1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

phong thủy cổ đại trung quốc tập 2 lý luận và thực tiễn_part1

145 2,3K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 43,83 MB

Nội dung

Trang 2

(?8+444*4#1® 5 % 8Ä (T))

AK Hh LAR TRAE BAA He AY PRY Z]2009,

HF REPRE RAKHBIEAERE)) REM, THE TIA

HPN AMAR hi 20064, HH BAP A-AM ARE MA

Haw AAT HARD 8) 1T 64 4 4L Đ AR EM,

UE do tị (4T $2 #42: &ï† Bị fp , BE, PÀ_L tỳ 3ã 3Ä 1 ABR

AERA MA S04 HHT,

PHONG THỦY CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC - Lý luận và thực tién (Tap 25

Công ty TNHH Nhân Trí Việt giữ bản quyền bản tiếng Việt, 2009

Dịch từ nguyên tác “Lý luận và thực tiên của Phong Thủy cổ đai Trung Quốc (Tập 2)”,

ban in tiếng Trung Quốc, tác giả Vu Hy Hiền - Vu Dũng, Nhà xuất bàn Nhật báo Quang Minh, Trung Quốc, 2006 Tác phẩm này xuất bản tại Việt Nam theo hợp đồng

chuyén nhượng bản quyền giữa Nhà xuất bản Nhật báo Quang Minh, Trung Quốc và

Cong ty TNHH Nhàn Trí Việt Việt Nam

Khong phản nào trong xuất bàn phẩm này được phép sao chép, lưu grử, phát tán qua

Trang 3

tP H] ở 4X N7 AY ie !2 3% & PHONG THỦY CỔ ĐẠI TRUNG QUOC Lý luận và thực tiễn (Tap 2) tek T*R Hes ASEH tl TH (Fe) We ST Me BB l8 Oh KE EX WAR TTIR A ul 74 Wi a EA 1#1T A RK WALES WAN i BE A *# ùï BOT NHA XUAT BAN TONG HOP THÀNH PHỐ HO CHÍ MINH BRA HRS MH ARH Tác giả VU HY HIEN

Giáo sự hướng dẫn nghiền cứu sinh

"Trưng Đại học Bác Kinh (Trung Quốc!

VU DŨNG

Trường Đại học Wiseonsin-Madison (Mỹ!

Bản địch tiếng Viêt

Ban biên dịch tiếng Trưng Quốc Công ty TNHH Khân Trí Việt

Hiệu đính

CHU TRONG THU

Trang 4

Phong Thúy Cổ Đại Trung Quốc Lý luận và thực tiễn (tập 2) Vu Hy Hiền — Vu Dùng Hiệu đính Chu Trọng Thu Chụ trích nhiện xuất bản

Nguyễn Thị Thanh Hương

Bin lip Pham Van Thinh Trinh bay ích Cong ty NHAN TRI VIET Sia bin in Đức Dũng NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PRố HO CHÍ MINH 62 Nguyễn Thị Minh Khai — Quận 1 #8 3825340 — 38296164 - 38222726 ~ 38296713 ~ 38223637 Fax: 84.8,38222726 E-mail: tonghop@nxbhem.com.vn

Công ty TNHH Nhân Trí Việt

83° Tran Dinh Xu P Nguyễn Cư Trịnh, Q.1, TP, Hỏ Chí Minh ĐT: 3879344 Fax 39200681

www nhantriviet.com

In 9.000 cuốn khổ 17x23 cm tại Xí nghiệp In MACHINCO - 21 Bùi Thị Xuân - Quận 1 — Thành phố Hồ Chí Minh Số xuất bản 321-09/CXB/106-43/THTPHCM In xong và nộp lưu

Trang 5

Chương ÏÏÏ Phan 1 Phan 2 Phan 3 Phan 4 Phan 5 Phan 6 Phan 7 Phan 8 Phân 9 Chương IV Phan 1 Phan 2 Phan 3 Phan 4 Chuong V Phan 1 Phan 2 Phan 3 Muc luc

Nguyên lý cơ bản của Phong Thủy 7

Tiên đề của Phong Thủy 7

Bố cục Phong Thủy và môi trường sinh thái 12

Tinh chat cia “rong” trong Phong Thuy 30 Nguyên tắc Phong Thủy liên quan đến “Sa” 61 Nguyên tắc vẻ nước trong Phong Thủy a Những nguyên tắc về huyệt Phong Thủy 104

Nguyên tắc vẻ “giớ” và “khí” trong Phong Thủy 114

Nguyên tắc ve tinh chất của đất trong Phong Thủy 130

Phương hướng và la bàn Phong Thủy 136

Phong Thủy và bố cục chọn địa điểm Cố đô 163

Tổng quan van héa truyén thống của Cố đô Trung Quốc 163

Phong Thủy và việc lựa chọn địa điểm, quy hoạch, bố

cục của thành Bắc Kinh 190

Vận dụng Phong Thủy vào việc chọn đất, bố cục ở các kinh đô Tô Châu, Hàm Dương, Trường An, Lạc Dương,

Nam Kinh 239

Sơ đồ Phong Thủy các thành trấn vừa và nhỏ cũng như

ven bờ Trường Giang, Hoàng Hà thời cổ Trung Quốc 282

Phong Thủy và bố cục chọn đất xây dựng làng mạc 0%

Đố cục bên ngoài của việc chon đất xây dựng làng mạc 308

Chọn nước 320

Trang 6

Phản 4 Làng mạc vả thổ nhường Phản 5 Nhân tố xinh đẹp, tốt lành, biến hóa, tình cảm của Phong Thủy làng mạc Phan 6 Sinh vật và nhân tố nhân văn của Phong Thủy làng mạc

Chương VÌ Phong Thủy và bố cục chọn đất xây nhà ở

Phản ¡ Tâm quan trọng của nhà ở đối với đời người Thản 2 Điều kiện của Phong Thủy nhà ở

Phản 3 Kinh điển nhà ở bàn về ngoại hình

Phan 4 Giải thích lành dữ qua sơ đỏ ngoại hình nơi ở

Phản Nghiên cứu Lý Pháp về nhà ở của Trình Kiến Quân Phản 6 Bố cục sân đối xứng hài hòa, Âm Dương bổ sung cho

nhau

Chương VII Những học giả nồi tiếng bàn vẻ Phong Thủy

Phản ¡ Dương Văn Hoành bàn vẻ tư tưởng và hoạt động Phong Thủy của Từ Hà Khách

Phan 2 Joseph bàn vẻ Phong Thủy (Phạm Vì biên tập và dịch)

Trang 7

Chương [II

Nguyên lý eơ bản của Phong Thủy

Hệ thống lớn thứ nhất của Phong Thủy là “Hình Pháp”, hệ thống này chú trọng hình thế núi sông bao bọc xung quanh nhà ở và hình

dạng bên ngoài của ngôi nhà, không cần dùng nguyên lý “Âm Dương

Ngủ Hành” để luận bàn vẻ thành bại, lành đữ, do đó nó tương đối dễ

hiểu Hệ thống lớn thứ hai là “Lý Pháp”, nó nhấn mạnh việc phân rõ

phương hướng chỉnh sửa vị trí, việc nhận định phương vị cản phải

tổng hợp Bát tự của chủ nhà, dùng nguyên lý “sinh, khắc, chế, hóa”

trong “Âm Dương Ngũ Hành” và sự biến hóa của các “hào” trong Bát

Quái Kinh Dịch để luận về được mất, lành dữ

IWWWfiên đỏ ca pho, Ty

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Hong-Key Yoon thuộc Đại học Auckland, New Zealand (Ha Hai

Yến dịch) và những ghi chép trong Táng Thư — bộ sách Phong

Thủy quan trọng nhất thì nguyên

tắc hàng đầu của Phong Thủy là được nước, kế đến là chắn gió Tại sao những nguyên tắc này lại

quan trọng như thế đối với Phong

Thủy? Ý nghĩa của những nguyên

tác Phong Thủy này rốt cuộc ở

Trang 8

nghiên cứu, thảo luận các vấn đẻ vẻ tính chất của nguyên tắc Phong Thủy từ hai góc độ khác nhau là lý luận và thực tiễn Phong Thuy

Phong Thủy

Nguyên lý kết cấu của sơn mạch và thủy hệ hoàn toàn giống với

của thực vật Thực vật có rễ, thân, cành, lá và hoa thì một ngọn núi củng có những bộ phận cấu thành tương tự như của thực vật Toàn bộ

cấu trúc của thực vật đều liên quan chặt chẽ với sự sinh trưởng của

quả trái, tương tự như vậy, tất cả bộ phận hình thành nên sơn mạch

và thủy hệ cũng lập ra một hệ thống núi sông có thể sản sinh ra đất

quý về Phong Thủy Nhiệm vụ của thảy Phong Thủy là đi tìm mảnh

đất quý vẻ Phong Thủy trong núi Vì thế, một thảy Phong Thủy giỏi

khi ở nơi hoang đã phải phân biệt được bộ phận nào của ngọn núi

tương đương với hoa, thân, rễ của thực vật Để hiểu được thấu đáo quan điểm về núi sông của thay Phong Thuy, sau đây xin trích dẫn một đoạn trong Minh Đường Luận của Trương Long Đắc:

“Chúng ta ví hình dạng của sơn mạch và thủy hệ như là một cây dưa bở Trước tiên, chúng ta hãy nói một chút về sơn mạch Đỉnh núi cao nhất của dãy núi giống như là rễ của cây dưa bở, còn chân của

dãy núi (Tổ Tông Sơn) chính là thân dây mọc ra từ rễ của nó, giống

như những ngọn núi chính ở mặt bên che chở cho ngọn núi có đỉnh

cao nhất; các cành nhánh trên thân cây giống như các ngọn núi lớn nhỏ nằm xung quanh đỉnh cao nhất của dãy núi; những phiến lá sum suê trên cành cúng giống như vùng đất bằng nhỏ và lòng chảo giữa

các đỉnh núi.”

Trong đoạn văn trích dẫn ở trên, tác giả xem loại địa hình nào đó

Trang 9

như vậy, vẻ ngoài của thực vật cũng phản ánh rõ nét tính chất của

thực vật

liên quan đến núi

Trong Phong Thủy, ba yếu tố (núi, nước và phương vị) sẽ quyết định tính chất lành dữ của một mảnh đất, trong đó núi luôn được xem là nhân tố quan trọng nhất Mặc dù 7éng 7» và một số sách

Phong Thủy khác đều cho rằng nước quan trọng hơn núi, nhưng núi

có thể thu hút sự chú ý của các thảy Phong Thủy hơn bất kỳ nhân tố

nào khác, bởi vì đặc trưng của đường nước chảy vẫn luôn phụ thuộc

vào hình dạng của núi

Dưới đây sẽ thảo luận đôi chút vẽ tâm quan trọng của núi đối với

các thây Phong Thủy và họ lý giải về núi ra sao Hai chức năng quan

trọng của núi trong Phong Thúy, thứ nhất là chuyển sinh khí cho

vùng đất tốt; thứ hai là chắn gió (tụ khí) Việc chuyển sinh khí hoàn

toàn phụ thuộc vào hình dạng dãy núi ở vị trí Chủ Son Cac thay

Phong Thủy đều gọi loại núi này là “Long” (rồng) Còn có chắn gió

hay không thì phải xác định qua hình đáng và vị trí của bốn đỉnh núi

bao quanh vùng đất tốt, người ta gọi bốn đỉnh núi này là “Tit Than

Sa”

Còn về vấn đề khi nào con người nhận được sự phù hộ của mảnh đất thì được quyết định bởi quy mô và mức độ đẹp xấu, hài hòa giữa

các yếu tố trong cảnh quan Phong Thủy, chứ không phải do chính các

loại hình cảnh quan phi Phong Thủy quyết định, chúng ta hoàn toàn

đúng khi cho rằng đây là khái niệm cơ bản của Phong Thủy

Một đỉnh núi đơn lẻ, các bộ phận cấu thành khác của cảnh quan Phong Thủy và tồn bộ mơi trường địa lý của một khu vực cũng

thường được nhân cách hóa Các thảy Phong Thủy dựa vào trực giác

Trang 10

sinh vật Ví dụ, nếu hình dạng của ngọn núi giống bút lông thì gọi đó

là “Văn Bút Phong”, nếu hình dạng của ngọn núi cao sừng sửng thi

đặt tên nó là “Thần Tiên Thể” Ngoài ra còn có một số tên gọi khác

như: Đỉnh Tiên Nữ, núi Trâu Nằm, núi Hồ Phục, núi Lạc Đà, núi

Dây Vàng, núi Trục Ngọc, núi Rổ Vang, núi Hòm Vàng v.v

Những thuật ngữ Phong Thủy điển hình này có thể dùng để

miêu tả hình ảnh một cá thể đơn lẻ hoặc một bộ phận tạo thành cảnh quan Phong Thủy đã được nhân hóa như Chủ Sơn, Án Sơn v.v Tình

trạng hiệu ứng Phong Thủy thể hiện từ những đỉnh núi đơn lẻ này ở

một mức độ rất lớn được quyết định qua việc xem xét mối quan hệ

hài hòa của nó với sơn mạch và thủy đạo xung quanh, chủng loại hiệu

ứng Phong Thủy còn được quyết định bởi đặc trưng của dãy núi thuộc loại hình nào Ví dụ: điểm tốt của loại hình “Văn Bút Phong” là sinh

ra nhiều văn nhân học giả

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng, nhận thức cảnh quan tự nhiên

của vùng đất nào đó là một hệ thống chức năng sinh vật hoặc phi

sinh vật, là thái độ cơ bản của Phong Thủy đối với tự nhiên

_— gan Peng Tis

Những yếu tố Phong Thủy như Chủ Sơn, Thanh Long, Bạch Hồ,

Chu Tước, Tổ Tông Sơn v.v đã sáng tạo rất nhiều hình tượng sinh vật và phi sinh vật Ví dụ, sơn mạch và thủy hệ bao bọc xung quanh

huyệt Phong Thủy có thể tạo thành hình tượng gà vàng ôm trứng

hoặc hình con thuyển Tất cả những cảnh quan Phong Thủy quan trọng đều đã được nhân hóa Cụm từ “cảnh quan Phong Thủy” ở đây dung dé thé hiện cảnh quan nhân hóa này Vì vậy, có thể định nghĩa cảnh quan Phong Thủy là cảnh quan nhân hóa của vùng đất tốt lành

Trang 11

Cảnh quan tạo nên một thứ vật tượng phải hài hòa với môi

trường ở đó Ví dụ: nếu có trâu thì phải có cô, nếu có vị tướng quân thì phải kèm theo binh lính Nếu như trong cảnh vật Phong Thủy thiếu đi thứ gì, con người sẽ nghĩ cách bù đắp những thiếu sót này và

thường làm một số đồ vật nhân tạo để hoàn thiện tính hài hòa của

cảnh quan Phong Thủy Mặt khác, nếu như cảnh quan Phong Thủy

đã đạt đến mức độ hài hòa, con người sẽ hết sức cần thận để không

phá hoại, đảo lộn nó

Thay Phong Thy ding tên gọi của sinh vật hoặc phi sinh vat để

đặt tên cho cảnh quan, trong những tình huống cụ thể phải xem họ

lĩnh hội cảnh quan nơi đó như thế nào Có vô số tên gợi có thẻ dùng

đặt tên cho cảnh quan, Một số người đã đưa ra vài ví dụ về tên gọi

của loài chim, động vật, thực vật và cả vật nhân tạo không có sự sống

Trong lúc đi du lich ở nơi thôn đã, người viết đã sưu tắm và ghi lại được một vài tên gọi cảnh quan Phong Thủy được nhân hóa rất phổ

biến như: hình chim loan ria cánh, trâu nằm, gà vàng ôm trứng, cưỡi

hạc lên trời, rồng vàng xuống sông, trận đồ chim nhạn, Ngọc Nữ xõa

tóc, hoa mai rơi rụng trên đất, chim trĩ rình mỏi, con rết chui đất, vịt

trời trắng bay lên trời, quạ vàng mồ xác, phượng bay ấp trứng, tiên

nử mưa hát, rồng bay lên trời, hổ phục, chìm nhạn đáp xuống bãi cát

trống, trăng non ẩn mây, chuột xuống đổng, tướng quân ngồi đối nhau, chim phượng về tổ, Ngọc Nữ đánh đàn, thuyền trên sông, đầu

con tầm, con thuyền chạy, rồng uống nước, hoa sen trên nước, đĩa

vàng ly ngọc, rằng vin châu, hạc xanh ấp trứng v.v Ngoài những tên gọi mang tính tiêu biểu kể trên, còn có nhiều tên gọi cảnh quan Phong Thủy khác Murayama Satoshi tổng cộng đã đưa ra 179 tên gọi Những tên gọi này đêu là những loại hình cảnh quan Phong Thủy rất phố biến

Như Sơn Gia Yếu Lãm (cuốn số tay Phong Thủy đã được trích

Trang 12

quan Phong Thủy ở nơi nào đó sẽ tạo ra hiệu ứng tốt xấu cho nơi đó

Một thây Phong Thủy họ Trương ở huyện nọ nói ràng, loại hình cảnh

quan Phong Thủy không quan trọng lắm, vẻ mặt hiệu ứng Phong

Thủy chúng ít nhiều có điểm giống nhau Thời gian ứng nghiệm và kiểu loại hiệu ứng hoàn toàn được quyết định bởi mức độ hài hòa, đẹp

xấu và quy mô của tất cả các yếu tố trong cảnh quan Phong Thủy Câu nói này có nghĩa là cảnh quan Phong Thủy “hình trâu nằm” ở

nơi này chưa hẳn có thể cùng co hiệu ứng giống như cảnh quan

Phong Thủy “hình trâu nằm” ở nơi khác Do mức độ đẹp xấu, thiện

ác, quy mô lớn nhỏ của các yếu tố Phong Thủy khác nhau, cho nên

loại cảnh quan này có thể thấy rõ hiệu ứng sớm và tốt hơn những loại cảnh quan khác Và thậm chí những cảnh quan Phong Thủy không

cùng loại với nhau như “hình trâu nằm” và “hình phượng bay” lại có thể sinh ra hiệu ứng tốt xấu tương tự nhau Rõ ràng cách giải thích

của ông Trương là đúng, chúng ta kiểm tra kỹ hơn về cái gọi là “hiệu nghiệm tốt xấu được báo trước bởi các loại cảnh quan Phong Thủy” thì sẽ phát hiện ở chúng ít nhiều cũng có liên quan đến sự may mắn,

