1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐẾN PHONG THUỶ CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC

13 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐẾN PHONG THUỶ CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC Có thể nói, ít có học thuyết nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này. Cũng chính vì tầm ảnh hưởng rộng lớn của học thuyết qua các thời đại mà học viên quyết định tìm hiểu về “Thuyết Âm Dương Ngũ Hành & Ảnh Hưởng Của Học Thuyết Đến Phong Thuỷ Cổ Đại Trung Quốc”.

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài số 2

THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐẾN PHONG THUỶ CỔ ĐẠI

TRUNG QUỐC

HỌC VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2012

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi được Thầy hướng dẫn xong Phần I: Đại cương về lịch sử Triết Học, học viên được lựa chọn đề tài mình yêu thích trong mười ba đề tài Thầy giao để viết một bài tiểu luận, có lẽ Triết học Trung Quốc đã khiến bản thân muốn tìm hiểu sâu hơn, rõ hơn mà đặc biệt là Thuyết Âm Dương Ngũ Hành Có thể nói, ít có học thuyết nào lại thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của tri thức và được vận dụng để lý giải nhiều vấn đề của tự nhiên, xã hội như học thuyết này Cũng chính vì tầm ảnh hưởng rộng lớn của học thuyết qua các thời đại mà học

viên quyết định tìm hiểu về “Thuyết Âm Dương Ngũ Hành & Ảnh Hưởng Của

Học Thuyết Đến Phong Thuỷ Cổ Đại Trung Quốc”.

2 Mục tiêu của đề tài

- Củng cố kiến thức về Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành

- Làm sáng tỏ mối liên hệ giữa Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành & Phong thuỷ cổ đại Trung Quốc

3 Giới hạn nghiên cứu

Tìm hiểu về ảnh hưởng của học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành đến Phong Thuỷ cổ đại Trung Quốc

4 Tài liệu sử dụng thực hiện đề tài

- Phong Thuỷ cổ đại Trung Quốc – lý luận và thực tiễn – tập 1, tập 2, Vu

Hy Hiền – Vu Dũng, NXB tổng hợp Tp HCM, 2009

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Bối cảnh ra đời học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành

1.1.1 Nguồn gốc học thuyết Âm Dương

Thuyết Âm Dương là một dạng quan điểm của người Trung Quốc cổ đại dùng để nhận biết & giải thích các hiện tượng tự nhiên, sau một thời gian dài quan sát tự nhiên, con người đã nhận thấy các hiện tượng trong vũ trụ đều có hai mặt đối lập nên đã nảy sinh ra quan niêm Âm và Dương một cách rất tự nhiên Đến thời đại Tây Chu, quan niệm Âm Dương phát triển thành học thuyết Âm Dương, mà biểu hiện tập trung của nó chính là Chu Dịch

1.1.2 Nguồn gốc học thuyết Ngũ Hành

Theo nghiên cứu của Joseph và Trần Lập Phu, học thuyết Ngũ hành ra đời vào khoảng thế kỷ IV trước Công Nguyên Mẫu chạm khắc này chính là “Ngọc đao tất minh”, Trần Mộng Gia cho rằng mẩu “Ngọc đao tất minh” này là của nước Tề, niên đại của nó vào khoảng cuối thế kỷ IV trước Công Nguyên

* Sang thời Chiến Quốc, Trâu Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau dưới tên gọi Âm dương gia

1.2 Nội dung thuyết Âm dương – Ngũ hành

1.2.1 Nguyên lý cơ bản của học thuyết Âm Dương

Bản thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ sự tác động lẫn nhau của hai lực lượng đối lập nhau là Âm và Dương Chu Đôn Di, học giả phi Nho Gia rất nổi tiếng đời Tống, trong Thái Cực Đồ Thuyết đã viết như sau: “Vô Cực nhi Thái Cực Thái Cực động nhi sinh Dương; động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sinh Âm Tĩnh cực phục động Nhất động nhất tĩnh, hỗ vi kỳ căn Phân

