207543
Trang 2Võ Phương Thúy Anh 108207101
Mục lục
Mục lục 2
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 7
Phần A: Bộ ba bất khả thi 8
I.Nội dung 8
II.Những kết hợp trong bộ ba bất khả thi 8
III.Những lý thuyết mở rộng của bộ ba bất khả thi 11
1.Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian 11
2 Thuyết tứ diện 13
IV Dự trữ ngoại hối và bộ ba bất khả thi 15
PHẦN B: Bài dịch: “Managing the Impossible Trinity: The Case of Malaysia” 16
I.Malaysia - tổng quan về hội nhập tài chính, tỷ giá và chính sách tiền tệ 16
II.Điều hành bộ ba bất khả thi 18
III.Các giải pháp tức thời 20
IV.Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu vào Malaysia 21
V.Chính sách đối phó với những biến động gần đây trong việc luồng vốn chảy ra 24
1.Quỹ dự trữ quốc tế cho việc giảm nhẹ cuộc khủng hoảng 25
2.Can thiệp để chống lại sự sụt giảm tỷ giá 27
3.Cho phép thay đổi tỷ giá để giảm giá trị đồng nội tệ 28
4.Đánh thuế để hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài 29
VI.Kết luận 30
Phần C: Việt Nam và bộ ba bất khả thi sau khi gia nhập WTO 31
Trang 3I Việt Nam và bộ ba bất khả thi những năm 2007-2010 31
1 Năm 2007 31
Chính sách tiền tệ: 31
Tỷ giá hối đoái: 33
Nhận xét Việt Nam trong năm 2007: 35
b Năm 2008: 36
Chính sách tiền tệ: 36
Tỷ giá hối đoái: 38
Nhận xét Việt Nam năm 2008: 41
c Năm 2009-2010: 41
Chính sách tiền tệ: 41
Tỷ giá hối đoái: 46
Nhận xét Việt Nam 2009 – 2010 58
II Nhận định về điều hành bộ ba bất khả thi hiện nay ở Việt Nam 58
1 Hỗn loạn thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng 59
2 Bộ ba bất khả thi với chính sách tài khóa, lạm phát và tập đoàn kinh tế 59
3 Chế độ bộ ba bất khả thi trung gian với lạm phát mục tiêu là đích đến 60
III Mục tiêu và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chống lạm phát trong năm 2011 61
1 Diễn biến thị trường tiền tệ 2 tháng đầu năm 2011 61
a Biến động lãi suất 61
b Điều chỉnh tỷ giá USD/VND và những tác động 62
2.Mục tiêu và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chống lạm phát trong năm 2011 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 5Nhận xét của giảng viên
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Qua ba điểm chúng ta luôn có một mặt phẳng, lợi dụng được ưu điểm tuyệtvời này nhân loại đã ứng dụng và cho ra đời rất nhiều vật dụng với 3 chân Vừa cókhả năng nâng đỡ tốt, nó còn có thể đặt để trên nhiều địa hình gồ ghề mà không sợ
bị chông chênh, đổ ngả Tuy nhiên điều đó chỉ là ở trong thực tế, trong một sốngành nghề, còn trong kinh tế học lại có một lý thuyết nghe có vẻ hoàn toàn tráingược đó là bộ ba bất khả thi Lý thuyết nêu rằng chỉ có thể cùng lúc áp dụng được
2 trong 3 chính sách: ổn định tỷ giá, tự do hoá dòng vốn, chính sách tiền tệ độc lập
ở trong một nền kinh tế Sự kết hợp giữa các chính sách này có thể được thay đổi
để đạt được mục tiêu mong muốn, nhưng dường như sự kết hợp cùng lúc của 3chính sách là điều không thể Tuy nhiên lý thuyết này ra đời cũng khá lâu, từ đóđến nay kinh tế thế giới đã trải qua không ít các biến động lớn nhỏ, mỗi biến độngđều góp phần thay đổi nên kinh tế thế giới Vì thế, để theo kịp sự phát triển của thếgiới, điều chỉnh theo biển động của nền kinh tế thế giới không ít các quốc gia đã cốgắng làm cho bộ ba này trở thành khả thi Chính những nổ lực này đã làm cho lýthuyết bộ ba bất khả thi phát triển theo nhiều chiều hướng mới Trung Quốc là mộttrong những quốc gia đã khá thành công khi cố gắng phát triển lý thuyết này theohướng mới: “bộ ba khả thi” Có thể một phần nhờ sự đột phá này mà Trung Quốc
đã vươn lên trở thành cường quốc thứ 2 thế giới sau Mỹ Còn đối với Việt Nam,một quốc gia nằm ở khu vực châu Á, háng xòm của Trung Quốc, liệu chúng ta cóthể đi theo hướng phát triển của Trung Quốc, biến “bộ ba bất khả thi” thành “bộ bakhả thi” được hay không? Bài viết sau đây của nhóm sẽ giúp cho các bạn hiểuthêm về vấn đề này
Trang 7NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CSTT : Chính sách tiền tệ
CSTK : Chính sách tài khóa
LSCB : Lãi suất cơ bản
LSTCK : Lãi suất tái chiết khấu
LSTCV : Lãi suất tái cấp vốn
NHTM : Ngân hàng Thương Mại
DTBB : Dự trữ bắt buộc
FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHTMCP : Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
FDI : Đầu tư trực tiếp Nước Ngoài
FII : Đầu tư trực gián tiếp từ Nước Ngoài DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nước
Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng
TCTD : Tổ chức tín dụng
Trong biểu đồ tỷ giá VND/USD:
TGLNH :Tỷ giá liên ngân hàng
Bán NHNT : Bán Ngân Hàng Ngoại Thương
Trang 8Phần A: Bộ ba bất khả thi
I Nội dung.
Lý thuyết bộ ba bất khả thi được phát triển bởi Robert Mundell và MarcusFleming vào thập niên 1960 Lý thuyết này để cập: một quốc gia không thể đồngthời đạt được: ổn định tỷ giả, hội nhập tài chính (sự vào và ra của các dòng vốntrong một nền kinh tế) và chính sách tiền tệ độc lập Theo đó mỗi quốc gia chỉ cóthể lựa chọn cùng một lúc đồng thời 2 trong 3 mục tiêu nêu trên
Hình sau đây minh hoạ cho bộ ba bất khả thi:
Theo như hình vẽ trên: với các cạnh là tượng trưng cho một mục tiêu kỳvọng đạt được, và như vậy các quốc gia chỉ có thể đạt được 1 trong 3 đỉnh của hìnhtam giác mà thôi
II Những kết hợp trong bộ ba bất khả thi.
Trang 9Đối với lý thuyết bộ ba bất khả thi thì bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạtđược nhưng phải từ bỏ mục tiêu chính sách còn lại Sau đây là 3 lực chọn cơ bảnnhất:
Thứ nhất: kết hợp mục tiêu ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính Sự kết hợpnày sẽ tạo ra chế độ tỷ giá cố định Ưu điểm lớn nhất của cách kết hợp này là tạo ramột cái neo danh nghĩa để củng cố niềm tin của thị trường vào giá trị đồng nội tệ
và kiểm soát lạm phát Nhưng khi kết hợp như vậy ta phải từ bỏ chính sách độc lậptiền tệ Điều này làm chính phủ mất đi 1 công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sáchphản chu kỳ
Thứ hai: chính sách độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp đểcho ra chế độ tỷ giá thả nỗi Khi làm điều này chúng ta phải từ bỏ mục tiêu ổn định
tỷ giá Lúc này chính phủ được quyền tự do điều chỉnh lãi xuất nhưng tỷ giá lại vậnhành theo quy tắc thị trường
Thứ ba: lựa chọn thị trường vốn đóng bằng cách kết hợp việc ổn định tỷ giá
và độc lập tiền tệ Khi làm điều này tức chính phủ phải tiến hành kiểm soát vốn.Thị trường trong nước bị hạn chế tiếp xúc với bên ngoài, do đó khó khăn trongviệc phát triển nền kinh tế, thiếu đi lực đẩy cho sự phát triển của thị trường trongnước
Tại sao người ta lại coi trọng 3 mục tiêu trên như vậy? Ta thử phân tích nhữnglợi ích do các mục tiêu này đem lại cho quốc gia ra sao?
Đầu tiên, nếu đạt được sự độc lập về chính sách tiền tệ, điều này sẽ giúpcho chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện chínhsách phản chu kỳ kinh tế Chính điều này mà rất nhiều nhà kinh tế tin rằng sẽ giúpnền kinh tế tăng trưởng ổn định – một mục tiêu hầu hết các nước đều nhắm tới
Thứ hai,có được một sự ổn định về tỷ giá ban đầu sẽ giúp chính phủ tiếnhành các biện pháp ổn định giá cả, làm tăng được niềm tin của công chúng vàođồng nội tệ, làm giảm rủi ro cho nền kinh tế và từ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu
tư Tất cả điều này sẽ giúp cho môi trường đầu tư trở nên tốt hơn
Cuối cùng, có được sự hội nhập tài chính sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia ởhai mặt: hữu hình và vô hình Về mặt hữu hình, sẽ giúp quốc gia tăng trưởng nhanh
Trang 10hơn và phân bổ nguồn lực tốt hơn, giúp các nhà đầu tư đa dạng hoá đầu tư nhờ vậy
mà tác động làm cho họ mạnh dạn bỏ vốn vào nền kinh tế Nhờ vậy mà tài chínhnội địa cũng phát triển theo Ngoài ra nó còn giúp giải quyết phần nào về vấn đềmất cân xứng thông tin Tuy nhiên lợi ích lớn nhất – lợi ích vô hình – mang lại từhội nhập tài chính là tạo ra động lực giúp chính phủ nhiều nước tiến hành cải cách
và quản trị tốt hơn để theo kịp những thay đổi từ hội nhập
Vì sự tốt đẹp của 3 mục tiêu trên đem lại nên ắt hẳn quốc gia nào cũng muốnnắm giữ nó Tuy nhiên trên thực tế, không một quốc gia nào thành công trọn vẹnkhi cố gắng đạt cùng một lúc cả ba mục tiêu Vì thế một câu hỏi được đặt ra: tạisao không thể cùng lúc đặt được cả 3 mục tiêu cùng lúc? Điều này được giải thíchnhư sau:
Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: (1) dòng vốnchảy vào và chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái và (3) lạm phát luôn có liên hệ mật thiếtvới nhau
Khi dòng vốn ra vào được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thìngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trong trườnghợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ sẽ phải bánbớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều Trong bối cảnh như vậy, tínhđộc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vìmục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biếngiá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định
Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập
vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn
đã được tự do Chúng ta có thể tóm tắt đặc lại điểm các trường hợp chính của bộ babất khả thi như sau:
Hội nhập tàichính
Chính sáchtiền tệ độc lập Ổn định tỷ giá Ví dụThị trường
Trung quốctrước 7/2005
Tỷ giá cố định Có Không Có Hồng kông,
Trang 11III Những lý thuyết mở rộng của bộ ba bất khả thi.
1 Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian
Yigang và Tangxian (2001) tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi củaMundell và đưa lên thành thuyết tam giác mở rộng Nền tảng của thuyết này lànhững quan niệm mới về sự độc lập của chính sách tiền tệ và ổn định tỷ giá Theo
đó, bộ ba bất khả thi của Mundell kết luận rằng một quốc gia không thể có mộtchính sách tỷ giá ổn định một nửa (half-stability) và chính sách tiền tệ độc lập mộtnửa (half- independence) Nói rõ hơn, tam giác bất khả thi của Mundellchỉ mới tậptrung đến các cơ chế tỷ giá nằm ở các đỉnh (hay góc) tam giác mà chưa đề cập đếnmột cơ chế tỷ giá trung gian nằm đâu đó trong tam giác bất khả thi Sự tồn tại của
cơ chế tỷ giá trung gian sẽ được bàn luận kỹ hơn trong phần sau Yigang vàTangxian đã mở rộng mô hình này và kết luận rằng một quốc gia có thể có nhữngphối hợp mục tiêu khác nhau và không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn nhưtam giác của Mundell
Trang 12ba bất khả thi Gọi Ms, Kc và Ev là các khoảng cách từ điểm O tuỳ ý đến 3 cạnh,tượng trưng lần lượt cho mức độ của độc lập chính sách tiền tệ, mức độ hội nhậptài chính và mức độ biến động tỷ giá Một tính chất quan trọng của tam giác đều là:tổng khoảng cách của bất kỳ điểm nào ở bên trong tam giác đến ba cạnh bằngchiều cao của tam giác Do đó ta có Ms + Kc + Ev = Mh Để đơn giản, đặt chiềucao của tam giác đều Mh = 1, thì ta có Ms + Kc + Ev = 1 và 0 <= Ms, Kc hoặc Ev
<= 1
Trong đó: (1) Khi Kc = 0, tức là hội nhập tài chính hoàn toàn và Kc = 1 tức làkhông thực hiện hội nhập tài chính ( kiểm soát hoàn toàn dòng vốn ra vào ) (2) Ms
= 0, nghĩa là chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn và Ms = 1, nghĩa là mất độc lập
về chính sách tiền tệ (3) Ev = 0, tức là tỷ giá cố định và Ev = 1, tức là tỷ giá thảnổi
Trường hợp 1: Khi Kc = 0, hội nhập tài chính hoàn toàn, ta có Ms + Ev = 1 Ởđây nếu Ms=0 thì Ev=1; nếu Ms=1 thì Ev=0; nếu 0<Ms<1 thì 0<Ev<1 Do đó, có
Trường hợp 2: Khi Kc=1, hạn chế hội nhập tài chính , chúng ta có Ms + Ev =
0 Ở đây, Ms=0 và Ev=0, chúng ta có sự kết hợp: hạn chế hội nhập tài chính +chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn+ tỷ giá cố định Thực tế, chế độ tỷ giá cố địnhthường có trong các quốc gia đang phát triển với thị trường tài chính yếu kém Trường hợp 3: Khi 0<Kc<1, giới hạn hội nhập tài chính , chúng ta có0<Ms+Ev<1 Nếu Ms=0, thì 0<Ev<1; nếu 0<Ms<1 thì 0<Ev<1 hoặc Ev=0 Có ba
sự kết hợp:
(1) giới hạn hội nhập tài chính + chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá
Trang 13(2) giới hạn hội nhập tài chính + chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn + tỷgiá thả nổi có giới hạn.
(3) giới hạn hội nhập tài chính + chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn + tỷgiá cố định
lý tỷ giá của các quốc gia Guobing Shen (2004) đã đưa biến số khả năng vaymượn nước ngoài bằng đồng nội tệ vào các yếu tố khác để xác định việc lựa chọn
cơ chế tỷ giá, và đã mở rộng tam giác bất khả thi của Mundell thành thuyết tứ diện
Trang 14Trường hợp 1: Quốc gia không có khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng nội
tệ Như vậy có thể có các trường hợp:
(1) không có khả năng vay mượn nước ngoài + hội nhập tài chính hoàn toàn +chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá thả nổi tự do;
(2) không có khả năng vay mượn nước ngoài + hội nhập tài chính hoàn toàn +mất đi tính độc lập trong chính sách tiền tệ + tỷ giá cố định
(3) không có khả năng vay mượn nước ngoài + hội nhập tài chính hoàn toàn+ chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn + tỷ giá thả nổi có giới hạn
(4) không có khả năng vay nợ nước ngoài + hạn chế hội nhập tài chính +chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá cố định Đây là sự kết hợp thườngthấy trong các nước đang phát triển với thị trường tài chính yếu kém
(5) không có khả năng vay mượn nước ngoài + giới hạn hội nhập tài chính +chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá thả nổi có giới hạn
(6) không có khả năng vay nước ngoài + giới hạn hội nhập tài chính + chínhsách tiền tệ độc lập có giới hạn + tỷ gía thả nổi có giới hạn
(7) không có khả năng vay nước ngoài + giới hạn hội nhập tài chính + chínhsách tiền tệ độc lập có giới hạn + tỷ giá cố đinh
Trường hợp 2: hoàn toàn có khả năng vay nợ nước ngoài bằng nội tệ Chúng
ta có sự kết hợp: Hoàn toàn có khả năng vay nước ngoài + giới hạn hội nhập tàichính + chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá cố định Thực tế, cơ chế tỷ giádưới chế độ chuẩn vàng cổ điển (classical gold standard) thuộc về sự kết hợp kiểunày
Trường hợp 3: vay nợ nước ngoài bằng nội tệ có giới hạn Ta có thể thực hiệncác kết hợp sau:
(1) khả năng vay nước ngoài có giới hạn + hội nhập tài chính hoàn toàn +chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá thả nổi có giới hạn
Trang 15(2) khả năng vay nợ có giới hạn + hội nhập tài chính hoàn toàn + chính sáchtiền tệ độc lập có giới hạn + tỷ gía thả nổi có giới hạn.
(3) khả năng vay nợ nước ngoài có giới hạn + hội nhập tài chính hoàn toàn +chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn + tỷ giá cố định
(4) khả năng vay nước ngoài có giới hạn + giới hạn hội nhập tài chính + chínhsách tiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá thả nổi có giới hạn
(5) khả năng vay nợ nước ngoài có giới hạn + giới hạn hội nhập tài chính +chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn + tỷ giá thả nổi có giới hạn
(6) khả năng vay nợ giới hạn + giới hạn hội nhập tài chính + chính sách tiền
tệ độc lập giới hạn + tỷ giá cố định
(7) khả năng vay nợ có giới hạn + giới hạn hội nhập tài chính + chính sáchtiền tệ độc lập hoàn toàn + tỷ giá cố định
IV Dự trữ ngoại hối và bộ ba bất khả thi.
Bộ ba bất khả thi là lý thuyết rất phổ biến trong tài chính quốc tế Theo đó,một quốc gia không thể đồng thời cùng một lúc đạt được ba mục tiêu ổn định tỷgiá, dòng vốn di chuyển tự do và độc lập tiền tệ
Phiên bản nguyên thủy này của bộ ba bất khả thi không đề cập đến vai trò dựtrữ ngoại hối Nhưng một số nghiên cứu gần đây lại cho thấy phiên bản mới của bộ
ba bất khả thi có tương quan với dự trữ ngoại hối, nhất là tại các nền kinh tế mớinổi Dự trữ ngoại hối vừa là hậu quả của việc điều chỉnh bộ ba bất khả thi cho phùhợp với cấu trúc mới của hệ thống tài chính quốc tế vừa là mục tiêu của các nềnkinh tế mới nổi Vì thế mới gọi đây là phiên bản mới của bộ ba bất khả thi
Trong khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối (tính trên GDP) tại các nước công nghiệp chỉ
ổn định xấp xỉ 4% thì tại các nước đang phát triển tăng từ khoảng 5-27% Gần đâycác nước đang phát triển nắm giữ đến ba phần tư dự trữ ngoại hối toàn cầu, phầnlớn tập trung ở châu Á Trung Quốc là quốc gia có dự trữ ngoại hối gia tăng ấntượng nhất, từ khoảng 1% vào năm 1980 lên hơn 50% vào đầu năm 2010
So với trước đây, dự trữ ngoại hối tăng lên chủ yếu nhờ vào yếu tố thươngmại, tức thặng dư trong xuất khẩu, thì giờ đây yếu tố tài chính ngày càng đóng vai
Trang 16trò lớn hơn Điều này cho thấy chính phủ các nền kinh tế mới nổi có triết lý khá rõràng trong việc lựa chọn các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi: từng bước
mở cửa tài chính nhưng không quên kiểm soát vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá
và sử dụng công cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng làm đầy kho dự trữngoại hối của mình
Dự trữ ngoại hối gia tăng một phần do chính phủ các nền kinh tế mới nổi phảiđối phó với xu hướng dòng vốn mang tính đầu cơ Tích lũy dự trữ ngoại hối, vìvậy, là phương thức chính mà chính phủ hướng đến như tấm đệm can thiệp phòngngừa rủi ro dòng vốn đảo chiều
Chính vì tầm quan trọng ngày càng tăng của hội nhập tài chính như là mộtnhân tố quyết định đối với dự trữ ngoại hối như vậy nên các nhà kinh tế đã bắt đầu
có nghiên cứu sâu hơn về mối liên kết giữa thay đổi trong cấu trúc bộ ba bất khảthi và mức độ dự trữ ngoại tệ
PHẦN B: Bài dịch: “Managing the Impossible Trinity: The Case of
89 phần trăm trong những năm 1970 đến 230 phần trăm trong năm 2008 Khônggiống như các nước đang phát triển, tự do hóa tài khoản vốn ở Malaysia đã đượclàm thận trọng và từng bước một Trước khi khởi đầu của cuộc khủng hoảng tàichính châu Á, nó đã rất quan tâm việc tự do hoá thị trường vốn.Trong thời kì 1993-
1994 và 1998-2001 việc kiểm soát vốn đã được áp dụng có chọn lọc và mang tínhtạm thời Trong khi mục tiêu của kiểm soát vốn trong 1993-1994 là làm chậm dòngchảy vốn đầu tư ngắn hạn vào trong nước trong 1 khoảng thời gian ngắn thì năm
1998 mục tiêu kiếm soát vốn là để hạn chế luồng vốn tháo chạy trong thời kỳkhủng hoảng tiền tệ châu Á (BNM, 1999) Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á
Trang 17tư vào trong nước nhằm duy trì một tỷ giá hối đoái cố định trong khi sử dụng mởrộng tiền tệ để kích thích nền kinh tế trong nước Tất nhiên, các chính sách kiểmsoát vốn đã tạo ra một tranh cãi nhưng nó đã được công nhận là một lựa chọn phùhợp của chính phủ để đạt sự hiệu quả của công cụ chính sách là để ngăn chặnkhủng hoảng tài chính (Athkorula, 2001) Hơn nữa,mục tiêu kiểm soát tài khoảnvốn của Malaysia chỉ là trong ngắn hạn và thời hạn đó là ngắn nhất có thể (BNM,1999).
Đã có một vài chế độ tỷ giá hối đoái ở Malaysia khi nước này giành độc lậpnăm 1957 Sau khi được độc lập vào năm 1957, Đồng Ringgit đã được cố định vớiđồng Bảng Anh Sau sự sụp đổ của thời đại đồng Bảng Anh, năm 1972, đồngRinggit đã được cố định với đồng USD trước khi nó được phép dao động vàotháng 6 năm 1973 Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 1975, Ngân hàng Negara Malaysia(BNM) đã thông qua một chế độ tỷ giá mới, theo đó giá trị của đồng Ringgit đãđược xác định neo theo của một một rổ tiền tệ lớn Chế độ này kéo dài cho đếntháng 7 năm 1997 , khi BNM bỏ việc quản lý tỷ giá hối đoái trong bối cảnh củacuộc khủng hoảng tài chính châu Á Đồng Ringgit được phép dao động và giá trịđược xác định bởi cung cầu thị trường Tuy nhiên tới 2/9/1998 một sự kiểm soátgiá đối với đồng Ringgit được thiết lập, lúc này đồng Ringgit được cố định vớiđồng USD khi $ 1,00 = RM 3.80 Vào tháng 7 năm 2005, đồng Ringgit đã khôngcòn cố định với đồng USD và đã chuyển sang hệ thống thả nổi có quản lý Mụctiêu của hệ thống này là để thúc đẩy sự ổn định tỷ giá hối đoái so với đồng tiền củacác đối tác thương mại lớn của Malaysia Tuy nhiên, BNM nhấn mạnh rằng tỷ giáhối đoái là "theo xu hướng thị trường" như được trích dẫn trong báo cáo của mình,
"giá trị của đồng Ringgit được xác định theo sức mạnh nền kinh tế và điều kiện thịtrường" (BNM, 2005) Nhưng họ cũng nói rõ các mục tiêu khác là không phù hợpvới việc thả nỗi hoàn toàn này, chẳng hạn như phải bỏ qua những biến động ngắnhạn để ngăn chặn tỷ giá hối đoái trở nên thiên lệch trong một thời gian đáng kể đểbảo đảm sự ổn định tỷ giá (Ooi, 2008) Tỷ giá ngoại tệ ổn định vẫn là một trọngtâm chính sách chủ chốt của BNM (Sukhdave, 2008)
Trước khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, đồng Ringgit của Malaysia làmột loại tiền tệ quốc tế đã được mua bán tự do trên thế giới Khi Malaysia áp dụng
Trang 18việc kiểm soát vốn, tiền tệ và cố định giá trị của đồng Ringgit tại 3,8 đô la Mỹ,BNM quyết định không để đồng Ringgit được mua bán trên thị trường thế giới.Lúc này một du khách khi đem nhiều hơn 10,000 Ringgit ra khỏi Malaysia thì cầnphải khai báo với BNM Tất cả các khoản thanh toán / khoản vay của người dânkhông cư trú cho người cư trú hoặc ngược lại phải là ngoại tệ, và không phải làđồng Ringgit Chính sách không hội nhập của đồng Ringgit với quốc tế đã làmgiảm khả năng suy đoán của các nhà đầu cơ nước ngoài về đồng Ringgit và việctấn công đồng Ringgit là không khả thi (Sukhdave, 2008).
Tỷ giá hối đoái cố định đã bị bỏ thay vào đó là một tỷ giá thả nổi vào năm
2005, nhưng BNM tiếp tục không quốc tế hóa Ringgit cho đến ngày hôm nay.Trước năm 1990, chiến lược chính sách tiền tệ dựa trên mục tiêu kiểm soát tiền tệ.Việc kiểm soát tiền tệ được gắn liền với mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ.Các luồng vốn lớn trong năm 1990 cho thấy rõ những vấn đề liên quan đến việckiểm soát tiền tệ gắn với mục tiêu của chính sách (Latifah, 2002) Kiểm soát tiền tệ
đã trở thành một chỉ báo không đáng tin cậy của sự ổn định giá cả và BNM chuyểntrọng tâm của mình để nhắm tới mục tiêu lãi suất Năm 2004, BNM thực hiện tráchnhiệm chính sách tiền tệ của mình bằng cách điều chỉnh chính sách lãi suất– tỷ giáqua đêm (OPR) OPR như là một tín hiệu về lập trường chính sách tiền tệ củaNgân hàng BNM không sử dụng tỷ giá như một công cụ chính sách tiền tệ, thayvào đó Ngân hàng thông qua hoạt động thanh khoản của nó, chỉ đạo tỷ giá bìnhquân liên ngân hàng qua đêm để nó là gần với OPR (BNM, 1999)
II Điều hành bộ ba bất khả thi
Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Malaysia đã phải đối mặt với cácvấn đề về các cuộc tháo chạy vốn lớn và việc giảm giá đồng tiền với cường độ rấtlớn Phản ứng ngay lập tức, Malaysia làm theo lời khuyên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) là tăng lãi suất để ngăn chặn dòng vốn tháo chạy Tuy nhiên, hành động này
đã không có hiệu quả như mong muốn Như một hệ quả của “bộ ba bất khả thi”,Malaysia thấy rằng nó không thể đồng thời kiểm soát hay quản lý mức lãi suất, tỷgiá và dòng vốn
Trang 19Kể từ khi nền kinh tế phục hồi vào năm 1999, đã có một sự gỡ bỏ dần dần củamột số biển pháp kiểm soát tỷ giá năm 1998, cả hai dòng vốn vào ra và cho cảngười cư trú và không cư trú Tuy nhiên, tỉ giá giữa đồng Ringgit với USD vẫnđược cố định cho tới 7/ 2005 Trong thực tế, các biện pháp tự do hóa chính đã đượccông bố sau năm 2001 Ví dụ, nước này tiến hành nới lỏng trở lại các dòng vốnbằng một quá trình hội nhập tài chính hơn nữa theo kế hoạch quản lý khu vực tàichính (Financial Sector Master) và kế hoạch quản lý thị trường vốn (CapitalMarket Master), cả hai đều được bắt đầu trong năm 2001 Việc không còn nằmtrong danh mục đầu tư tiền ra nước ngoài của Malaysia đã được bãi bỏ vào năm
2001, cư dân đã được phép mở tài khoản bằng ngoại tệ với các ngân hàng trong vàngoài nước trong năm 2008 Một trong những khía cạnh của chính sách tự do hóatài chính trong cuộc khủng hoảng sau năm 97/98 là bãi bỏ quy định về luồng vốnđầu tư ra nước ngoài của người dân đây như là phản ứng chính của sự gia tăngdòng vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm 2006 và 2007 Điều này dẫn đến sự giatăng lớn trong luồng vốn đầu tư trực tiếp từ Malaysia sau năm 2006
Với việc loại bỏ dần dần kiểm soát vốn vào năm 1998 và cho phép mở một tàikhoản tại một tỷ giá hối đoái cố định, Malaysia một lần nữa, phải đối mặt với mộtcuộc xung đột giữa chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái Khi các tài khoản vốn đã
bị đóng cửa, BNM có thể thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá độc lậpvới nhau Tuy nhiên, hai chính sách này còn độc lập hơn nữa với việc mở cửa tàikhoản vốn Cuộc xung đột giữa chính sách tiền tệ trong nước và chính sách tỷ giáhối đoái phát sinh khi một quốc gia cố gắng giữ tỷ giá hối đoái cố định Dòng vốnchảy vào hoặc chảy ra phải được quản lý bởi các ngân hàng trung ương để tỷ giávẫn cố định Đảm bảo điều chỉnh tỷ giá để đáp ứng với các dòng vốn, do đó, mộtquốc gia sẽ mất chủ quyền của mình đối với việc sử dụng các chính sách tiền tệ đểquản lý kinh tế vĩ mô Masih (2005) lưu ý rằng kể từ khi chính sách tiền tệ đượcchỉ đạo để giữ tỷ giá cố định, một gánh nặng rất lớn đã được đặt lên các chính sáchtài khóa của Malaysia để đạt được mục tiêu trong nước là giảm thất nghiệp và thunhập cao hơn, do đó, dẫn đến thâm hụt tài chính liên tục từ năm 1998 Đây là mộttình trạng tiến thoái lưỡng nan mà Malaysia phải đối mặt sau khi dần dần loại bỏcác kiểm soát vốn trong khi vẫn cố định đồng Ringgit với USD Cho tới 21 tháng 7năm 2005 ngày mà BNM công bố việc loại bỏ việc cố định đồng Ringgit ủng hộ
Trang 20một chế độ thả nổi Malaysia mới giành lại quyền tự chủ tiền tệ của mình (Ariff,2005).
Đồng Ringgit bây giờ là theo cơ chế "quản lý thả nổi" đối với một rổ tiền tệkhông được tiết lộ, không có mục tiêu lãi suất cố định BNM đã không tiết lộ cácthành phần của rổ tiền tệ này hoặc trọng số cho của các loại tiền tệ trong rổ này.Nhưng tất cả điều này không có gì là mới, trên thực tế đã có hệ thống hiện hànhkhông khác với Malaysia từ trước khi có khủng hoảng tài chính châu Á, 1997-
1998 Tuy nhiên, đối với khoảng thời gian này, không có mục tiêu lãi suất cố định.Ariff (2005) lưu ý rằng tỷ giá mục tiêu phải được tránh Tuy nhiên đồng Ringgit đãnhắm mục tiêu tỷ giá vào khoảng RM2.50 / USD đã dẫn đến sự định giá quá caođồng Ringgit, điều này đã góp một phần vào cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997
Kể từ khi loại bỏ việc cố định đồng Ringgit vào năm 2005, đồng Ringgit đãtăng giá so với USD khoảng 14% Đồng Ringgit chuyển từ RM3.78/US $ trongnăm 2005 để RM3.30/US $ trong năm 2007 Phó Thống đốc BNM, Dato'Ooi SangKuang phát biểu trong bài báo của ông, " không có biện pháp đặc biệt nào đượcđưa ra để đối phó với áp lực tăng giá đồng tiền trong vòng năm năm qua" (2008,trang 334) Tuy nhiên, giống như các nước phát triển khác, Malaysia thích một số
sự ổn định tỷ giá hối đoái hơn là hoàn toàn linh hoạt (Sukhdave, 2008)
Như Ooi đã viết: “Ngân hàng Negara Malaysia nhận ra những rủi ro tiềm
ẩn khi nới lỏng quản lý tiền tệ và đã lập nhiều biện pháp để quản lý và giảmthiểu những rủi ro đó Việc nới lỏng quản lý tiền tệ được giám sát và lợi nhuậnhoặc thua lỗ do thu đổi ngoại tệ được đánh giá lại theo quý "(2008, p.335)
Việc thả nổi quản lý và không quốc tế hoá đồng Ringgit là những yếu tố quantrọng cho phép Ngân hàng Negara Malaysia thiết lập một chính sách lãi suất dựatrên những nghiên cứu trong nước
III Các giải pháp tức thời
Một bài học quan trọng theo lý thuyết “ bộ ba bất khả thi” là một nền kinh tếđược cam kết sẽ tăng dòng vốn lưu thông thì nó không thể kết hợp cả tỉ giá hốiđoái cố định và theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập Mọi cố gắng làm như vậycuối cùng sẽ đi đến mâu thuẫn do đó sẽ buộc nước này phải từ bỏ một trong những
Trang 21mục tiêu của mình.
Vì vậy, làm thế nào Malaysia quản lý được cả ba mục tiêu? Đây có phải là sựquản lý thả nổi của Malaysia? Có chắc rằng Malaysia đã tìm thấy một sự kết hợpthành công của 3 mục tiêu trong lý thuyết “ bộ ba bất khả thi” hay không? Đặcbiệt, đó là sự quản lý thả nổi với việc tỷ giá được neo theo một rổ tiền tệ chưa đượctiết lộ hơn là một tỷ giá hối đoái cố định Do đó, lần đầu tiên có sự "thỏa hiệp"trong các chính sách Ngoài ra, trong trường hợp của Malaysia, việc quản lý thả nổi
và không quốc tế hoá đồng Ringgit là những yếu tố quan trọng cho phép BNMthiết lập một chính sách lãi suất dựa trên sự cân nhắc tình hình trong nước Do đó,Malaysia có thể tiến hành một chính sách tiền tệ độc lập Hình 2 là một minh hoạ
sơ đồ đơn giản của chế độ trung gian tại Malaysia Việc tự do hóa tài khoản vốn đãđẩy Malaysia xuống phần thấp hơn của hình vẽ, cái đó đượcmgọi là "chế độ trung
hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu vào Malaysia
Một thập kỷ sau khi cuộc khủng hoảng châu Á, Malaysia một lần nữa nổi lênnhư một trong những quốc gia đang phát triển nhanh nhất ở châu Á, tăng trưởngtrung bình 6,5% trong năm 2007 Thặng dư tài khoản vãng lai lớn, dự trữ tích lũycao, nợ bên ngoài thấp, và lạm phát thấp chỉ ra rằng Malaysia đang bước vào mộtgiai đoạn mới của sự tăng trưởng mạnh mẽ với sự ổn định Thuộc khu vực châu Ánăng động, Malaysia một lần nữa, nhận được dòng vốn đầu tư lớn và giá trị đồngRinggit tăng nhanh trong năm 2006 và 2007 (BNM, 2007)
Trang 22Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Hoa Kỳ và châu Âu trong năm
2007 và trở nên tồi tệ vào đầu năm 2008, đã ít nhiều có ảnh hưởng lên Malaysia vàcác quốc gia châu Á khác Nhưng sau đó cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ảnhhưởng đến các nước phát triển và điều này đã ngày càng được truyền tới Malaysiavào cuối năm 2008 và đầu 2009 (Khor, 2008) GDP thực tế tăng trưởng quý 4 củanăm 2008 là chỉ 0,1% so với mức tăng trưởng 4,7% trong quý 3 cùng năm, và tăngtrưởng GDP thực tế là âm 6,2% trong quý đầu tiên năm 2009
Có hai kênh chính mà thông qua đó các cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đượcchuyển đến các nước đang phát triển như Malaysia, cụ thể là, các kênh tài chính vàcác kênh thương mại (James et al, 2008)
Dòng vốn ròng bắt đầu giảm ở Malaysia vào quý II năm 2008 như trong Bảng
1 Danh mục đầu tư lúc này chuyển thành dòng vốn đầu tư ra nước ngoài kể từ quýhai của Năm 2008 Tổng cộng danh mục đầu tư ghi nhận dòng vốn đổ ra nướcngoài là 92.4 tỷ RM năm 2008 ngược hẳn với dòng vốn đầu tư vào trong nước18.355 tỷ RM trong năm 2007 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia giảm95% từ 17.392 tỷ RM trong quý II năm 2008 đến 0.881billion RM trong quý
ba Đối với cả năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia đã giảm 9% trongnăm 2008
Một trong những kịch bản quan trọng của tự do hóa vốn trong bài viết năm
1997 là tự do hóa đáng kể của các luồng vốn vào để phù hợp với các luồng vốn ramạnh mẽ trong năm 2006-2007 cái mà đã ảnh hưởng đến tích luỹ của nguồn dự trữ
và gây áp lực lên đồng Ringgit Chính sách này có thể nhận thấy từ xu hướng đầu
tư trực tiếp của Malaysia ở nước ngoài / bên ngoài Hiện đã có một bước nhảy bấtngờ và mạnh mẽ trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau năm 2006 Trong năm
2006, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Malaysia đã đạt RM22.2 tỷbằng với vốn FDI vào Malaysia Trong năm 2007, Malaysia đầu tư nước ngoài đãtăng lên hơn nữa ở mức RM37.9 tỷ đồng,lần đầu tiên vượt qua dòng vốn FDI vớiRM29.1 tỷ Trong năm 2008, đầu tư ra nước ngoài đã tăng lên RM47 tỷ trong năm
2008, một lần nữa vượt qua dòng vốn FDI với RM26.7 tỷ dẫn đến sự thiếu hụtròng của FDI là RM20.5 tỷ
Trang 23Bảng 1: Tài khoản tài chính trong cán cân thanh toán của Malaysia, từ năm
2007 đến quý 1 2009
Lưu ý: * bảng trên bao gồm các giao dịch tài chính trong hoạt động tín dụngthương mại, các khoản vay ngắn và dài hạn, hoặc những giao dịch khác Nhữngkhoản này không được ghi nhận là đầu tư trực tiếp, danh mục đầu tư hay tài sản dựtrữ (Nguồn: Ngân hàng Negara Malaysia, tạp san thống kê hàng tháng.)
Các ngành thương mại cũng chịu ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảngtoàn cầu Số liệu của Cục Thống kê cho thấy xuất khẩu của Malaysia giảm mạnh
kể từ tháng Giêng năm 2009 và phụ thuộc nhiều vào hàng điện tử và chất bándẫn Bên cạnh đó sự sụp đổ trong xuất khẩu của các mặt hàng chế tạo, cũng cónhững tín hiệu cho thấy một sự giảm đột ngột trong nhu cầu và giá cả các mặt hàngxuất khẩu như dầu cọ ở Malaysia
Trong khi xuất khẩu giảm, thì liệu có việc nhập khẩu hàng hóa trung gian liênquan đến việc xuất khẩu hay không? Nhập khẩu tại Malaysia đã giảm 32% còn 9.5
tỷ RM Sự sụt giảm trong xuất khẩu cho rằng dẫn đến một sự suy giảm trong nhậpkhẩu với 70% lượng nhập khẩu của Malaysia là hàng hóa trung gian Mặc dù có sựsuy giảm trong xuất khẩu nhưng Malaysia vẫn duy trì thặng dư thương mại mặc dùthặng dư này nhỏ hơn (xem hình 3)
Trang 24Nguồn: tạp san thống kê hàng tháng BMN
V Chính sách đối phó với những biến động gần đây trong việc luồng vốn chảy ra.
Malaysia xoay sở như thế nào để đảo ngược dòng chảy của vốn, đồng thờiduy trì ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ ?
Hannoun (2001) đã viết rằng "nếu sự lựa chọn các mục tiêu liên quan đến bộ
Trang 25lựa chọn chính sách, nhưng phải cân bằng các chính sách đó để đạt được sự kếthợp tốt nhất …" Có một số cách mà BNM có thể đối phó với những thách thức đặt
ra bởi luồng vốn chảy ra lớn: 1) sử dụng dự trữ quốc tế để giảm nhẹ cuộc khủnghoảng, 2) cho phép tỷ giá giảm, 3) can thiệp để chống sự sụt giảm tỷ giá, 4) hạnchế luồng vốn chảy ra
1 Quỹ dự trữ quốc tế cho việc giảm nhẹ cuộc khủng hoảng
Lượng ngoại tệ dự trữ ở các nước châu Á trong những năm gần đây rất lớn.Nhiều nước châu Á chịu cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997-1998 đã tăngmạnh dự trữ ngoại tệ của họ Lượng dự trữ tăng sau năm 2000
Các nước châu Á đã bắt đầu dự trữ rất lớn sau các hậu quả khủng hoảng tiền
tệ châu Á năm 1997 Trong năm 2006, trong số 10 quốc gia có lượng dự trữ lớnnhất trên thế giới, thì có 8 nước thuộc châu Á (Hashimoto, 2008)
Malaysia, giống như các nước châu Á khác, xây dựng nguồn dự trữ rất lớn saucuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 Năm 1998, dự trữ ngoại tệ đã được 99
tỷ RM (26 tỷ USD), tăng lên 317.44 tỷ RM (91,6 tỷ USD) trong năm 2008 Lượng
dự trữ lớn này đã được tích lũy qua nhiều năm trước Bảng 2 cung cấp cái nhìn sâusắc về việc tăng cường dự trữ từ sau năm 1997, chủ yếu được tài trợ bởi thặng dưtài khoản vãng lai hơn là thông qua các luồng vốn vào Loại dự trữ này, được gọi là
dự trữ tự kiếm được, là dự trữ quốc gia được xây dựng bởi một quốc gia khác dothặng dư tài khoản vãng lai hay thương mại (Martin, 2008) Loại dự trữ này chắcchắn hơn, độc lập hơn, đáng tin cậy hơn và sẵn sàng khi cần thiết so với dự trữđược xây dựng thông qua các luồng danh mục đầu tư ngắn hạn hoặc vay bên ngoài
Nó thể hiện rõ ở Bảng 2, trước năm 1997, dự trữ tích lũy được không cao ởMalaysia Mặc dù Malaysia đã nhận được dòng vốn vào cao nhưng nó đã bù đắpmức thâm hụt trong tài khoản vãng lai để đổi lấy một số dư nhỏ đưa vào dự trữ.Nhưng sau năm 1997, sự giảm giá của Ringgit nâng cao khả năng cạnh tranh quốc
tế hàng xuất khẩu của Malaysia Thặng dư tài khoản hiện tại lớn nâng cao lượng dựtrữ quốc gia đến mức chưa từng thấy mặc dù thâm hụt tài khoản vốn liên tục trongkhoảng thời gian này (ngoại trừ một số dư tài khoản vốn tích cực ghi nhận năm2004)
Trang 26Có những ưu và khuyết điểm trong việc nắm giữ một số lượng lớn dự trữ.Quan điểm thông thường là có lượng lớn dự trữ phản ánh sức mạnh của nền kinh tế
và có hiệu quả trong việc ngăn chặn áp lực đầu cơ Mặt khác, việc tăng dự trữ cộngvới sự những tổn thất trong hoạt động tài chính khi chuyển sang ngoại tệ là thấphơn nhiều so với lãi suất khi chính phủ đi vay để bù dắp dự trữ Ngoài ra, một quốcgia phải gánh chịu tổn thất vốn nếu đồng nội tệ của mình đánh giá cao
Dự trữ quốc tế mạnh mẽ sẽ giúp Malaysia vượt qua các đợt ồ ạt tháo chạy vốn
và tiền tệ mất giá tại thời điểm đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầuvào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 Sự đảo chiều của dòng vốn đầu tư gián tiếp
do hoạt động hồi hương của các tổ chức quốc tế tài chính nước ngoài theo chiềusâu trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến một sự suy giảm trong
dự trữ trong nửa cuối năm 2008
Dự trữ Malaysia qua một số năm
Bảng 2: Những thay đổi trong dự trữ, Cán cân tài khoản vãng lai, Cán cân tàikhoản vốn, Lỗi và thiếu sót, 1990 – 2008 (Tỷ RM) (Nguồn: Thống kê hàng thángcủa ngân hàng Negara)
Trang 27Dự trữ nước ngoài tích lũy được
Thay đổi trong dự trữ
Cán cân tài khoản vãng lai
Cán cân tài khoản vốn
Lỗi và thiếu sót
2 Can thiệp để chống lại sự sụt giảm tỷ giá
Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng một trong những chính sách củaBNM là can thiệp để chống lại sự sụt giảm của tỷ giá Đây là một chính sách hợp
lý đối với trường hợp đặc biệt Can thiệp (bằng cách bán ngoại tệ) là một phươngtiện để chống lại sự sụt giảm tỷ giá Nhưng để tránh sự thay đổi giá cả trong nước,việc can thiệp cần phải được triệt để Triệt để có thể tốn kém và chi phí có thể tăng
Trang 28với việc làm cạn kiệt nguồn dự trữ Sukhdave (2008) chỉ ra ba yếu tố chính trongviệc xác định các hoạt động can thiệp thành công Thứ nhất, sự sẵn có của thôngtin tốt về bản chất của dòng vốn và điều kiện thị trường BNM có một số hệ thốngbáo cáo nội bộ để theo dõi các giao dịch tài khoản vốn, do đó, tạo điều kiện quản lý
tỷ giá hối đoái của nó Thứ hai, các ngân hàng trung ương phải có dự trữ đủ đểđảm bảo can thiệp thành công Thứ ba, một ngân hàng trung ương phải có đủ dụng
cụ để quản lý các tác động của hoạt động can thiệp của mình vào các điều kiệnthanh khoản trong nước
Dữ liệu về các biện pháp can thiệp thị trường không công bố công khai Tuynhiên, theo hướng can thiệp có thể được suy ra từ sự thay đổi trong dự trữ ngoạihối chính thức Hình 5 cho thấy một lượng dự trữ ngoại tệ với quy mô lớn chưatừng có đã được sử dụng từ tháng Bảy năm 2008 đến tháng hai năm 2009 và hệquả là luồng vốn chảy ra tăng trong thời gian này
Thay đổi dự trữ của Malaysia
3 Cho phép thay đổi tỷ giá để giảm giá trị đồng nội tệ.
Chính sách được ưu tiên khi một quốc gia đương đầu với sự 1 sự dịch chuyểnnguồn vốn lớn là chấp nhận thay đổi tỉ giá để giảm giá đồng nội tệ Về nguyên tắc
cơ bản, việc duy trì TGHD linh hoạt sẽ là một điều chỉnh lớn cho thương mại toàn
Trang 29cầu và dòng chảy tài chính Giảm giá đồng nội tệ thích hợp với những nước cónhiều năm thâm hụt tài khoản vãng lai và tổng dòng vốn tài chính Điều này giúpgiảm thâm hụt cán cân thanh toán trong tương lai Hơn nữa, 1 quốc gia có thể tíchluỹ dự trữ khi cho phép tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo thị trường Số liệubảng 6 thể hiện rõ tỷ giá thực hiệu lực ( REER) của đồng Ringgit sau 1/2008.REER thường được xem như một thước đo hữu hiệu cho khả năng cạnh tranhtrong thương mại của một quốc gia đối với thế giới chứ không phải đối với mộtquốc gia đơn lẻ, bởi vì nó đo lường khả năng cạnh tranh của một quốc gia trongmột thế giới đa quốc gia Số liệu bảng 6 cũng cho thấy xu hướng đi xuống củaREER từ 9/2008 theo sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu vì sựsụp đổ của Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 ở Mỹ
Không giống như trong cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu á, sự tụt giảm giá trịcủa đồng RINGGIT (đồng tiền của nước Malaysia) không liên quan tới sức mạnhnền kinh tế, mà do sự sụt giảm nhu cầu trong xuất khẩu và dòng chảy nguồn vốn ranước ngoài Sự sụt giá trị đồng RINGGIT có thể cải thiện các hoạt động xuất khẩucủa quốc gia, do đó hạn chế các tác động tiêu cực từ suy thoái toàn cầu
thuế để hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài
Nếu cán cân thanh toán xấu đi, một trong những phản ứng trong chính sách làtạm thời hạn chế các luồng vốn đầu tư ra nước ngoài Kiểm soát vốn cũng là một
Trang 30lựa chọn nhưng chưa phải là chính sách lựa chọn cuối cùng Malaysia đã đánh thuếnhư là 1 cách để ngăn chặn dòng chảy của vốn trong cuộc khủng hoảng tiền tệchâu Á Mặc dù hiệu quả của việc kiểm soát như vậy vẫn còn gây tranh luận đếnngày hôm nay, cách kiểm soát như vậy sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sáchMalaysia có thời gian cho đất nước phục hồi từ cuộc khủng hoảng Tuy nhiên, cómột lần chi phí liên quan cho một lần kiểm soát vốn được tiết lộ Một lần nữachính sách của quốc gia được đưa ra để quản lý dòng vốn, đặc biệt là dòng vốnchảy ra nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng những điều này này có thể lặp lại 1lần nữa trong tương lai, điều đó có thể ngăn cản sự tiếp tục nảy sinh của dòng vốnchạy vào trong nước.
VI Kết luận
Malaysia phục hồi từ cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và đã có những tiếntriển khá tốt kể từ 1999.Với việc dần dần kiểm soát vốn 1998 và cho phép mở tàikhoản vốn tại một tỉ giá hối đoái cố định, nước này thấy rằng nó đã bị khuất phụcbởi “bộ ba bất khả thi”, tức là trả lại quyền tự trị tiền tệ để đổi lấy việc ổn định tỷgiá và du nhập của dòng vốn Chỉ duy nhất vào tháng 7.2005 đó là lúc Malaysia đitheo “bộ ba bất khả thi” bằng cách áp dụng quản lý thả nỗi tỷ giá và không quốc tếhoá đồng Ringgit Điều này cho phép hoạch định các chính sách để ổn định cáncân tỷ giá hối đoái với độc lập tiền tệ đối với các tài khoản vốn
Nhưng để quản lý tất cả 3 sự lựa chọn, yêu cầu phải can thiệp trên thị trường
và can thiệp có giá của nó Với hội nhập tài chính tăng lên, “bộ ba bất khả thi”buộc các nước châu á chấp nhận một sự ổn định tỷ giá ít hơn hoặc ít hơn trong việcđộc lập tiền tệ Điều này càng trở nên rõ ràng đối với trường hợp Malaysia Trongthực tế sự BNM sẵn sàng cho phép một mức độ nhất định điều chỉnh tỷ giá khi đốimặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu điều này cho thấy Malaysia không thể thoátkhỏi lý thuyết “bộ ba bất khả thi” Có lẽ sự lựa chọn tốt nhất để thực hành trongtương lai là tự do hóa dòng vốn, duy trì ổn định giá cả và để cho tỷ giá thả nổi
Trang 31Phần C: Việt Nam và bộ ba bất khả thi sau khi gia nhập WTO
I Việt Nam và bộ ba bất khả thi những năm 2007-2010
“thắt chặt” chính sách tiền tệ và nó có những điểm nội bật sau:
Năm 2007 đã đánh dấu thời điểm lạm phát “phi mã” sau nhiều năm tốc độ lạmphát ở mức “vừa phải” Nguyên nhân của lạm phát có thể do cầu kéo (do tổng cầucủa nền kinh tế gia tăng), chi phí đẩy (do các yếu tố chi phí đầu vào tăng), thiếu hụtcung (khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng), cung tiềntăng quá mức (việc tăng tổng phương tiện thanh toán - M2) và yếu tố tâm lý (lạmphát kỳ vọng) Phân tích lạm phát ở nước ta các năm gần đây, có đủ các nguyênnhân, vừa là lạm phát chi phí đẩy – do chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vận tải,kho bãi, năng lượng, tiền lương ) tăng, đẩy giá bán ở đầu ra lên cao; vừa là lạmphát cầu kéo – do nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ tăngcao, kéo theo tăng giá bán của các loại hàng hoá, dịch vụ; vừa là lạm phát kỳ vọng– phát sinh từ các yếu tố tâm lý và đầu cơ Ngoài việc giá các yếu chi phí đầu vàotrên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục (dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng,giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo hơn 1.000 USD/tấn, phân bón, vải sợi đềutăng cao) còn do yếu tố nội sinh của nền kinh tế nước ta Đó là mức tăng trưởng tíndụng cũng bị đẩy lên mức cao, giá điện sinh hoạt và sản xuất tăng, chính phủ tiếnhành cải cách tiền lương làm thu nhập dân cư tăng và chi phí của doanh nghiệptăng cao đã càng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát Trong điều hành CSTT,việc sử dụng công cụ thị trường mở và tỷ giá hối đoái đôi khi có những sai lầmkhông đáng có, làm cho mức độ lạm phát lại có xu hướng tăng
Trang 32Để khuyến khích xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm NHNN đã quyết định muavào hơn 7 tỷ USD, tương đương với việc “bơm” thêm hơn 112.000 tỷ VND vàonền kinh tế làm cho lạm phát càng thêm trầm trọng Biện pháp mua vào 7 tỷ USD
có mặt tích cực đó là gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia (còn đang ở mức rất thấp
so với các nước trong khu vực), đồng thời nâng giá trị đồng USD nhằm khuyếnkhích nền kinh tế xuất khẩu qua đó tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước,điều chỉnh giảm bội chi cán cân thương mại Mặc dù sau đó, NHNN đã thực hiệnnghiệp vụ thị trường mở (Open Market) để “hút"”tiền trở lại nhưng chỉ thu hồiđược hơn 82.000 tỷ Tuy nhiên, việc làm này vẫn làm gia tăng áp lực lớn về lạmphát vì với một khối lượng tiền quá lớn đã được NHNN cung vào nền kinh tế Thời
kỳ này, NHNN đã áp dụng hàng loại các biện pháp quyết liệt cùng Chính phủ sửdụng CSTK nhằm kiềm chế lạm phát Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đãthể hiện quyết tâm của Chính phủ trong chống lạm phát bằng câu nói nổi tiếng “hysinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát” NHNN đã sử dụng đồng bộ các công cụcủa CSTT như:
Công cụ dự trữ bắt buộc vào giữa năm 2007 được tăng lên - dự trữ bắt buộc(DTBB) lúc này:
Giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán ở mức khôngquá 20% vốn điều lệ hoặc không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, bắt buộc các
Trang 33TCTD mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất chỉ có7,58%/năm và không được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN, thực hiện cácphiên giao dịch thị trường mở (OM-Open market) để “hút” tiền về Năm 2007, vốnkhả dụng của các TCTD có tình trạng dư thừa nên NHNN đã tổ chức các phiên đấuthầu bán là chủ yếu và khối lượng tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM ở mứcthấp.
Giữ không đổi lãi suất đối với lượng tiền trong DTBB: đối với VND là1,2%/năm trong năm 2007
Đồng thời Chính phủ cũng thực hiện CSTK “thắt lưng buộc bụng” nhằm hạnchế lượng tiền trong lưu thông như tạm hoãn, giãn tiến độ các dự án đầu tư xâydựng cơ bản kém hiệu quả (tiết kiệm hơn 40.000 tỷ VND) Dồn vốn cho các dự ánđầu tư mang lại hiệu quả tức thời cho nền kinh tế như các dự án nhà máy lọc dầu,nhà máy điện, xi măng Chính phủ còn giao các đơn vị hành chính sự nghiệp vàdoanh nghiệp nhà nước phải tiết kiệm chi thường xuyên 10%, tăng cường chốngthất thu thuế và nuôi dưỡng nguồn thu, cơ cấu lại các khoản nợ và rà soát lại cáckhoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt độngđầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc sở hữa nhà nước
Chính sách tiền tệ thắt chặt với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ramột lực hút mạnh thu hút tiền từ lưu thông đồng thời làm giảm mạnh cấp tín dụng
từ các NHTM ra thị trường Và kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từđỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mứcthấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm
Tỷ giá hối đoái:
Vào đầu năm 1999, NHNN đã chuyển sang hệ thống tỷ giá cố định theokiểu con rắn trườn, là môt loại tỷ giá được IMF phân vào nhóm cơ chế thả nổi
có quản lý (cụ thể hơn là: thả nỏi có quản lý không có tín hiệu thông báo trước vềbiến động của tỷ giá) Tuy nhiên vào ngày 1/1/2005, IMF đã tái phân loại cơ chế tỷgiá của VN vào loại cơ chế tỷ giá cố định truyền thống (IMF 2006)
Theo Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 cũng khẳng định “Cơchế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân
Trang 34hàng Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệthương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ môtrong từng thời kỳ”
Nguồn: http://fxtop.com
Những ngày đầu năm 2007, NHNN đã tăng cường mua vào USD để gia tăngquỹ dự trữ ngoại hối dẫn đến việc tăng tỉ giá vào tháng đầu tiên Tuy nhiên mặttrái của việc làm này là chỉ số lạm phát có dấu hiệu gia tăng do cung tiền tăng lớn
do đó ngày đầu tháng 2 đã có những hiện tượng sụt giảm của đồng USD kéo dàiđến đầu tháng 3 Lúc này, NHNN buộc phải sử dụng chính sách can thiệptrung hòa