Trong số các thư mục con của ns-allinone-2.1b thì ns-2 là nơi chứa các file phục vụ cho mô phỏng (cả viết bằng C++ lẫn OTcl). Trong thư mục này, tất cả OTcl code và những kịch bản thí dụ đều chứa trong thư mục gọi là tcl và hầu hết được viết bằng C.
Thư mục tcl có những thư mục con, trong số đó có thư mục lib chứa mã nguồn OTcl cho những thành phần cơ bản nhất và quan trọng nhất (agent, node, link, packet, address, routing…) và đây cũng là nơi mà user hay developer “ghé thăm” nhiều nhất.
Ns -lib. Tcl: Lớp mô phỏng và đa số các định nghĩa chức năng thành phần của nó ngoại trừ LAN, Web, và Multicast được chứa trong file này.
Ns -default. Tcl: Những giá trị mặc định cho các thơng số cấu hình cho các thành phần mạng được chứa ở đây. Bởi vì nhiều thành phần mạng được bổ sung bằng C++, nên những thông số là những biến C++ tạo ra các giá trị cho OTcl qua chức năng liên kết OTcl, bind(C++_variable_name, OTcl_variable_name).
Ns -packet. Tcl: Thành phần khởi tạo những định dạng header của gói được chứa trong file này. Khi tạo ra một gói header thì phải đăng ký header trong file này để tạo ra những xử lý khởi tạo.
3.1.3 Việc sử dụng chương trình
Ở mức độ người sử dụng: Việc mô phỏng bắt đầu bằng việc nắm rõ các câu lệnh tạo
đối tượng mơ phỏng từ đó xây dựng các kịch bản mô phỏng Tcl. Các câu lệnh tạo đối tượng được nêu rõ trong tài liệu hướng dẫn kèm theo của phần mềm NS2. Sau khi tạo một kịch bản mô phỏng Tcl. Việc chạy chương trình mơ phỏng chỉ đơn giản bằng câu lệnh sau tại dấu nhắc lệnh của Terminal trong Linux.
[Root ~]#ns kichban. Tcl [tham số 1] [tham số 2] ….
Với kichban. Tcl là file kịch bản thể hiện các yếu tố mô phỏng mà người sử
dụng mong muốn.
[Tham số] là các thông số người sử dụng muốn nhập vào trong lúc bắt đầu thực hiện mô phỏng
Ở mức độ người vừa phát triển vừa sử dụng: Việc phát triển phần mềm bắt đầu từ việc nắm rõ cấu trúc các thư mục chính trong NS2 cùng với một số file quan trọng liên quan đến các đối tượng mới cần thêm vào. Khi người sử dụng tạo ra một chương trình mơ phỏng chạy trên nền NS2 cho riêng mình thì cũng có thể tạo ra các câu lệnh tạo đối tượng riêng cho mình, đó cũng là một ưu điểm của phần mềm NS2 mã nguồn mở.
3.1.4 Kết quả xuất ra từ chương trình mơ phỏng và cách xử lý chúng
Sau khi chạy kịch bản mơ phỏng, NS2 cho phép tạo ra hai file có phần mở rộng là
nam và tr tạm gọi là file nam và file trace. File nam ghi nhận các sự kiện cho việc trình
diễn việc truyền nhận và rớt gói một cách trực quan. File trace thì ghi nhận lại các sự kiện xảy ra trong mô phỏng như nhận gói, rớt gói … dùng cho việc tính tốn các thông số khác từ các sự kiện của một file trace.
Sử dụng file nam:
Việc sử dụng file nam bằng lệnh sau tại dấu nhắc lệnh của Terminal [Root ~]#nam file. Nam
Hình sau mơ tả cửa sổ của chương trình nam mơ tả các sự kiện một cách trực quan.