hưng thịnh của gia đình, đặc biệt là liên quan đến của cải và địa vị xã

hội

[f8 lồ cục mon; rr,

Phong Thủy là lý luận về chọn lựa địa điểm và quy hoạch thiết

kế làng mạc, thành phố truyền thống của Trung Quốc, nó là môn

khoa học môi trường của truyền thống phương Đông

Âm Dương hòa hợp, lưng tựa núi mặt hướng sông là bố cục cơ

Trang 13

tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên, làm cho cảnh

quan phủ xanh, kiến trúc và núi sông tự nhiên đạt được hiệu quả bối

cảnh, cảnh nền, tang bậc, hình đáng cho đến tá cảnh, đối cảnh đều đẹp đẽ Lý luận Phong Thủy chịu ảnh hưởng của triết học và mỹ học

từ Nho gia, Đạo gia, Phật gia, nó là sản vật của văn hóa truyền thống Trung Quốc Thực chất của nó khơng ngồi việc đặt ra những chuẩn

mực để lựa chọn và đánh giá tốt xấu vẻ một loạt các nhán tố của môi

trường địa ly tự nhiên như địa chất, địa văn, thủy văn, ánh sáng,

hướng gió, khí hậu, khí tượng, cảnh quan v.v khi chọn địa điểm, cùng với những cách thiết kế quy hoạch tương ứng cần được áp dụng,

nhằm đạt được mục tiêu chọn lành tránh dữ, đón nhận phúc đức, xây dựng môi trường tốt đẹp thích hop sinh sống lau dài Sự hình thành,

phát triển và thịnh suy của một địa điểm cư trú luôn chịu ảnh hưởng

và được quyết định bởi nhiều nhàn tố như địa lý, kinh tế, chính trị,

văn hóa, lịch sử v.v., mỗi yếu tố đều có quy luật khách quan và quy

luật khí vận tuản hoàn biến hóa riêng Ngoài ra, nó còn là một kiểu

phân ánh của cách nhìn thẩm mỹ, cách nhìn môi trường, cách nhìn

tự nhiên, cách nhìn vũ trụ truyền thống của Trung Quốc Tất cả những điều nay đã tạo ra sự ảnh hưởng nhất định, đồng thời đóng vai trò tích cực đổi với việc lựa chọn địa điểm và thiết kế quy hoạch nhà

ở, làng mạc, thành phố truyền thống Nó đã suy xét một cách thống

nhất vẻ môi trường sinh thải tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi

trường thị giác của cảnh quan v.v Có thể cho rằng “Phong Thủy" là

môn khoa học môi trường của phương Đông và là một loại lý luận thiết kế môi trường được ra đời vào thời cổ đại Trung Quốc

Trong Thanh Nham Tùng Lục, Vương Ÿ người đời Thanh còn gọi

Phong Thủy là địa lý, nhưng phổ biến nhất là “hình thế tông” “Từ Nam đến Bắc sông Trường Giang đều đi theo phái này”, “Lý luận của

nó chủ yếu căn cứ vào hình thế, xét chỗ bắt đâu và chỗ kết thúc để

xác định vị trí, phương hướng, chuyên chú vào Long, Huyệt, Sa, Thủy

Trang 14

“Hình thế” tức là hình thế địa lý núi sông Long, Sa, Thủy, Huyệt sẽ ban kỹ sau, giống như trong Quản Thị Địa Lý Chí Mông đã đè cập,

“tính chất của núi sông không nơi nào giống nơi nào, vị trí của mỗi

nơi một khác, phải căn cứ vào hình đáng để đặt tên, dựa vào tên để

biết được ý nghĩa, cốt sao cho sát với sự lý”, để có thể “ngắm sông núi

mà lựa chọn đất tết lành, người am tường sẽ có cách để chọn”, do đó

“hình thế” là phương pháp thực dụng được dùng để phán tích kết cấu

môi trường địa lý, từ đó “hình thể” đã trở thành một thuật ngữ chuyên môn

Âm Dương hòa hợp, lưng tựa nứi mặt hướng sông là bố cục và

nguyên tác cơ bản để lựa chọn địa điểm xây dựng thành phố, làng mạc, nhà ở trong quan điểm Phong Thủy

Cái gọi là Âm Dương hòa hợp, tức là phía sau chỗ ở có núi thuộc

ngọn núi chủ (Chủ Sơn), hai bên trái phải có những ngọn núi thấp

hơn hay gò đổi phụ trợ, trên núi phải giữ gìn thảm thực vật tươi tốt;

phía trước eó ao hỗ hình bán nguyệt (đối với thôn xóm, nhà ở) hoặc là

đòng nước quanh co uốn lượn (đối với thị trấn, thành phổ); đối diện

dòng nước còn có một ngọn Án Sơn; phương hướng tốt nhất lưng xoay

về Bắc mặt hướng vẻ Nam Nhưng chi cản phù hợp với bố cục này, các hướng khác cũng có thể chấp nhận Đất đai nhà ở vừa khéo nằm

ngay chính giữa khu đất xung quanh được bao bọc bởi núi sông, địa

thế bằng phẳng và có độ dốc nhất định Như thế sẽ hình thành nên bố cục cơ bản cho đất đai nhà ở với lưng tựa núi mặt hướng sông Nói một cách cụ thể, bố cục Phong Thủy lý tưởng nên có địa hình thế núi

như sau, các tền núi và vị trí tương ứng của nó được trình bày như

Trang 15

8 E É > a š TII 8u0n(2)

Hìm #1 Bố cục Phong Thủy lý tưởng

(1) Huyền Vũ, Hậu Son, Bai Son, Lạc Son, Chim Son (2) Thanh Long, Ta Duc, T Phy

(3) Bạch Hồ, Hữu Dực, Hữu Bật (4) Chủ Tước, Tân Sơn, Tiển Sơn

(Theo giáo sư Watanabe)

Xem ra, phương pháp lựa chọn môi trường kiến trúc trong Phong

Thủy chính là cân nhắc tổng hợp vẻ địa hình địa mạo, nguồn nước,

tính chất nước, môi trường khí hậu, tình trạng tính chất đất, thảm

Trang 16

nghĩa của những lời sấm truyẻn ”, còn có những điều chưa thể biết, nhưng hoàn toàn không giữ vai trò chủ đạo trong việc lựa chọn đất

Tỏẻ hợp núi sông theo bố cục tàng phong tụ khí được trình bày như

trong hình vẽ 3-2,

1 Long mạch Tổ Sen

2 Chit Son

3 Huyét

4 Tiểu Minh Đường (sân nhỏ) ñ Đại Minh Đường (sân lớn) 6 Bạch Hồ bên phải 1, Thanh Long bên trái 8 Can An 9 Sa 10, La Thanh 1 Trêu Sư (Theo giáo sử Watanahe) Hình 8# Tổ hợp núi sông tho bố cục tàng phong tụ khí

Thứ tự thông thường trong cách lựa chọn một chỗ đất tốt của các

nhà Phong Thủy được sắp xếp theo sáu bước: “Trước hết là xem thủy

khẩu, thứ hai là xem dã thế, thứ ba là xem sơn hình, thứ tư là xem thổ sắc, thứ năm là xem thủy lý, thứ sáu là xem triều sơn triều thủy”

Cách thực hiện cụ thể hơi khác với lý luận của các nhà Phong Thủy,

nhưng sách địa lý thường đề cập đến năm yếu tố quan sát địa lý:

Long, Huyệt, Sa, Thủy, Hướng Đây chính là “Địa lý ngũ quyết” (năm

bí quyết trong địa lý) do trường phái “Hình thế” Phong Thủy để xướng, quyết tức là bí quyết hoác phương pháp, do đó mỗi nhân tố trong năm bí quyết địa lý trên đều có một hệ thống phương pháp lựa

chọn riêng với tên gọi lần lượt là “Long pháp”, “Huyệt pháp” “3a

pháp”, “Thủy pháp” và “Hướng pháp” Còn gọi là “Mịch long”, “Sát

Trang 17

sa”, “Quan thủy”, “Điểm huyệt”, “Trạch hướng” Chúng tôi kết hợp năm bí quyết địa lý của Phong Thủy với phương pháp lựa chọn địa

điểm trong tình hình kiến trúc hiện đại v.v., lẳn lượt tiến hành phân

tích khoa học đối với từng nhân tố, bàn thảo việc tiếp thu vốn cổ trong Phong Thủy, cũng như lập trường hiện nay về Phong Thủy

Các bậc hiền triết xưa nghiên cứu Phong Thủy đã từng đưa ra

khái niệm “huyền không tạo hóa trường”, các yếu tố Phong Thủy của nó gồm: (1) khí; (2) dòng khí; (3) ánh sáng; (4) nước; (5) phương vị; (6)

trường cơ thể con người

Khí: Khí này không giống với khí trong không khí Những năm gan đây, theo kết quả nghiên cứu của các nhà thiên văn học về sóng điện vô tuyến cho thấy, khí thuộc về bức xạ vi sóng trong bối cảnh vũ

trụ hình thành và cũng bao gồm cả bức xạ điện từ của các ngôi sao

Day là nội dung cơ bản va than bí nhất trong học thuyết Phong Thủy,

trước đây là một phần bỏ ngỏ, ngày nay, khoa học đã vén mở bức màn

bí mật của Phong Thủy

Dòng khí: Không khí, oxy, dòng khí Không khí chuyển động tạo

thành gió Gió trong “khí gặp gió thì phân tán” là chỉ gió mạnh, gió

giật, gió lớn, gió lạnh mà Trung y gọi là tà “phong” Còn gió trong

“phong vi tống khí chỉ mai” (gió là môi giới truyền dẫn khí) là gió nhẹ,

gió diu, gió ấm Vì thế, học thuyết Phong Thủy nhấn mạnh phải

tránh xa gió mạnh, câu mong được gió nhẹ

Ánh sáng: Chủ yếu là ánh sáng mặt trời Thật ra bản chất của ánh

sáng là sóng điện từ, ánh sáng là một phần nhỏ sóng điện từ mà mắt

thường có thể nhìn thấy được (thường gọi là ánh sáng bảy màu) Vì

ánh sáng có hai tính chất quan trọng của hạt và sóng được gọi là “tính

Trang 18

C6 Dai Trung Quoc

Nước: Định luật Phong Thủy: “Núi sông bao bọc ắt có khí, tại

sao nước bao quanh thì có khí? Thi ra, nước là môi trường dễ hấp thu

vi sóng nhất “Khí” gặp nước thì bị ngăn lại, đây chính là nguyên nhân nước tụ khí của vũ trụ

