1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội

17 1,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

Lời mở đầu Xã hội ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của con người mỗi ngày được nâng cao. Có thể nói, xã hội hiện đại đã tạo những điều kiện tốt nhất cho mọi cá nhân phát triển, song bên cạnh đó vẫn còn những con người có hoàn cảnh khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi do sự khiếm khuyết của cơ thể. Cuộc sống và sự phát triển của người khuyết tật từ lâu đã là mối quan tâm lớn của nhà nước và xã hội. Làm thế nào để người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng có được một cuộc sống như mọi công dân khác là một thách thức không nhỏ cần phải vượt qua của nhà nước, xã hội và của chính người khuyết tật. Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách để giúp người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị hòa nhập cộng đồng, có điều kiện phát triển như mọi người trong xã hội, tuy nhiên để công tác hỗ trợ này phát huy hiệu quả thì còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Những khó khăn ấy đang là vật cản trên bước đường an sinh xã hội, chính sách an sinh xa hội dành cho người khuyết tật đều mang ý nghĩa nhân văn cao cả giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội. Với lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về nhu cầu giao lưu, giao tiếp của trẻ khiếm thị, qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh của các em. Đồng thời là sinh viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học sư phạm Hà Nội trong khuôn khổ của môn học Công tác xã hội với người khuyết tật và tính cấp bách của vấn đề, em đã chọn đề tài “vận dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội”. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hiệp Thương đã tận tình giảng dạy cho chúng em môn Công tác xã hội với người khuyết tật để làm nền tảng và hành trang sau khi chúng em ra trường. Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên đề tài không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn – Th.s Nguyễn Hiệp Thương để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 1

Lời mở đầu

Xã hội ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của con người mỗi ngày được nâng cao Có thể nói, xã hội hiện đại đã tạo những điều kiện tốt nhất cho mọi

cá nhân phát triển, song bên cạnh đó vẫn còn những con người có hoàn cảnh khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi do sự khiếm khuyết của cơ thể Cuộc sống và sự phát triển của người khuyết tật từ lâu đã là mối quan tâm lớn của nhà nước và xã hội Làm thế nào để người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng có được một cuộc sống như mọi công dân khác là một thách thức không nhỏ cần phải vượt qua của nhà nước, xã hội và của chính người khuyết tật

Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách để giúp người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị hòa nhập cộng đồng, có điều kiện phát triển như mọi người trong xã hội, tuy nhiên để công tác hỗ trợ này phát huy hiệu quả thì còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết Những khó khăn ấy đang là vật cản trên bước đường an sinh xã hội, chính sách

an sinh xa hội dành cho người khuyết tật đều mang ý nghĩa nhân văn cao cả giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội

Với lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về nhu cầu giao lưu, giao tiếp của trẻ khiếm thị, qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh của các em Đồng thời là sinh viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học sư phạm

Hà Nội trong khuôn khổ của môn học Công tác xã hội với người khuyết tật và tính

cấp bách của vấn đề, em đã chọn đề tài “vận dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội”.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hiệp Thương đã tận tình giảng dạy cho chúng em môn Công tác xã hội với người khuyết tật để làm nền tảng và hành trang sau khi chúng em ra trường

Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên đề tài không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế Em rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn – Th.s Nguyễn Hiệp Thương để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh Em xin chân thành cảm ơn

Trang 2

Chương 1: Các khái niệm liên quan

1 Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng động) giải quyết vấn đề gặp phải của mình vươn lên hòa nhập xã hội, cải

thiện hoàn cảnh theo hướng tích cực, bền vững

2 Khái niệm công tác xã hội nhóm

Có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận về Công tác xã hội nhóm, nhưng có điểm chung thống nhất là sử dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm, tiến trình sinh hoạt nhóm để tạo dựng, duy trì và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên của nhóm nhằm thay đổi thái độ, hành vi cá nhân một cách tích cực, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên và của cả nhóm

Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi các nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực

3 khái niệm trẻ em

Trẻ em, theo quan điểm của Xã hội học, là nhóm nhân khẩu đặc biệt trong quá trình xã hội hóa, đóng vai trò cũng như tiếp thu những kiến thức, kỹ năng để tham gia hành động xã hội với tư cách là một chủ thể

Còn theo Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc thì “Trẻ em là tất

cả con người dưới 18 tuổi, tùy vào luật áp dụng cho trẻ em.”