Âm phân Dương, lưỡng nghi lập yên Dương biến Âm hợp, nhi sinh thuỷ hoả mộc kim thổ, ngũ khí thuận bố, tứ thời hành yên Ngũ hành nhất Âm Dương dã,

Âm Dương nhất Thái Cực dã, Thái Cực bản Vô Cực dã Ngũ hành chi sinh dã, các nhất kỳ tính Vô Cực chi chân, nhị ngũ chi tinh, diệu hợp nhi ngưng Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ Nhị khí giao cảm, hoá sinh vạn vật Vạn vật sinh sinh nhi biến hoá vô cùng yên”1

Trang 4

“Vô Cực cũng là Thái Cực Thái Cực động thì sinh ra Dương; động tới cực điểm thì tĩnh; tĩnh thì sinh ra Âm Tĩnh tới cực điểm thì trở lại động Một động một tĩnh, làm căn bản cho nhau Phân ra Âm và Dương, thì lưỡng nghi thành lập Dương biến Âm hợp, thì sinh ra: thuỷ (nước), hoả (lửa), mộc (gỗ), kim (kim loại), thổ (đất) Ngũ khí (năm khí của ngũ hành) thuận hoà phân bố tạo ra sự vận hành của tứ thời (bốn mùa) Ngũ hành hợp nhất là Âm Dương Âm Dương hợp nhất là Thái Cực Thái Cực có gốc là Vô Cực Ngũ hành được sinh ra, mỗi hành có một tính Cái chân của Vô Cực và cái tinh của Âm Dương ngũ hành, diệu hợp thì ngưng tụ Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ Hai khí Âm Dương giao cảm, hoá sinh vạn vật Vạn vật sinh sôi biến hoá vô cùng”.1

Có thể thấy tất cả mọi sự vật của giới tự nhiên đểu tồn tại hai mặt Âm Dương, đồng thời do sự kết hợp biến hoá của Âm Dương mà thúc đẩy mọi sự vật phát triển Chính vì điều này, học thuyết Âm Dương đã trở thành một trong

những quy luật căn bản của giới tự nhiên, Vì vậy trong Tố Vấn - Ứng Tượng Đại

Luận có viết: “Âm Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật chi kỷ cương, biến

hóa chi phụ mẫu, Sinh sát chi bản thủy, Thần minh chi phủ dã” (Âm Dương là đạo của trời đất, là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của biến hoá, là nguồn gốc của sinh diệt, là nơi trú ngụ của thần minh)

1.2.2 Lý luận của Ngũ Hành

Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm Kinh Thư ở

chương Hồng Phạm có viết rằng: Ngũ Hành về mặt tự nhiên được hình thành

bằng tên của năm loại vật chất cụ thể (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) và kèm theo

là tính chất của năm loại vật chất đó Hồng Phạm cũng đề cập đến “ngũ kỷ”,

“ngũ sự”, “ngũ vị” và “ngũ phúc” Có thể thấy Hồng Phạm đã dùng Ngũ Hành để

liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, khẳng định Ngũ Hành là cơ sở của thế giới

Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành:

Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn

Trang 5

nhau cùng phát sinh và phát triển Đó gọi là ngũ hành tương sinh Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc

Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, loại trừ Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc

Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngụ có tương sinh Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa Vi vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết thảy mọi sự vật

Quy luật tương sinh tương khắc là chỉ vào quan hệ của ngũ hành dưới trạng thái bình thường Còn nếu giữa ngữ hành với nhau mà sinh ra thiên thịnh hoặc thiên suy, không thể giữ gìn được thăng bằng, cân đối mà xảy ra trạng thái trái thường thì gọi là "tương thừa", "tương vũ"

1.1 Nguồn gốc phong thuỷ

1.3.1 Định nghĩa phong thuỷ

Phong thuỷ là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, mạch nước, hướng khí đến đời sống hoạ phúc của con người Xét về mặt từ, phong có nghĩa là “gió” là hiện tượng không khí chuyển động, thuỷ có nghĩa là

“nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế

Còn Hong – Key Yoon cho rằng: Phong thủy là hệ thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm kiếm địa điểm lý tưởng cho công trình kiến trúc Đó là một nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục của địa lý cổ đại Trung Quốc, vì vậy không thể căn cứ vào khái niệm của phương Tây mà đơn giản cho đó là dự mê tín hay khoa học Hệ thống lựa chọn địa điểm độc đáo này của Trung Quốc vừa mang yếu tố khoa học, vừa mang sắc thái mê tín.2

Trang 6

1.3.2 Nguồn gốc Phong Thuỷ

Thực ra không thể chắc chắn Phong thuỷ xuất hiện từ khi nào Có lẽ ngay

từ khi con người xuất hiện trên trái đất này thì họ đã có tư duy về phong thuỷ Họ sống không thể tách rời môi trường xung quanh Có những môi trường tốt, thoải mái, an toàn và khiến con người làm việc tốt hơn, thành công hơn; nhưng cũng

có những môi trường bất lợi, nguy hiểm, bất tiện khiến cuộc sống của con người không phát triển thuận lợi Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa, con người đã biết lựa chọn nơi ở thuận tiện cho sinh hoạt nhằm thích ứng với thiên nhiên

Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến định canh, định cư và bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên Phong thủy học

Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu, con người đặc biệt chú trọng nơi cư trú

và chọn đất ở vùng bình nguyên để xây nhà, đây là vùng đất mầu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai họa thời tiết, thiên tai Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả) Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết.3

Trang 7

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH ĐẾN PHONG THUỶ CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC

2.1 Học thuyết Âm dương – Ngũ hành & phong thuỷ

2.1.1 Học thuyết Âm dương & phong thuỷ

Những nhà Phong Thuỷ hiểu biết sâu sắc về thuyết Âm Dương & áp dụng vào Phong Thuỷ học, gọi núi là Dương, nước là Âm Theo quan niệm phong thuỷ thì địa hình phải “tựa Âm ôm Dương” (lưng tựa núi, mặt hướng ra sông), do đó các nhà Phong Thuỷ khi tìm những vùng đất có Phong Thuỷ tốt thì “Âm Dương hoà hợp, gió mưa hội tụ”, và chỉ những nơi này mới có “Âm Dương mạch lạc, mưa gió đúng mùa, nhân dân hạnh phúc, mọi vật đủ đầy, âm nhạc hoà vui”4 thì mới có đầy đủ vật chất, điều kiện môi trường thuận lợi để con người sinh sống, phát triển và an cư lạc nghiệp Lão Tử cũng đưa ra quan niệm chọn lựa môi trường “phụ Âm bão Dương”: Một là lưng phải tựa vào núi cao, mặt hướng về sông nước Hai là xoay lưng về phía Bắc hướng mặt ra phái Nam, đón nhận nguồn ánh sáng mặt trời dồi dào Sau này, quan niệm này đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của Phong Thuỷ

2.1.2 Học thuyết Ngũ hành & phong thuỷ

Nếu vạn vật trên thế gian đều do Âm Dương sinh ra, từ trời đất, mặt trời, mặt trăng, núi sông, bốn mùa trong năm cho đến vua tôi, nam nữ, vợ chồng; thì vạn vật trên thế gian cũng đầu được cấu tạo bởi năm yếu tố (hành): Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ Quy luật Ngũ Hành tương sinh tương khắc đã hình thành nên sự biến hoá của tự nhiên, xã hội Các hành này cùng kết hợp với các màu sắc, mùa màng, phương hướng, tinh tú, các phủ tạng trong người v.v…Phong thủy dùng chu kỳ của các màu sắc để điều chỉnh khí

Người Trung Quốc cổ đại xem vùng đất Quan Trung và trung du Hoàng

Hà là Địa Trung Phía Đông Địa Trung khí hậu ôn hoà, đất có màu xanh, vì thế Mộc tương ứng với mùa Xuân, hướng Đông và màu xanh; phía Nam Địa Trung,

Trang 8

khí hậu oi bức, nhiệt độ cao mưa nhiều, khắp nơi là đất đỏ, vì thế Hoà tương ứng với mùa Hạ, hướng Nam và màu đỏ; phía Tây Địa Trung khí hậu ấm áp mát mẻ, đất khô ráo, màu trắng xám như bột, do đó Kim tương ứng với mùa Thu, hướng Tây và màu trắng; hướng Bắc Địa Trung, khí hậu giá lạnh, đất đen màu mỡ, do

đó Thuỷ tương ứng với mùa Đông, hướng Bắc và màu đen; khí hậu Địa Trung dễ thích nghi, đất vàng bao phủ, do đó Thổ tương ứng với mùa Hạ kéo dài và bốn mùa, chính giữa, màu vàng.5

Chính Tần Thuỷ Hoàng cũng sử dụng học thuyết Ngũ Hành tương khắc, ông cho rằng nhà Chu là Hoả, Tần muôn thay thế Chu phải dùng Thuỷ, nên Tần Thuỷ Hoàng đã sửa năm, tất cả những ngày lành tháng tốt của Triều đình đều bắt đầu từ ngày mồng một tháng mười Âm Lịch, trang phục, cờ hiệu đều là màu đen

Từ đó về sau, việc thay đổi triều đại đều được dùng Ngũ hành tuần hoàn để giải thích

2.2 Nguyên tắc về “Nước”, “Gió”, “Khí” & “Đất” trong phong thuỷ

2.2.1 Nguyên tắc về “Nước” trong phong thuỷ

Núi là vật thể đứng yên thuộc Âm Nước là vật thể chuyển động thuộc Dương Âm là cố định không đổi, Dương thì thay đổi bất thường Sự lành dữ có liên quan mật thiết với nước Núi có thể ví như cơ thể con người, còn nước ví như mạch máu trong cơ thể Sự sinh trưởng, giá yếu của cơ thể được quyết định bởi tình trạng của mạch máu Đây là quy luật tự nhiên của đời người, không trừ một ai Chính vì vậy mà hướng chảy của dòng nước phải chính xác, vị trí của sơn mạch phải thích hợp thì mới có thể hình thành một vùng đất tốt Dòng nước phải chảy từ hướng lành sang hướng dữ mới tốt, ngược là là xấu, bởi nó sẽ phá vỡ sự thịnh vượng cùa vùng đất.6

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu và làm sạch môi trường, con người lại càng không thể tách rời nó Tuy nhiên, nếu lựa chọn địa điểm không thích hợp hoặc sử dụng không tốt thì nó cũng có thể gây ra những trận lụt tàn nhẫn nuốt chửng mùa màng và nhà cửa, hoặc gây ra ô nhiễm, phá

Trang 9

hoại hệ thống sinh thái Vì vậy, vấn đề xử lý nước như thế nào trong việc lựa chọn địa điểm kiến trúc là một trong những vần đề vô cùng quan trọng

Những nhận thức về nước trong Phong Thuỷ học cổ đại phần lớn phù hợp với nguyên tắc khoa học, cho nên được áp dụng nhiều trong việc lựa chọn địa điểm kiến trúc ngày nay, ví dụ như có thể chọn chỗ ở trên bề lồi ra của con sông

và phải cao hơn mực nước lũ hàng năm, tránh xây nhà nơi dòng nước chảy xiết, lòng sông không ổn định, nước đọng thành ao tù, đầm lầy, …

2.2.2 Nguyên tắc về “Gió” & “Khí” trong phong thuỷ

Hai chữ Phong Thuỷ cho thấy rõ gió và nước luôn là hai nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa vị trí Tuy nhiên, đa số các sách Phong Thuỷ lại không trình bày và phân tích nhiều về gió, nhưng sơn mạch lại được trình bày và phân tích chi tiết Tại sao vậy?

Táng thư cho rằng hai khí Âm Dương vận hành dưới đất là sinh khí, phun

ra ngoài khi trở thành gió, nếu gió bị thổi tan biến thì sẽ không có cách nào lợi dụng nó, vì vậy để sinh khí ngưng tụ ở một nơi nào đó thì nhất định phải đề phòng sinh khí phát tán Bất luận thế nào, chỉ có núi non trùng điệp bao bọc lấy vùng đất tốt mới có thể che chắn được gió Đây chính là nguyên nhân tại sao vùng đất tốt thường là những thung lũng thường được quần thể núi bao bọc Tóm lại, có thể nói rằng, các nhà Phong Thuỷ không hề xem nhẹ vai trò của gió, mà là thông qua việc núi cần thiết để chắn gió, đã gián tiếp nhấn mạnh tầm quan trọng của gió trong Phong Thuỷ

2.3 Phong thuỷ & cách lựa chọn bố cục xây dựng Cố đô của Trung Quốc thời cổ đại

Việc lựa chọn địa điểm xây kinh đô thời Trung Quốc cổ đại là một sự nghiệp vô cùng hệ trọng, nó liên quan đến sự nghiệp sau này có hưng thịnh và phát đạt hay không, đồng thời còn liên quan đến vận mệnh và tiền đồ của dân tộc, quốc gia sau này, do đó cần phải xem xét thận trọng

Trang 10

Ví như cố đô Bắc Kinh là một kiểu mẫu kiệt xuất về Phong Thuỷ trong lịch sử lựa chọn bố cục và xây dựng cố đô của Trung Quốc thời cổ đại Thành Bắc Kinh toạ lạc ở phía Bắc của đồng bằng Hoa Bắc, là điểm nút giao hội của đồng bằng và đồi núi Nơi này cũng nằm ở đỉnh chóp gò đồi dưới chân dãy núi Thái Hàng phía Tây và đại dương phía Đông Vừa nằm giữa sông Vĩnh Định và sông Triều Bạch, vừa ở gần những dòng sông nhỏ Ngọc Tuyền, Cao Lương, Thấp Dư, … Phía Bắc có núi Thái Hàng, núi Quân Đô tạo thành eo núi hình bán nguyệt, phía Nam có sông lớn, thời cổ đại còn có hồ, đầm Theo thuật ngữ Phong Thuỷ, đây quả là “vùng đất tàng phong tụ khí như các nhà Kham Dư đã nói”

Sơn mạch của Thái Hàng Sơn nguy nga, uốn lượn chạy dài từ Nam đến Bắc, phía Bắc kinh thành, sơn mạch của Yên Sơn hùng vĩ trải ra xung quanh bảo

vệ kinh đô, hai sơn mạch giao hội, hợp lại hình thành nên cái gọi là “Long mạch” được nói đến trong Phong Thuỷ Rừng cây che phủ núi đồi, bao phủ một màu xanh biếc, khói mây mịt mù Ngay tại vùng núi xanh này có sông Vĩnh Định được hợp thành bởi sông Tang Cán bắt nguồn từ cao nguyên Hoàng Thổ và sông Dương Hà bắt nguồn từ cao nguyên Mông Cổ Sông Vĩnh Định cuồn cuộn trào dâng, chảy ngang qua vùng núi thẳm rừng sâu, chảy đến Tam Gia Điếm ở phía Tây Bắc Kinh, đổ thẳng xuống thung lũng Do nằm giữa vùng bao bọc của núi sông nên thành Bắc Kinh có khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, những yếu tố này phù hợp với yêu cầu “tàng phong tụ khí” trong Phong Thuỷ, là bố cục tốt nhất có lợi về mặt sinh thái. 7

Ngày đăng: 18/11/2014, 19:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w