TOÀN
4.3.1. Kiến thức của học sinh về hạn chế tai nạn giao thông và hạn chế tai nạn lao động.
- Qua bảng 3.26 chúng tôi thấy đa số học sinh ở 4 trường chọn nhiều giải pháp để hạn chế tai nạn giao thông, như không dùng rượu bia khi tham gia giao thông, đi đúng luật, sửa sang đường xá hoàn chỉnh, đưa luật giao thông vào giáo dục trong nhà trường. Trong đó số học sinh cho rằng đi đúng luật để giảm thiểu tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất. Trường THPT Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ 85% và thấp nhất là trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm chiếm tỷ lệ
50%. Trên thực tế tai nạn giao thông do người lớn gây ra, yếu tố liên quan đến rượu bia vẫn chiếm hàng đầu [15]. Trong khi đó tai nạn giao thông do học sinh gây ra thường là do đi sai luật như: qua đường không đúng nội quy, đi sai phần đường, đi ngược chiều, đi xe dàn hàng ngang [28].
- Qua bảng 3.27 chúng tôi thấy kiến thức của học sinh để hạn chế tai nạn lao động rất đa dạng. Các yếu tố an toàn trong lao động, cần có bảo hộ tốt, phải học luật An toàn lao động, ý kiến của học sinh trường THPT Hai Bà Trưng chiếm tỷ lệ cao nhất 76,3%. Trường THPT Gia Hội chiếm tỷ lệ 46,3%, trường THCS Nguyễn Bĩnh Khiêm chiếm tỷ lệ 37,5% và trường THCS Nguyễn Chí Diễu chiếm tỷ lệ 43,8%. Qua bảng cho thấy học sinh ở trường THPT Hai Bà Trưng luôn chiếm tỷ lệ kiến thức hiểu biết cao nhất. Ở các bảng trước cũng vậy nhận thức của học sinh ở trường THPT Hai Bà Trưng tỏ ra vượt trội hơn so với trường THPT Gia Hội. Chứng tỏ có sự khác nhau về kiến thức của học sinh giữa một trường ở vùng trung tâm thành phố, và trường ở vùng ven thành phố.
4.3.2 Kiến thức của học sinh về mua bảo hiểm tai nạn.
- Ở bảng 3.28 chúng tôi thấy đa số học sinh ở 4 trường đều cho rằng nên mua bảo hiểm tai nạn. Tỷ lệ nhận thức của học sinh ở 4 trường gần bằng nhau, cao nhất là trường Hai Bà Trương chiếm tỷ lệ 100%, thấp nhất là trường Nguyễn Bĩnh Khiêm chiếm tỷ lệ 95%. Qua đó cho thấy nhận thức của các học sinh về việc cần thiết mua bảo hiểm tai nạn là rất tốt. Vì khi xảy ra tai nạn có thể ảnh hưởng đến tính mạng, ảnh hưởng đến phương tiện tài sản. Khi có bảo hiểm tai nạn sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho gia đình và xã hội.
4.3.3. Kiến thức của học sinh về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Ở bảng 3.29 chúng tôi thấy 100% học sinh cho rằng nên đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông. Đây là nhận thức tốt của các em học sinh. Vì khi tai nạn xảy ra, vùng đầu là bộ phận dễ bị chấn thương, thường gây tổn thương nặng nề, có thể để lại di chứng sau này. Trên thực tế hiện nay, khi tham gia giao thông, chúng ta còn thấy có những trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy, nhất là ở đối tượng thanh thiếu niên.
KẾT LUẬN
Tình hình tai nạn giao thông hiện nay ngày một gia tăng và là vấn đề thời sự nóng bỏng, nó gây hậu quả nặng nề cho xã hội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nhân dân.
Qua điều tra thăm dò kiến thức về an toàn giao thông, kiến thức về sơ cấp cứu của học sinh do tai nạn ở 4 trường của thành phố Huế, chúng tôi có một số kết luận sau:
1.Đánh giá kiến thức chung của học sinh về an toàn giao thông.
- Tỷ lệ học sinh có biết về tình hình tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 98,1%, thông qua các phương tiện truyền thông chủ yếu là tivi và Internet.
- Học sinh cho rằng tai nạn giao thông là nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng chiếm tỷ lệ từ 97,5% đến 100%.
- Đa số học sinh có ý kiến nên học thêm luật giao thông trong nhà trường chiếm tỷ lệ 95,3%.
- Đa số học sinh có ý kiến nên học kiến thức sơ cấp cứu do tai nạn chiếm tỷ lệ 77,8%.
- Đa số học sinh cho rằng nên được thực hành sơ cấp cứu do tai nạn, chiếm tỷ lệ từ 40% đến 92,5%.
- Ý kiến của học sinh về phương tiện gây tai nạn cho nạn nhân, chủ yếu là xe máy chiếm tỷ lệ 91,3% đến 96,3%.
2. Kiến thức sơ cấp cứu của học sinh do tai nạn.
- Khi có vết thương chảy máu lộ xương, cố định băng bó cầm máu chiếm tỷ lệ từ 66,3% đến 82,7 %.
- Khi xảy ra tai nạn nghi gãy xương ở chi trên, học sinh dùng nẹp tre, gỗ để bất động chiếm tỷ lệ 65% đến 82,5%.
-Khi có vết thương ở tay, học sinh xé áo quần băng lại rồi treo tay lên cổ chiếm tỷ lệ từ 30% đến 57,5%.
- Khi xảy ra tai nạn nghi gãy xương ở chi dưới, học sinh dùng nẹp buộc chân gãy, chiếm tỷ lệ 90% đến 97,5%.
3. Kiến thức của học sinh về thời gian sơ cấp cứu tốt nhất, loại phương tiện tốt nhất chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
- Tức khắc là thời gian tốt nhất từ lúc tai nạn đến lúc được sơ cấp cứu chiếm tỷ lệ từ 75% đến 93,8%.
- Xe cứu thương là loại phương tiện chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế tốt nhất chiếm tỷ lệ từ 91,2% đến 96,3%.
- Đa số học sinh đều biết số xe cấp cứu cần gọi là 115, chiếm tỷ lệ từ 96,3% đến 100%
- Vẫn còn một số học sinh trung học phổ thông đi xe máy đến trường , chiếm tỷ lệ từ 8,8% đến 13,7%.
KIẾN NGHỊ
Chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Nên đưa luật an toàn giao thông đường bộ vào giảng dạy cho học sinh trong nhà trường.
Nên đưa chương trình giảng dạy kiến thức về sơ cấp cứu do tai nạn cho học sinh.
Phạt nặng những trường hợp vi phạm luật giao thông, để một phần hạn chế tai nạn giao thông.
Trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông như đi xe máy đến trường, ngành chức năng xử lý và nên gửi thông báo đến nhà trường, nơi học sinh đang học để có biện pháp kỷ luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ y tế (2004), “Về phòng chống tai nạn thương tích do tai nạn giao thông đường bộ”. Báo cáo toàn cầu.
2. Ban an toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), “An toàn giao thông, trật tự đô thị ở Huế còn nhiều âu lo”.
3. Ban an toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), “Tình hình tai nạn giao thông ở Thừa Thiên Huế, 3 tiêu chí đều tăng”.
4. Bách khoa toàn thư, tai nạn giao thông, lấy từ http! www. Wikimadia. Org. thể loại giao thông.
5. Cấp cứu ban đầu chấn thương, nhà xuất bản y học Hà Nội (2008), trang 270.
6. Chỉ thị số 22 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về an toàn giao thông, ngày 21/01/2005.
7. Dương Ngọc Hùng (2007), "Nghiên cứu tình hình bệnh nhân tai nạn giao thông vào cấp cứu, điều trị tại bệnh viện Tuy Phước, tỉnh Bình Định trong 3 năm 2004 - 2006", Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Đồng Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Triệu (2009), Thực trạng sơ cấp cứu tai nạn giao thông ngoài Bệnh viện khu vực Hà Nội năm 2007 - 2008, tạp chí Y học thực hành, trang 3
9. Hướng Dương (2010), “Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, một việc làm cấp bách”, www.lamchame.com.
10.Nguyễn Văn Thái, Lư Thới (1992). Nhận xét về tai nạn giao thông vào điều trị tại bệnh viên Trung ương Huế, tập san nghiên cứu về thông tin y học số 2, trường Đại học Y dược Huế, trang 79-82
11.Nguyễn Văn Xáng (2003), Nghiên cứu công tác cấp cứu và điều trị tai nạn giao thông tại tỉnh Khánh Hòa trong 2 năm 2001-2002, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
12.Nguyễn Kim Kế (2004), Thực trạng và một số tổn hại về phương diện kinh tế, xã hội và gia đình do tai nạn thương tích gây ra ở học sinh phổ thông tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ 2000 - 2004, tạp chí y học thực hành 2007.
13.Nguyễn Bá Hy (2003), Nhận xét tình hình tai nạn giao thông vào điều trị tại trung tâm y tế huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng 5 năm (1998-2002), Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp I, trường Đại học Y dược Huế. 14.Nguyễn Đức Chính, Cao Độc Lập, Lưu Danh Huy, Nguyễn Kim Nhung (2006), Tình hình tai nạn thương tích trẻ em qua giám sát tai nạn thương tích tại bệnh viện Việt Đức năm 2006, Y học thực hành số 568/2007
15.Nguyễn Tấn Phó (2008), Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông được cấp cứu tại Bệnh viên Đà Nẵng, 06 bệnh viện quận huyện ở Thành phố Đà Nẵng trong 3 năm 2005-2007, Luận án chuyên khoa II, trường Đại học Y Dược Huế.
16.Ngoại bệnh lý tập 2, nhà xuất bản y học Hà Nội (2008), trang 290
17.Quỳnh Mai (2011), “Mỗi năm có hơn 1.900 trẻ em chết vì tai nạn giao thông”, Hội thảo phòng chống tai nạn thương tích quốc gia 2011”.
18.Tai nạn giao thông - thảm họa thứ ba, theo báo nhân dân trang web: http://www.cpv.org.vn/ ngày 11-02-2007
19.Tai nạn giao thông ở Cuba thấp nhất thế giới (2007), trang web:
http://www.cpv.org.vn/ ngày 11-02-2007
20.Thủ tướng chính phủ (1997), Quyết định 917/1997/QĐ -TTg ngày 29/10/1997 về việc thành lập Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
21.Trần Trung Thuận (2008), Đánh giá tình hình cấp cứu tai nạn giao thông tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai và một số yếu tố liên quan trong 2 năm 2006-2007, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Huế.
22.Thống kê sức khỏe thế giới (2008), Geneva, tổ chức y tế thế giới 2008 (http://www.who/2008)
23.Trịnh Xuân Đàn (2007), Đánh giá tác hại do tai nạn thương tích gây ra ở trẻ em điều trị tại bênh viện đa khoa Thái Nguyên, tạp chí y học thực hành 2007, trang 571.
24.Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2006), Báo cáo thống kê tình hình tai nạn giao thông qua các năm.
25.Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (2010), Báo cáo thống kê tình hình tai nạn giao thông 2010.
26.Võ Thanh Tân (2002), Nhận xét tình hình tai nạn giao thông vào điều trị tại trung tâm y tế huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi 1996-2000, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Huế.
27.Vũ Anh Minh (2010) “Suy nghĩ và hành động để giảm thiểu tai nạn giao thông”:, B.log...gume.vn.
28.Trà My (2010), “Báo động tai nạn giao thông đối với trẻ em”, Báo giáo dục và thời đại 18 - 01 - 2010, www.GDTĐ.vn.
29.Lê Văn Thanh (2003), Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông đường bộ và công tác điều trị nạn nhân nhập viện tại Bệnh viện tỉnh Quảng Trị trong 5 năm 1998- 2002, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học y Dược Huế. 30.La Đức Thiện (2003), Nghiên cứu tình hình bệnh nhân bị chấn thương
do TNGT vào điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế từ năm 2000 - 2002, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Dược Huế.
31.Lưu Hoài Chuẩn (2009), Vấn đề phòng chống tai nạn thương tích xây dựng cộng đồng an toàn, tạp chí chính sách và xã hội học y tế 2009.