Trang 3

Theo Luật bảo vệ trẻ em của Việt Nam: ” Trẻ em là tất cả con người dưới

16 tuổi”

4 Khái niệm trẻ khiếm thị

Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt

Chương 2: Tổng quan về trẻ khiếm thị

1 Phân loại trẻ khiếm thị

Trẻ khiếm thị là trẻ có tật về mắt, như mù, loà( nhìn kém) Bản chất của khiếm thị là mắt không còn đủ khả năng nhận biết thế giới hữu hình ở xung quanh con người với cự ly từ gần đến xa, hoặc nhìn thấy không rõ ràng

Người bình thường có thị lực bằng 1ViS: Thị trường ngang( góc nhìn bao quát theo chiều ngang) cả hai mắt là 180 độ, một mắt là 150 độ; thị trường dọc( góc nhìn bao quát theo chiều đứng) là 110 độ

Trẻ khiếm thị bao gồm các thể loại: mù và nhìn kém Đó là những trẻ có thị lực trong khoảng từ 0 đến 0,3 ViS sau khi đã đeo kính hỗ trợ

* Trẻ bị mù được chia thành 2 loại:

+ mù hoàn toàn, thị lực ViS = 0, thị trường bằng 0 Mắt không còn khả năng phân biệt ánh sáng và bóng tối

+ mù thực tế, thị lực còn lại từ 0,005 đến 0,04 ViS, thị trường còn khoảng từ 10 độ đến 15 độ Mắt còn khả năng phân biệt được ánh sáng và bóng tối nhưng không rõ

Loại trẻ này phải học chữ nổi( chữ Braille)

* Trẻ nhìn kém có các mức độ:

+ Nhìn quá kém: thị lực còn lại từ 0,04 đến 0,05 ViS Trẻ rất khó khăn trong học tập, nếu thiếu phương tiện hỗ trợ mắt, các em phải học chữ nổi

+ Nhìn kém: Thị lực còn từ 0,05 đến 0,08 ViS Trẻ cần được giúp đỡ thường xuyên trong sinh hoạt và học tập

Trang 4

+ Nhìn kém không đáng kể: Thị lực còn từ 0,09 đến 0,3 ViS Những trẻ này có khả năng tự phục vụ, lao động, định hướng di chuyển trong không gian và học cùng với trẻ sáng mắt, ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của mọi người

2 Nguyên nhân trẻ khiếm thị

Trẻ bị khiếm thị do nhiều nguyên nhân Những nguyên nhân chính sau đây gây tật khiếm thị:

Trẻ mù bẩm sinh thường do những nguyên nhân đó là di truyền gen; bố hoặc mẹ

bị nhiễm chất độc hoá học; mẹ bị cúm lúc mang thai hoặc bị tai nạn gây chấn thương thai nhi, thiếu vitamin A… Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khô giác mạc nhưng cũng có thể

do các nguyên nhân khác:

- Do bệnh giang mai (của mẹ) hay nhiễm trùng bệnh lậu

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh

- Glôcom bẩm sinh (Bệnh cườm nước )

- Bệnh gai thị, thoái hóa sắc tố võng mạc

- Viêm màng bồ đào phôi thai

- Teo nhãn cầu, không có nhãn cầu bẩm sinh

- Cận thị nặng gây mù hay khuyết mi

Trong khi sinh: nhiễm khuẩn, forcep, trẻ bị sinh ngược, sinh khó, ngạt trong khi sinh,…

Sau khi sinh: Trong trường hợp mù sau khi sinh thường do gặp tai nạn hay

bệnh tật dẫn tới mù:: Bị pháo, chất nổ, cháy hay nhuyễn giác mạc Hậu quả của các bệnh: thiếu vitamin, đau mắt hoặc do bị tai nạn lao động, giao thông,…

3 Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị

Trang 5

Việc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giao tiếp bằng mắt (90% lượng thông tin thu nhận của người bình thường là thông qua thị giác) Khiếm thị ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như giao tiếp của trẻ

- Trẻ khiếm thị khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhất là những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di chuyển trong không gian

- Trẻ khiếm thị bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách,

số lượng người nghe trong không gian giao tiếp

- Trẻ khiếm thị xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, bị động trong giao tiếp

- Trẻ khiếm thị mất hoặc giảm khả năng biểu đạt cử chỉ, điệu bộ, nét mặt;

4 Điểm mạnh, điểm yếu của trẻ khiếm thị

Trẻ khiếm thị không có gì đặc biệt, khác thường Chúng hoàn toàn giống như bao trẻ em khác về năng lực, tính cách, tình cảm, ước muốn, v v Quá trình phát triển đều trải qua những giai đoạn nhất định theo quy luật phát triển của con người

Quá trình phát triển của trẻ khiếm thị chỉ khác trẻ bình thường ở chỗ: chúng

bị giảm khả năng này hay khả năng khác, chứ không hề mất hết khả năng

Người bị khiếm thị muộn thì họ một mặt có thời gian sáng mắt càng lớn, do

đó có được nhiều ấn tượng cuộc sống, giúp cho họ trong quá trình tư duy, nhận thức, mặt khác thì khả năng thích ứng với cuộc sống trong điều kiện mới sẽ giảm sút vì càng về già thì các giác quan càng kém tinh tế, khó học tập Ngược lại, càng

bị khiếm thị sớm thì một mặt họ có ít thời gian sáng mắt hơn do vậy mà kinh

Trang 6

nghiệm cuộc sống có thể ít hơn nhưng việc rèn luyện khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới lại dễ hơn, thuận lợi hơn

Người khiếm thị trong tuổi già (tuổi sau lao động ): đối với những người này, một mặt khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới kém hơn rất nhiều, mặt khác

họ cũng có ít nhu cầu hơn, hoặc không còn bức thiết

4.1 Điểm yếu của trẻ khiếm thị

Theo nghiên cứu thì người bình thường lượng tiếp nhận thông tin qua các giác quan như sau: thị giác 80%, thính giác 15%, xúc giác 4%, khứu giác và vị giác 1% Với con mắt, người ta có một lợi thế vô cùng lớn trong việc tiếp nhận thông tin Với đôi mắt, người ta có thể nhìn gần, nhìn xa, nhìn rộng hay nhìn tập trung, nhìn tổng thể hay nhìn vào từng chi tiết như màu sắc sáng tối, đậm nhạt, hình dáng to nhỏ, sần sùi hay nhẵn, kích thức rộng hẹp, có thể thông qua mắt để biểu đạt trạng thái tình cảm như một phương tiện giao tiếp, hay nhận biết các trạng thái tình cảm, cử chỉ, hành động từ người khác Hơn nữa trong thời đại bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin người ta đã sáng chế ra nhiều máy móc, thiết

bị giúp cho khả năng của mắt tăng gấp bội như máy tính, máy hiển vi, kính thiên văn, máy ảnh, ti vi, internet, hoặc lượng sách, báo, truyền hình có mặt ở mọi nơi với đa dạng số lượng, và chủng loại thông tin

Như vậy đối với người khiếm thị thì chỉ có thể tiếp nhận thông tin qua 4 giác quan còn lại, chủ yếu vào thính giác và xúc giác Khi bị mù mắt thì lượng thông tin tiếp nhận do các giác quan còn lại có thể tăng lên song không đáng kể Ở đây, nếu lượng thông tin và cảm xúc được tiếp nhận nhiều, chất lượng tốt thì sẽ giúp cho họ nhận thức, hành động tốt và ngược lại Do đó, cơ sở tiếp nhận thông tin đối với họ rất quan trọng Đặc biệt đối với trẻ em, trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện nhân cách, tiếp nhận các kinh nghiệm và tri thức để có thể bước vào đảm nhiệm các vai trò xã hội thì có thể thấy rằng thông tin cực kỳ quan trọng và bị

mù là một khiếm khuyết vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hình thành nhân cách của các em sau này Do đó, vấn đề tăng cường khả năng thu nhận thông

Trang 7

tin cho các em là vấn đề bức thiết, quan hệ tới những cá nhân trưởng thành trong tương lai

Do cách quan sát, cách tri giác bằng tai nghe, học đọc bằng tay, nên trong học tập trẻ thường bị chậm, dễ bỏ sót, hiểu nội dung thiếu chính xác, đôi khi ngộ nhận Do đó, khi dạy trẻ giáo viên cần giảng chậm và rõ, lời giải thích, bổ sung phải tương ứng với nhịp lần chữ bằng tay của trẻ( nhất là khi còn nhỏ tuổi)

Trẻ không có hoặc giảm khả năng bao quát rộng các tuyến đường sẽ đi, đặt chân đến đâu, trẻ biết đến đấy Do đó, khi di chuyển trẻ dễ bị đi lệch hướng và dễ

va vấp

Trong sinh hoạt, trẻ mù không bắt chước được bằng mắt cách đánh răng, rửa mặt, đi giày Bất cứ công việc gì cũng phải được huấn luyện nhiều lần

Một trong những yếu điểm cơ bản của trẻ mù là ít biết hình ảnh của sự vật, hiện tượng ở ngoài tầm tay hoặc ở xa như dòng sông, dãy núi, con hổ

Những nhược điểm sẽ được khắc phục dần nếu mọi người có ý thức giúp

đỡ trẻ luyện tập thường xuyên và thiết thực

4.2 Điểm mạnh của trẻ khiếm thị

Tuy vậy, không phải mắt là giác quan duy nhất và mất nó thì các giác quan còn lại vô dụng Với các giác quan còn lại như xúc giác, thính giác, khứu giác người mù vẫn có khả năng thực hiện được nhiều công việc và do vậy đóng góp nhiều cho xã hội

Xúc giác của người mù tập trung vào đôi bàn tay, vào các phần da trên mặt,

ở đôi chân Xúc giác là giác quan quan trọng nhất cho người mù tiếp nhận thông tin Đôi chân giúp người mù định hướng đi lại, da mặt, da người giúp người mù nhận biết không khí xung quanh Và quan trọng nhất là đôi tay, người mù có thể tiếp nhận được chính xác các thông tin về hình dáng, kích thước, độ mịn, độ bong, trọng lượng, nhiệt độ Người mù cũng có thể đoán biết hình dáng, thể trạng một người chỉ bằng cách sờ mó vào bàn tay, cùi tay của họ Đặc biệt hiện nay người

mù có thể học văn hoá thông qua chữ nổi Braile

Thính giác cũng là giác quan quan trọng đối với người mù Với thính giác

Trang 8

người mù có thể tiếp nhận thông tin qua các âm thanh, nhận biết và giao tiếp với người xung quanh qua giọng nói, qua tiếng động Với thính giác, người mù cũng

có thể học âm nhạc và trở thành những người chơi đàn thành thạo Nhiều trẻ mù

có năng khiếu về âm nhạc, một số đã trở thành nhạc sỹ, nhạc công nổi tiếng Tuy nhiên, không phải trẻ mù nào cũng sẽ trở thành nhạc sỹ hay nhạc công nổi tiếng Năng khiếu âm nhạc được phát triển hay không phải dựa vào khả năng của từng

em, cộng với vốn văn học, âm nhạc và khả năng cảm thụ, thẩm mỹ Bởi vậy, trẻ

mù cần được học tập và hoà nhập với cộng đồng càng sớm càng tốt

Nếu được giáo dục trong môi trường thuận lợi trẻ sẽ phát triển tư duy, phát triển khả năng sáng tạo như mọi trẻ khác Trẻ có thể làm được nhiều nghề: từ lao động chân tay( trồng cây, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, cơ khí ) đến lao động trí óc( nghiên cứu khoa học, sáng tác, giảng dạy ) Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ sống chân thực, khiêm nhường, kỷ cương

Với trẻ nhìn kém, mắt vẫn là giác quan chính để tri giác thế giới thế giới bên ngoài Do đó, trẻ vẫn chủ động trong mọi hoạt động Chúng ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của người khác

Tuy nhiên, trẻ nhìn kém gặp không ít khó khăn trong học tập và sinh hoạt như: chữ viết trên bảng, đồ dùng học tập chưa đủ kích thước và màu sắc để mắt cảm nhận đầy đủ và chính xác thì khong thể nhìn thấy

Chương 3: Công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị

1 Lí do sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị

Các em học tập với nhau, chịu sự quản lý và có điều kiện chăm sóc như nhau tại trường, lớp

Các em là một nhóm có chung vấn đề về thể chất là bị khiếm thị, tuy rằng mức độ bệnh tật, khả năng mẳt của các em có phần khác nhau

Các em có chung vấn đề về nhu cầu giao tiếp, tiếp xúc với mọi người các

em mong muốn được vui chơi, chia sẻ

Trang 9

Các em có chung vấn đề về nhận thức: thiếu nguồn cung cấp thông tin và thiếu các thông tin, kiến thức về cuộc sống

Trước mắt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp, vui chơi của các em, việc sinh hoạt nhóm

có lợi thế rõ rệt

2 Tiến trình Công tác xã hội nhóm

2.1 Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm

- Nhóm viên là các em bị khiếm thị ở các mức độ khác nhau, độ tuổi từ 12 – 15 tuổi, đang học tập tại trường Nguyễn Đình Chiểu ở Hà Nội Gặp những vấn đề chung:

Bệnh tật: tất cả các em bị tật về mắt

Nhu cầu lớn nhất: nhu cầu được giao tiếp, tiếp xúc, được quan tâm, chia sẻ với mọi người đặc biệt là những người ngoài xã hội Điều này vừa xuất phát từ lứa tuổi của các em đang tuổi ăn, tuổi chơi, vừa xuất phát từ điều kiện bệnh tật của các

em Đây cũng chính là vấn đề tâm lý lớn nhất của các em: nhu cầu được giải toả những bức xúc tâm lý do bệnh tật và một phần do hoàn cảnh gia đình

- Số lượng: 9 em một nhóm

- Cách thức tiếp cận: chủ động đến tiếp xúc với các em thông qua hoạt động vui chơi, sinh hoạt lớp từ đó tìm hiểu điểm chung giữa các em như vấn đề tâm sinh lý, vấn đề học tập… để có thể thành lập nhóm

- Chương trình hành động:

Theo mô hình một nhóm xã hội hoá, nhằm mục đích giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ Sử dụng hình thức sinh hoạt như giải trí, ca hát, tập kịch

Công tác xã hội ở đây chưa phải là thân chủ tự tìm đến với nhân viên xã hội, mà ngược lại nhân viên xã hội tìm đến để giúp đỡ thân chủ Nó mang tính an sinh xã hội nhiều hơn là một hoạt động dịch vụ, hay một nghề nghiệp

- Mục đích của nhóm: Đáp ứng nhu cầu giao lưu, giao tiếp của các em, qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh cho các em

- Mục tiêu của nhóm: Trên cơ sở đã xác định được mục đích hoạt động của nhóm, các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra mục tiêu hoạt động của nhóm Mục tiêu

Trang 10

chung của nhóm phải là điểm hội tụ từ các mục tiêu riêng lẻ của các nhóm viên.Nhân viên Công tác xã hội có thể đưa ra các câu hỏi định hướng đối với việc xác định mục tiêu của nhóm như: Nhóm chúng ta muốn đạt được cái gì? Nhóm viên có nguyện vọng gì? Hay có suy nghĩ gì khi tham gia thành lập nhóm?

- Nguồn lực: Các em đều hết sức nỗ lực học tập, luôn muốn vươn lên hòa nhập cộng đồng đồng thời luôn nhận được sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường cũng như các bạn học cùng lớp

2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm

dự kiến

Người chịu trách nhiệm Buổi 1 - Quan sát lớp học

- Tổ chức chơi trò chơi cho các em

- Tập vỗ tay theo nhịp

Từ đó quan sát các em, thiết lập mối quan

hệ với các em

1/3/2012 Nhân viên

Công tác xã hội

Buổi 2 - Xin phép thầy cô giáo cho gặp các em và

mời các em tham gia vào việc thành lập

nhóm

- Nêu lên mục đích hoạt động của nhóm

- Quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành

viên

6/3/2012 Nhân viên

Công tác xã hội

Buổi 3 - Giới thiệu các thành viên trong

nhóm

- hát tập thể một số bài

- bầu nhóm trưởng, nhóm phó, bầu quản ca

- từng thành viên phát biểu về ước

mơ của mình

8/3/2012 Nhân viên

Công tác xã hội

Ngày đăng: 18/11/2014, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w