Diễn biến thị trường tiền tệ 2 tháng đầu năm 201

Một phần của tài liệu việt nam và bộ ba bất khả thi sau khi gia nhập wto (Trang 61 - 68)

III. Mục tiêu và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chống lạm phát trong năm

1. Diễn biến thị trường tiền tệ 2 tháng đầu năm 201

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đưa ra vào đầu năm 2011 là 23%, chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở bám sát mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2011 do Chính phủ đề ra (kiềm chế lạm phát dưới 7%.). Do Tết Âm lịch rơi vào 2 tháng đầu năm nên nhu cầu cần tiền mặt để chi tiêu tăng cao, bên cạnh đó do chỉ số CPI tháng 1/2011 tăng mạnh – Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ chính những điều này đã làm cho lãi suất 2

tháng đầu năm tăng cao, có thời điểm lãi suất tiêu dùng vào những ngày cận Tết giao động từ 23% - 25%/ năm.

Sau khi điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ tới 9,3% thì áp lực tăng giá trong nền kinh tế diễn ra khá lớn. Đồng thời lãi suất cho vay trên thị trường cũng không ngừng biến động mạnh. Vào ngày 19/2/2011, lãi suất cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Techcombank tăng lên18%, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 2 tháng lên đến mức 14% (trên thực tế là có ngân hàng vẫn âm thầm huy động lên đến 16%-17%/năm đối với số tiền lớn theo thoả thuận). Lãi suất USD kỳ hạn 3 tháng cũng tăng lên mạnh, theo một số NHTM, lãi suất bình quân USD trong tuần bắt đầu từ ngày 21/02/2011 lại có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn với mức tăng phổ biến từ 0,01% đến 0,31%; riêng kỳ hạn 3 tháng lãi suất tăng 0,98% từ 1,62% lên mức 2,61%. Đến ngày 22/2/2011, NHNN tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm siết chặt cung tiền, lãi suất kỳ hạn 7 ngày trên OMO lên 12%/năm. Với mục tiêu ưu tiên kìm chế lạm phát, Thống đốc NHNN đã đề nghị hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 xuống dưới mức 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%, với mục tiêu trên thì rất nhiều khả năng lãi suất trong thời gian tới khó có khả năng sụt giảm.

b. Điều chỉ n h tỷ giá USD/ V N D và n h ững tác đ ộ ng

Không giống như những năm trước đây, khi Tết đến các doanh nghiệp thường có nhu cầu rất lớn về lượng ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá sản xuất và tiêu thụ vào dịp Tết, nên áp lực tăng tỷ giá vào dịp cuối năm là rất lớn. Tuy nhiên, những ngày cận tết vừa qua tỷ giá có phần ổn định, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng với mức 18,932 đồng/USD, trong khi đó, trên thị trường tự do giao động quanh ngưỡng 21,000đ/USD.

Tuy nhiên, do thâm hụt thương mại lớn, dự trữ ngoại hối thấp đồng thời làm giảm chênh lệch giữa tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và trong NHTM, ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước chính thức tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,932 lên 20,693 đồng/ USD, tương đương tăng 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ (+/-) 3% xuống còn (+/-) 1%. Với động thái này, NHNN muốn xoá bỏ tâm lý kỳ vọng VND tiếp tục giảm giá

trong thời gian tới dẫn đến việc thu gom tích trữ USD và việc tăng tỷ giá USD/VND cũng hướng tới việc hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.

Ngoài ra, do sự phục hồi rõ nét của nền kinh tế Hoa Kỳ và mức dự báo tăng trưởng kinh tế nước này được FED đưa ra cho năm 2011 khá cao (từ 3.4%- 3.9%), điều này làm cho đồng USD đã tăng giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới. Nên việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN còn một lý do khác là phù hợp với khả năng giá trị của đồng USD đang tăng lên trên thế giới. Mặc dù Quyết định tăng tỷ giá của NHNN vừa qua không gây bất ngờ cho cả doanh nghiệp và NHTM, nhưng với mức điều chỉnh khá sâu, đã tạo ra nhiều phản ứng không tốt cho thị trường tiền tệ cũng như tâm lý và hành vi đầu tư của nhiều NĐT ở các kênh khác.

2. Mục tiêu và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chống lạm phát trong năm 2011

Năm 2011, theo dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy kinh tế thế giới tăng trưởng với tốc độ chậm hơn năm 2010, bất ổn kinh tế vĩ mô và biến động phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu dự kiến tiếp tục gây khó khăn cho quá trình phục hồi kinh tế thế giới năm 2011. Kinh tế trong nước, bên cạnh bên cạnh những mặt thuận lợi, còn không ít khó khăn thách thức; đa số các tổ chức tài chính quốc tế dự báo GDP Việt Nam năm 2011 tăng 6,8% - 7,2% và lạm phát 7,5 - 8,5% (IMF dự báo GDP tăng 6,82% và lạm phát 8%; ADB dự báo GDP tăng 7% và lạm phát 8,5%), như vậy mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát dưới 7% là thách thức lớn. NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2011 với mục tiêu định hướng là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế. Các công cụ chính sách tiền tệ và các biện pháp điều hành được thực hiện phù hợp với quy định của Luật NHNN, chỉ đạo của Chính phủ và điều kiện thực tế của thị trường tài chính - tiền tệ nước ta. Tổng phương tiện thanh toán tăng 21% - 24%; tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%; lãi suất huy động và cho vay của các TCTD giảm dần phù hợp với tình hình lạm phát và cung - cầu vốn thị trường; tỷ giá phù hợp với cung - cầu ngoại tệ thị trường và cân bằng với điều kiện, mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Các giải pháp được đưa ra:

- Đối với điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng: Từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2010 và các năm gần đây, NHNN rút ra một số kinh nghiệm cho điều hành năm tới:

+ Một là, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng nhằm mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô; sử dụng đồng bộ, hài hòa các công cụ vận hành theo cơ chế thị trường, kết hợp với các quy định quy phạm pháp luật để ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá kiểm soát tín dụng và tổng phương tiện thanh toán gia tăng ở mức hợp lý.

+ Hai là, tạo điều kiện cho các TCTD huy động vốn trong và ngoài nước, đi đôi với chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng để tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Ba là, thông tin ra thị trường một cách công khai, minh bạch, kịp thời và nhất quán về điều hành chính sách tiền tệ, để củng cố lòng tin và sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, dân cư, các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước.

+ Bốn là, tiếp tục cơ cấu lại hệ thống TCTD phù hợp với các chuẩn mực an toàn, hiệu quả của thông lệ quốc tế, với các bước đi thích hợp, đảm bảo kỷ cương trong điều hành.

+ Năm là, phối hợp ngay từ đầu năm kế hoạch các giải pháp cụ thể trong điều hành chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

- Ban hành hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NHNN và Luật TCTD năm 2010.

- Thực hiện ngay từ đầu năm cơ chế điều hành lãi suất mới theo quy định của Luật NHNN năm 2010.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Thị trường tiền tệ và bộ ba bất khả thi”- Bài viết của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam. (theo TBKTSG) Việt báo 24h 14/6/2007

(http://vietbao.vn/Kinh-te/Thi-truong-tien-te-va-bo-ba-bat-kha-thi/55153226/88/)

2. “Điều hành chính sách tiền tệ năm 2010, định hướng giải pháp năm 2011” – TS. Nguyễn Ngọc Bảo

3. Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD trong năm 2008 , 2009 và đầu năm 2010

http://www.scribd.com/doc/37495713/Di%E1%BB%85n-bi%E1%BA%BFn-t%E1%BB%B7- gia-n%C4%83m-2008-2009-2010

4. “Chính sách tiền tệ năm 2009: Những thách thức đặt ra cho năm 2010” – TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (Viện trưởng Viện Phát triển ngân hàng - NHNN)

http://www.baomoi.com/Chinh-sach-tien-te-nam-2009-Nhung-thach-thuc-dat-ra-cho-nam- 2010/126/3700110.epi

5. “Chính sách tiền tệ 2010: Cân bằng lạm phát và tăng trưởng”- Vnexpress 15/1/2010 http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/01/3ba17c38/

6. “Chính sách tiền tệ 2010: Mục tiêu tăng trưởng sẽ chiếm ưu thế?” – Lao động 1/3/2010 http://laodong.com.vn/Home/Chinh-sach-tien-te-2010-Muc-tieu-tang-truong-se-chiem-uu-

the/20103/175686.laodong

7. “Chính sách tài khóa - tiền tệ ổn định kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” – viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – tổng thông tin kinh tế Việt Nam (09/08/2010) http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Chinh-sach-tai-khoa-Chinh-sach-tien-te/Chinh-sach-tai-khoa-

8. “Diễn biễn thị trường tiền tệ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2011” - báo cáo thị trường tiền tệ (01/03/2011) - CTCP chứng khoán quốc tế Việt Nam

9. “Năm 2010: NHNN thực hiện tốt chính sách tiền tệ, tín dụng” (Hà Nam) – eFinance Online (28/12/2010)

http://www.taichinhdientu.vn/Home/Nam-2010-NHNN-thuc-hien-tot-chinh-sach-tien-te-tin- dung/201012/104433.dfis

10. “Điều hành chính sách tỷ giá năm 2008 và phương hướng năm 2009”- TS. NGUYỄN VĂN BÌNH,Phó Thống đốc NHNN VN – Luật tài chính (26/2/2009)

http://luattaichinh.wordpress.com/2009/02/26/di%E1%BB%81u-hanh-chinh-sach-t%E1%BB %B7-gia-nam-2008-va-ph%C6%B0%C6%A1ng-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-nam-2009/ 11. “Thay đổi chính sách tiền tệ: Linh hoạt và thận trọng” (Thu Hà) – Viet nam plus (7/2/2010) http://www.vietnamplus.vn/Home/Thay-doi-chinh-sach-tien-te-Linh-hoat-va-than-

trong/20102/33961.vnplus

12. “Quyết định giảm giá VND và bộ ba bất khả thi” – Saga (26/2/2010) http://saga.vn/Taichinh/19107.saga

13. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM “ giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay” – 2011- chủ nhiệm đề tài TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

14. Tỷ giá VND/USD 2010 - VIBbank TP Hồ Chí Minh. 15. Bài viết của Ngân Hàng BIDV

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Tai-chinh- 360/Ty_gia_USDVND_nhin_lai_va_du_doan_2009/

16. Số liệu tỷ giá bình quân liên ngân hàng http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn

17. Bản tiếng anh:

Managing the Impossible Trinity: The Case of Malaysia Goh, Soo Khoon,CenPRIS, Universiti Sains Malaysia

07. August 2009

Online at http://mpra.ub.uni - muenchen.de/18094/

Một phần của tài liệu việt nam và bộ ba bất khả thi sau khi gia nhập wto (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w