1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

phong thủy cổ đại trung quốc tập 1 lý luận và thực tiễn_part3

112 2,2K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 32,94 MB

Nội dung

Trang 1

niệm “Ngủ Hành” nhìn từ tự thân nó vốn có tính tự nhiên và tính khoa học, chứng ta sé ding quan điểm này quan sát “Ngũ Hành” kỹ hơn và

nghiên cứu hàm nghĩa chính xác của nó Nhưng rõ ràng Trâu Diễn đã dùng lý luận này để suy diễn đến sự phát triển, hưng thịnh và suy tàn, bị thay thế của các triều đại Ông cho rằng mỗi vị vua hoặc dòng họ

hoàng tộc chỉ căn cứ vào trật tự của một trong số Ngủ đức trong “Ngũ

Hành” để thống trị đất nước Nhưng trên thực tế, đây là lý luận về sự hưng thịnh và suy tàn của quyên lực thống trị tông tộc, dua nhan su

và lịch sử gộp chung vào một thứ “phép tác” giống nhau với các hiện

tượng tự nhiên mang tính phí nhân loại Nhân sự và giới tự nhiên đều tuân thủ theo những quy tắc bất biến, đó chính là “tương thắng”, Mộc

thắng Thổ, Kim tháng Mộc, Hỏa thắng Kim, Thủy thắng Hỏa, Thổ tháng Thúy, vòng tuản hoàn này cứ tiếp tục mãi như thế Như vậy, mọi sự biến đổi của lịch sử nhân loại đều được cho là sự chuyển hóa

luân hồi một cách tự nhiên của phép biến đổi “tương thăng”, giữa

chúng có chung một kết quả Bất kể là thành tựu của các học giả trước Socrates cũng như trong trường phái Aristotle, và trường phái

Alexander đóng vai trò quan trọng như thế nao đối với nền tảng của khoa học hiện đại, thì nếu muốn tìm trong nền khoa học cổ đại Hy Lạp

một nhân vật tương đương với những nhà chủ nghĩa tự nhiên của

Trung Quốc quả thật không phải là chuyện dễ dàng

Vào khoảng cuối thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, lý luận của Trâu Diễn đã được cụ thể hóa, điều này được thấy rõ trong Ngữ Đế

Đức (đây là một đoạn luận văn ngắn gọn), Bài văn này cũng đã từng

được Tư Má Thiên trích dan Song Ngữ Đế Đức mà ông trích dần với

Ngủ Đế Đức được sưu tập trong Khổng Tử Gia Ngữ và Đại Đới Lễ

Ky sau này có thể không cùng một tư liệu, mặc dù chúng cũng chứa đựng quan điểm giống nhau Chúng ta còn biết có một vị đại thản tên

là Trương Thương (ông mất năm 142 trước Còng Nguyên); vào thời

Trang 2

Tuy nhiên, phản lớn đều do chúng ta suy đoán, nhưng rất có thể những điều mà Trâu Diễn và trường phái của ông ảnh hưởng đến đời

sau không chỉ dừng lại ở những gì vừa kế trên, mà chúng ta có khá đây đủ lý do để hoài nghỉ “học thuật” của họ, bao gôm cả kiến thức về

thiên văn và lịch pháp Sử Ký - Lịch Thư, quyền 26 của Tư Mã Thiên

có nói:

“Sau đó là thời kỳ Chiến Quốc chiến tranh liên miên, các nước

chỉ chú tâm vào việc tranh giành thắng thua, cứu nguy gỡ rối mà

thôi Nào ai còn để mắt tới việc này (soạn lịch pháp)? Lúc này chỉ có một mình Trâu Diễn, ông rành rẽ sự biến hóa đắp đổi của Ngú Hành, cũng như Âm Dương tiêu trưởng Vì vậy mà nổi tiếng khắp chư hảu.”

Trong Sử Ký - Phong Thiền Thư, quyên 28 nói:

“Từ thời Tẻ Uy Vương, Tuyên Vương, bọn Trâu Diễn đã viết sách lập thuyết bàn vẻ Ngũ Hành biến hóa đắp đổi Sau khi Tản xưng đế,

có người nước Tẻ đem (âu vơi vua Tân, Tan Thủy Hoàng bèn tiếp thu

và sử dụng, Nhưng sau bọn Tống Vô Ky, Chính Bá Kiểu, Sung Thượng, Tiện Môn Cao thì đều là người nước Yên Bọn họ chuyên làm

quỷ thần Trâu Diễn nổi tiếng khắp chư hàu với luận thuyết Âm

Dương chủ vận, thế nhưng trong các vùng Yên, Tẻ, các phương si hai thượng lại không thể truyền tập luận thuyết của mình Thế nhưng cũng từ đó những kẻ hoang đường quái dị, phụ hoa an theo củng nổi

lên nhiều không kế xiết

Từ Tẻ Uy Vương, Tẻ Tuyên Vương, Yên Chiêu Vương lại nay, vua chúa sai người ra biển tìm Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu Ba ngọn nui than này tương truyền nằm trong biển Bạt Hải, cách chỗ người ở không xa, nhưng khó một nỗi là sắp tới nơi lại bị gió

thổi đạt ra Nghe nói cũng đã có người tới được, ở đó có tiên nhân và

Trang 3

Đại Trung Quốc ý luận và thực tiền

cửa cụng điện đều xây dựng bằng vàng bac Chưa tới nơi, nhìn từ xa

thì giống như mây, khi tới gần thì hóa ra ba núi than này lại ở dưới

nước Áp sát vào, lập tức bị gió cuốn ra, rốt cuộc không sao tới được

Các bậc đế vương 6 tran thé không ai là không thích thú.”

“Từ đoạn văn vừa chân thật vừa hấp dẫn lôi cuốn người đọc trích

trong S Ký, chúng ta dường như có thể kết luận rằng, học phái chủ

nghĩa tự nhiên của Trâu Diễn không chỉ là người dẫn đường của phái

“Ban Nho Gia” bàn vẻ Ngũ Hành ở đời Hán, mà còn có quan hệ mật thiết với các phương sĩ ở ven biển (nếu nói các Âm Dương gia không

phải là phương sĩ) Về sau những phương sĩ này trở thành một nhóm có thế lực to lớn trong triều đình Hán Vũ Đế

Ở một đoạn văn khác, Trâu Diễn lại đóng vai trò chỉ dẫn cho các học phái sau này Trong Hán 7z, quyền 36 có kể lại một số câu chuyện vào khoảng cuối đời Hán Tôi sẽ trích dẫn nhiều hơn trong những phản thảo luận tới những vấn đẻ liên quan Bởi vì đoạn trích đó liên quan đến việc nhà Nho Lưu Hướng (đời nhà Hán) thời niên

thiếu đã thử dùng phương pháp thủ công để chế tạo vàng (nắm 60

trước Công Nguyên) Nhưng trong doan ghi chép trich trong Han The cũng đã thể hiện rõ rằng, những tập sách huyền bí (hoặc cái gọi là

“Khẩu bi”) của các Âm Dương gia đã truyền bá đến phạm vi của Hoài Nam Vương Lưu An (Hoài Nam Tử) Trong Hứn Thư - Lư Hướng

Truyện, quyền 36 có nói:

“(Lưu Hướng) ham thích phục hưng phương thuật thản tiền”

Hoài Nam có Chẩn Trung Hồng Bảo Uyển Bí Thư Sách nói rằng

thân tiên dùng quỷ vật dé tạo ra vàng, cũng như phương thuật”

sùng đạo kéo dài tuổi thọ của Trâu Diễn Người đời không ai biết đến điều này Thời Vũ Đế, cha Canh Sinh là Đức làm Ngục duyện Hoài Nam đã tìm được cuốn sách đó ”

Trang 4

Dua theo sự công nhận chung của các bậc thảy luyện kim ở các thời đại, đương nhiên có thể nói những trước thuật vẻ thuật luyện

kim vào thế kỷ thứ II trước Công Nguyên đều bắt nguồn từ Trâu

Diễn Nhưng cách nói này cũng chưa hẳn là kết luận cuối cùng Kỹ

thuật luyện kim của Trung Quốc (chúng ta có thể nói rằng, sự ra đời của nó tại Trung Quốc sớm hơn bất cứ nơi nào trên thể giới) rất có

thể được các Âm Dương gia (nhà chủ nghĩa tự nhiên)” khởi xướng

vào thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên

'Theo học thuyết Âm Dương Ngủ Hành, vạn vật trên thế gian đều

do Âm Dương sinh ra, từ trời đất, mặt trời mặt trăng, núi sông, bốn mùa trong năm cho đến vua tôi, nam nử, vợ chỏng đều do Âm Dương tương tác mà sinh ra, và van vật trên thế gian cũng đều được cấu tao bởi năm nguyên tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Quy luật Âm Dương

Ngủ Hành tương sinh tương khác đã hình thành nên sự biến hóa của

tự nhiên, xã hội, nhân sự Ngũ Hành tương sinh là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc Mộc sinh Hỏa, ý chỉ việc khoan cây lấy lửa, cây eó thể nhóm lửa; Hỏa sinh

Thổ nghĩa là lửa có thể thiêu hủy mọi thứ thành đất; Thổ sinh Kim

nghĩa là kim loại được khai thác tà trong lớp đất đá; Kim sinh Thủy nghĩa là bình chậu làm từ kim loại có thể chứa nước (có một cách giải thích khác là khi kim loại gặp sức nóng có thể chuyển hóa thành

dạng lỏng như nước); Thủy sinh Mộc nghĩa là cây cối có nước sẽ trở

nên sum suê tươi tốt Ngũ Hành vừa tương sinh lại vừa tương khắc,

Thủy khắc Hỏa do lửa gặp nước sẽ bị dập tắt; Hỏa khắc Kim do kim

loại gap lửa sẽ bị biến dạng; cây cối bị dao búa chặt đốn, nên Kim

khắc Mộc; cây cối có thể ngăn cản sự xói mòn của đất, do đó Mộc khắc

Thổ; đất cát có thể ngăn chặn dòng nước chảy, do đó Thổ khắc Thủy

Ngủ Hành tương sinh tương khắc, còn có thể khắc chế, chuyến hóa

(Ê) Trên đây căn cứ theo nghiên cứu của Joeeph (nước Anh), Trần Lip Phu dich: Lich Sử Từ Tưởng

Trang 5

3 oe be Eì bì cs rs =Ì fo} > oe a sp I z Là A 8 3 th A § I =

lan nhau, Lang Anh đời Minh có một đoạn văn bàn về quy luật trong sinh, khắc, chế, hóa khá sâu sắc như sau:

“Sinh, khác, chế, hóa, từ lâu đã được bàn đến Sinh, khắc, hóa đều đề nhận biết, chỉ có chử 'chế là khó giải thích rõ Chế là lý do

trong sinh có khắc, trong khác có dụng (tác dụng) Mộc sinh Hỏa,

nhưng lửa lớn cây cối sẽ thành tro tàn; Hỏa sinh Thổ, nhưng đất

nhiều lửa sẽ bị dập tắt; Thổ sinh Kim, nhưng kim loại nhiễu cây cối sẽ không sống được; Kim sinh Thủy, nhưng nước lớn thì kim loại sẽ bị nhấn chìm; Thủy sinh Mộc, nhưng cáy cối nhiều nước sẽ bị ứ đọng

Tuy là tương sinh nhưng đôi lúc lại đối nghịch nhau, đây gọi là trong

sinh có khác Ngược lại trong tương khắc cũng có tương sinh, như

Mộc khác Thầ, thế nhưng đất dày phải có cây khác chế, cho nên rừng núi mới tốt tươi; Thổ khắc Thủy, nhưng nước nhiều thì phải có đất

khác chế, nước nhiêu phải có dé điều chế ngự; Thủy khác Hỏa, lửa

lớn thì phải có nước khắc chế, như vậy mới đem đến thành cong, Héa

khác Kim, kim loại cứng rắn phải có lửa để khác chế, cho nên mới có

việc luyện rèn đỏ kim khí; Kim khác Mộc, cây cối rậm rạp thì phải có

đỏ kim khí để khắc chế, cho nên mới có rìu búa chặt, đốn Đại loại cho rằng việc khác chế là tốt đẹp Như thế là trong khắc có dụng, cho nên mới gọi là khác chế, chứ không bó hẹp trong sinh khác mà thôi." (Thất Tu Loại Cảo - Thiên Địa Loal)

Tac phim La Thi Xudn Thu da dùng toàn bộ học thuyết Ngũ đức

để giải thích về các triều đại trước nhà Tân, đồng thời kết hợp Ngũ

Hành với Ngủ sắc (năm màu);

“Đại phàm một ông vua sắp nổi lên, trời ắt có điềm báo cho ha dân Vào thời Hoàng Đế, trời cho thấy trước một con giun lớn, một

Trang 6

“Mộc khí tháng rồi” Mộc khí tháng cho nên sắc thì chuộng màu xanh,

công việc là Mộc Đến thời vua Thang, trời cho thấy trước một lưỡi

dao kim loại ở dưới nước Thang nái: im khí thắng rồi" Kim khí thắng, nên sắc thì chuộng màu trắng, công việc là Kim Đến thời Văn

Vương, trời cho thấy trước một vảng lửa, con xích điều ngậm đan thư đậu ở đàn tế đất nhà Chu Văn Vương nói: ‘Hoa khí thắng rồi” Hỏa khí thắng, nên sắc chuộng màu đỏ, công việc là Hỏa Thay thế Hỏa at là Thủy Trời sắp cho thấy Thủy khí bốc lên Thủy khí thắng, cho nên

sắc chuộng màu đen, công việc là Thủy.” (La Thị Xuân Thu - Ứng

Đồng)

Ro ràng đây chính là cách quy kết toàn bộ diễn tiến lịch sử vào

trong Ngủ Hành tương khác Hoàng Đế hợp với Thổ đức, ton sing

màu vàng; vua Vú lên ngôi la Méc khắc Thổ, vua Thang hợp với Kim, vua Thang đời Thương thay thế vua Vũ đời Hạ là Kim khắc Mộc; vua

nhà Chu là Hỏa lên ngôi thế vua nhà Thương tức Hỏa khắc Kim; theo

nguyên lý Ngủ Hành tương khắc thì Thủy tất sẻ khác Hóa, vì thế đoạn văn trên có ý “thay thế Hỏa at la Thủy” Tương truyền Tần

Thủy Hoàng chịu ảnh hưởng của lý luận này, đã thi hành một loạt giáo lệnh phù hợp với “Thủy đức” Sử Cương Bình Yếu của Lý Chí đời

Minh khi bàn đến điều này đã nói: “Đảu tiên, Trâu Diễn người nước

Tả đã bàn luận đến toàn bộ sự vận hành của Ngủ đức, sau này, Tản Thủy Hoàng đã sử dụng học thuyết đó, óng cho rằng nhà Chu là Hỏa

đức, Tàn muốn thay thế Chu thì phải dùng Thủy đức nên Tản Thủy Hoàng đã sửa đổi năm, tất cả những ngày lành tháng tốt của triều đình đều bất đâu từ ngày mồng một tháng mười Âm lịch, trang phục,

cờ hiệu đều \à màu đen” Người xưa đã dùng Ngũ Hành để làm căn cứ

phân chia bốn mùa trong năm, Xuân Mộc, Hạ Hỏa, Thu Kim, Đông Thủy, Thổ kết hợp đủ cả bốn mùa Tháng mười là mùa Đêng thuộc Thủy, dé ứng với ý nghĩa “Thủy đức”, Tản Thủy Hoàng đã sửa đổi

Trang 7

mười, trong Ngủ sắc, màu đen tương ứng với Thủy, cho nên trang

phục, sờ hiệu của người Tân đẻu dùng màu đen Từ đó vẻ sau, việc

thay đổi triều đại đều được dùng Ngủ Hành tuân hoàn để giải thích Dùng Ngủ đức chu chuyển để giải thích vận mệnh của vương

triểu qua các thời đại, đồng thoi van dung Am Duong Nga Hanh dé

giải thích những sự kiện lich sử trọng đại và mọi biến động của các

triểu đại đó chính là thuyết “Ngủ tế” Thuyết Ngủ tế bắt nguồn từ

Thị Nội Truyện, Mạnh Khang nói: “Trong Thi Noi Truyén viết: Ngũ

tế là Mão, Dậu, Ngọ, Tuất, Hợi Vào những năm Âm Dương xoay van

trùng hợp sẽ có những biến cố làm tiêu vong triều chính” “Mão, Dau,

Ngọ, Tuất, Hợi thuộc Địa Chi, địa là Âm, phối hợp với Ngủ Hành, Mão là Mộc, Dậu là Kim, Ngọ là Hỏa, Tuất là Thỏ, Hợi là Thủy, vào những năm này (tức tính theo năm Can Chi, khi gặp Mão, Dậu, Ngo,

Tuất, Hợi chúng sẽ trùng khớp với Ngũ Hành tương ứng), thời điểm

Âm Dương xoay vẫn trùng hợp, nẻn chính trị của đất nước sẽ xuất

hiện những biến động to lớn” (Hán Thư - Dực Phụng Truyện, quyền

75),

Trong dân gian, trong xã hội đời thường, phản lớn người xưa đều tin rằng giửa trời, đất và con người luôn tôn tại quan hệ nhân quả bí

ẩn, thâm sâu khó đoán, vì thế khi chọn Dương trạch (nhà ở) hay Am

trạch (phần mỏ), họ đều mong muốn tìm được một mảnh đất quý có

Phong Thủy tốt, vừa thuận theo ý trời vừa hợp với lòng người, lại có

được may mắn của địa mạch Nếu như nhà cửa đất dai ảã được chọn và xây cất mà chủ nhà không trường thọ, con cái hiếm hoi, tai họa

liên miên, có thể là do đất ở không tốt, Phong Thủy xấu, nhất định

phải đi mời ngay thảy Phong Thủy đến giải trừ để điều hòa mối quan hệ giữa trời, đất và con người

Trang 8

sinh thái củng có quan hệ gắn bó với vận mệnh, thành bại, giàu

nghèo, sang hèn, lành dữ, họa phúc của cơn người Bởi vì sức sáng tạo

và tính chủ động của con người có thể làm thay đổi môi trường, khiến

môi trường thích nghỉ với con người, phục vụ cho con người

Vào thời Tản Hán đã xuất hiện thày Kham Dư (Phong Thủy)

chuyên làm nghề xem Phong Thủy nhà cửa, Sử Ký - Nhật Giả Truyện ghi lại rằng: lúc Hán Vũ Đế mời các phương sĩ chọn ngày lành tháng tốt, thì thảy Kham Dư đã được xếp vào hàng ngủ thuật sĩ Vào thời Tây Hán còn xuất hiện cuốn Khơm Dư Kim Quy la tac phẩm nổi tiếng chuyên bàn về thuật Kham Dư, Ban Cố (Hán Thư - Nghệ Văn Chi) da xếp nó vào trường phái Ngủ Hành

Các trường phái học thuyết Phong Thủy cổ đại Trung Quốc mọc

lên như nấm, điều này đã được chứng minh qua lời miêu tả của Lang Anh đời Minh: “Các phương sĩ trên đời, người có sách Đào thì xưng là Đào, kẻ có sách Quách thì sùng bái Quách, những kẻ có sách Dương, Tang và những sách khác, họ cùng tranh cái ở ạt, thật giả lẫn lộn Trên đời thiếu những bậc thánh hiển, rốt cuộc khó mà phân biệt, toàn là những kẻ đâm ô dui mù, khắp nơi trong thiên hạ đều là cảnh ngu sỉ hoảng loạn, dựa vào đó để gây ra hậu quả, ở đâu cũng thấy Không chỉ riêng cái lý thôi đâu, mà chỉ riêng cái thuật của họ cũng không tỉnh”

Chu Quốc Trinh đã phát biểu những nhận định của mình vẻ học thuyết Phong Thủy như sau:

“Phong Thủy có thẻ gặp, chứ không thể tìm kiếm, cao quý thay!

Những chỗ đất tốt trong trời đất, ngoài nhửng nơi đô hội như quận

ấp, làng xóm ra, thì các đại gia thế tộc đều chiếm hết Những người

chiếm được thì đời này truyền cho đời khác, tức là giửa chừng có suy

Trang 9

Đại Trung Quốc ID 8U 0i

phải hoàn toàn như thế thì cản phải xem xét riêng, điều đó không phải do đất Ta từng cho rằng, đế vương cắt đất phân phong tuy cơ bị phế bỏ, trời tặng đất thì chưa hè bỏ, phải tu đức để được tiếp nhận, chính là cầu trời ban cho số mạng dài lâu Thế nào gọi là cầu? Tuyệt

đối không phải là càu khấn, cầu mà đạt được cũng là ý trời, là chứng nghiém cua viéc biét cau Chw ‘cau’ mang nghia ham suc, chu ‘tim’ mang nghĩa nông cạn, cái mà các tiên thánh chê bai rẻ rung Ta da tìm kiếm hơn ba mươi năm, quá ư thô bỉ! Vội vàng tìm hiểu chi ‘cau’ thì đã muộn Ôi! Ai chẳng phải là trời! Chi bằng đẹp lòng mình đi là hơn cả.”

Chúng ta phải thừa nhận rằng, lý luận Phong Thủy cổ đại cũng

có chỗ hợp lý của nó Lý luận Phong Thủy cổ đại chú trọng điều hòa

quan hệ giửa môi trường sinh thái và sự tồn tại của con người, thông qua việc điểu hòa mối quan hệ giữa trời, đất và con người, chọn lựa

một môi trường sinh thái thích hợp với sự sinh tỏn và phát triển của

loài người Đặc biệt là lý luận về sự lựa chọn Dương trạch và xây

dựng nhà cửa, yếu tố hợp lý càng lớn hơn, nó đặc biệt chú trọng sự

thống nhất hài hòa của mòi trường tự nhiên như cay cối, gò đổi, địa chất, đường sá, nguồn nước, núi non, địa mạo, dia ly, dia thé, dia hình, theo đuổi sự hài hòa dung hợp thành một khối tự nhiên của môi

trường xung quanh và vật thể kiến trúc Đây là cơ sở nền tảng của văn hóa kiến trúc cổ đại Trung Quốc Lý luận kiến trúc cổ đại Trung Quốc không chỉ chú trọng đến đặc trưng thẩm mỹ về bố cục và thiết kế, củng như kết cấu và nguyên vật liệu của các vật thể kiến trúc mà cảng chứ trọng hơn mối liên hệ của mòi trường và vật thể kiến trúc,

cố gắng đạt tới sự hài hòa của môi trường sống và vật thể kiến trúc Qua đây ta có thể khẳng định, lý luận kiến trúc cổ đại không thể tách

Trang 10

“Đạt đến sự trung hòa, trời đất ổn định vi tri, van vat sinh sôi

nảy nở” là quan niệm trọng yếu của Phong Thủy “Thượng trung chính” là một trong những quan điểm của Chu Dịch Một nguyên tắc quan trọng của C#w Dịch là “thời trung”, tức cho rằng một quẻ có sáu

hào, hào số hai và hào số năm nằm ở giửa quẻ trên và quẻ dưới,

thông thường thì hào giữa luôn tượng trưng cho sự tốt lành, vì vậy

xem “trung” (chính giữa) hoặc “trung chính” là trạng thái tốt đẹp nhất của sự vật Ví dụ quẻ Nhu (=) được giải thích rằng: “Ở vị trí của trời, vì ở vào ngôi trung chính”; quẻ Tụng được giải thích

rằng: “Lợi về đường xuất hiện đại nhân, luôn giử đạo trung chính”; quẻ Đông Nhân được giải thích rằng: “Văn minh cương kiện, giử

đạo trung chính mà dung nạp ứng xử, người quân tử luôn chính

đính” Đây chính là đạo lý của Trung Dung Nho gia xem sự trung hòa là trạng thái lý tưởng để vạn vật tổn tại và phát triển

trung hòa

Trung Dung noi rang:

“Những cảm xúc mừng, giận, buỏn, vui chưa thể hiện ra gọi la

trung, đã thể hiện ra nhưng luôn khoan hòa thì gọi là hòa Trung là cái gốc lớn trong thiên hạ; hòa là đạt đạo của thiên bạ Đạt đến sự

trung hòa, trời đất ổn định vị trí, vạn vật sinh sôi nảy nở.”

Theo nghiên cứu của Trình Kiến Quân, “trung hòa” được xem là tư tưởng chỉ đạo triết học và biện pháp hữu hiệu trong việc xử lý

chính trị, vì vậy quan niệm này được rất nhiều nhà thống trị của các

triều đại trong lịch sử xem trọng Nhưng làm thế nào mới có thể “thượng trung” và đạt đến trạng thái “trung hòa”? Đó chính là phải

thực hiện được nguyên tắc “không thiên vị bên nào, không thái quá mà cũng không bất cập” của Trung Dung Nha triết học duy tâm họ Trình đòi Tống đã giải thích Trung Dung rằng: “Không thiên vị bên

nào gọi là Trung, không thay đổi gọi là Dung; Trung là chính đạo

le ea

=

Trang 11

» EI = Là a = 8 a I E 5

trong thiên hạ, Dung là định lý trong thiên hạ” Đồng thời cho rằng,

“tam pháp truyền thụ đạo Khổng” của Trung ưng là một trong

những tỉnh hoa của tư tưởng triết học Nho gia

“Trung” la vi tri, phương hướng trong không gian, là chừng mực xử lý sự việc, Chỉ có trung thì vẫn chưa được, còn phải có “thời”, có sự

phối hợp giữa thời gian và thời cơ mới tốt Nói về “thời”, Thoán (lời

qué) cho rằng điểm lành dữ trong sáu hào của tring quái khác nhau do điểu kiện vị trí, thay đổi theo thời, cho nên hành động theo thời

được xem là đao đức cao đẹp Như quẻ Đại Hữu cho rằng:

“Thuận theo trời mà hành động theo thời, do đó thuận lợi tốt lành” Qué Tén (ZS) giải thích rằng: “Tùy theo thời mà giảm cương tăng nhu, tăng, giảm, day, voi cùng thực hiện theo thời” Quẻ Cấn ) cho rằng: “Thời dừng lại thì dừng lại, thời vận hành thì vận hành,

động tĩnh luôn gắn liền với thời, con đường di mới trong sáng”

Nho gia cũng chú trọng đến “thời”; Mạnh Tử thì tôn sùng “thời” Ông khen ngợi Khổng Tử rằng: “Khổng Tử là vị thánh của thời” (Mạnh Tử - Van Chương) Ý nói Không Tử luôn hành động theo thời,

cho nên được gọi là thánh nhân Mạnh Tử nói: “Giữ ở chính giữa mà

không quyền biến, củng giống như giử một đầu vậy” Chu Hy còn cho rằng: “Hai đầu không thiên lệch vẻ bên nào là chính giữa”, giữ lấy hai đầu sử dụng chính giửa là “dùng hai dau để chọn một chỗ vừa vặn”, Đạo Trung Dung này đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của hai

mặt chính phản, chủ trương sử dụng biện pháp “đạt đến trạng thái trung haa”, lam cho nó đạt được sự cân bằng, hòa hợp nhịp nhàng, hài hòa, tiến tới yêu cầu đạt được sự thống nhất, nhằm tránh làm cho

cuộc đấu tranh trở nên thêm gay gắt và ngăn chặn sự chuyển hóa của

mâu thuẫn 7hoán cho rằng, “trung” và “thời” liên quan với nhau, từ đó xem “thời trung” — dựa vào thời mà thực hiện đạo Trung - là

nguyên tắc và chuẩn mực cho hành vi của con người Quẻ Mông

Trang 12

hanh thông” Câu này có nghĩa là khi làm việc chỉ cản hành động phù

hop thời cơ và nắm vững nguyên tác Trung Dung một cách đúng mực

thì mọi việc sẽ thuận lợi suôn sẻ Thuyết “thời trung” chính là học thuyết của Nho gia, vì vậy Thoán da đưa ra thuyết vị trí chính giữa để giải thích điềm lành dữ của quẻ

Đạo Trung Dung là phẩm chất đạo đức tốt đẹp quan trọng của

văn hóa Trung Quốc Theo nghiên cứu của Trản Lập Phu, làm theo trung thì không thiên vị, không thiên vị thì mọi việc đều yên bình,

mọi người đều hòa thuận Sự phát triển tri thức của nhán loại là nhờ

vào việc quan sát thấu đáo đầu đuôi của sự vật để có thể hiểu rõ bộ mặt ban dau của sự vật trong trạng thái luôn luôn biển đổi Nếu theo

hướng cực đoan sẽ dé mae phai sai Jam “vật cực tất phản”,

Gần đây, giáo sư Đậu Tông Nghỉ thuộc khoa Lịch sử trường Đại

học Florida Atlantic cia My đã chon đẻ tài “Quan niệm Âm Dương

trung hòa và tư tưởng khoa học hiện đại của Trung Quốc” để trình bày kết quả nghiên cứu của ông:

“Trước đây, tôi cho rằng khái niệm Âm Dương Thái Cực của Nho gia, Dao gia rat gan với phép biện chứng duy vật, sau đỏ tôi đọc được

tư tưởng của Marx đề cập đến sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với triết học Hegel và tư tưởng xã hội chủ nghĩa ớ Tây Âu trong Nem

York Tribune và quyền Gia Tộc Thẩm Thánh, và học thuyết duy vật

biện chứng của Joseph - tác giả quyển Lịch Sử Khoa Học Kỹ Thuật Trung Quốc nỗi tiếng khắp thế giới - bắt nguồn từ Trung thổ, sau khỉ

được khoa học hóa bởi tư tưởng Marx cũng lại quay vẻ nơi bắt nguồn

của nó, ban than tôi cũng cảm thấy kinh ngạc Gần đây tôi phát hiện

rằng hệ thống số Nhị nguyên được máy tính điện tử sử đụng và hệ

thống quẻ Âm Dương được Thiệu Ung sắp xếp chì khác nhau vẻ mặt

Trang 13

minh ra thuyết lượng tử đã sử dụng hình vẽ Thái Cực của Chu Đôn

Di làm biểu tượng cho huân chương của ông, tôi lại càng thấy kinh

ngạc hơn Sau năm 1980, Nhật Bản đã trở thành trung tâm khoa học

kỹ thuật vượt qua cả các nước châu Âu và châu Mỹ, đồng thời quay trở lại xem luân lý Nho gia là nguồn gốc dẫn tới sự giàu có của mình, họ không nhìn quan niệm Âm Dương bằng con mắt phục cổ tòn sùng Khổng Tứ Tham chí có người còn dủng quan hệ Âm Dương để làm sáng tỏ lại giá trị của thần đạo, sách cia Tu Dé Tu Khang chính là

một ví dụ Trong trào lưu tư tưởng cận đại, triết lý Nho gia và phép biện chứng duy vật rất giống nhau và là tư tưởng được người dân trong nước đán nhận

Ngày nay thuyết lượng tử đã ra đời, nó không chỉ có ích cho phép duy vật biện chứng đang thịnh hành mà quyển sách PÖ⁄£p Biện Chứng Và Vật Lý Hiện Đại của Janowski (người Liên Xô) cũng có sự phát huy to lớn, đồng thời làm phong phú thêm khái niệm Âm Dương Thái Cực, Nhưng thuyết lượng tử cũng đã phủ nhận quan điểm nhận thức duy vật và duy tâm, đường như có sự ủng hộ mới đối với nhận thức chấp trung của Nho gia: “Người giữ ở giữa, giữ ở giửa mà không quyền biến, củng như lệch một phía” Điểm hạn chế của chủ nghĩa duy tâm đã sớm được các nhà duy vật chỉ ra Nhưng do sự phát triển của thuyết lượng tử, cho nèn duy vật cũng khó đứng vig được Ngày

nay, các nhà khoa học có thể tính được rằng: một người nặng 165

pound (= 74,84 kg) được cấu tạo từ 7,0 x 10% hat quark (hạt vi lượng), 6,ð x 10°8 hat quark và 2ã x 10” điện tử Thế nhưng nếu đem những hạt này đặt chung với nhau, chắc chắn không thể tạo ra

Trang 14

chuyén binh thuéng Gan day Noma Chadeon phát hiện thấy đoạn

phim từ những tấm phim nhựa riêng lẻ nối tiếp nhau được máy chiếu phim phát ra là vai trò tổng hợp của bộ nảo hoặc tâm lý con người,

chứ không phải là phim vat chat tao thành một hình ảnh biết chuyền động Lượng tử học chỉ ra rằng, cơ quan cảm giác của con người và

những công cy sử dụng từ mắt truyền đến não bộ có ảnh hưởng sự vật khách quan Nhận thức của con người về nguyên tử không phải là

trực tiếp quan sát phân tích, mà đảu tiên là tưởng tượng, sau đó

nghiên cứu, chứng minh trong phòng thí nghiệm lớn Vì con người là một phan của vũ trụ nên không có cách gì tìm được những hạt riêng lẻ để làm thí nghiệm, cho nên nhận thức là tác dụng tương giao giửa

tam lý người và sự vật (tâm vật giao hỗ), không duy tâm, củng không

duy vật

Sự phát triển của lượng tử học không chỉ đem lại sự đánh giá

mới cho quan điểm nhận thức chấp trung về tâm vật giao hỗ của Nho

gia, mà còn bởi những phát hiện mới khá gần gửi với khái niệm Âm Duong Thái Cực, làm cho nguyên lý Âm Dương tương phản tương thành có thể sửa chửa những sơ hở trong “chất đột biến” của biện chứng duy vật và duy trì tác dụng cơ bản của biện chứng duy vật Ngày nay, trì thức khoa học được xem là đáng tin cay nhất trong tri thức nhân loại, mà tri thức khoa học lại mang tính lịch sử Vật lý Newton được thuyết tương đối của Einstein cải chính lại Thuyết tương đối Einstein được thuyết lượng tử bổ sung thêm Thuyết lượng tử hồn tồn khơng bác bỏ thuyết tương đối và định luật Newton, nhưng nó đã có những nhận (hức sâu hơn về bản chất của vũ trụ và

những hiện tượng của các hạt mà vật lý kinh điển chưa đẻ cập tới và

chưa thể giải thích được Thuyết lượng tử chỉ ra giới hạn của quy luật nhân quả và tính không tất yếu, tính đại khái của định luật khoa học và sửa chửa tính khơng hồn chỉnh vụn vật nông cạn của phái phân

tích Bản chất của vũ trụ rốt cuộc là như thế nào? Ngoài những hiểu

Trang 15

to > E = ey E rw a 8 = a s =

lại vẫn đang nằm trong suy đoán của con người Các nhà khoa hoc đều cho rằng có lực vạn vật hấp dan, thế nhưng lực vạn vật hấp dan

rốt cuộc là gì thì họ lại không giải thích được Các nhà vật lý học muốn tìm ra một lý luận thống nhất tử trong học thuyết của Newton và Binsteín để giải thích cho mọi hiện tượng tự nhiên Tìm mãi thì phát hiện ra ràng, lịch sứ và xu hướng phát triển tiến hóa của vi trụ được phản ánh bên trong một nguyên tử, vật chất cấu thành của

nguyên tử, vừa tương phản lại vừa tương thành Hạt proton có phản

proton, điện tử có phản điện tử, notron có phản nơtron, hat vi lượng (quark) có phản ví lượng, ngay cả ở vật chất cũng có phản vật chất, vì

sao lại như vậy? Các nhà vật lý học biết rằng sự khác nhau giữa các

hạt cơ bản là do điện tích àm đương trái nhau, nhưng họ vẫn không hiểu tại sao lại như vậy Lực hút mạnh gắn kết các hạt cơ bản lại tạo thành nguyên tử, nguyên tử cấu tạo nên muôn sự vạn vật; khi lực

hút yếu chúng cũng phân tán tạo thành van vật Lực vạn vật hấp dẫn

khiến cho mọi sự vật hiện tượng tồn tại có vị trí hình thái của nó Vì vậy mọi sự vật hiện tượng luôn sinh sôi nảy nở không ngừng và biến hóa vô cùng Thế nhưng dù biến hóa như thế nào, những sự vật này van không tách rời được cái gốc của nó là hạt vi lượng và hạt nhẹ Bohr từ lâu đã hiểu rõ mỗi quan hệ từ tính tương phản tương thành

là nguyên lý eơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi sự vật, đồng thời kêu gọi mọi người thừa nhận tính hai mặt hoặc tính

bắt chước sóng và hạt của ánh sáng được phát hiện ở hạt vi mô Không coi sóng là hạt, hay dùng sóng thay thế hạt, mà chỉ cản chọn một hiện tượng giải đáp vấn đẻ Nguyên lý tương phản tương thành

này thể hiện rô nhất mối quan hệ tương quan của chứng thông qua

khái niệm Âm Dương Trong nguyên lý của Bohr dịch là nguyên lý bổ sung cho nhau hoặc cùng phối hợp thì hơi gượng ép, hẹp nghĩa Xét

theo nghĩa của từ, cùng phối hợp không phản ánh day đú nghĩa gốc

của từ tương phản, bởi vì những sự vật có cùng tính chất mới có thể cùng phối hop, vé mat logic, hat và sóng tương phản nhau, điện tích

Trang 16

ém Am Duong qua đơn giản, không cân

thiết phải nói đến; nó bị triết học hóa quá nhiều nên đã làm giảm di

giá trị khoa học của nó Sự phê bình này khó mà chấp nhận Định luật của Newton và Einstein chàng phải đều rất đơn giản day u?

Không phải Einstein đã nói rằng điều chí lý ai cũng có thể hiểu rỏ đó

sao? Và chẳng phải nhóm nghiên cứu của Bohr đã nói lượng tử học cũng mang tính triết học và có thể áp dụng trong các lĩnh vực khoa học như tâm lý, sinh lý, kinh tế xã hội v.v hay sao? Chính vì như vậy, nên sự tác động qua lại của Âm Dương hay Nhất nguyên luận của Âm Dương biện chứng không những có thể sửa chữa được những sơ hở trong “chất đột biến” của thuyết duy vật biện chứng mà còn rất hop lý, lại có thể phù hợp với nhứng phát biện mới của khoa học,

không đến mức phú định hoàn toàn giá trị cơ bản của biện chứng duy

vật Chẳng phải Nho gia cũng nói “thiên nhân hợp nhất” sao? Đó chính là cho rằng tự nhiên và con người cùng chịu sự chi phối bởi một

quy luật, điều này giống với tiền đề của thuyết duy vật biện chứng, Bốn nguyên tác lớn của thuyết duy vật biện chứng cũng gắn giống với

triết lý của Nho gia (1) Mọi sự vật hiện tượng đang biến đổi, mâu

thuẫn là cái gốc của sự thay đổi Kinh Dịch nói về sự thay đổi, Âm

Dương nói về máu thuẫn; (2) Lênin nói về sự đối lập thống nhất,

Đồng Trọng Thư thì nói về tương phản tương thành; (3) Duy vật biện

chứng bàn về quy luật “chất đột biến”, còn Âm Dương xem trọng sự

tác động lẫn nhau; (4) Duy vật biện chứng chú trương thực tiễn, Nho

gia chủ trương thực hành Trong L¿ Ky, Không Tử có thuyết “không ăn không biết mùi vị” Engels nói chưa ăn banh pudding thì sẽ khơng

Trang 17

es 4 Ẽ 3 a > = thực tiến

(1) Lượng tử học đã chứng minh mối quan hệ tương phản tương thành là có tính từ cực, chứ không có quan hệ về chất và lượng Giữa Àm Dương có sự tiêu trưởng qua lại, nhưng chất và lượng thì không; (2) Chất tôn tại trong lượng, nhưng chúng không thể cing song song tồn tại Con Am Duong thi như cực Nam và cực Bắc có thể đông thời tôn tại Có thể lấy Dương tượng trưng cho nam, Âm tượng trưng cho

mi C6 thé lay nam làm chất nhưng không thể dùng nữ làm lượng, (3) “Chat đột biến” hay biến đổi qua lại của chất và lượng đều là tác

dung hóa học, phải sử dụng nhiệt độ hoặc áp lực để thúc đẩy sự biến đồi, hay do enzim tạo ra chứ không phải là tự phát, nhưng sự biến đổi

qua lại của Âm Dương lại là sự tự phát Hạt nhán nguyên tử không

sinh ra biến đổi hóa học, cho nên ngoài hiện tượng chất và lượng thay đổi trong lượng tử ra, tác động của Âm Dương có thể khái quát được

sự thay đối của hạt nhân nguyên tử; (4) Những hiện tượng sinh vat

chỉ ra rằng lượng thay đổi chưa hẳn sẽ kéo theo chất thay đồi Nhiệt

năng của đô ăn (calo) gây những biến đổi đột ngột dẫn đến cái chết,

nhưng khó nói là chất sẽ thay đổi “Chất đột biến" là thuyết sự gián đoạn của quá trình tiệm tiến, không chỉ lắn lộn với vai trò giới hạn,

ma con không thể nào có được Sự thay đổi của sự vật không thé bi

gián đoạn; (5) Những sự vật mới được sinh ra từ sự thay đối vé chat, tất nhiên vẫn có chất và lượng, nhưng chất và lượng của chúng không giống với chất và lượng của sự vật ban đảu, như vậy mới có sự phân biệt giữa cái mới và cái củ Một cặp hạt vi lượng và phản vi lượng sau

khi trải qua sự biến đổi phân tử và quang tử lại sinh ra một cặp hạt

ví lượng - phản vi lượng khác Hiện tượng lượng tử mang tính hai mặt này được duy trì liên tục giửa cái cũ và cái mới Chính vì vậy nên sự vật sinh sôi không ngừng, giống như Khổng Dinh Đạt từng nói: “Dịch lý đơn giản mà bất biến”

Nhung tac dong qua lai nay cia Am Duong khóng bác bỏ hay thay thé khái niệm chất va lượng, ma chi là đưa khái niệm chất và

Trang 18

Téng ban luan, chat la ly, lượng là khí Chất là cái làm ra bản chất sự vật, không phải siêu hình; lượng định đạng hình thể sự vật, cũng

không phải siêu hình Như vậy, Âm Dương Thái Cực cùng lý (chất) và

khí (lượng) tạo thành một hệ thống nhất, có thể gọi là Nhất nguyên luan Am Duong biện chứng, nó có thể chỉ ra quy luật phát triển của

lịch sử chính là quá trình tìm kiếm sự hài hòa, cân bằng trong sự

mâu thuẫn của sự tần tai va phát triển để thai nghén ra cái mới của sự vật Vì vậy, quan niệm Ấm Dương Thái Cực truyền thống củng

phải được tu chính Phản đưới đây sẽ dùng các phát hiện khoa học

mới để kiểm tra lại tính chân thật, quy luật và những chỗ cẩn tu

chính trong Nhất nguyên luận Âm Dương biện chứng:

Thứ nhất, quan hệ giữa tinh hai mặt và tính đồng nhất trong sự tồn tại và phát triển của mọi sự vật

Do sự phát triển của lĩnh vực hạt, lượng tứ học đã phát hiện ra “Kết cấu cơ bản nhất của mọi vật chất là sự đối ngẫu, mỗi hạt đều có

một phản hạt, hai hạt này có cùng thể tích nhưng điện tích àm dương

trái ngược nhau”, “Mọi vật chất đều được tạo thành từ hai loại hạt

này” Đây là hiện tượng phẩ biến trong sự tên tại và phát triển của

mọi sự vật hiện tượng Sự tác động qua lại của Âm Dương là đặc trưng lớn nhất cho mối quan hệ nhiều tảng bậc, nhiều dạng thức, cực kỳ đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp, cơ bản nhất mà lại vô cùng

nhất này Hình vẽ thiên thể ba chiêu được các nhà vật lý học vú trụ

đo vẽ theo quang phổ đã chứng tỏ các thiên thể như Ngân hà và lỗ den vũ trụ được dự đoán có xu thế tồn tại và phát triển mang tính hai mặt 30 năm gần đây, giới sinh học đã phát hiện ra ADN trong tất cả

sinh vật đều giống nhau, đó là cặp xoắn kép nucleotic được kết hop bởi một chuỗi dài và một chuỗi ngắn cũng là từ một cặp mà hình thành tính hai mặt Khi nam nử giao hợp, 23 cặp nhiễm sắc thé của

nam kết hợp với 23 cặp nhiễm sắc thể của nử tổ hợp thành 46 cặp

Trang 19

o sọ s ¬ s g E = E E

lại phán thành bốn, bốn lại tách thành tám Sau ba ngày sẽ tách

thành 32, rỏi thành 64 Quá trình đi truyền sinh ra màm sống mới là như vậy Song quá trình này lại vô tình khớp với hệ Nhị nguyên của

Thiéu Ung va Leibniz

Thiéu Ung Day thu tu 64 qué Duong cet Am faecal cae 7) Se 64 Leibniz Bảng số Nhị nguyên Tá 0 1 Bật — tính toán điện tử 01 01 0101 0101 32 64

Tại sao lại như vậy? Đó là điều cho đến nay vẫn chưa giải thích được Khi con người bước đi, tay phải sẽ tiến lên cùng nhịp với chân trái, còn tay trái thì tiến lên cùng nhịp với chán phải; não trái của

con người chi phối cánh tay phải và nửa người bên phải; còn não phải

thì chỉ phối cánh tay trái và nửa người bên trái, đó là sự tương phản

tương thành Các bộ phận của cơ thể người như hai mắt, hai tai, hai

lỗ mũi, miệng và hậu môn đều đối ngẫu nhau Sau nam 1970, Michad

8 Kazanica nêu ra “một bộ não dường như có hai trái tim” có chức

năng cơ bản là duy trì sự sống Khi một cái có vấn đề thì cái còn lại sẽ thay thế Tuy nhiên trong hoạt động lý trí cao cấp thì không như vậy Một bộ não phải chăng có bai tim? Điều này vẫn chưa thể khẳng định được Nhưng hiện tượng này đã cho thấy tính hai mặt có hiệu quả hơn so với tính đơn nhất trong chức năng duy trì sự sống Marx nói: “Tính hai mặt là vĩnh hằng, không có tính hai mặt sẽ không có sự

sống” Đngels nói rằng cống hiến lớn nhất của Marx chính là dùng

Trang 20

xuất và lực lượng sản xuất trong phương thức sản xuất, tính hai mat của giá trị trao đổi và giá trị sử dụng trong giá trị, tính hai mạt đối

lập giữa thợ va chủ v.v và còn rất nhiều nửa Số 0 và 1 trong toán

học, thật và giả trong logic lẽ nào không phải là tác dụng của tính hai mat

Thứ hai, ba quy luật tác động lẫn nhau cua Am Duong

Tính hai mặt của sự vật tác động với nhau như thế nào, nhìn chung có mấy loại sau:

(1) Am Duong bé sung cho nhau, dựa vào nhan đề tồn tại Ngày

nay mọi người đêu biết rằng điện tích đương và điện tích âm là cái

can bản dé mọi vật chất tồn tại, không có điện tích thì thế giới lập tức

sẽ bị hủy diệt ngay Điện tích âm dương không thể sáng tạo ra, cũng không thể xóa bỏ đi Điện tích củng dấu thì đầy nhau, điện tích khác dấu thì lại hút nhau, tương phản tương thành để sinh ra điện từ trường Theo quan điểm lượng tử học: mối quan hệ điện cực này bổ sung cho nhau, đựa vào nhau cùng tân tại, bao gềm quan hệ cùng có

lợi, hỗ trợ qua lại, cảm ứng qua lại Điều này có điểm gần giống với

quy luật Âm Dương của Thiệu Ung Ông nói: “Dương không thể đứng

một mình, phải đứng cùng với Âm, cho nên Âm là nên tảng của

Tương; Âm không thể tự xuất hiện, phải có Dương rồi mới xuất hiện,

do đó Dương đẻ xướng ra Âm” Thiệu Ung vẫn còn có cái nhìn phiến

diện trọng nam khinh nử, nhưng qua đó có thể thấy được quan niệm

Âm Dương bổ sung cho nhau và dựa vào nhau mà tồn tại Lấy một

con số đơn giản làm ví dụ, Âm là số bù của Dương, ngược lại cũng

vậy Đại số Boole chỉ ra số bù của một số là mối quan hệ toán học của

số đó với số bù của nó Trong hệ số nhị phản, số bù của 1 là 0, ngược

lại số bù của 0 là 1 Cho nên số bù của 10110 là 01001, và ngược lại Nếu lấy Dương đổi thành 1, Âm đổi thành 0, như vậy có thể đối chiếu

Trang 21

3 = AI E ES Hệ số nhị phân Thứ tự quẻ Kinh Dịch 0 000000 111111 1 0009001 111110 2 000010 111101 000011 111100 63111111 000000

Nhưng quan hệ toán học của 1 và 0 là quan hệ ờ trạng thái tĩnh, còn quan hệ giửa Âm và Dương là trạng thái động

Lượng tử học cho thấy, mỗi một hạt sinh ra dựa vào tác dung của hạt khác, và hat này cũng giúp các hạt khác, đồng thời nhờ đó mà mình ra đời Phản ưng dảy chuyển trong phản ứng hạt nhân nguyên tử là phản ứng được sinh ra tử phản bù đắp năng lượng quang tử bị chia tách từ hạt nhân nguyên tử Chức nàng của giao tử là phóng ra

một quang tử thì phải thu vào một quang tử Lực vạn vật hấp dẫn hỗ

trợ lẫn nhau Trái đẩt nhờ vào lực hút của mình và lực hút của những thiên thể xung quanh cùng tương trợ, tạo nên trang thái cân

bằng lẫn nhau và chuyển động lơ lửng trong không gian, trái đất

khéng chỉ chuyển động xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh trục

của nó, mà còn có không khí đối lưu với thủy quyển, sinh vật quyền

Tap hop tac dụng ngoại lực bức xa của năng lượng mặt trời và nội lực của từ trường trong lòng trái đất, phối hợp chặt chẽ với hệ thống sinh

thái, bổ sung, cảm ứng, thay thế lân nhau để duy trì sự sống Không

Trang 22

hữu Phân công hợp tác như là tương phản tương thành, chính là biểu hiện rõ nét của nguyên tác bổ khuyết và là nhu cầu tất yếu của

tổ chức đời sống Nam Hy Phúc nói rằng: “Dùng nguyên lý Âm Dương

cô đại để miêu tả quy luật kinh tế hiện đại có lẽ cũng phù hợp với thực tế hơn” Luật nhân quả và luật bài trung là nhu cảu tất yếu của

con đường tìm tòi học hỏi Nhìn bên ngoài, hai quy luật nay hau nhu

không có quan hệ bổ sung cho nhau Song phân tích kỹ sẽ thấy nhân

quả chỉ sự mở đầu và kết thúc của sự vật, mở đảu và kết thúc thì

không liên tục Nhưng gieo nhân nào at sé gat qua nấy, tuy nhiên từ

cái đã biết suy đoán cái chưa biết lại là một sự liên tục Vì vậy luật

nhân quả là sự bổ sung qua lại giửa tính liên tục và không liên tục

Luật bài trung là sự bố sung qua lại giữa khẳng định và phủ định

Trên thực tế không eó sự vật nào tồn tại độc lập, cũng không thể gián đoạn trong sự biến hóa Luật nhân quả và luật bài trung đều là cách nhận thức của con người Nhân quả phản ảnh quan hệ dọc, còn bài trung phản ảnh quan hệ ngang Lượng tử học nói rằng phải nhận

thức bao quát được tất cả các mối quan hệ ngang dọc bên trong sự vật thì mới có thể nhận thức đúng vẻ sự vật Lão Tử sớm đã đưa ra quan

niệm có thật at có giả, có đúng At co sai Lão Tử cũng nói cái mất đi

của người này chính là cái có được của người khác, anh đẹp trai là vì

tôi xấu xí, tôi đau bệnh ngu dan thi anh mới khỏe mạnh thông minh Khi làm kinh doanh, con người mới lĩnh hội được tính hai mặt này Ngày nay, sinh vật học đã chứng tô sự thông minh, ngu đản, xinh đẹp, xấu xí, khỏe mạnh, bệnh tật của một người chủ yếu quyết định bởi yếu tố đi truyền, môi trường là thứ yếu, mà dì truyẻn thì chịu sự chi phối của gen, không nằm trong khả năng kiểm soát của cha mẹ

Trong 23 cặp nhiễm sắc thể chỉ một cặp tó gen chẵn lẻ quyết định

Trang 23

g Thủy Có Đại Trung Quốc Tự luận và thực ial

điện chung Nếu người này đã nhận lấy gen khiếm khuyết đó thì

người kia sẽ tránh được Đây chẳng phải là lấy sự mất mát của người

nảy để bù vào vận may của người khác sao? Cit thé ma suy ra, sự tương phản giữa sự sống và cái chết là nguồn gốc của những tâm trạng buôn, vui, yêu, ghét của con người Nhưng nhìn chung, sống và

chết có sự bổ sung cho nhau Nếu như một người sống mãi không bao giờ chết đi, vậy thế giới này sẽ ra sao đây? Khổng Tử không bàn vẻ

cảnh giới Niết Bàn không hận không yêu của Phật gia, bởi vì đây là cách nghĩ thoát tục, xa rời thực tại Khổng Tứ chỉ mong muốn con người biết yêu nhân nghĩa và căm ghét sự bất nhân Cống hiến to lớn

của Marx chính là vận dụng quan điểm và phương pháp của tính hai mặt để phân tích quy luật phát triển của lịch sử và phát huy nó

thành chủ nghĩa duy vật lịch sử Nhưng ông củng như những nhà vat

lý học kinh điển thế kỷ XIX cho rằng, phương thức giải quyết máu

thuần là lấy một sự vật này thay thế cho sự vật khác mà xem nhẹ

tính liên lục của tính hai mặt, không nghĩ đến sự tồn tại kéo dài liên

tục của Âm Dương trong quá trình tổn tại phát triển và tương phản

tương thành của sự vật, họ chỉ cho rằng chủ nghĩa xã hội phải thay

thế chủ nghĩa tư bản mà xem nhẹ khả năng bồ sung cho nhau giữa chúng Do đó ông dự đoán rằng chủ nghĩa Marx xuất hiện đầu tiên ở Tay Au và Bắc Mỹ, làm mô hình cho Trung Quốc và Liên Xó, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn trái ngược Dĩ nhiên còn do nhiều nguyên

nhân phức tạp khác nửa Phương pháp biện chứng chính phan thay thế nhau kiểu máy móc của Hegel chắc chắn ảnh hưởng đến chủ nghĩa duy vật biện chứng phân tích sự vật ở trạng thái tĩnh Trong

tác phẩm Tư Bán Luận, Marx đã dùng quan điểm tính hai mát của

tư bản cố định và tư bản lưu động, giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối để phân tích quá trình sân xuất tư bản, đây là một ưu điểm; song ông lại thiếu chú ý đến mối quan hệ chỉnh thể phân công tất yếu nảy

sinh trao đổi, mối liên hệ giữa phân phối và trao đổi, và cuối cùng

Trang 24

năng lực hưởng theo nhu cầu, Vì vậy đòi hỏi con người phải thật sự

cầu thị, coi việc mà làm Có lẽ ông cảm thấy điều này kỳ lạ Ngày

nay, trong hệ thống tư bản chủ nghĩa có thành phản xã chủ

nghĩa, và ngược lại Ngày nay hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống

xã hội chủ nghĩa cùng cạnh tranh cùng tổn tại, dường như chứng

minh rằng thành phản Âm Dương đối lập nương tựa bé sung cho nhau là nhiều, thành phan xung khắc, cái này thay thế cái kia, có

anh không có tôi chỉ là thứ yếu Sự thật này trong lịch sử có rất nhiều, khó mà nêu ra hết được

(3! Âm Dương giới hạn lẳn nhau và chuyển động tuần hoàn

Ngày nối tiếp đêm, mủa lạnh qua đi mùa nóng lại đến, đó là điều ai ai cũng biết, thế nhưng người quan tàm vẫn thắc mắc rằng tại sao lại

như vậy? Các bậc tiền bối của đạo Nho đã lấy Âm tượng trưng cho

bóng đêm và cái lạnh, lấy Dương tượng trưng cho ánh sáng và cái

nóng để giải thích mối quan hệ trong đó Vì vậy ngoài quy luật Âm

Dương bỏ sung, hỗ trợ và cảm ứng lẫn nhau, họ còn đưa ra quy luật

Âm Dương giới hạn, cân bằng và chuyển động tuản hoàn để xem xét sự tôn tại và phát triển của mọi sự vật Nhưng sự chuyển động tuần hoàn liên tục của hình ảnh lúc mặt trời lên cao nhất củng chính là

le mặt trời lặn dản, khi cái lạnh đạt đến cực độ là lúc cái nóng đang dan dén theo chiều hướng xoay vòng Ngày, đêm, lạnh, nóng đều có những hiện tượng đặc trưng riêng Điều khiến người ta không thể tự chủ là gần 20 năm nay, khi lượng tử học được vận dụng rộng rãi vào

nghiên cứu bản chất của vủ trụ thì phát hiện ra rằng, hạt cơ bản

nhất cấu thành vật chất được phân làm hai loại lớn: hạt fermion và

hạt boson, Chuc năng chủ yếu của fermion là thay đổi theo kiểu tách

Trang 25

3 ca kì Eị E = s thực tiên

biệt thì ngày, đêm, lạnh, nóng là sự tôn tại và phát triển theo một

đường thẳng; nếu xét trên tổng thể thì ngày, đêm, lạnh, nóng có quan hệ hai cực cùng từ tính hoặc Âm Dương Lưỡng Nghỉ Sự tổn tại và

phát triển của mọi sự vật là sự tiêu trưởng lên xuống của vật chất và

phản vật chất, năng và lượng, chính và phụ, đối xứng và khòng đối xứng, cùng nhau phát triển theo hình xoắn ốc, có giới hạn mà cúng vô

cùng, Quan hệ xoay vòng tuần hoàn này có ba hình thức sau:

(1) Tinh hai mặt trong sự tồn tại và phát triển của sự vật tiến triển tuân theo vòng tuần hoàn lên xuống theo đường cong giao thoa hình xoắn ốc; (2) Sự tồn tại và phát triển của mỗi sự vật đều có

giới hạn đinh điểm của nó, sau khi đạt đến giới hạn này thì sẽ xuất

hiện ranh giới tương phản với trạng thái ban đầu như cơn đen qua vận may tới, Âm Dương giới hạn nhau nhưng lại khống chế cân bằng nhau; (3) Tinh hai mặt trong sự tồn tại và phát triển của mọi

vật khiến cho quá trình hoàn hảo của mỗi sự vật luôn có nhứng

ngoại lệ, ngược lại còn đem đến khả năng thai nghén, tăng trường

cho sự vật khác, “ký tế” rồi “vị tế”, cứ thế sinh sôi không ngừng Xin

nói sơ qua thêm một chút: Quá trình tiến triển của lượng tử học phát

hiện ra sự vật phát triển theo đường thẳng trong vũ trụ là có giới

hạn, tức là phải trong một điêu kiện nào đó nó mới có thể thực hiện

được, không phải luôn luôn phát triển theo đường thẳng Ngày nay,

các nhà vật lý học thiên thể thông qua biện tượng các hạt đã suy đoán được quá trình tồn tại và phát triển của vú trụ, theo những điều được biết hiện nay, nhìn chung là nghiêng vẻ thuyết bùng nổ Nếu

như thuyết tiến hóa này có thể đứng vững được, vũ trụ sẽ có bắt dau và kết thúc Có bát đầu và kết thức thì sẽ không có sự tiến triển theo

đường thẳng vô cùng Nếu hệ thống vũ trụ có bất đầu và kết thúc,

vậy mỗi một bộ phận và đơn vị cấu thành hệ thống vú trụ đương nhiên cũng có bắt đầu và kết thúc, chỉ là nhiều cấp bậc mà thôi Các

nhà Nho đã hiểu được rằng, mọi sự đều có gốc có ngọn, mọi vật đều có

Trang 26

phải là đạo thản đạo thánh, cũng không phải dao ma đạo quỷ, mà là

quy luật của tự nhiên và con người, có thể khẳng định như vậy Vật

lý học thiên thể ngày nay suy đoán được mở đầu và kết thúc của

năng lượng mặt trời, tức là đã thừa nhận mật trời có bắt đầu và kết

thúc Mọi người đều biết trái đất hình tròn và nó cúng chì là mot

trong những thiên thể mà thôi Điện tử của hạt nhân nguyên tử có

hình câu dạng mây, kết hợp với hạt nhán nguyên tử tạo thành

nguyên tử hình tròn, bởi vì là hình câu mà không phải mặt phẳng

cho nên khoảng cách từ tọa độ của hai phương hướng đến một điểm

bất kỳ là đường thẳng Nếu xem xét trong cả một chặng đường thì nó

là một đường cong có điểm mở đâu và điểm kết thúc Đây là điều mà bất cứ người nào khi đi du lịch vòng quanh thế giới bằng máy bay đều có thể lĩnh hội được Hiện tượng này cũng cho thấy rõ tính khoa học và tính tuần hoàn của cái gọi là “phản giả đạo chi động” Ngày nay, khoa học dường như không còn tranh luận nhiều về chuyển động

quay vẻ đối với không gian nửa Nhưng những “ý kiến ngược” về thời gian thì vẫn còn đang bàn cãi chưa đứt, song, khuynh hướng chung là khẳng định Tuy nhiên sự tuần hồn này khơng giống những loại như

nam biến thành nữ, hay cải lão hồn đơng, hoặc “sự khơi phục” quyền lực tiên bạc Giới khoa học đã phát hiện ra rang, quy dao tuần hoàn

di lén nay là Lưỡng Nghi mang tính hai mặt vận động xoắn theo một

hình xốy trơn ốc giao cất nhấp nhó Chả giao cắt là điểm kết thức

của một đường cũng chính là điểm bắt đảu của một đường khác Cấu trúc ADN trong cơ thể giới sinh vật là rõ ràng nhất Như hình vẽ này: >o2cececce<<«, sự giao cắt tuần hoàn của hai chuỗi nueleotie tạo

ra gen của hàng triệu sinh vật nhiều đến mức không đếm xuế Thí

nghiệm khoa học chứng minh rằng không có hai sinh vật nào hoàn

toàn giống nhau Đây chính là lý do các nhà pháp y dùng dấu vân tay để phân biệt người này với người khác Khí tượng học, vật lý học

Trang 27

Phong Thủy Cổ Đại Trung Quốc án và thực tiến

chi ra rằng các thiên thể trong vũ trụ vận động theo hình xoắn ốc, Ngân Hà chính là một ví dụ điển hình Ngày nay, vật lý học địa cảu

phát hiện từ trường ở cực Nam và cực Bắc của trái đất có thể đổi chỗ

cho nhau Mặt trời cũng như vậy, cùng là bức xạ mặt trời, nhưng ở

Bac bán cảu thì bị trái đất hấp thu, ở Nam bán câu thì trái đất lại

phản xạ Giới tự nhiên là thế, lẽ nào con người lại không như thế

Một người sinh ra khỏe mạnh, già lại chết đi, cứ thế tuản hoàn từ đời nay qua đời khác Không chỉ có các cơ quan hò hấp, tiêu hóa, bài tiết, hệ thống động mạch tĩnh mạch vận động tuần hoàn liên tục, mà ngày nay bằng cách dùng đỏ thị, các nhà tâm lý học đã chứng minh cho

chúng ta thấy rằng tâm trạng vui vẻ, phẫn nộ của con người cũng vận

động theo đường cong xoắn ốc giống với đường cong ADN Nên văn hóa được hình thành từ trong phương thức sinh hoạt và quan niệm

về giá trị của nhân loại, cùng với sự phát triển của nó đều phải trải qua quá trình thai nghén, sinh trưởng và thành thục Trong đó, tùy

theo từng mức độ khác nhau, thời gian dài ngắn, phạm vi lớn nhỏ,

ảnh hưởng sâu sắc hay mờ nhạt, nhưng tuyệt đối không có thực tế

lịch sử nào phát triển tiến lên theo đường thẳng

Sự tồn tại phát triển của mọi sự vật không chỉ tiến triển theo

hình xốy trơn ốc mang tính hai mặt giao cắt nhấp nhó, mà mỗi sự vật đều có cực hạn, giới hạn hay bước ngoát trong sự tồn tại và phát

triển của nó Khi đạt đến mức độ này sẻ xuất hiện các quá trình

tương phản với phương hướng, mục đích, công dụng và kết quả mong

đợi của sự tồn tại phát triển ban đầu Đồng thời tồn tại những tình huống thái quá củng như bất cập như cái cao lại xuống thấp, cái tiến tới lại thut lùi, cái hướng tâm lại ly tâm, muốn lợi lại hại, vốn có lợi

Trang 28

về mức độ, biên độ, thứ tự vị trí, chủng loại, nhưng những quy luật

ngược thì luôn thống nhất với nhau Xét trèn tổng thể, đó là sự tiệm tiến, trên phương diện cá thể đó là sự đột biến, đạo trời của Lão Tử là dé dang bdo img, vat cong sẽ bảo toàn Tượng qué Phuc thịnh cực tắc

suy, bi cực thái lai, dụng ý là ở đó Nếu dùng khái niệm Am Duong dé tượng trưng thì đó là sự tác động qua lại vừa có sự cân bằng, vừa chế

ước lẫn nhau giữa Âm Dương, vì vậy mà sinh sôi không ngừng, còn đạo Nho thường dùng hiện tượng sinh mệnh để làm chưng Ví dụ như một người sinh ra và lớn lên đến một mức độ nào đó thì không lớn lên

nửa mà bắt đầu già yếu đi; vui quá lại sinh ra buồn rau; co khi thất bại là mẹ thành công Còn trong lĩnh vực khoa học có những phát

hiện như vậy không? Số âm của một số chính là số đối của nó Số đối của một số là lấy số này quay 180° theo chiêu kim đồng hồ theo đường cong của một hình tròn Quan hệ toán học chỉ tbể hiện những hiện tượng ở trạng thái tĩnh đơn nhất, rất khó phản ánh quan niệm

giá trị nhiều cấp bậc, nhiều biên độ Nếu lấy Âm Dương để biểu thị

làm sao có thể bao hàm những trị số không cùng thứ hạng hoặc nhiều biên độ, như các phạm trù Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm,

Thái Âm v.v mà Thiệu Ung đã đưa ra Phân tích từ góc độ chỉnh thể,

số đối của Thiếu Âm là Thiếu Dương, số đối của Thái Âm là Thái Dương và ngược lại củng vậy Don vị của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ không giống nhau, vì vậy trạng thái giới hạn cúng khác nhau Các nhà khoa học đã phát hiện từ những cái lớn như sự vận hành của

thiên thể, giãn nở và co lại, cùng tiến cùng lài, hết vòng lại quay lại tử đầu; cho đến cái nhỏ nhất là các hạt cơ bản; khi khoảng cách giữa hai hạt proton là 1cm, bởi vì chúng đều mang điện tích cùng đấu nên đẩy nhau, cho nên càng gản chúng càng đẩy nhau mạnh hơn, nhưng

khi khoảng cách lên đến 1Ø? em, hai hạt này không đẩy nhau mà lại hút nhau, đến 103 em chúng hút nhau càng mạnh hơn Khoa học vẻ

hạt gọi lực mạnh và lực yếu là hai lực tương phản Điềm mấu chốt là

Trang 29

4 I o H5 a is =

vậy 10”? em có thể xem là bước ngoặt biến đổi hay không? Tế bào

chia tách là quá trình sinh trưởng tế bào, từ một vật hữu sinh đến khi hình thể đã thành, hoặc mót lượng lớn đã sinh thành, enzim thứ nhất hợp thành trong quá trình sinh trưởng sẽ liên kết với tế bào gây tác dụng tạm thời ức chế trình tự hợp thành và ngừng phát triển

Enzim nay lại thông qua sự thay đổi cấu trúc gen - tức là sinh vật

mới - và “cất giử" chức năng của nó cho đến một thời điểm cản thiết

sẽ phát huy tác dụng Ví dụ như tuần hoàn tricarboxylic acid Trao đổi chất là một trong những quá trình cơ bản để duy trì sự sống, thuộc bai phạm trù: đông hóa hoặc tác dụng tổ hợp và dị hóa hoặc tác dụng phân giải Hai phạm trủ này tương phản nhau, nhưng chức

năng chủ yếu của chúng là chẽ ước và cân bằng lần nhau, kết hợp nhịp nhàng để thực hiện quá trình chuyển hóa nhằm duy trì sự sống,

hấp thụ chất định dưỡng có ích cho đời sống con người, thải ra những thứ không càn thiết có hại cho cơ thể, không làm mất đi sự hài hòa đẻ

dân đến bệnh tật, tử vong Trong quá trình này không có chất dinh dưỡng thì sé không có cận bã có hại Cho nên nói sự chế ước và cân bằng của Âm Dương còn khoa học hóa hơn sự đấu tranh mâu thuẫn {œ6 anh không có tôi) Khi hoat dong xã hội của loài người di theo con

đường này, bất cứ một hệ thống hay chế độ nào củng đều có lợi và

hại, đó là tính hai mát Ban đâu có thể lợi nhiều hại ít, nhưng trong quá trình sử dụng lâu ngày, cái hại tích lại càng nhiều lên, cuối cùng lợi ít hại nhiều, ngược lại với ban đảu Trong hoạt động kinh tế, kết quả sau cùng của tự do cạnh tranh là trở thành độc quyên chiếm linh, kết cục của độc chiếm có lề là cạnh tranh xã hội hóa Bởi vi phương thức có hiệu quả nhất của tự do cạnh tranh là hàng đẹp giá rẻ, mọi người tranh nhau sử dụng, cái khác không thể tranh giành với nó Người thật sự có thể làm ra hàng dep giá rẻ tự khắc sẽ trở

thành độc chiếm Sau khi độc chiếm, nếu không sử dụng phương thức

khác để phân tán của cải đã tập trung được từ sự độc chiếm này cho

Trang 30

thừa như vậy sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế, hệ thống tự do cạnh

tranh sẽ sụp đồ Nếu dùng sức mạnh chính trị để xã hội hóa loại hình

kinh doanh tập trung sẽ làm thay đối hình thức độc chiếm, quá kế

hoạch sẽ làm cho sản xuất bị đình trệ, người tiêu dùng không có sản

phẩm để sử dụng, người dân căm phấn khiến cho xả hội bất an Do đó

người tiêu dùng và nhà sản xuất cần phải giới hạn lần nhau, mọi vật đều có giới hạn cuối cùng của nó

Các cư dân vào thời cổ đại Trung Quốc, trong hình vuông nhà tứ hợp (sán ở giửa, bốn phía là nhà), phòng chính năm ở giửa Trong việc lựa chọn địa điểm quy hoạch, bố cục của thành phố, đặc biệt là

Trang 32

Hao bao vệ ngoại thành

Hình 24L Hình vẽ kinh thành trong Tam Lễ Đỏ

Trang 33

s k-Ì B 2 ES El s EI Re

“Thợ thuyền xây dựng kính thành, vuông chín dặm, có ba cửa

bên cạnh Trong kinh thành có chín đường chạy theo hướng Bắc Nam, chín đường chạy theo hướng Đông Tây, đường rộng chín quỹ,

bèn trái là tổ miếu, bên phải là Xã Tắc Đàn, phía trước là triều đình,

phía sau là chợ v.v Bên trong có chín nhà cho chín phi tan 6, bên

ngoài có chín nhà cho chin quan khanh chau Chia kinh thành lam chín khu vục đo chín quan khanh cai quan.”

Trong bố cục quy hoạch này, kinh thành của vua chúa có hình vuông, mỗi bên dai chin dim (4 dam ~ 500 mét), mỗi phía có ba cửa thành, trong thành cö chín con đường theo hướng Đông Tây và chín con đường theo hướng Nam Bắc, đường rộng bằng chín làn xe (một

lan là tám thước) Chu vi bức tường thành dài 36 đặm, diện tích đạt đến 40.500 m” Cung tẩm của vương triêu nằm chính giứa kinh thành, bên trái xây dựng miếu thờ tổ tông, bên phải xây dựng Xã Tác

Đàn Triều đình ở phía trước, phố thị ở phía sau, mỗi khu vực chiếm trăm bộ Bên trọng triêu đình có chín cung thất dành cho chin phi

tần của vua ở; bên ngoài triểu đình có chín sảnh dành cho chín vị

quan khanh xử lý việc triều chính Kiến trúc này được xây dựng dựa trên tư tưởng “thượng trung” (tôn sùng chính giữa) của người Chu,

dong thoi kế thừa Âm Dương Ngũ Hành của học phái Tác Ha:

“Đạo trời tòn sùng bên trái, mật trời mặt tráng đi chuyển vẻ phía Tay; đạo đất tôn sing bên phải, hệ thống sông ngòi chảy ra hướng

Đông, đạo người tôn sùng chính giửa, tai và mắt làm theo trái tim

Tim có bốn phụ tá, nếu bất hòa gọi là phế; đất có Ngũ Hành, không thông với nhau gọi là ác; trời có bốn mùa, không theo quy luật thì gọi

là hung.” (Vw Thuận)

*ó tam cực: (1) Trời có chín tảng, phân chía thời gian thành Âm

Trang 34

Quan điểm sắp xếp trời, đất và con người ngang hàng nhau hay

con người và trời đất hòa hợp, tác động qua lại với nhau là tư tưởng truyền thống của người Chu

Người xưa kết hợp trung tâm của thị giác và trung tam về mặt quan niệm lại với nhau để nhấn mạnh hàm ý của tư tưởng “thượng trung”, họ cho rằng vị trí chính giửa có nghĩa là công minh chính

trực, công bằng hợp lẽ phải

Các vị vua chúa thời xưa luôn biết dựa theo sự biến đổi của các

mùa và phương vị dé thay đổi việc điều hành chính sự, địa điểm và thời gian cư trú tại Minh Đường một cách có quy luật, đây chính là sự phản ảnh của “thời trung” trong Dịch Truyện Song việc thường xuyên thay đổi trung tâm hành chính như vậy suy cho cùng không

phù hợp thực tế, đồng thời vẻ mặt phương vị, vua chúa chỉ có ở nơi chính giửa của bốn hướng Đông-Nam-Tây-Bắc mới có thể “trung lập bất ÿ” (ở giữa không thiên vị bên nào), như thế mới có thể không bỏ lỡ thời eơ, lấy bất biến ứng vạn biến, đạt tới cảnh ngưỡng vững bên mãi mãi Vì vậy, vào thời xưa, quan niệm và thực tiễn “vương giả tất cư thể trung” (vua phải đóng đô ở vùng đất chính giữa) đêu rất được chú

trọng, Thiên Tử ở vị trí trung tâm, vị trí của bậc chi ton, ý nói vua thay trời hành đạo, có quyên uy tối cao và hành sự quang minh chính

đại, vô quá bất cập Tư tưởng Thiên Tử cư ngụ ở giữa không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng “thời trung” trong Dịch Truyện, đạo Trung Dung của Nho gia và tư tưởng Ám Dương ôn hòa của Đạo gia,

mà còn thuận tiện cho việc cai trị đất nước Lã Thị Xuân Thu - Thân Thế nói:

“Các vị vua chúa xưa lựa chọn nơi chính giữa thiên hạ để xây dựng kinh thành, lựa chọn chính giữa kinh thành để xây dựng cung

đình, lựa chọn chính giữa cung đình để xây dựng miếu thờ tổ tông,

Trang 35

chon đất vuông ngan dam trong thiên ha để làm kinh thành, cho nén

mới đạt tới chỗ thịnh trị.”

Từ bản thiết kế ban đầu (hình 2-12) và sơ đỏ mặt bằng sau khi chỉnh lý (hình 2-13) của thành Trung Đô - Phượng Dương Minh - An

Huy có thể thể hiện rõ nét tư tưởng “chính trung” (chọn chỗ giữa) này

Trang 36

Giáp bên phải, phía sau Giáp bên trái, phía Bác Núi miệng Phương Hoàng Giáp bên phải, phía trước Giáp bén trái, phía Nam RUMOR Cormeen Hình 2-13 So dé mit bing cia thanh Trung Đô sau khi sửa chứa Quái và 12 cung

"Theo nghiên cứu của Hong-Key Yoon (bản dịch của Hà Hải Yến): Nguồn gốc của quan điểm Âm Dương Ngũ Hành là một vấn đẻ vô

cùng phức tạp, nếu khởi nguồn cửa quan điểm Ngủ Hành và quan điểm Âm Dương đúng là khác nhau, vậy thì chứng ta vẫn không biết

được quan điểm Âm Dương đã thu nạp quan điểm Ngũ Hành vào lúc

nào Nếu quan điểm Ngũ Hành sau này mới được đưa vào lý luận Âm

Dương, thì quan điểm Ngũ Hành chắc chắn da lam cho ly luận Âm Dương tăng thêm hàm ý sâu sắc bởi sự tiếp nhận khái niệm lun hôi

Trang 37

Xét vẻ mặt lý luận, nếu như quan điểm Âm Dương là cột trụ hay nén tang của hệ thống lý luận phân ra nhiều nhánh, thì quan điểm Ngũ Hành chính là kiến trúc thượng tầng hoặc chỉ nhánh của nó, Xét, về mặt nhận thức luận, phương thức quan sát nhận thức sự vật của quan điểm Ngủ Hành chỉ tiết, rõ ràng hơn so với thuyết Nhị nguyên

của Âm Dương Do đó, tôi cho rằng quan điểm Ngũ Hành oó vị trí

quan trong hon trong Phong Thủy và các lý luận vũ trụ khác 7z Kinh là một trong những cuốn sách sử ra đời sớm nhất của Trung

Quốc, trong chương #lổng Phạm đã miêu tả về Ngũ Hành như sau:

* Ngũ Hành: một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim,

năm là Thổ Thủy gọi là Nhuận Hạ, Hỏa gọi là Viêm Thượng, Mộc gọi

là Khúc Trực, Kim gọi là Tùng Cách, Thổ gọi là Giá Sắc Nhuận Ha có vị mặn, Viêm Thượng có vị đắng, Khúc Trực có vị chua, Tùng Cách có vị cay, Giá Sắc có vị ngọt.”

Đúng như những điều mà Phùng Hữu Lan đã chỉ ra, những miêu tả trên cho thấy, không nên xem Ngú Hành ở trạng thái tĩnh, mà nên xem nó là lực lượng tương tác ở trạng thái động

Theo lý luận Âm Dương Ngủ Hành, căn cứ vào sự khác biệt của

phương thức vận hành trong vòng tròn Ngủ Hành, năm lực lượng

(hoặc nguyên tố) tác động qua lại này không phải là tương sinh, thì là tương khác Sự tuản hoàn của Ngủ Hành có hai nguyên lý là Ngủ

Hành tương sinh và Ngủ Hành tương khắc

INðWSflý Nụi Hành tuong

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim

"Thứ tự hoặc trật tự sắp xếp như vậy đã được công thức hóa như

Trang 38

tố trong Ngũ Hành? Hiện nay vẫn chưa thể có lời giải đáp chính xác

cho câu hỏi này Nhưng dù sao đi nửa, chúng ta vẫn nhận thấy

nguyên lý này vốn di da eó cơ sở hợp lý để tỏn tại: nước (Thủy) (hoặc

chất đinh dưỡng ở thể lỏng) có thể nuôi dưỡng cây cối (Mộc), gỗ (Mộc)

là nhiên liệu để nhóm lửa, tàn dư của lửa (Hỏa) là tro hoặc đất (Thổ),

kim loại (Kim) được chôn giấu trong lòng đất (Thổ) Còn vẻ “Kim sinh

Thủy” thì rất khó để đưa ra lời giải thích hợp lý

SEARING HAG ng inc

Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa,

Hỏa khấc Kim

Đầu đuôi ngọn nguồn của thứ tự này cũng chưa thật sự rõ ràng

Song cũng không khó để phát hiện ra những yếu tố hợp lý bên trong nó Vì Kim (chẳng hạn một cây rìu) có thể đốn cây (Mộc), hạt giống

của cây (Mộc) có thể xuyên đất (Thổ) để nảy mảm, đất (Thổ) có thể

lang đọng làm tắc nghẽn giếng nước (Thủy) hoặc thay đổi dòng nước chảy, nước (Thủy) có thể dập tắt lửa (Hỏa), lửa (Hỏa) có thể nung

chảy kim loại (Kim) Sự sinh khắc của Ngủ Hành đóng một vai trò

hết sức quan trọng trong việc kết hợp hài hòa các yếu tố Phong Thủy

trong một khu vực

Năm loại khí Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy đều có những đặc tính

cố định liên quan đến nó

(1) Mộc khí

Mộc khí đại diện cho mủa Xuân trong bốn mùa, Giáp Ất trong Thiên Can, hướng Đông trong năm hướng, màu xanh trong Ngủ sắc

Trang 39

12) Héa khi

Hỏa khí đại diện cho mùa Hạ trong bốn mùa, Bính Đính trong

Thiên Can, hướng Nam trong năm hướng, màu đỏ trong Ngũ sắc

Hỏa khí thuộc Dương, tượng trưng cho thời thanh xuân của đời

người, tranh đấu, phân tán, trưởng thành và hưng thịnh

(3) Thể khí

Thổ khí không đại diện cho mùa, nó đại điện cho Mậu Kỷ trong Thiên Can, chính giửa trong năm hướng, màu vàng trong Ngủ sắc

Thổ khí không thuộc Âm hoặc Dương, nó là một “lực lượng trung lập tuyệt đối”, tượng trưng cho thời kỳ trưởng thành của đời người (giai

đoạn chuyển tiếp từ thanh niên sang trung niên), trung tính, khôn khéo, trung dung va day du

(4) Kim khí

Kim khí đại diện cho mùa Thu trong bốn mủa, Canh Tân trong Thiên Can, hướng Tây trong năm hướng, màu trắng trong Ngủ sắc Kim khí thuộc Âm, tượng trưng cho thành quả, thu hoạch, kiên định,

sắc sảo, cách biệt và giai đoạn trung niên của đời người

(5) Thủy khí

Thủy khí đại diện cho mùa Đông trong bốn mùa, Nhâm Quý

trong Thiên Can, hướng Bắc trong năm hướng, màu đen trong Ngủ sắc Thủy khí thuộc Âm, tượng trưng cho giai đoạn xế chiều của đời

người, kết tinh, nắng lực trí tuệ, sự thông minh và hạt giống (trai

quả)

Trên đây đã miêu tả sơ lược một số đặc tính quan trọng của Ngủ

Hành, mọi sự vật biện tượng đều có thể quy vào Ngú Hành, như vậy mỗi loại vật chất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có vô số thuộc tính

Trang 40

Vì Ngủ Hành là cơ sở lý luận để tiến hành phân tích các đặc

trưng của Phong Thủy (bao gồm những điều tra vẻ phương hướng và địa hình), do đó bây giờ chúng ta sẽ thâm nhập khảo sát sơ qua về

mối quan hệ giữa Ngũ Hành và các phương hướng được áp dụng trong Phong Thủy

(1) Ngũ Hành phối hợp với năm hướng

Trong Phong Thủy, Thổ đại diện cho “trung tâm”, điều này là bất

di bất dịch Do vậy, khi phân tích phương hướng trong Phong Thủy

không thể xem nhẹ mà bỏ qua yếu tố này Ngủ Hành đại điện cho các

phương hướng chủ yếu như sau: Hướng Bắc là Thủy

Hướng Nam là Hỏa Hướng Đông là Mộc Hướng Tây là Kim

(2) Theo Bát Quái trong Kinh Dịch, có thể phân bốn hướng

Đông, Tây, Nam, Bắc ra thành tám phương hướng Căn cử theo Kinh Dịch, tám phương hướng có hai cách sắp xếp là phương vị Tiên Thiên và phương vị Hậu Thiên Theo phương vị Tiên Thiên, đặc trưng của

Bát Quái và phương hướng được kể như sau:

KHÔN: tượng trưng cho đất, GÀN: tượng trưng cho trời,

hướng Bắc hướng Nam

CHẤN: tượng trưng cho sấm sót, TON: tượng trưng cho gió,

hướng Đông Bắc hướng Tây Nam

LY: tượng trưng cho lửa, KHẢM: tượng trưng cho nước,

hướng Đông hướng Tây

ĐOÀI: tượng trưng cho ao đảm, CÂN: tượng trưng cho núi,

Ngày đăng: 01/03/2014, 05:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN