Mô phỏng ảnh hưởng của quá trình đóng khối trong mạng obs

68 384 0
Mô phỏng ảnh hưởng của quá trình đóng khối trong mạng obs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mô phỏng ảnh hưởng của quá trình đóng khối trong mạng obs

Lời nói đầu GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 1 - LỜI NÓI ĐẦU Nhu cầu con người ngày càng lớn, ngày càng có nhiều dịch vụ mới ra đời. Yêu cầu băng thông của các dịch vụ này rất lớn. Mạng WDM trở thành sự lựa chọn thiết thực cho nhiều mạng đường trục. Bên cạnh băng thông cực lớn của sợi quang thì hạn chế về tốc độ chuyển mạch của các thiết bị chuyển đổi quang điện và chuyển mạch bán dẫn đã làm hạn chế khả năng của mạng. Do đó, yêu cầu xây dựng một mạng khắc phục những nhược điểm hiện tại trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Và mạng chuyển mạch khối quang đã và đang được nghiên cứu để đạt được mục đích này. Luận văn “Mô phỏng ảnh hưởng của quá trình đóng khối trong mạng OBS” đi vào tìm hiểu về mạng OBS và mô phỏng một phần hoạt động của mạng, đó là quá trình đóng khối. Luận văn là kết quả của một quá trình học tập tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông – Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến đây em xin gửi lời cảm ơn đến: - Cha mẹ em, những người đã nuôi dạy em đến lúc trưởng thành và cho em được đi học để có ngày hôm nay. - Các thầy cô trong Học Viện và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Viễn Thông II đã trang bị cho em nhiều kiến thức bổ ích. - Các cán bộ công nhân viên của Học Viện đã tạo điều kiện cho em học tập - Các thầy trong bộ môn Thông Tin Quang đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn. - Thầy Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm, người đã tận tình giúp đỡ và định hướng cho em trong lúc thực hiện luận văn. - Ông TS Jairo Chapela Martinez và ông Iban Cereijo Grana, trường Đại Học Vigo – Tây Ban Nha đã gợi ý, cung cấp tài liệu và hướng dẫn em cách thức xây dựng chương trình và kịch bản mô phỏng cũng như cung cấp một số file làm nền tảng cho chương trình. - Các bạn lớp D03VTA1 đã giúp đỡ và động viên em trong lúc học tập và làm luận văn. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2007 Đoàn Khánh Tân Thanh Mục lục GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 2 - MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH 4 THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 5 Chương I KHÁT QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG QUANG 7 1.1 Khái quát sự phát triển của mạng quang 7 1.2 Mục tiêu của đề tài 10 1.3 Giới hạn của đề tài 10 Chương II MẠNG CHUYỂN MẠCH KHỐI QUANG OBS 11 2.1 Giới thiệu 11 2.2 Kiến trúc mạng OBS 11 2.3 Đóng khối (Burst Assembly) 15 2.4 Định tuyến và sắp xếp bước sóng 18 2.5 Báo hiệu trong mạng OBS 18 2.5.1 Just-Enough-Time (JET) 19 2.5.2 Tell-and-Wait (TAW) 20 2.6 Lập lịch kênh truyền 21 2.6.1 First Fit Unscheduled Channel (FFUC) 22 2.6.2 Horizon hay Latest Available Unscheduled Channel (LAUC) 22 2.6.3 First Fit Unscheduled Channel with Void Filling (FFUC-VF) 24 2.6.4 Latest Available Unscheduled Channel with Void Filling (LAUC-VF) 24 2.7 Giải quyết xung đột 24 2.7.1 Bộ đệm quang 24 2.7.2 Chuyển đổi bước sóng 26 2.7.3 Định tuyến chuyển hướng 27 2.7.4 Phân đoạn burst 28 Chương III PHẦN MỀM MÔ PHỎNG MẠNG NETWORK SIMULATOR (NS2) VÀ PHẦN MÔ PHỎNG MẠNG OBS 32 3.1 Giới thiệu về phần mềm Network Simulator NS2 32 3.1.1 Khả năng của chương trình 32 3.1.2 Việc xây dựng NS2 32 3.1.3 Cấu trúc của phần mềm NS2 33 3.1.3 Việc sử dụng chương trình 34 3.1.4 Kết quả xuất ra từ chương trình mô phỏng và cách xử lý chúng 35 3.2 Phần mềm mở rộng của NS2 OBS4NS ( OBS for NS) dùng để mô phỏng mạng OBS 36 Mục lục GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 3 - 3.2.1 Giới thiệu 36 3.2.2 Khả năng của phần mềm 36 3.2.3 Việc xây dựng phần mềm 37 3.2.4 Đánh giá độ chính xác của phần mềm mô phỏng 45 3.3.5 Cách sử dụng chương trình OBS4NS 48 Chương IV THỰC HIỆN MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH ĐÓNG KHỐI TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH KHỐI QUANG OBS 51 4.1 Mục đích 51 4.2 Cách thức thực hiện mô phỏng và ghi nhận kết quả 51 4.3 Giới hạn mô phỏng của bài toán đóng khối 51 4.4 Xây dựng kịch bản mô phỏng 53 4.5 Chạy kịch bản mô phỏng và lấy kết quả 56 4.5.1 Một mức ngưỡng và không có mức ưu tiên trong mạng 57 4.5.2 Một mức ngưỡng và có hai mức ưu tiên 59 4.6 Kết luận 60 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG MỞ CỦA ĐỀ TÀI 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC A 64 PHỤ LỤC B 66 Danh mục hình GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 4 - DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Kiến trúc mạng OBS 11 Hình 2.2 Sơ đồ các khối chức năng của mạng OBS 12 Hình 2.3 Kiến trúc node lõi (a) và kiến trúc node biên (b) 13 Hình 2.4 Mô tả hoạt động của mạng OBS 14 Hình 2.5 Kỹ thuật đóng khối dựa theo mức ngưỡng và dựa theo bộ định thời 16 Hình 2.6 Kỹ thuật báo hiệu JET 20 Hình 2.7 Sự sắp xếp kênh truyền sau khi sử dụng (a) giải thuật không lấp chỗ trống(FFUC và LAUC), và (b) giải thuật lấp chỗ trống (LAUC-VF và LAUC-VF) 23 Hình 2.8 Mô tả giải quyết xung đột bằng bộ đệm 25 Hình 2.9 Dây trễ FDL cùng với bộ khuyếch đại và chuyển mạch tạo thành một vòng lặp trễ 25 Hình 2.10 Mô tả giải quyết xung đột bằng cách chuyển đổi bước sóng 26 Hình 2.11 Mô tả giải quyết xung đột bằng chuyển hướng burst 27 Hình 2.12 Mô tả giải quyết xung đột bằng phân đoạn burst 29 Hình 2.13 Cấu trúc của burst được đóng kiểu phân đoạn 30 Hình 2.14 Xung đột làm chồng lấn các đoạn lên nhau 30 Hình 3.1 Cấu trúc phần mềm mô phỏng NS2 34 Hình 3.2 Cửa sổ chương trình hiện ra sau khi chạy file nam 35 Hình 3.3 Node biên và node lõi trong OBS4NS 39 Hình 3.4 Giao diện đến lớp MAC 40 Hình 3.5 Thời gian offset 41 Hình 3.6 Node lõi trong OBS4NS 42 Hình 3.7 Node kết hợp trong OBS4NS 43 Hình 3.8 Đồ thị so sánh giữa kết quả mô phỏng và lý thuyết mô hình Erlang B 46 Hình 3.9 Mạng NSFNET 47 Hình 3.10 Đồ thị so sánh kết quả trong [6] và kết quả mô phỏng bằng OBS4NS 48 Hình 4.1 Mạng NSFNET 51 Hình 4.2 Lưu đồ chạy chương trình mô phỏng 56 Hình 4.3 Xác suất mất gói so với các kích thước burst khác nhau trong mạng dùng rớt hoàn toàn burst và phân đoạn burst trong việc giải quyết xung đột 57 Hình 4.4 Độ trễ end-to-end trung bình so với các kích thứoc burst 58 Hình 4.5 Xác suất mất gói của từng mức dịch vụ đối với các kích thước burst khác nhau 59 Thuật ngữ viết tắt GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 5 - THUẬT NGỮ VIẾT TẮT A ATM : Asynchronous Transfer Mode B BA : Burst Assembler BHP : Burst Header Packet F FFUC : First Fit Unscheduled Channel FFUC-VF : First Fit Unscheduled Channel with Void Filling FDL : Fiber Delay Line I IP : Internet Protocol J JET : Just Enough Time JIT : Just In Time L LOBS : Labled Optical Burst Switching LAUT : Lastest Available Unscheduled Time LAUC : Lastest Available Unscheduled Channel LAUC-VF : Lastest Available Unscheduled Channel with Void Filling M MAC : Media Access Control MPLS : Multi-Protocol Lable Switching N NSFNET : National Science Foundation Network O OCS : Optical Circuit Switching OPS : Optical Packet Switching OBS : Optical Burst Switching OXC : Optical Cross Connect Q QoS : Quality of Service Thuật ngữ viết tắt GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 6 - R RM : Routing Module RTT : Round Trip Time S SPF : Shortest Path First SCU : Switch Control Unit S : Scheduler SOA : Semiconductor Optical Amplifier T TAG : Tell-and-Go TAW : Tell-and-Wait V VoD : Video on Demand W WDM : Wavelength Division Multiplexing WADM : Wavelength Add Drop Multiplexor Chương I – Khái quát về sự phát triển của mạng quang GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 7 - Chương I KHÁT QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG QUANG 1.1 Khái quát sự phát triển của mạng quang Vào những thập niên gần đây, kết nối mạng không ngừng lớn mạnh với tốc độ chóng mặt. Internet trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với nhu cầu của con người tăng lên và người ta mong muốn có mọi thứ chỉ bằng một cái nhấp chuột. Sự bùng nổ này mở ra những cơ hội mới và thách thức mới cho lĩnh vực kết nối mạng hay networking, để đáp ứng yêu cầu của con người về các ứng dụng tốc độ cao hơn và chất lượng cao hơn như video theo yêu cầu (VoD) và truyền hình tương tác… Sự mở rộng nhanh chóng của Internet cùng với sự tăng lên không ngừng về số lượng và yêu cầu về chất lượng của các dịch vụ thông tin đa phương tiện trở thành một thách thức đối với các máy tính và mạng viễn thông hiện tại. Yêu cầu cấp bách là làm sao phát triển một mạng có dung lượng lớn và có khả năng đáp ứng yêu cầu về băng thông lớn. Mạng quang trở thành lựa chọn thiết thực cho yêu cầu của mạng viễn thông với các liên kết sợi quang có thể cung cấp băng thông lên đến 25 THz [1]. Hệ thống mạng quang ghép kênh WDM theo bước sóng được triển khai ở nhiều mạng đường trục. Thế hệ đầu tiên là kiến trúc mạng quang WDM điểm điểm. Một mạng như vậy bao gồm rất nhiều liên kết điểm điểm, ở đó tất cả các lưu lượng đi vào một node từ một sợi quang được chuyển đổi từ quang sang điện và tất cả các lưu lượng đi ra một node được chuyển đổi từ điện sang quang trước khi đưa vào sợi quang. Việc tách ghép luồng quang bằng cách chuyển đổi quang điện tại mỗi node có thể làm tăng độ trễ và tăng chi phí mạng; do đó, để giảm được độ trễ và giảm đi chi phí mạng chúng ta nên xây dựng một mạng mạng toàn quang nghĩa là việc chuyển tiếp gói hoàn toàn trong miền quang. Kiến trúc mạng quang thế hệ thứ hai dựa trên các bộ xen rớt ghép kênh theo bước sóng (WADM), trong đó việc tách ghép lưu lượng được thực hiện tại nơi có WADM. WADM có thể tách ra một bước sóng được chọn và cho phép các bước sóng khác đi qua. NóI chung, lưu lượng đi qua một node thì nhiều hơn lưu lượng cần rẽ lại tại một node. Do đó, bằng việc sử dụng WADM chúng ta có thể giảm được chi phí toàn mạng bằng cách chỉ tách những bước sóng mà tại node này là đích của nó và tất cả các bước sóng còn lại tiếp tục đi đến node kế. Chương I – Khái quát về sự phát triển của mạng quang GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 8 - Để có thể xây dựng một mạng mắc lưới bao gồm nhiều liên kết đa bước sóng, chúng ta cần có những thiết bị kết nối quang thích hợp. Kiến trúc mạng quang thế hệ thứ ba dựa trên việc kết nối các thiết bị toàn quang. Những thiết bị này thường được phân ra các loại như sau passive star, passive router và active switch. Tín hiệu được chèn vào ở một bước sóng tại ngõ vào sau đó công suất tín hiệu này sẽ được chia đều cho tất cả các ngõ ra (sử dụng cùng bước sóng). Một passive router có thể định tuyến một cách riêng rẻ một trong số nhiều bước sóng ở sợi quang ngõ vào đến một bước sóng giống như vậy ở ngõ ra. Active switch cho phép sử dụng lại bước sóng và có thể hỗ trợ những kết nối liên tục qua nó. Passive star được sử dụng để xây dựng một mạng WDM nội bộ, trong khi active switch dùng để xây dựng mạng diện rộng định tuyến bước sóng. Passive router dùng như là một thiết bị mux và demux. Về cơ bản có ba phương thức truyền tải toàn quang là WDM định tuyến bước sóng (chuyển mạch kênh quang) OCS, chuyển mạch gói quang OPS và chuyển mạch khối quang OBS. Mỗi phương thức truyền tải được mô tả ở bên dưới. Trong mạng WDM định tuyến bước sóng hay chuyển mạch kênh quang OCS, những đầu cuối liên lạc với những đầu cuối khác thông qua một kênh WDM toàn quang được gọi là đường quang lightpath [3]. Một lightpath được sử dụng để cung cấp một kết nối qua một mạng WDM định tuyến bước sóng và có thể trải dài trên nhiều liên kết sợi quang. Nếu không có các bộ chuyển đổi bước sóng thì một lightpath sẽ có cùng một bước sóng trên tất cả các liên kết quang. Những kết nối định tuyến bước sóng được cấp phát băng thông tĩnh hay cố định; do đó, nó không thích hợp với lưu lượng đột biến trong Internet. Để có thể đáp ứng được yêu cầu về băng thông lớn trong mạng đô thị và mạng diện rộng, những phương thức truyền tải phải hỗ trợ việc dự trữ tài nguyên và có khả năng truyền tải được lưu lượng đột biến. Vả lại, khi có một yêu cầu kết nối, một lightpath được thiết lập cho kết nối này cho dù kết nối này có dung lượng bao nhiêu, do vậy làm việc sử dụng băng thông trở nên không hiệu quả. Mạng chuyển mạch gói quang OPS có khả năng cấp phát tài nguyên động. Mạng chuyển mạch gói quang tạo thành từ những chuyển mạch quang riêng rẽ kết hợp lại với nhau. Các gói có thể đến mỗi node tại những thời điểm khác nhau. Trong mạng chuyển mạch gói các bit đồng bộ và khôi phục xung đồng hồ được thêm vào để nhận ra header của một gói. Mạng chuyển mạch gói quang có thể chia thành hai loại chính đó là có khe thời gian (mạng đồng bộ) và không có khe thời gian (bất đồng bộ). Trong mạng có khe thời gian tất cả các gói đều có kích thước bằng nhau. Gói tin cùng với header của nó đều được đặt trong một khe thời gian cố định, khe thời gian này có chiều dài lớn hơn gói cộng với header của nó để cung cấp khoảng bảo vệ. Trong mạng không có khe thời gian, gói có thể có kích thước bằng hay không bằng nhau, gói đến và vào một switch không được sắp Chương I – Khái quát về sự phát triển của mạng quang GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 9 - xếp. Do đó, hoạt động chuyển mạch packet-by-packet có thể thực hiện tại bất cứ thời điểm nào. Điều đó có thể dẫn đến xung đột giữa các gói đến khác nhau cùng chiếm một ngõ ra như nhau. Hiển nhiên rằng, trong mạng không có khe thời gian, khả năng xung đột là lớn hơn bởi vì hành xử của từng gói là không thể đoán trước được và không có tính quy luật. Nhưng mạng không có khe thời gian thì dễ hơn, rẻ hơn trong xây dựng và linh hoạt hơn so với mạng có khe thời gian. Trong mạng IP khi giải quyết xung đột, người ta dùng các bộ đệm lưu dữ tạm thời các gói tin. Người ta đề xuất dùng cách thức này trong mạng toàn quang bằng cách dùng các bộ đệm quang. Nhưng làm sao để chế tạo các bộ đệm quang đó chính là một vấn đề lớn. Người ta đề xuất dùng các đoạn dây trễ FDL nhưng hiệu quả của nó thì không cao trong khi chi phí sản xuất lớn và công nghệ chưa thực sự trưởng thành [4, 5]. Trong mạng chuyển mạch khối quang OBS, những gói được tập trung lại và truyền đi trên một đơn vị truyền tải lớn hơn gọi là burst (khối). Burst sau đó được chuyển mạch qua mạng lõi quang hoàn toàn trong miền quang theo sau một gói điều khiển của nó. Mạng chuyển mạch khối quang cho phép đa hợp thống kê ở mức độ cao hơn và thích hợp hơn cho lưu lượng đột biến so với mạng chuyển mạch kênh quang. Mạng chuyển mạch khối quang không cần nhiều kỹ thuật bắt buộc kèm theo như mạng chuyển mạch gói quang [2]. Chuyển mạch kênh quang thích hợp cho những loại dữ liệu đòi hỏi tốc độ cố định (trễ cố định) như thoại và truyền hình; tuy nhiên, nó lại không thích hợp với các loại lưu lượng đột biến và không liên tục. Chuyển mạch gói làm việc tốt với các lưu lượng tốc độ biến đổi, như số liệu, và có thể đạt được hiệu quả sử dụng băng thông cao. Độ ưu tiên của dữ liệu có thể gộp chung trong chuyển mạch gói; tuy nhiên, khó có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ (dịch vụ best effort) và độ trễ của gói có thể biến đổi khác nhau. Chuyển mạch khối quang chỉ mới được giới thiệu trong thời gian gần đây cho mạng quang WDM; do vậy, nó không được biết đến nhiều như chuyển mạch kênh quang và chuyển mạch gói quang. Chuyển mạch kênh quang sử dụng phương thức chiếm dụng tài nguyên hai chiều nên thời gian chiếm dụng tài nguyên lớn. Chuyển mạch gói quang yêu cầu nhiều bộ đệm quang, cơ chế điều khiển phức tạp và cần một cơ chế đồng bộ chính xác. Chuyển mạch khối quang được thiết kế để cân bằng ưu khuyết điểm của chuyển mạch kênh quang và chuyển mạch gói quang. Chuyển mạch khối quang sử dụng phương thức điều khiển một chiều (one way) truyền dẫn tức thời, nghĩa là burst dữ liệu theo sau một gói điều khiển mà không cần chờ chấp thuận của node kế tiếp trên đường đi đến đích. Kỹ thuật chuyển mạch khối quang khác với các kỹ thuật khác trong cách nó chiếm dụng tài nguyên và giải phóng tài nguyên. Chương I – Khái quát về sự phát triển của mạng quang GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh - 10 - Trong mạng chuyển mạch khối quang, một burst dữ liệu bao gồm nhiều gói (thí dụ như IP) được chuyển đổi quang điện rồi đưa qua mạng hoàn toàn trong miền quang. Một gói điều khiển được truyền đi trước burst dữ liệu một khoảng thời gian gọi là offset để cấu hình các chuyển mạch trên suốt đường đi đến đích. Thời gian offset cho phép các gói điều khiển được xử lý và các chuyển mạch có thể được thiết lập trước khi burst dữ liệu đến các node trung gian; do đó không cần các bộ đệm điện hay quang tại các node trung gian này trong khi các gói điều khiển đang được xử lý. 1.2 Mục tiêu của đề tài Như đã đề cập ở trên, đặc điểm khác biệt và nổi bậc của mạng chuyển mạch khối quang OBS là đơn vị truyền dẫn trong mạng không phải là các gói tin mà là một burst dữ liệu theo sau một gói điều khiển, trong đó burst dữ liệu được sinh ra sau quá trình đóng khối (burst assembly) bằng cách tập nhiều gói tin trong đó rồi truyền đi. Một câu hỏi đặt ra là bao nhiêu gói tin trong một burst hay kích thước burst là bao nhiêu và nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của mạng. Đây chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 1.3 Giới hạn của đề tài Sau đây là các giới hạn trước khi thực hiện mô phỏng, những thông số này sẽ được giải thích rõ hơn trong Chương 4. - Mạng đường trục Hoa Kỳ NSFNET 14 node được chọn để mô phỏng, các node trong mạng được giả sử là các node kết hợp. Liên kết trong mạng là các liên kết WDM song hướng, 2 bước sóng điều khiển và 2 bước sóng dữ liệu cho mỗi hướng - Lưu lượng ngõ vào mạng OBS có phân phối Poisson có tốc độ λ - Kích thước mỗi gói tin IP được giả sử là bằng nhau và bằng 1250 byte - Thời gian chuyển mạch quang là 10 us - Thời gian xử lý gói điều khiển là 2.5us - Lưu lượng được phân phối đồng nhất tại tất cả các cặp node trong mạng - Việc tính toán đường đi dựa vào giải thuật tìm đường đi ngắn nhất SPF - Gói điều khiển có kích thước cố định và bằng 64 byte [...]... trong miền điện trong khi mặt bằng dữ liệu là toàn quang Trong chương này giới thiệu về mạng OBS; bắt đầu với việc mô tả về kiến trúc của mạng, sau đó tìm hiểu về các thành phần trong mạng với những chức năng khác nhau 2.2 Kiến trúc mạng OBS Mạng truy nhập Mạng truy nhập Node biên Liên kết WDM Mạng lõi OBS Node lõi Hình 2.1: Kiến trúc mạng OBS [19] Như đã đề cập ở chương 1, trong mạng chuyển mạch khối. .. (NS2) VÀ PHẦN MÔ PHỎNG MẠNG OBS 3.1 Giới thiệu về phần mềm Network Simulator NS2 3.1.1 Khả năng của chương trình Chương trình mô phỏng NS2 được xây dựng để thực hiện mạng số liệu dựa trên chuyển mạch gói NS2 có thể mô tả hoạt động của các giao thức mạng 3.1.2 Việc xây dựng NS2 NS2 là một chương trình mô phỏng hướng đối tượng, được viết bằng C++, cùng với một trình thông dịch OTcl Trình mô phỏng hỗ trợ... Thanh Chương II – Mạng chuyển mạch khối quang OBS gian burst đến Một trong những nhược điểm của những kỹ thuật đóng khối truyền thống là việc báo hiệu chỉ được khởi tạo khi toàn bộ burst đã được đóng khối, điều này sẽ làm tăng độ trễ trong việc đóng khối Trong [7], kỹ thuật đóng khối dựa trên dự đoán được giới thiệu, trong đó giá trị ngưỡng của burst hay giá trị của bộ định thời của burst kế tiếp được... II – Mạng chuyển mạch khối quang OBS Chương II MẠNG CHUYỂN MẠCH KHỐI QUANG OBS 2.1 Giới thiệu Chuyển mạch khối quang OBS nhận được sự quan tâm như là một trong những công nghệ hứa hẹn cho mạng Internet toàn quang thế hệ kế tiếp Chuyển mạch khối quang kết hợp được những ưu điểm của chuyển mạch kênh quang và chuyển mạch gói quang trong khi đang tìm cách khắc phục những hạn chế của nó Trong mạng OBS, ... phần mềm mô phỏng bao gồm cấu trúc thư mục và chức năng của một số file quan trọng Hình 3.1: Cấu trúc phần mềm mô phỏng NS2 GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm -33- SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh Chương III – Phần mềm mô phỏng mạng Network Simulator và phần mô phỏng mạng OBS Trong số các thư mục con của ns-allinone-2.1b thì ns-2 là nơi chứa các file phục vụ cho mô phỏng (cả viết bằng C++ lẫn OTcl) Trong thư... thông tin trong nó mà cấu hình các chuyển mạch GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm -14- SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh Chương II – Mạng chuyển mạch khối quang OBS quang cho thích hợp Trong các phần tiếp theo của chương này sẽ mô tả rõ hơn về các hoạt động này 2.3 Đóng khối (Burst Assembly) Đóng khối là tiến trình tập hợp và đóng các gói ở ngõ vào từ lớp cao hơn thành burst tại node biên ngõ vào của mạng OBS Người... có thể đóng khối trên cùng một burst Trong phần mô phỏng của luận văn sẽ đề cập đến kỹ thuật đóng khối kiểu vi phân hỗ trợ nhiều lớp dịch vụ khác nhau Trong phương pháp đóng gói kiểu vi phân, loại burst được định nghĩa dựa trên yêu cầu về QoS Mỗi loại burst sau đó được đóng khối sử dụng một GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm -17- SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh Chương II – Mạng chuyển mạch khối quang OBS cơ... đăng ký header trong file này để tạo ra những xử lý khởi tạo 3.1.3 Việc sử dụng chương trình Ở mức độ người sử dụng: Việc mô phỏng bắt đầu bằng việc nắm rõ các câu lệnh tạo đối tượng mô phỏng từ đó xây dựng các kịch bản mô phỏng Tcl Các câu lệnh tạo đối tượng được nêu rõ trong tài liệu hướng dẫn kèm theo của phần mềm NS2 Sau khi tạo một kịch bản mô phỏng Tcl Việc chạy chương trình mô phỏng chỉ đơn giản... trình mô phỏng chạy trên nền NS2 cho riêng mình thì cũng có thể tạo ra các câu lệnh tạo đối tượng riêng cho mình, đó cũng là một ưu điểm của phần mềm NS2 mã nguồn mở GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Minh Tâm -34- SVTH: Đoàn Khánh Tân Thanh Chương III – Phần mềm mô phỏng mạng Network Simulator và phần mô phỏng mạng OBS 3.1.4 Kết quả xuất ra từ chương trình mô phỏng và cách xử lý chúng Sau khi chạy kịch bản mô. .. Phần mềm mô phỏng mạng Network Simulator và phần mô phỏng mạng OBS thế, ngược lại thời gian khứ hồi của các tác vụ đó (thời gian thực thi mô phỏng, tìm lỗi, sửa lỗi, biên dịch lại) lại kém quan trọng hơn Thứ hai, phần lớn những nghiên cứu về mạng là tìm kiếm các thông số hay cấu hình thay đổi không lớn, hay nghiên cứu trên một số địa hình mạng Trong trường hợp này, thời gian lặp lại (thay đổi mô hình . Mô phỏng ảnh hưởng của quá trình đóng khối trong mạng OBS đi vào tìm hiểu về mạng OBS và mô phỏng một phần hoạt động của mạng, đó là quá trình đóng khối. Luận văn là kết quả của một quá trình. Đánh giá độ chính xác của phần mềm mô phỏng 45 3.3.5 Cách sử dụng chương trình OBS4 NS 48 Chương IV THỰC HIỆN MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH ĐÓNG KHỐI TRONG MẠNG CHUYỂN MẠCH KHỐI QUANG OBS 51 4.1 Mục đích. KHÁT QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG QUANG 7 1.1 Khái quát sự phát triển của mạng quang 7 1.2 Mục tiêu của đề tài 10 1.3 Giới hạn của đề tài 10 Chương II MẠNG CHUYỂN MẠCH KHỐI QUANG OBS 11

Ngày đăng: 17/11/2014, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan