Xử lý file trace:
Cịn đây là một đoạn trích trong một file trace.
Event: Có bộn ký tự thường xuất hiện là r, +, -, d để chỉ các sự kiện nhận, vào hàng đợi, ra khỏi hàng đợi và rớt
Time: Thời điểm xảy ra sự kiện From node: node đi của gói tin To node: node đến của gói tin Pkt type: loại gói tin
Pkt size: kích thước gói tin (byte)
Fid: số nhận diện cho mỗi luồng dữ liệu
Src Addr: Địa chỉ node nguồn ở dạng node. Port Dst Addr: Địa chỉ node đích ở dạng node. Port
Pkt id: chỉ số nhận diện cho mỗi gói tin. Chỉ số này là duy nhất.
Với việc nắm rõ định dạng của một file trace người dùng có thể dùng các ngơn ngữ như Perl hay Awk để duyệt file theo hàng và theo cột với một giải thuật để tính tốn cụ thể. Thí dụ như tính tỉ lệ gói mất, độ delay trung bình của các gói tin.
3.2 Phần mềm mở rộng của NS2 OBS4NS ( OBS for NS) dùng để mô phỏng
mạng OBS 3.2.1 Giới thiệu
OBS4NS là một phần mở rộng chạy trên nền NS2, nó giải quyết được vấn đề mơ phỏng mạng tồn quang trong khi NS2 chưa có. Và đặc biệt, OBS4NS phát triển phần lớn các chức năng phục vụ tương đối đầy đủ cho mô phỏng mạng OBS.
3.2.2 Khả năng của phần mềm
- Tạo các node biên, node lõi và node kết hợp - Tạo các liên kết WDM
- Thực hiện q trình đóng khối - Thực hiện định tuyến
- Thực hiện việc giải quyết xung đột bằng bộ đệm, chuyển hướng bước sóng và phân đoạn burst
- Thực hiện việc lập lịch kênh truyền LAUC, LAUC-VF, …
3.2.3 Việc xây dựng phần mềm
Để có thể mơ phỏng được mạng OBS, phần mềm OBS4NS được xây dựng từ các module : module tạo node mạng, module tạo liên kết, module tạo đơn vị truyền dẫn trong mạng, module định tuyến và module tạo lưu lượng.
Bảng tóm tắt
Mạng OBS thực tế Trong chương trình mơ phỏng
Node mạng 1. Node biên
+ Input: lưu lượng ngõ vào + Output: burst dữ liệu
2. Node lõi
+ Input: burst dữ liệu ở ngõ vào
+ Output: burst dữ liệu ở ngõ ra thích hợp cùng với nguyên tắc giải quyết xung đột
3. Node kết hợp
Kết hợp chức năng của 2 loại node trên.
Module tạo node
1. Node biên
+ Input: lưu lượng từ module tạo lưu lượng với các biến số về tốc độ trung bình và kích thước gói tin
+ Ouput: burst dữ liệu với các biến số liên quan là điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi burst
2. Node lõi
+ Input: burst dữ liệu ngõ vào là các biến số lấy từ module tạo node biên cộng với biến số về thời gian lan truyền của burst.
+ Output: burst dữ liệu với các biến số về điểm bắt đầu và kết thúc tùy thuộc vào biến số liên quan đến nguyên tắc giải quyết xung đột.
3. Node kết hợp
Kết hợp biến số của 2 loại node trên.
Liên kết trong mạng
Tất cả các liên kết trong mạng đều là các
Module tạo liên kết trong mạng
liên kết ghép kênh theo bước sóng WDM gồm các biến số liên quan đến số kênh điều khiển, số kênh dữ liệu, băng thông mỗi kênh và chiều dài mỗi liên kết
Lưu lượng trong mạng OBS
Lưu lượng đưa vào mạng OBS được lấy từ mạng IP. Lưu lượng IP là lưu lượng phức tạp, có giá trị ngẫu nhiên.
Module tạo lưu lượng
+ Input: loại phân bố xác suất của lưu lượng cùng với các biến số về tốc độ trung bình và kích thước gói tin.
+ Output: số lượng ngẫu nhiên các gói tin có chiều dài cố định, sau đó được gởi tới node biên.
Đơn vị truyền dẫn trong mạng OBS
+ Burst dữ liệu + Gói điều khiển
Module tạo các gói tin
+ Input: kích thước gói tin, cách đóng khối. + Output: thời điểm bắt đầu và kết thúc của burst dữ liệu, thời gian offset time và gói điều khiển có kích thước cố định.
Định tuyến trong mạng OBS
Trong mạng OBS sử dụng cách chọn đường đi có phí tổn thấp nhất
Module định tuyến
+ Input: topo mạng với các node và các liên kết
+ Output: đường đi ngắn nhất dựa vào giải thuật Dijistra
3.2.3. a Module tạo node mạng (ObsNode)
Như đã đề cập phần trên, mạng OBS bao gồm các node biên và các node lõi. Phần mềm này cũng xây dựng một module cho việc tạo ra các node trong mạng với các chức năng cụ thể. Và cũng nói thêm rằng các node mạng trong phần mềm này chỉ là những node unicast không hỗ trợ các node multicast.
Node biên
Hình 3.3 mơ tả kiến trúc của node biên và node lõi trong OBS4NS. Hai node này được vẽ ra trong cùng một hình khơng có nghĩa là trong node biên có node lõi mà hình vẽ cho thấy những phần giống nhau trong khi xây dựng đối tượng mô phỏng là cả node biên và node lõi đều sử dụng chung thành phần tạo kết nối (Connector/Obslink) và sử dụng biến entry_ để xác định lối vào. Phần khác nhau giữa node biên và node lõi là ở node biên
có phần giao diện đến lớp MAC còn ở node lõi có chuyển mạch khối quang (Classifier/ObsSwitch).