Phương vị: Tức là tám phương hướng gòm bấn hướng chính

(Đông, Tây, Nam, Bác) và bốn hướng phụ (Đông Bắc, Đông Nam, Tây

Bác, Tây Nam) trong Bát Quái Kinh Dịch

Truong cơ thể con người: Do sự khác nhau vẻ giới tính, đời sống, nơi cha ông tửng sinh sống và số vận nên trưởng cơ thể của mỗi người đêu khác nhau

Theo nghiên cứu của Thượng Quách làm việc tại Sở Thiết kế

kiến trúc du lịch thành phố Bắc Kinh thì bố cục Phong Thủy cơ bản

dùng đề lựa chọn địa điểm cho nhà ở, làng mạc, thành phố như sau:

1 Tổ §ơn: Ngọn núi đầu tiên của day nti nim phía sau đất đai

nhà ở

2 Thiếu Tổ Sơn: Núi ở phía trước Tổ Sơn

3 Chủ §ơn: Là đỉnh cao nhất ở sau nơi chọn đất và trước Thiếu

Tổ Sơn, còn gọi là Lai Long Sơn; ba loại núi trên thể hiện “núi chủ về sự cao quý” trong Phong Thủy

4 Thanh Long: Đôi núi hoặc đỉnh núi thấp ở bên trái nơi chọn

đất, còn gọi là Tả Phụ (trợ giúp bên trái), Tả Kiên (vai trái) hoặc Tả

Tý (cánh tay trái)

5, Bạch Hẻ: Đỉnh núi thấp hơn hoác gò đồi ở bên phải nơi chọn

đất, còn gọi là Hữu Bật (phụ trợ bên phải), Hữu Kiên (vai phải) hoặc Hữu Tý (cánh tay phải)

6 Hộ Son: Núi ở mé ngoài Bạch Hồ và Thanh Long

7 Án Sơn: Núi ở gần phía trước nơi chọn đất và cách nhau bởi

Trang 19

§ Triều Sơn: Núi ở xa phía trước nơi chọn đất, cách nhau bởi

dòng nước và Án Sơn, bên trái bên phải núi được bao bọc làm cho bên

trong khí tích tụ và an toàn

9 Thủy Khẩu Sơn: Là hai ngọn nưi bên trái và bên phải nơi

dòng nước chảy ra, chúng đứng sóng đòi nhau và bị ngăn cách bởi dòng nước, luôn ở ngay lối vào eủa thôn trấn, thông thường đều gọi

theo cặp sóng đôi là Sư Sơn (núi Sư Tử), Tượng Sơn (nui Voi) hoặc Quy Sơn (núi Rùa), Xà Sơn (núi Ran); “nude tượng trưng tài lộc”, nơi

nước hội tụ, khí ngưng tụ được xem là bố cục tốt

10 Long Mạch: Là mạch núi nối liên Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn và

Chủ Sơn

11 Long Huyệt: Là chỗ tốt nhất nơi chọn đất, nó ở chính giữa

vòng bao bọc của núi sông và phía trước Chủ Sơn, được xem là nơi

ngưng tụ “khí” tinh hoa của vạn vật, cho nền đó là nơi đất tốt cư trú

thích hợp nhất

Một môi trường tự nhiên hội đủ những điểu kiện trên và một

không gian tương đối khép kín như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành môi trường sinh thái và vùng tiểu khí hậu tốt lành

(hình 3-3) Chúng ta đều biết, lưng tựa núi có thể che chắn luồng

không khí lạnh đến từ hướng Bắc vào mùa Đông; mặt hướng sông có

thể đón nhận làn gió mát từ hướng Nam thôi về vào mùa Hè, hướng về phía mặt trời có thể nhận được nguồn ánh sáng tốt lành; gản sông

nước thuận tiện cho tưới tiêu, sinh hoạt và giao thông đường thủy, đồng thời còn thích hợp nuôi trồng thủy hải sản; sườn dốc thoai thoải có thể tránh cho huyệt bị ngập úng; thảm thực vật có thể giữ đất và nước, điêu chỉnh vùng tiểu khí hậu, thêm vào đó khu rừng kinh tế và

vườn cây ăn quả còn có thể thu được lợi ích kinh tế và một phần

nguồn nhiên liệu Tóm lại, đất đai nhà ở tốt lành dễ dàng hình thành

tuần hoàn sinh thái hoàn hảo trong nhiều ngành kinh doanh nông —

Trang 20

1 Huyét Phong Thi 2 Yùng tất quý 3, Đồi đốc - 4 Nữi Thanh Long trong 6 Nii Bech Hé trong 7 Ni Bach Hồ ngoài

Trang 21

Ti xưa đến nay, người Trung Quốc luôn có truyền thống sử dụng

không gian khép kín trong việc chọn lựa và tổ chức môi trường cư

trú, nhằm tăng tính khép kín, thông thường còn dùng một số biện

pháp khép kín nhiều tảng Như nhà tứ hợp (sân ở giữa, bốn phía là

nhà) chính là một không gian bao bọc khép kín; nhà ở xung quanh

vườn càng tăng các lớp khép kín hơn Trong ngõ lại dùng tường rào

ˆ kín các khu nhà vườn lại Trong thành phố cũng tương tự như vậy, từ

nha môn, công sở, tòa viện (hoặc cung thành của thủ đô) của trung

tâm thành phố, cho đến thành trong rồi thành ngoài, tất cả đều là

không gian khép kín đa tảng theo kiểu nhiều vòng lỏng vào nhau

Còn bao quanh bên ngoài thành hoặc thôn trấn thì dựa theo bố cục Phong Thủy, phía sau nhà ở phải có Chủ Sơn để che chắn, thế núi men theo hai bên trái phải, kéo dài đến Thanh Long Sơn và Bạch Hồ

Sơn, tạo thành thế hai cánh tay trái phải bao lấy xung quanh, rôi bao

bọc phía sau và hai bên trái phải lại với nhau; phía trước có Án Sơn

che chắn, vành đai còn lại ở hai bên trái phải, cũng hình thành không

gian khép kín phía trước, chừa lại khe hở của dòng nước, do có Thủy

Khẩu Sơn trấn giữ nên đã hình thành vòng khép kín thứ nhất Nếu như bên ngoài vòng này còn có Tổ Sơn và Thiếu Tổ Sơn ở phía sau

Chủ Sơn, Hộ Sơn nằm bên cạnh Thanh Long Sơn và Bạch Hồ Sơn,

Triéu Sơn nằm bên ngoài An Sơn thì tiếp tục hình thành nên vòng

khép kín thứ hai Có thể nói, bố cục Phong Thủy là bên ngoài lớp kiến trúc nhân tạo khép kín lại thêm một lớp khép kín tự nhiên nửa

Tuy rằng học thuyết Phong Thủy được suy luận dựa theo những

học thuyết Phong Thủy như “Bát Quái”, “Ngũ Hành, 'Tứ Linh”, “Am Dương”, “Khí” v.v nhưng lại xuất phát tử tư tưởng triết học cổ đại

Trung Quốc “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân cảm ứng”, cho rằng

con người và tự nhiên cản phải có mối quan hệ hài hòa Vì vậy, tư

S a

Trang 22

Dòng sông | Tam Dai, núi Giá Bút, núi Tam Phong Hình hai đỉnh: thường gọi là núi Thiên Mã, núi Mã Yên

Tinh, núi Bảo Đỉnh

Hình một đỉnh nhọn: thường gọi là núi Ngòi Bút, núi Tích Mạo, núi Lang Nha, Văn Phong

Hình bẹt: thường gọi là núi Ngọc Kỷ

Hình 34 Những lựa chọn thường thấy của núi phối cảnh - Triêu Som va An Som

tưởng tìm kiếm một môi trường tự nhiên và nhân tạo tốt đẹp, hài hòa

luôn luôn bao hàm trong quan niệm Phong Thủy Môi trường cư trú

Trang 23

địa điểm Phong Thủy lý tưởng nói trên, thường bao hàm các nhân tố

cảnh quan dưới đây:

(1) Lấy Chủ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Tổ Sơn làm bối cảnh và cảnh

nên cho địa điểm lựa chọn, tạo nên thế núi non nhiều lớp trung điệp,

hình thành vành đai lập thể nhiều tảng, làm tăng cảm giác về khoảng cách và chiều sâu của phong cánh

(2) Lay dong sông, hồ nước làm tiền cảnh cho địa điểm lựa chọn,

tạo nên tâm nhìn thơng thống rộng rai Tir bén kia dong nước nhìn sang, sóng nước gợn lên lung linh sinh động, tạo nên bức tranh diễm

k

(3) Lấy Án Sơn, Triều Sơn lồng cảnh, phối cảnh cho địa điểm lựa

chọn, tạo thành tám điểm của bức tranh viễn cảnh phía trước địa

điểm lựa chọn, thu hút tảm nhìn vào đó Hai lớp núi gây cho người ta cảm giác phong cảnh phong phú có chiều sâu nhiều tang

(4) Lấy Thủy Khẩu Sơn làm bức bình phong che chắn, khiến cho

bên trong và bên ngoài địa điểm lựa chọn có sự chia tách, tạo nên tỷ

lệ không gian, cho hiệu ứng cảnh quan rộng rãi thơng thống, cảnh

đẹp khác thường khi bước chàn vào nhà

(5) Kiến trúc Phong Thủy nhân tạo bổ sung cho địa hình Phong

Thủy như bảo tháp, lầu các, cổng chào, cầu cống v.v thường xuất

hiện với vai trò là vật làm mốc, điểm khống chế, điểm hội tụ của tắm

nhìn, tâm điểm của bức tranh, đối tượng thưởng thức hoặc nơi

thưởng ngoạn, tat ca đều có tính thưởng thức và dễ nhận biết Như

gác Đằng Vương ở Nam Xương được dựng ở vùng đất hiểm trở gắn

sông “Khám tam giang nhí đai ngũ hị” (khốc ba sơng làm áo, thắt năm hồ làm đai), lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, tháp Lục Hợp ở Hàng

Chau v.v cũng đều xây ở vị trí đẹp nhất vẻ tạo cảnh và thưởng ngoạn

Trang 24

2 =I s ry ra Fe a Gì = = = ) § a lộ Là 1N

(6) Tréng nhiều cây cối, hoa quả, bảo vệ rừng cây Phong Thủy

trên núi và đồng bằng, bảo vệ cây đại thụ ở đâu thòn, hình thành

thâm thực vật và vùng đất phủ xanh cây cối tươi tốt, như thế không

những có thể giữ nước và đất, điều hòa độ ẩm, hình thành vùng tiểu

khí hậu tốt, mà còn có thể tạo ra môi trường thiên nhiên chim hót

hoa nở, cảnh đẹp như tranh, say đấm lòng người

(7) Khi thế sông dáng núi có khiếm khuyết, để hóa dữ thành

lành, phải dùng những biện pháp như sửa cảnh, tạo cảnh, thêm cảnh

v.v nhàm đạt đến sự hài hòa hoàn chỉnh của bức tranh phong cảnh;

đôi khi cũng dùng những biện pháp như điều chỉnh hướng cửa ra vào

của công trình kiến trúc, hoặc hướng đường trục của mặt đường v.v

để tránh đi những cảnh quan hoặc cảnh phía trước không tươi vui với mục đích mong đạt được sự cân bằng vẻ mặt tám lý và thị giác, song đây lại là biện pháp tiêu cực Biện pháp tích cực như: thay đổi chiều

đòng chảy cục bộ của một con suối, dòng sông, cải tạo địa hình, xây

tháp Phong Thủy trên núi, xây cầu Phong Thủy trên sông, xây bệ

Phong Thủy giữa sông v.v được gọi là trấn áp yéu tà, nhưng trên thực tế đều có liên quan đến việc tu sửa những khiếm khuyết của

phong cảnh và tạo phong cảnh

Những cảnh quan được tạo dựng theo quan niệm Phong Thủy thường có những đặc điểm sau đây:

1 Cảnh quan xung quanh khép kín: Núi non vây bạc, cảnh đẹp khác thường, hình thành xã hậi đào nguyên xa cách thế tục Đặc

điểm này có mối liên hệ mật thiết với học thuyết quay về tự nhiên của Đạo gia, triết học xuất thế của đạo Phật, lý tưởng xã hội đào

nguyên kiểu Đào Uyên Minh và quan điểm mỹ thuật của nó, cùng với

tư tưởng an toàn và nội tu

2 Cảnh quan đối xứng qua trục giữa: Lấy Chủ Sơn - địa điểm

lựa chọn — Án Sơn — Triều Sơn làm trục từng, lấy Thanh Long Sơn và

Trang 25

hoành, hình thành nền bố cục phong cảnh trái phải đối xứng hoặc bố

cục cân bằng không đối xứng tuyệt đối (hình 3-5) Đặc điểm này lại có mối liên hệ nhất định giữa đạo Trung Dung của Nho gia Trung Quốc và quan niệm cân bằng đối xứng

3 Cảnh quan mang đậm cảm giác cấp bậc: Tổ Sơn và Thiếu Tổ

Sơn ở phía sau Chủ Sơn; Triều Sơn ở bên ngoài Án Sơn; Hộ Sơn ở bên ngoài Thanh Long Sơn (bên trái) và Bạch Hổ Son (bên phải), tạo thành tảng lớp phong cảnh núi non trập trùng, mang đậm cảm giác

chiều sâu Về mặt cảnh quan, mục đích theo đuổi của bố cục Phong

“Thủy này hoàn toàn trùng khớp với hiệu quả hình ảnh khái quát lẫn tình điệu phong cảnh “bình viễn, thâm viễn, cao viễn” mà lý luận hội họa truyền thống của Trung Quốc đã đề cập trong thư pháp tạo hình

tranh sơn thủy

Trang 26

4 Cảnh quan mang đậm vẻ đẹp sống động và nhiều đường cong tuyệt mỹ: đỉnh núi nhấp nhô hình giá bút, dòng sông khúc khuỷu

như một sợi dây vàng déu mang day vẻ đẹp uốn lượn mềm mại, phá

vỡ sự gò bó nghiêm ngặt trong nghệ thuật tạo hình đối xứng, làm cho

hình ảnh trên bức tranh phong cảnh càng thêm mượt mà, sinh động

và tràn đây sức sống

Tom lại, từ những điều kể trên chúng ta có thể thấy rằng: về mặt

sáng tạo một môi trường cư trú tốt đẹp, thuật Phong Thủy thiết kế

môi trường thực chất không chỉ chú trọng đến vấn đẻ chất lượng môi trường sinh thái có liên quan mật thiết với đời sống cư trú, mà còn phải xem trọng vấn đẻ chất lượng cảnh quan có liên quan mật thiết

với nghệ thuật thị giác Trong lĩnh vực thiết kế môi trường này, thiết

kế cảnh quan, chức năng và thẩm mỹ là một khối thống nhất không

thể tách rời Chúng ta còn có thể thấy rằng: quan điểm Phong Thủy

của Trung Quốc đã thật sự chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng mỹ

học truyền thống và triết học của Phật gia, Đạo gia, Nho gia truyền

thống của Trung Quốc, nó là kết quả tổng hợp nền văn hóa Trung

Quốc

núi bao bọc hội tụ

“Song nui bao bọc hội tụ sinh khf, “vùng đất có núi sông bao bọc

ắt tốt lành” không những là quy luật quan trọng, mà còn là sự lựa chọn hàng đâu khi lựa chọn địa điểm cư trú Điều này đã được chứng

thực qua việc lựa chọn địa điểm cho thành phố, thôn trấn trong và

ngoài nước từ xưa đến nay cũng như nơi ở của các danh nhân

Do sinh khí trong Phong Thủy “gặp gió thì phân tán, gặp nước

thì ngưng tụ”, vì vậy núi sông bao bọc có thể lưu giữ và tập hợp sinh

Trang 27

các động thực vật trên trái đất cũng cản phải có một địa hình lý

tưởng Vậy địa hình lý tưởng là địa hình như thế nào? Phỏng sinh

học”? cho rằng: mảnh đất có hình loa kèn, hình nỏi sắt là mảnh đất tốt

Con người lựa chọn nơi có sinh khí tốt tức có núi sông bao bọc là

một loại “phỏng sinh” của trực giác Nếu để ý quan sát kỹ giới tự nhiên tràn trẻ sức sống, chúng ta sẽ phát hiện ra giới thực vật muôn mau muôn vẻ đều eó phiến lá hình tròn và hình loa kèn, đây là hình

dạng để đón nhận “sinh khí của bầu trời” Phan lớn lá của thực vật không những có hình chiếc thìa và luôn cong vềnh lên, mà chúng còn

cùng với toàn bộ thân cây tạo thành hình tròn hướng lên bảu trời

Loại sen vua - nữ hoàng của các loài sen, lá như cái chậu tắm lớn, là

thứ cây có sóng cực ngắn hoàn chỉnh dùng để hấp thu sinh khí của

vũ trụ

Còn các bông hoa, phản lớn chúng đều có hình loa kèn được ghép

tử những cánh hoa hình chiếc thìa, thậm chí có loại đúng là hình một

cái loa kèn hoàn chỉnh, điển hình nhất là hoa khiên ngưu (còn gọi là

bìm bìm biếc), do đó tên gọi “hoa loa kèn” cũng xuất phát từ đây

Mọi người đều biết, hoa và lá thực vật có chức năng quang hop

Nhưng nếu suy luận theo quan điểm vũ trụ và phương thức tư duy

của Phong Thủy, sở dĩ chúng không phải hình dẹp mà có hình chiếc

thìa là để hấp thụ khí của vũ trụ nhiều hơn Mảnh đất quý hợp

Phong Thủy - nơi tụ khí củng phải có hình dạng này mới được cho là đất tốt Có hai cách để đạt được bố cục núi sông bao bọc, hoặc là cư

trú ở vùng trường khí thiên nhiên tương đối mạnh, hoặc dùng đất đá

để xây dựng mô phỏng những dãy núi bao quanh Núi vây quanh là để hấp thụ sinh khí trong vú trụ, còn sông bao bọc là để ngăn không

(*) Phỏng tỉnh học; khoa học nằm giữa ranh giới của sinh học và kỹ thuật rên cơ sở phân tíh cấu trúc và hoạt động sống của sinh vt

io] =

&

Trang 28

cho sinh khí phát tán đi Đây chính là cách lý giải về quan điểm “núi

sông bao bọc ắt có sinh khí”

Núi sông bao bọc là nơi chứa giữ sinh khí và phải có hình dạng

vuông vức mới tốt Hướng núi bao bọc dựa vào “Cửu Cung Bát Phong”

trong Nội Kinh (hình 3-6) làm căn cứ lý luận Phía Tây phải có núi để

che chán “Cương phong” Tương tự, phía Tây Bắc nên có núi chắn “Chiết phong”; phía Bắc nên eó núi chắn “Đại Cương phong”; Đông

Bắc nên có núi chắn “Hung phong” Đây là bố cục núi bao bọc chuẩn mực được học thuyết Phong Thủy đề xướng

Hình #2 Cửu Cung Bit Phong

Người Trung Quốc cổ đại cho rằng, sức sống của vũ trụ được sinh

ra từ “kh Quản Tử - Khu Ngôn bảo rằng: “Đạo ở trời là mặt trời, ở

người là con tìm Cho nên mới nói: Có khí sống, không có khí sẽ chết,

Trang 29

khí sẽ chấm dứt; vạn vật kháp thế gian đẻu là kết quả hóa sinh của

khi, từ ngôi sao trên trời, ngú cốc dưới đất cho đến họa phúc, số mệnh

sống thọ chết yéu của con người đều có quan hệ mật thiết với khí Ly

luận của thuật Kham Dư được tạo dựng qua việc giải thích “sinh khí”,

vì thế người xưa muốn an cư thì phải chọn mảnh đất “chắn gió tu khí tràn trẻ “sinh khí” Các nhà Kham Dư cho rằng: “Khí gặp gió thì

phân tán, gặp nước thì ngưng tụ” (xem Táng Kinh của Quách Phác), Phạm Nghi Tân người đời Thanh giải thích thêm rằng: “Không có

nước thì khi gió đến khí sẽ phát tán, có nước thì khí ngưng tu lai va

gió sẽ không có, do đó hai chữ Phong Thủy chiếm vị trí quan trong

nhất trong địa học Trong đó, đất được nước là thượng hạng, kế đến là

mảnh đất chắn gió” Nghĩa là nơi gần nước, tựa núi, chắn gió và sinh

khí tràn trẻ luôn là địa điểm cư trú tốt Các nhà Kham Dư đã khái quát lý luận này bàng hai yếu tố quan trọng của mảnh đất là Phong

và Thủy, vì vậy từ “Phong Thủy” sau nảy trở thành danh từ thay thé

cho từ Kham Dư

Gió là hiện tượng gây hứng thú nhất đối với người xưa, họ cho

rằng đó là hoạt động thân kỳ tỉnh khôn cúa sông suối, núi rừng Sau

đây là đoạn văn tả thực vẻ tiếng gió của Trang Tử:

Tử Kỳ nói: “Hơi thở của trái đất rộng lớn gọi là gió Nó không nổi

lên thì thôi, hễ nổi lên thì muôn vạn hang lô củng gào thét hòa nhịp,

riêng người chẳng nghe nó thổi vù vù đấy ư? Những chỗ sâu lõm của

núi rừng, bọng thân cây đại thụ trăm vòng, tựa như mũi, như miệng, như tai, như xà, như vành, như cối, như đất trũng, như vũng cạn, khi thì cùng nhau la hét, nạt nộ, gằm thét, khi thì thì thảm, rủ ri, than

thở, tiếng trước xướng lên, tiếng sau họa lại, gió lạnh thì tiếng họa

Trang 30

“Khí” là trung gian của hoạt động chuyển hóa qua lại giữa trạng

thái rắn, lỏng, khí trên bé mat trái đất và cũng là nhân tố linh hoạt nhất của cơ thể sống trên bề mặt trái đất Nó biến hóa khôn lường

khiến cho con người không thể đoán định được; nó biến đổi trăm chiều, có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm Nhờ có “khí” của Phong Thủy

mà thế giới càng biến hóa muôn sắc muôn màu

_——— ag on Pong Ti

Trong lòng mọi người, rông - con vat của trí tưởng tượng là con

cưng của trời, hoạt bát lanh lợi, biến hóa muôn hình vạn trạng, thoắt -

ẩn thoắt hiện, khi to khi nhỏ, có thể lặn xuống vực sâu, di mây vẻ gió,

nổi mây tạo mưa, vì vậy trở thành đối tượng được mọi người sùng bái

(hình 3-7) Về mặt hình thái, dãy núi có nhiều điểm tương đồng với

con réng, do đó các nhà Phong Thủy đã ví dãy núi như rồng và trực

tiếp gọi dãy núi là “Long mạch” Như trong Quản Thị Địa Lý Chỉ

Mong da nói: “Ví nui như ròng, hình đáng nhấp nhô lên cao xuống thấp”

_ sit vn

Các nhà Phong Thủy mượn

tên của rồng để chỉ hướng đi, sự

biến hóa, uốn khúc, nhấp nhô của

dây núi Vì rồng giỏi biến hóa, lúc to lúc nhỏ, khi co khi dudi, thoắt

ẩn thoắt hiện, lúc bay lúc lặn và thế núi cũng biến hóa khôn lường

Trang 31

Từ “Long” là một trong những khái niệm cơ bản trong Phong

Thủy thường được các thảy Phong Thy ding dé chi day núi Tại sao

lại dùng Long để ám chỉ núi? Muốn hiểu rõ vấn dé này, trước tiên

phải làm rõ điểm khác nhau giữa khái niệm về rồng của phương Đông và phương Tây Rong duoc phuong Đông và phương Tây gọi là loài bò sát trong tướng tượng So với rồng của phương Tây thì rồng phương

Đông trông giống một con rắn hơn, toàn thân như có uy lực thản diệu

Người phương Tây cho rằng rồng là một con vật trong tưởng tượng,

đáng ghét và đáng sợ, ngược lại, người phương Đông lại cho rồng là

một sinh linh hoàn hảo và có sức hấp dẫn trong tưởng tượng Nái một

cách đơn giản, người phương Tây có thể nghĩ tới việc giết chết một con

rong, nhưng người phương Đông lại sùng bái kính nể nó Trạng thái tâm lý này có thể chính là nguyên nhân tại sao các thay Phong Thủy

luôn lý giải một sơn mạch tốt giống như là cơ thể con rông uốn lượn

trập trùng và cuối củng gợi nưi là Long (ròng) Nếu không phải như vậy thì ít ra các thày Phong Thủy đã từng thử so sánh mọi hình thái

của day nui voi dong tác uốn lượn bay múa của rằng Nhân Tử Tu Tri

là bộ sách Phong Thủy rất thịnh hành, nó giải thích cho chúng ta biết

nguyên nhân tại sao các thay Phong Thủy gọi dãy núi là “Long”: “Tại sao các nhà địa lý gọi núi là Long Bởi vì núi biến đổi muôn

hình vạn trạng, khi to khi nhỏ, khi lên cao khi xuống thấp, lúc ngược

lúc xuôi, lúc ẩn lúc hiện, cơ thể co duỗi khác thường, biến đổi thành hình dạng khác nhau chỉ trong gang tấc, xét trong các loài vật, chỉ có

rồng là như thế, do đó gọi núi là Long' vậy”

Tất nhiên không phải tất cả các dãy núi đều được gọi là “Long”

Điều này được giải thích rõ trong Địa Lý Chính Tông - cuỗn sách

Trang 32

“Chôn cất thì chôn ở “Long, không chôn cất ở núi, bởi vì núi là nơi khó lấy nước do 'núï' có tử khí Nhung Long là nơi dễ lấy nước Vì

vậy, ở một số nơi nào đó của TLong' có thể tìm thấy sinh khí Tóm lại,

nên chôn cất ở Long, không chôn cất ở núi.”

Ở Trung Quốc, truyền thuyết vẻ rồng đã có cách nay khoảng

5.000-6.000 năm Tháng 12 năm 1987, tại Tây Thủy Pha, huyện Bộc

Duong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã phát hiện ba bộ tượng rồng đắp

bằng vỏ trai, bộ thứ nhất là “Long hổ mộ”, rồng ở phía bèn phải bộ xương của chủ mộ, đài 178 cm, hổ nam bén trái Tính đến nay, đây là con rong đắp bang vỏ trai được phát hiện sớm nhất tại Trung Quốc,

cách nay hon 6.000 nam (co thé tham khảo hình 1-13 và 1-14) Ngoài ra, tại dì chỉ Ngưu Hà Lương thuộc nền ván hóa Hỏng Sơn”) Liêu

Tây còn khai quật được mảnh ngọc khắc hình lợn và hồ cách nay hơn

5.000 năm; mâm sứ tô vẽ hoa van réng trắng được khai quật tại khu nghĩa trang chùa Tương Phản Đào tỉnh Sơn Tây cách nay 4.500 năm;

mảnh gốm có hoa văn rong được khai quật tại đi chi văn hóa Yén Sư Nhj Ly Dau nhà Hạ ở tính Hà Nam Người xưa rất sing bai rồng nên

gọi nó là rông thần, họ tin rằng rồng có thể mang lại điều tốt lành cho con người, vì thế rỏng được xem là một trong bốn con vật linh trong

Phong Thúy

Phong Thủy phân chia Long mạch theo bốn con sông lớn của Trung Quốc gọi là Tam Đại Can Long Nằm về phía Nam Trường Giang là Nam Long, ở giữa Hoàng Hà và Trường Giang là Trung Long, ở giữa sông Áp Lục và Hoàng Hà là Bắc Long Điểm xuất phat

của Tam Đại Can Long là núi Côn Luân Người ta dựa vào đặc điểm

xa gân, lớn nhỏ từ lúc xuất phát cho đến lúc xuống biển của mỗi Can

Long để phân chia thành Viễn Tổ, Lão Tổ, Thiếu Tổ, càng gan nơi

Trang 33

xuất phát càng già, càng gàn bờ biển càng trẻ Núi già không có sinh

khí, núi trẻ mới có sinh khí, vì thế tìm đất nên tìm ở núi Thiếu Tổ,

chớ tìm tại núi Lão Tổ và Viễn Tỏ Thảy Phong Thủy nói rằng: “Tìm

trẻ không tìm già, chôn đới không chôn no Đón nhận khí của núi trẻ thì trung hòa, chên cất ở núi già thì nhận khí xấu” (Địa 1ý Khảo Sach), Méi con Can Long lại chia thành nhiều đốt, lên một đỉnh mii và qua một khe núi là một đốt Tại sao phải chia đốt? Vì số lượng đốt

nhiều hay ít có liên quan đến thời gian ngắn đài của số may mắn tốt lành: “Số đốt nhiều thì giàu sang ving bẻn, mỗi một đốt là một thời

oai hùng” (Đô Thiên Bảo Chiếu Kinh) Rõ ràng đây là cách nói mê tín của Phong Thủy

Phong Thủy cũng dựa

theo hình thái của dãy núi

chia rồng ra thành Tiến

Long, Thoái Long, Phúc

Long, Bệnh Long Trong đó, Tiến Long là tốt nhất: “Đứng phía sau huyệt

trông thấy từng đốt một

cao dan, như ngựa trời (Theo giáo su Watanahe)

cưỡi mây Con kế thừa cha, cháu kế thừa ông, đời đời được làm quan

mac do bao” (Kham Du Man Hưng) Thoái Long bình thường: “Đứng

phía sau huyệt thấy lớp sau thấp hơn lớp trước, nên biết vùng đất

này chính là Thoái Long, dẫu có tốt lành củng chỉ một đời, nhưng

không lâu sau con cháu sẽ nghèo khở” Phúc Long cũng khá tốt:

“Phuc Long nhờ có tổ tiên tốt, xung quanh trái phải tập trung lại, dau

rằng hình thế không thật sự kết chặt, nhưng loanh quanh yên tĩnh

cũng có thể phán đoán được” Bệnh Long là xấu nhất: “Bệnh Long

biếng nhác hết chỗ nói, sức lực cạn kiệt nửa sống nửa chết, trông

giống như bị cuốc xẻng hủy hoại điêu tàn, dầu cho có trở thành mảnh

Trang 34

3 o be š Dị s 8 S va thuc tién

nhưng nhìn từ góc độ tình trang tốt xấu của môi trường gây ảnh

hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý của con người thì vẫn có thể

lý giải được điêu này Xét về mật tam ly, rõ ràng con người mong muốn môi trường tốt đẹp, thoải mái dễ chịu, vì thế không thể phủ

định điển này một cách thiếu căn cứ

Tổ Sơn của Can Long phải là ngọn núi nổi tiếng, đất dai rộng

lớn, trải đài qua các châu, nối liền với các quận, kéo đài hàng trăm

hàng ngàn dặm Sống núi của Can Long đa số là cương vực ranh giới,

khi nó tạm dừng lại ở eo núi, thường tạo thành thung lúng Những

thung lũng này là đất tốt để xây dựng tỉnh ly, đại lộ “Ngàn dặm là quận lớn, hai ba trăm đậm có thể là một vùng đỏng bằng, trăm dặm chỉ có thể là huyện ly, nhỏ hơn nửa là thị trấn” (Địa Lự Giản Minh)

Về mặt tổng thể thì điều này hợp với quan niệm của người hiện đại

Dưới Can Long lại chia thành Chi Long, nó được kéo dài ra từ

mạch chủ, do đó thuật ngữ địa lý gọi là mạch nhánh Đại Can Long

được phân chia theo những con sông lớn, còn Chỉ Long lại được chia theo dòng suối và khe nước nhỏ Nơi có nước thì kết huyệt, tuy không lâu đời bằng Can Long, nhưng vấn là vùng đất thượng hạng

Đất phẳng củng có Long mạch, dấu hiệu nhận biết nó dĩ nhiên

không rõ ràng như Long mạch ở vùng núi, nhưng vẫn có thể tìm được

vết tích Dấu hiệu của nó là địa hình nhỏ và sông ngòi “Cao hơn một

tấc là núi, thấp hơn một tấc là sông, quan sát sống núi lúc ẩn lúc hiện

của nó, hoặc thẳng hoặc quanh co, thường là vài chục dặm hoặc vài dam, noi bắt đầu có nước và chia thành các eo núi hình chữ bát, hoặc

có dấu vết hơi nhô lên của núi đá, hoặc có day nui hình nén bạc that

khí, nếu phía trước bị dòng nước cắt đứt thì xem xét kỹ dòng nước theo Long mạch, nơi tích tụ nhiều nước gọi là Minh Đường, để tìm

hướng của huyệt Nơi kết huyệt của nó phải tụ khí” (Địa Lý Giản

Trang 35

nguyên, rổng đi chuyển vào trong đất rất khó nhìn rõ, nếu tìm ra

được rồng thì củng không có Huyệt Hạ, bát ngát mènh mông làm sao

bây giờ Đất này gọi là cái cân, chỉ còn cách xem dong nước, nước uốn lượn vảy quanh là Huyét Trung Nếu tìm huyệt mà không chú ý đến nước thì khắp nơi đều bằng phẳng không chút dấu vét Rong nếu gặp nước sẽ ngưng lại thành huyệt, không có nước ngăn cản thì kéo dài vô

tan”

Phong Thủy luôn đặt cho các loại địa hình nhỏ có liên quan đến

rồng những tên gọi đặc biệt như: Thái Tổ Sơn dùng để chỉ những

ngọn núi lớn hoặc nổi tiếng trai dai hang tram dam, bang qua các

châu nối liền các quận, cao lớn khác thường, núi nhỏ nhất cũng phải

trải đài tới cả một vùng, cao vút tảng máy, lúc trời âm u sẽ có mây

mù bao phủ đình núi Thiếu Tổ Sơn chỉ ngọn núi lớn có một số khúc

nằm sau huyệt, còn gọi là Chủ Sơn, Chủ Tinh Phụ Mẫu Sơn chỉ ngọn

nui nam phia sau huyệt một khúc Bên dưới Phụ Mẫu Sơn là nơi

mach tụ lại gọi là Thai, chỗ thắt khí dưới đó gọi là Tức, Chop núi nhỏ

kế tiếp là Dựng, nơi kết huyệt là Dục Những cái tên này thể hiện tôn tỉ trật tự, thứ tự lớn nhỏ của địa hình Từ eao xuống thấp, từ lớn biến

thành nhỏ, từ già biến thành trẻ Địa hình như vậy mới có sinh khí

dung hợp, địa linh nhân kiệt, vận khí vững bền, đây là địa hình

Phong Thủy lý tưởng nhất Từ trên đỉnh Chủ Sơn chia thành chữ bát

lớn gọi là Khai Trướng hoặc Khai Diện, bên trong chữ bát lớn lại chia

thành nhiều chứ bát cờ vừa, bất kề số nhánh nhiều hay ít đều gọi là

Hộ Đai Thiếp mạch bên trong Hộ Đại chia thành chữ bát nhỏ, gọi là

Thiên Dực

Cách đánh giá về trạng thái tốt xấu của Long mạch là phương

pháp thẩm định sơn mạch lâu bẻn, phân biệt sơn mạch lớn nhỏ hưng suy như thế nào Đó chính là: “Phương pháp xác định bàng nguồn nước, do dé Dai Can Long được phân chia theo các con sông lớn, Tiểu

Can Long được chia theo suối lớn và hang động lớn, Đại Chi Long

2 S El

Trang 36

được phân chia theo dòng suối và khe nước nhỏ, Tiểu Chỉ Long chi được phản chia theo kénh rach va muong máng mà thói Quan sát

nguồn nước dài ngắn, lớn nhỏ là có thể thấy được” Phương pháp này

được kế thừa và tổng kết tử quy luật hiện tượng địa lý “giửa hai ngọn

núi nhất định có một dòng nước, giửa hai dòng nước phải có một ngọn nú? trong Sơn Kinh và Vũ Cống Các nhà Phong Thủy cho rằng, sự

sang hèn của rồng đều dựa vào nguồn mạch của Tổ Sơn dài hay ngắn,

ròng có tổ như cây có cội, như sông có nguồn, nguồn xa thì chảy đài, rễ sâu thì lá tốt Dãy núi kéo dài dằng dặc thì cung tiền tài vững bên,

đãy núi ngắn thì phúc phận ngán ngủi Kết quả nghiên cứu của

ngành khoa học địa chất hiện đại cho chúng ta thấy rằng: sự hình

thành của một hệ thống mưi phải trải qua một quá trình phát triển

tương đối dài Hệ thống núi càng lớn, dãy núi sẽ càng dài, thời gian hình thành càng lâu, cấu tạo địa chất càng én dinh Trong Kim Tink Liêu Công Bí Thụ Địa Học Tám Pháp Chính Truyện của Liêu Vũ

thời Tống có nói: “Hệ thống núi cao lớn hùng vĩ là do gốc rễ của nó

bám rộng và cắm sâu xuống đất Gốc rễ lớn nhất định được hình thành từ khối đá cứng chắc, không phải đá thì không thể chống đỡ

nổi sự to lớn đó Núi thấp và nhỏ, nhất định gốc rễ nông và nhỏ hẹp,

đất chiếm phản lớn” Có thé thấy rằng người đời Tống đã biết được

hiện tượng địa chất núi cao được hình thành bởi nham thạch cứng

chấc, núi thấp phan lớn được tạo thành từ đất Điêu thần diệu thâm

thy vé “nhận tông” trong Phong Thủy có lẽ cũng như vậy Đương nhiên người xưa rất thích phương pháp tư duy trực quan lấy hiện

tượng để tiến hành so sánh, “nhận tông” có lẽ còn phản ánh tư tưởng

lấy cái thế nui dài, uyển chuyển để ví von với sự giàu sang lâu bẻn

của con cháu cổ nhân

Nha Phong Thủy còn dựa vào Ngũ Hành gồm Kim, Mộc, Thủy,

Hỏa, Thổ để chia hình thái của núi thành các hình tròn, thẳng, cong,

Trang 37

Hình 39 Hình dạng núi theo Ngũ Hành

Long” (hình 3-8) “Sinh Long” cũng chỉ núi non nhấp nhô, thế núi

sinh động đẹp mắt Gồm đủ cả năm hình thé chi là sự tìm kiếm về

hình thái biến hóa phong phú của núi Ngoài ra, “sinh khf còn bao

hàm cả ý nghĩa có “sinh thái” tốt đẹp Cho rằng “Đá là xương của núi,

đất là thịt của núi, nước là mạch máu của núi, có cây là da lông của

núi”, hình thái núi chứa đầy sinh khí phải eó: “Khí tím như bao phủ,

khói xanh bay bổng bẻnh, mây mù mờ mịt, bốn mùa che khuất; bả mặt đất không xói mòn, màu sắc mỡ màng, cỏ cây tươi tốt, khe suối

mát lạnh, đất thơm tho màu mỡ, đá nhãn bóng sáng Nếu được như

vậy thì khí mới tập trung và ngưng tụ lại” Các nhà Phong Thủy đã

tổng kết và quy nạp ra các loại bố cục giàu sang như “dai than trướng

Trang 38

Khái niệm Phong Thủy sử dụng từ “Long” để miêu tả ẩn dụ hình

thái của núi và nói rd sự chuyển động về hướng huyệt Phong Thủy

của dòng sinh khí điệu kỳ trong núi, suy luận trên đã chứng thực cho

câu cách ngôn “Hình dạng núi phản ánh đặc trưng sinh khí trong đó”

của một thảy Phong Thủy

Trong Địa Lý Chính Tông có một đoạn phân tích về rồng như sau:

“Long có hai phản khác nhau là chỉ (nhánh) và lũng (luống), chôn cất ở

Long lũng không tốt bằng chôn ở Long chỉ; lũng là xương trên thân

rông (mii), con chỉ là thịt trên thân rồng Vì vậy, chôn cất tại xương

của rồng (nham thạch) kbông tốt bằng chôn ở thịt (đất)” Ý đoạn nay

muốn nói vì xương người có thể ngưng tụ sinh khí còn xương nưi

(nham thạch) thì không thể, vì sinh khí chỉ có thể vận hành trong đất,

nên nham thạch không thể truyền sinh khí cho người chết

Xương có nghĩa là nham thạch hoặc núi có đá Chúng ta tiếp tục

phân tích kỹ hơn ý nghĩa của “lũng” và “chi”, chúng khác nhau ở chỗ:

chỉ là chỉ dây núi kéo dài ra tử trên thân chính của rồng hoặc là tuyến sống núi liên tục kéo dai từ trên gò đổi, còn lũng chưa hẳn là mạch

nhánh của rông, mà có thể là bất kỳ nơi nào cao hơn địa hình xung

quanh Vì vậy, rõ ràng núi đất hoặc đỏng thời là gò đồi của Long chỉ

hiển nhiên là huyệt tốt để chôn cất người chết Quan điểm này đã phản

ánh một nguyên tắc Phong Thúy cổ xua trong Tang Thu, d6 la “Trong sơn (núi đá mà cỏ cây không thể sinh trưởng được) là hung sơn”

_

Theo tiêu chuẩn Phong Thủy, rồng có thể được chia thành nhiều chủng loại Việc phân loại rồng là rất cần thiết vì nó có thể giúp các thảy Phong Thủy miêu tả trạng thái điểu hòa Phong Thủy của đất

đai nhà ở từ cde khía cạnh khác nhau Ching loại rồng được các nhà

Trang 39

1 8inh Long (rồng sống) và Tử Long (ròng chết)

Không phải tất cả rồng đêu có thể làm nơi chôn cất, chỉ có Sinh

Long mới làm được điểu này Sinh Long là nhửng dãy núi eó hình

dang như con thuỏng luồng, muôn hình muôn vẻ, hết qua Đông rỏi lại

sang Tây, uốn lượn nhấp nhô, như phóng như bay Còn Tử Long là những dãy núi có hình dáng như con ran chết, dáng điệu tả nhạt, cứng đơ như xác chết Việc phân biệt Sinh Long hay Tử Long là một

trong những nhiệm vụ cơ bản của các thảy Phong Thủy

2, Chủ Long (rỏng chính) và Chỉ Long (rồng nhánh)

Căn cứ vào nguồn gốc khác nhau của ròng, các thầy Phong Thủy đều có thể phan chia rong theo hai nhóm là Chủ Long và Chi Long Sự khác biệt chủ yếu giửa chúng là: Chủ Long là dãy núi cao nhất

của một miễn đất, nó là chỗ dựa vững chắc của những ngọn núi nhỏ

khác; còn Chi Long là một nhánh nhỏ của Chủ Sơn Theo ghi chép

trong sách Phong Thủy:

“Núi Côn Luân là cột đỡ của trời đất Nó nằm ở trung tâm của cả

thế giới, giống như cột sống của can người hoặc đòn déng của ngôi

nhà Bốn con ròng (bốn dãy núi giống như tứ chỉ của động vật) vươn

ra bốn phía của thế giới, trở thành bấn nhánh Đông, Tây, Nam, Bắc Rong nhanh Bac và nhánh Tây chính là núi Không Động cao to, rồng nhánh Đóng vươn thẳng một mạch đến Triểu Tiên, chỉ có nhánh

Nam là đi vào Trung Quốc.”

Cac thay Phong Thiy tin rằng trung tâm của ròng Phong Thủy chính là núi Côn Luân, một trong bốn Chủ Long xuất phát từ đây

chay dài đến bán đảo Triều Tiên, hình thành nên nui Bach Đầu - Tổ Tông Sơn của bán đảo Triều Tiên Bát đầu từ núi Bạch Dau, Chủ

Long vươn dài một mạch về hướng Nam, hình thành nên vô số Chỉ

Trang 40

3 Âm Long và Dương Long

Nếu như rồng (dãy núi) từ chỗ xuất phát di chuyển qua trái và

lượn vòng theo chiều kim đỏng hỏ (như Thanh Long Sơn xuất phát từ

Chủ Sơn) thì gọi là Dương Long (rồng Dương) Nếu như di chuyển

theo hướng ngược lại với Dương Long (như Bạch Hồ Sơn xuất phát từ Chủ Sơn) thì gọi là Âm Long (rồng Âm) Bất kế thế nào thì trong quá

trình di chuyển, Âm Long và Dương Long đều hơi nghiêng lệch vẻ

bên trái hoặc bên phải Vì vậy, thông thường chúng luôn có một ít

nhân tố Âm và Dương

4 Thuận Nghịch Long

Một số bộ phận của Chủ Long hoặc Chỉ Long của nó đôi khi vận hành ngược hướng với Chủ Long, gọi là Nghịch Long Hướng di chuyển của Thuận Long tất nhiên sẽ tràng khớp với hướng của Chủ

Long Chỗ đất tốt thông thường nằm ở nơi Thuận Nghịch Long git

vững trạng thái cân bằng với nhau, như mọi người đều biết, nếu chỉ

có Thuận Long thì núi sẽ không cách nào tập trung được sinh khí vào

một nơi nào đó

no,

Như đã nói ở phản trên, Long (núi) củng giống như thực vật

Long được đề cập trong Phong Thủy là một vật thể sống có thể chuyển sinh khí đến cho huyệt Phong Thủy Thông thường huyệt Phong Thủy nằm ở phần đuôi của Chi Long, cũng giống như bông hoa

nở rộ trên cành cây Cho dủ thế nào, chỉ những nơi có quản thể núi

bao bọc, chắn gió, bên cạnh huyệt có nước và tích trữ được sinh khí

thì mới có thể tìm thấy huyệt Phong Thủy Thông thường những

ngọn núi này là một bộ phận của Long Các thầy Phong Thủy tin rằng chúng được sinh ra để hỗ trợ cho sự hình thành nên huyệt

Ngày đăng: 01/03/2014, 05:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN