ĐỘ NGUY HIỂM, NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XE CẤP CỨU
4.1.1 Kiến thức của học sinh về ATGT và tầm quan trọng của sơ cấp cứu do tai nạn.
- Qua Bảng 3.1 và 3.2, chúng tôi thấy số học sinh có hiểu biết về tình hình TNGT hiện nay rất cao (98,1%). Các thông tin này được tìm hiểu qua tivi, Internet, sách báo. Chứng tỏ ngoài việc học kiến thức phổ thông ở trường, học sinh còn được biết nhiều đến tình hình TNGT thông qua các phương tiện thông tin truyền thông. Học sinh khối lớp 12 hiểu biết về tình hình TNGT chiếm tỷ lệ cao hơn khối lớp 9. Ở bảng 3.2 cho thấy cùng một khối lớp nhưng trường THPT Hai Bà Trưng có tỷ lệ hiểu biết TNGT cao hơn trường THPT Gia Hội là một trường nằm ở vùng ven thành phố Huế.
- Qua bảng 3.3 và 3.4, chúng tôi thấy đa số ý kiến của học sinh có hiểu biết nhận thức tốt về nguy hiểm do TNGT chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (99,1%). Học sinh của hai khối lớp 12, và khối lớp 9 của của 4 trường đều cho rằng khi bị TNGT sẽ ảnh hưởng đến tính mạng chiếm tỷ lệ rất cao. Thấp nhất là trường THPT Gia Hội 97,5% và tỷ lệ cao nhất là trường THPT Hai Bà Trưng 100%, đây là nhận thức đúng của các em học sinh. Vì khi bị TNGT trên thực tế dễ dẫn đến chấn thương sọ não, gãy xương, thậm chí là tử vong[ 23].
- Ở bảng 3.5 cho thấy nhận thức của học sinh nên học thêm luật giao thông trong nhà trường chiếm tỷ lệ cao (95,31%). Đây là nhận thức đúng, cần thiết trước tình hình TNGT nghiêm trọng hiện nay. Thực tế cho thấy còn có những bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an
toàn giao thông cho giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Trong nhà trường hiện chưa có một chương trình giáo dục về an toàn giao thông có tính hệ thống, đồng bộ, liên tục trong cả 3 cấp học. Vì vậy, theo chúng tôi đưa luật ATGT vào giảng dạy trong nhà trường là cần thiết [31].
- Ở bảng 3.6, ý kiến của học sinh về người hướng dẫn luật giao thông tốt nhất trong trường học. Ở trường THPT Hai Bà Trưng học sinh cho rằng công an là người hướng dẫn luật giao thông tốt nhất trong trường học chiếm tỷ lệ cao nhất 50%. Trong khi đó trường THPT Gia Hội, trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm, trường THCS Nguyễn Chí Diễu lại cho rằng thầy cô giáo mới là người hướng dẫn luật giao thông tốt nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,3%; 68,8% và 57, 5%. Điều này cho thấy có sự khác nhau về nhận thức của học sinh ở các trường. Trên thực tế công an mới là người hướng dẫn luật giao thông tốt hơn cả vì là môi trường chuyên môn nghiệp vụ của họ. Chứng tỏ nhận thức về người hướng dẫn luật giao thông ở trường THPT Hai Bà Trưng tốt hơn các trường khác.
- Qua bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ học sinh chỉ thỉnh thoảng ôn lại kiến thức ATGT chiếm 68,8%, thường xuyên 17,2% và không ôn lại kiến thức 14,1%. Qua bảng cho thấy tỷ lệ học sinh thường xuyên ôn lại kiến thức ATGT đã học chiếm rất thấp. Có lẽ khối lượng kiến thức phổ thông chính khóa trong nhà trường nhiều, hơn nữa ngoài thời gian học ở trường các em còn đi học thêm các môn tự nhiên, anh văn, vi tính, nên không có thời gian ôn lại kiến thức ATGT đã học. Hoặc có thể các em xem nhẹ hơn các môn học khác. Từ đó ít xem lại kiến thức an toàn giao thông đã được học.
- Qua bảng 3.8, chúng tôi thấy ý kiến của học sinh nên học kiến thức sơ cấp cứu do tai nạn giao thông là rất tốt, chiếm tỷ lệ 77,8%. Hiện nay ở các trường THPT và THCS chưa có một chương trình giảng dạy về kiến thức sơ cấp cứu do tai nạn cho các em học sinh. Theo chúng tôi nên đưa chương trình giảng dạy về kiến thức sơ cấp cứu do tai nạn cho các em học sinh trong nhà
trường, điều này là rất cần thiết, bởi vì khi xảy ra tai nạn các em học sinh sẽ lúng túng không biết mình phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân.
- Qua bảng 3.9 về người dạy kiến thức sơ cấp cứu tốt nhất trong nhà trường, học sinh của 4 trường đều cho rằng là thầy cô giáo. Trường THPT Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ 80%, trường THPT Gia Hội chiếm tỷ lệ 57,5%, trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm chiếm tỷ lệ 53,8% và trường THCS Nguyễn Chí Diễu chiếm tỷ lệ 32,5%. Qua ý kiến của học sinh 4 trường chúng tôi cho rằng sự hiểu biết chưa đầy đủ của các em về người dạy kiến thức sơ cấp cứu tốt nhất trong trường học. Nhân viên y tế mới là người có trang bị đầy đủ kiến thức sơ cấp cứu nên sẽ hướng dẫn truyền đạt tốt hơn thầy cô giáo.
- Ở bảng 3.10, chúng tôi thấy đa số học sinh ở các trường cho rằng nên được thực hành sơ cấp cứu do tai nạn trong nhà trường. Trong đó trường THPT Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ cao nhất 92,5%, trường THPT Gia Hội chiếm tỷ lệ 56,3% và thấp nhất là trường THCS Nguyễn Chí Diễu chiếm tỷ lệ 40%. Đây là nhận thức đúng của các em học sinh, tuy nhiên có sự chênh lệch tỷ lệ nhận thức của học sinh giữa các trường. Cùng khối lớp nhưng trường THPT Hai Bà Trưng có số học sinh nhận thức tốt chiếm tỷ lệ cao hơn trường THPT Gia Hội. Học sinh khối 12 nhận thức tốt hơn khối lớp 9.
4.1.2. Kiến thức của học sinh về ý nghĩa của sơ cấp cứu do tai nạn, phƣơng tiện gây tai nạn thƣờng gặp:
- Qua bảng 3.11 và bảng 3.12, đa số học sinh ở 4 trường đều cho rằng sơ cấp cứu do tai nạn rất quan trọng. Trường THPT Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ 71,3%, trường THPT Gia Hội chiếm chiếm tỷ lệ 73,8%, trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm chiếm chiếm tỷ lệ 73,8% và trường THCS Nguyễn Chí Diễu chiếm tỷ lệ 81,3%. Đây là nhận thức rất tốt của học sinh các trường, tỷ lệ giữa các trường gần tương đương nhau. Vì việc sơ cấp cứu ban đầu là rất quan trọng để làm giảm biến chứng và tử vong. Ở bảng 3.12 về ý nghĩa của sơ cấp cứu do
tai nạn, đa số học sinh ở 4 trường cho rằng sơ cấp cứu kịp thời do tai nạn sẽ giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến chứng. Đây là nhận thức đúng của các em học sinh. Vì trên thực tế khi tai nạn xảy ra nếu chúng ta sơ cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ giảm thiểu được các biến chứng, thậm chí tử vong. Tỷ lệ học sinh nhận thức tốt về ý nghĩa của sơ cấp cứu giữa các trường gần tương đương nhau. Trường THPT Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ 72,5%, trường THPT Gia Hội chiếm tỷ lệ 72,5%, trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm chiếm chiếm tỷ lệ 75% và trường THCS Nguyễn Chí Diễu chiếm tỷ lệ 76,3%. Tuy nhiên trên thực tế, tác giả Đồng Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Triệu (2008), ngay khi xảy ra TNGT, tỷ lệ nạn nhân được sơ cứu ngay tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn rất thấp 16,4% [8].
- Ở bảng 3.13 và 3.14 chúng tôi thấy đa số ý kiến của học sinh 4 trường cho rằng loại phương tiện gây tai nạn cho nạn nhân chủ yếu là ô tô, xe máy. Tỷ lệ ý kiến của học sinh ở các trường gần tương đương nhau: Trường THPT Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ 96,3%, trường THPT Gia Hội chiếm tỷ lệ 91,3%, trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm chiếm tỷ lệ 92,5% và trường THCS Nguyễn Chí Diễu chiếm tỷ lệ 92,5%. Trước lúc bị tai nạn, nạn nhân thường dùng phương tiện xe máy chiếm tỷ lệ 74,1%. Cho thấy nhận thức của học sinh ở các trường về phương tiện gây tai nạn thường gặp là phù hợp so với thực tế.
- Nguyễn Bá Hy (2002 – 2004) thì loại phương tiện gây TNGT do mô tô chiếm 88,7% [13]
- Theo Nguyễn Tấn Phó (2005 – 2007) thì tỷ lệ này là 91,4% [15]. Qua đó cho thấy loại phương tiện gây tai nạn thường gặp là mô tô, xe máy. Bởi vì, hiện nay đây là phương tiện chủ yếu, phổ biến, số lượng tăng nhanh. Hơn nữa khi sử dụng loại phương tiện này, người điều khiển không cần thao tác phức tạp. Do đó, ai cũng lái được kể cả học sinh, thanh niên, người cao tuổi nên nguy cơ gây tai nạn cao.