Gọi HS lấy VD trong cuộc sống gia đình, quê hương, để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử - GVKL: Học lịchsử không chỉ biết được cội nguồn của tổ tiên ông cha mình, mà còn biết n
Trang 1
Tiết 1
Bài 1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu bài hoc:
1/ Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH
Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn
2/ Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác
và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những
kiến thức cơ bản nhất của bài
3/ Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ
2 Kiểm tra bài cũ
( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )
3 Bài mới.
3.1 Nêu vấn đề ( 1’) : Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta ko phải từ khi sinh ra nó
đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó
phải có một quá khứ Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn ko đủ mà
cần đến một KH Đó là KH LS Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
3.2 Các hoạt động dạy và học
*Hoạt động1: (14’ )
- GV trình bày theo SGK
? Có phải ngay từ khi xuất hiện con
người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đẫ
có hình dạng như ngày nay không?
( Cỏ cây: hạt -> cây bé -> lớn
Con người: vượn -> người tối cổ ->
người tinh khôn …)
- GV: Sự vật, con người, làng xóm, phố
phường, đất nước mà chúng ta thấy, đều
trải qua quá trình hình thành, phát triển
và biến đổi nghĩa là đều có 1 quá khứ
Trang 2- GV: ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học
tập LS loài người, từ khi loài người xuất
hiện trên trái đất (cách đây mấy triệu
năm) qua các giai đoạn dã man, nghèo
khổ vì áp bức bóc lột, dần dần trở thành
văn minh tiến bộ và công bằng
? Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con
người và LS của XH loài người.?
( - Lịch sử của 1 con người là quá trình
sinh ra, lớn lên, già yếu, chết
- Lịch sử xã hội loài người là không
ngừng phát triển, là sự thay thế của một
XH cũ bằng một XH mới tiến bộ và văn
minh hơn )
- GVKL:Lịch sử chúng ta học là lịch sử
xã hội loài người, tìm hiểu về toàn bộ
những hoạt động của con người từ khi
xuất hiện đến ngày nay
- GV giảng tiếp theo SGK.
? So sánh lớp học trường làng ngày xưa
và lớp học hiện nay của các em có gì
khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau
đó ?
( Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế
có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự
khác nhau đó là do XH loài người ngày
càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn,
trường lớp khang trang hơn )
? Vậy chúng ta có cần biết không ? Tại
sao có sự thay đổi đó
( Cần biết Quá khứ, tổ tiên, ông cha ta,
DT mình sống như thế nào ? và có sự
thay đổi đó là do bàn tay khối óc của
con người làm nên…)
- GVKL:Ko phải ngẫu nhiên có sự thay
- Lịch sử là 1 khoa học dựng lại toàn bộhoạt động của con người và xã hội loàingười trong quá khứ
2/ Học lịch sử để làm gì.
+ Là để hiểu được cội nguồn DT, biết quátrình dựng nước và giữ nước của cha ông
ta, biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên
và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để gìngiữ độc lập DT
+ Quý trọng những gì đang có
+ Biết ơn những người làm ra nó và biếtmình phải làm gì cho đất nước
Trang 3đổi đó mà phải trải qua những thay đổi
theo thờp gian XH tiến lên, con người
văn minh hơn, cùng với sự phát.triển
của KH công nghệ…con người tạo nên
những sự thay đổi đó
? Theo em, học lịch.sử để làm gì.?
? Gọi HS lấy VD trong cuộc sống gia
đình, quê hương, để thấy rõ sự cần thiết
phải hiểu biết lịch sử
- GVKL: Học lịchsử không chỉ biết được
cội nguồn của tổ tiên ông cha mình, mà
còn biết những gì loài người làm nên
trong quá khứ để xây dựng XH ngày
- GV: Thời gian trôi qua song những
dấu tích của gia đình, quê hương vẫn
được lưu lại
? Vì sao em biết được gia đình, quê
hương em ngày nay
( Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật…)
- Dựa vào tư liệu:
+Truyền miệng (các chuyện dân gian ) + Chữ viết (các văn bản viết.)
+ Hiện vật (những di tích, di vật, cổ vậtngười xưa để lại.)
Trang 4( Bằng đá)
- GV: Nó là hiện vật người xưa để lại.
? Trên bia ghi gì.
( Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ
và năm đỗ của tiến sĩ )
- GVkhẳng định: Đó là hiện vật gười
xưa để lại, dựa vào những ghi chép trên
bia đá, chúng ta biết được tên tuổi, địa
chỉ, công trạng của tiến sĩ
- GV yêu cầu HS kể chuyện "Sơn Tinh,
Thuỷ Tinh" hay " Thánh Gióng"
( L.sử ông cha ta phải đấu tranh với
thiên nhiên và giặc ngoại xâm.)
- GV khẳng định: Câu chuyện này là
truyền thuyết được truyền miệng từ đời
này qua đời khác ( từ khi nước ta chưa
có chữ viết) sử học gọi đó là truyền
miệng
? Căn cứ vào đâu để biết được lịch.sử./
- GVCC bài: lịch sử là một khoa học
dựng lại những hoạt động của con người
trong quá khứ Mỗi chúng ta phải học và
biết lịchsử Phải nắm được các tư liệu
Lsử
- GV giải thích danh ngôn: "LS là thầy
dạy của cuộc sống"
4/ Củng cố, kiểm tra đánh giá: (2’)
?Lịch sử là gì ?Học lịch sử để làm gì?
* Bài tập: (bảng phụ ).
1/ Đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng.
Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết LS của DT mình
Học LS giúp ta hiểu biết được cội nguồn của DT, biết được công lao sự hi sinh to lớncủa tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước
Nhờ có học LS mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta cóthêm kinh nghiệm để XD hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn
L.sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, có cũng chẳng làm gì vì nó đã đi qua
2/ Em hãy kể tên những chuyện dân gian có những chi tiết giúp em biết được LS.
Trang 5( Con Rồng , Bánh Chưng …, Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm )
5/ Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Nắm vững nội dung bài
- Đọc trước bài 2 và trả lời câu hỏi SGK Chuẩn bị lịch treo tường.
1/ K.thức: HS hiểu tầm quan trọng của việc tính (t) trong LS Thế nào là dương lịch, âm
lịch và công lịch Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch
2/ Kỹ năng: Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại 3/ Thái độ: G.dục HS quý trọng (t) và tính chính xác KH về (t).
II/ Chuẩn bị:
1 Thầy : Quả địa cầu, lịch treo tường.
2 Trò : Đọc trước bài, lịch treo tường.
III/Phần thể hiện trên lớp.
1 ổn định tổ chức.( 1’ ) Sĩ số :
2 Kiểm tra bài cũ (5’)
2.1 Hình thức kiểm tra: (miệng)
2.2 Nội dung kiểm tra:
3.2 Các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1: ( 10’)
- GV giảng: LS loài người bao gồm muôn vàn sự kiện xảy
ra vào những (t) khác nhau : con người, nhà cửa, phố xá,
xe cộ đều ra đời và thay đổi
1/Tại sao phải xác định thời gian.
Trang 6Xã hội loài người cũng vậy, muốn hiểu và dựng lại LS
phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian
- GV cho HS quan sát H1 và H2 (bài 1)
? Em có thể nhận biết trường làng và tấm bia đá dựng lên
cách đây bao nhiêu năm không ?
( Không biết, đã lâu rồi)
? Các em có cần biết thời gian dựng tấm bia 1 tiến sĩ nào
không ?
- GVKL: Như vậy việc xác định thời gian là thực sự cần
thiết
- GV: Nhìn vào bức tranh Văn Miếu quốc tử giám, không
phải các tiến sĩ đều đỗ cùng 1 năm, phải có người trước,
người sau, bia này có thể cách bia kia rất lâu Như vậy
người xưa đã có cách tính và cách ghi (t) Việc tính (t) là
rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều
- GV gọi HS đọc : " Từ xưa … từ đây "
? Để tính (t), việc đầu tiên con người nghĩ đến là gì
( Ghi lại những việc mình làm, nghĩ cách tính (t), nhìn
thấy những hiện tượng tự nhiên…=>Đó là cơ sở xác định
thời gian
? Vậy dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính
được(t)
*Hoạt động 2: (12’)
- GV giảng: Người xưa đã dựa vào thiên nhiên, qua quan
sát và tính toán được (t) mọc, lặn, di chuyển của mặt trời
và mặt trăng và làm ra lịch, phân (t) theo tháng năm, sau
đó chia thành giờ, phút….Lúc đầu có nhiều cách tính lịch
tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc nhưng cơ
bản vẫn dựa vào chu kỳ xoay của mặt trăng quay quanh
trái đất(âm lịch)
+ Chu kỳ xoay của trái đất quay quanh mặt trời (dương
lịch)
? Xem trên bảng ghi " những ngày lịch.sử và kỉ niệm" có
những đơn vị (t) nào và có những loại lịch nào
( Ngày, tháng, năm âm lịch, dương lịch.)
- GV cho HS quan sát lịch treo tường
- Yêu cầu HS nói rõ lịch âm, dương
- GV: cách đây 3000- 4000 năm, người phương Đông đã
-Việc xác định thời gian làthực sự cần thiết
- Việc xác định thời gian là 1nguyên tắc cơ bản quan trọngcủa lịch.sử
- Cơ sở để xác định thời gian
là các hiện tượng tự nhiên
2/ Người xưa đã tính thời gian như thế nào.
Trang 7sáng tạo ra lịch.
- GV dùng quả địa cầu để minh hoạ
? Em hiểu thế nào là âm lịch, dương lịch
- GVKL: Người xưa cho rằng: mặt trăng, mặt trời đều
quay quanh trái đất Tuy nhiên họ tính khá chính xác, 1
tháng tức là 1 tuần trăng có 29 30 ngày, 1 năm có 360
-365 ngày => người xưa dựa vào mặt trăng, mặt trời, trái
đất để tính (t)
*Hoạt động 3: (12’)
- GV giảng: XH loài người càng phát.triển, sự giao hoà
giữa các nước, các DT, các khu vực ngày càng mở rộng
=> nhu cầu thống nhất cách tính (t) được đặt ra.(GV đưa
ra các sự kiện.)
? Thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay không ?
? Em hiểu công lịch là gì
? Nếu chia số đó cho 12 tháng thì số ngày còn lại là bao
nhiêu ? Thừa ra bao nhiêu ? Phải làm thế nào ?
( Người xưa có sáng kiến: 4 năm có 1 năm nhuận, thêm 1
ngày cho tháng 2
+ 100 năm là 1 thế kỷ
+ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.)
- GV vẽ sơ đồ lên bảng: cách ghi thứ tự thời gian (HS vẽ
vào vở.)
TCN CN SCN
179 111 50 40 248 254
- GVKL: Việc xác định (t) là 1 nguyên tắc cơ bản quan
trọng của Lsử, do nhu cầu ghi nhớ và xác định (t), từ xa
xưa con người đã tạo ra lịch, tức là 1 cách tính và xác định
(t) thống nhất cụ thể Có 2 loại lịch: âm lịch và dương lịch
gọi chung là công lịch
- Âm lịch: sự di chuyển củamặt trăng quay quanh trái đất
- Dương lịch: sự di chuyểncủa trái đất quay quanh mặttrời
3/Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không.
-Cần phải có 1 lịch chung chocác DT trên thế giới
- Công lịch là lịch chung chocác DT trên thế giới
- Theo công lịch 1 năm có 12tháng =365 ngày 6 giờ
* Cách ghi thứ tự thời gian:
4/ Củng cố kiểm tra đánh giá: (2’ )
* Bài tập: ( HĐN)
- GV làm mẫu: + Năm 1418 thế kỷ 15 thế kỷ 21 - 15 = 6 thế kỷ
+ Năm 2006 - 1418 = 588 năm
=> cách đây 588 năm
Trang 8- Đ/sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan dã
2 Kỹ năng: Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.
3.Thái độ: Bước đầu hình thành cho HS ý thức đúng đắn về vai trò của LĐSX trong sự
p.triển của XH loài người
II/ Chuẩn bị:
1 Thầy: Một số tranh ảnh, mẫu vật và bản đồ thế giới.
2 Trò : Đọc trước bài 3 và sưu tầm tranh ảnh XH nguyên thuỷ.
III/ Phần thể hiện trên lớp:
- Âm lịch : là sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất
- Dương lịch : sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời
Công lịch: Là lịch chung cho các dân tộc trên thế giới
Trang 9-Vì: Tổ tiên chúng ta ngày xưa là dùng âm lịch Do đó những ngày lễ tết cổ truyền, ngàygiỗ tổ tiên đều dùng ngày âm lịch Ghi như vậy để biết những ngày tháng Âm lịch đó ứngvới ngày , tháng nào của dương lịchđể làm cho đúng
3 Bài mới.
3.1.Nêu vấn đề ( 1’ ): Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời
sống con người từ khi xuất hiện với tổ chức nguyên thuỷ cho đến ngày nay Nguồn gốc củacon người từ đâu? Đời sống của họ trong buổi đầu sơ khai đó như thế nào? Vì sao tổ chức
đó lại tan dã Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều này
3.2.Các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1:(12’)
- Gv giảng theo SGK "Cách đây… 3- 4 triệu
năm"
- GV giải thích: Vượn cổ: Vượn có dáng hình
người (vượn nhân hình) sống cách đây 5 - 15 triệu
năm Vượn nhân hình là kết quả của sự tiến hoá từ
động vật bậc cao
- HS q.sát H 5a
? Em có nhận xét gì về người tối cổ
- GV giải thích: "Người tối cổ" Còn dấu tích của
loài vượn ( trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi
cao, xương hàm còn choài về phía trước, trên
người có 1 lớp lông bao phủ…) những người tối cổ
đã hoàn toàn đi bằng 2 chân hai chi trước đã biết
cầm, nắm, hộp sọ đã p.triển, thể tích sọ lớn biết sử
dụng và chế tạo công cụ
- GVKL:
? Căn cứ vào đâu chúng ta khẳng định người tối cổ
sống ở nhiều nơi trên thế giới
( Hài cốt của người tối cổ )
- GV chỉ bản đồ thế giới: Miền Đông Châu Phi,
đảo Gia- Va (In đô nê xi a) gần Bắc Kinh (TQ)
- GV cho HS q.sát H3, H4
? Nhìn vào hình 3, 4 em thấy người tối cổ sống
như thế nào
(Sống thành từng bầy trong hang động, núi đá, chủ
yếu là hái lượm săn bắn, có tổ chức, có người đứng
đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết
sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ sát đá ( khác với
động vật)
1/ Con người xuất hiện như thế nào.
- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm,
từ 1 loài vượn cổ trải qua quá trìnhtìm kiếm thức ăn đã tiến hoá thànhngười tối cổ
- Người tối cổ sống ở nhiều nơi trênthế giới
- Người tối cổ sống thành từng bàytrong các hang động, núi đá, chủ yếuhái lượm, săn bắn, biết chế tạo công
cụ, biết dùng lửa… Sống có tổ chức,
Trang 10- GVKL:
? Em có nhận xét gì về người cuộc sống của người
tối cổ
( Cuộc sống bấp bênh )
- GVKL: Cách đây 3 - 4 triệu năm, do quá trình lao
động sáng tạo tìm kiếm thức ăn, loài vượn cổ đã
trở thành người tối cổ, bước đầu đời sống của họ
có sự tiến bộ, sống có tổ chức Tuy nhiên đó vẫn là
1 cuộc sống bấp bênh "ăn lông ở lỗ" kéo dài hàng
triệu năm cho tới khi người tối cổ trở thành người
tinh khôn Vậy người tinh khôn sống như thế nào?
(+ Về hình dáng: có cấu tạo cơ thể giống người
ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay
khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích
não p.triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh
hoạt…)
GV giảng: Nếu như người tối cổ sống theo bầy
khoảng vài chục người ( bầy người nguyên thuỷ)
thì ->
? Tổ chức công xã thị tộc và bầy người nguyên
thuỷ có gì khác nhau
( + Nguyên thuỷ mang tính chất tự nhiên do nhu
cầu của cuộc sống do khả năng chống đỡ của con
người ban đầu còn yếu
+ Thị tộc mang tính chất huyết thống nên chặt
chẽ quy củ hơn.)
- GV giảng: " Những người cùng thị tộc…vui
hơn - GV cho HS quan.sát mẫu vật - nhận xét
? Con người biết làm đồ trang sức chứng tỏ điều
gì
( Đã chú ý đến thẩm mĩ, làm đẹp cho mình.)
? Qua đây em thấy đời sống của người tinh khôn
so với đời sống của người tối cổ như thế nào
( Cao hơn đầy đủ hơn, họ đã chú ý đến đời sống
- Biết trồng trọt chăn nuôi
- Làm gốm, dệt vải
- Làm đồ trang sức
Trang 11- GVKL: Đờisống của con người trong thị tộc đã
tiến bộ hơn hẳn so với bầy người nguyên thuỷ,
bước đầu đã dần thoát khỏi cảnh sống lệ thuộc vào
thiên nhiên, mà đã biết tổ chức cuộc sống tôt hơn
như chăn nuôi, trồng trọt, sản phẩm làm ra nhiều
hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn và kéo dài khi kim loại
ra đời đã làm cho xã hội nguyên thuỷ tan dã
( Rìu, cuốc, thuổng, lao, mũi tên, trống đồng.)
- GV giảng SGK: Năng xuất lao động tăng, sản
phẩm nhiều, dư thừa => có kẻ giàu, người nghèo
- GVKL:Công cụ bằng kim loại ra đời, làm cho
XH nguyên thuỷ p.triển ở mức cao hơn, đ/s của cư
dân đầy đủ hơn, bước đầu có sự phân hoá giàu
nghèo Đó chính là nguyên nhân làm cho xã hội
nguyên thuỷ tan dã
- GVCC toàn bài: Khoảng 3 - 4 triệu năm trước
đây xuất hiện người tối cổ, trải qua hàng năm tiếp
theo, họ dần dần trở thành người tinh khôn Đ/sống
của họ có những bước p.triển mới, đặc biệt là từ
khi họ tìm ra kim loại và biết dùng kim loại chế tạo
ra công cụ lao động, thì chế độ làm chung, hưởng
chung trong công xã thị tộc không còn nữa XH
nguyên thuỷ tan dã nhường chỗ cho XH có giai
cấp và nhà nước Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài sau
3/ Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã
- Khoảng 4000 năm TCN công cụkim loại ra đời
* Nguyên nhân xã hội nguyên thuỷtan dã
- Công cụ kim loại ra đời
- Năng xuất lao động tăng, của cải dưthừa
- Xã hội đã có sự phân biệt giàunghèo
4/ Củng cố, kiểm tra đánh giá (2’ ):
* Bài tập: (Bảng phụ)
Hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời mà em cho là đúng
1/ Người tinh khôn sống như thế nào
A- Theo bầy, phụ thuộc vào thiên nhiên
B- Độc lập, phụ thuộc vào thiên nhiên
Trang 12C- Theo nhóm, ăn chung làm chung, trồng trọt, chăn nuôi *D- Cả 3 ý trên.
5/ Hướng dẫn học bài:( 1’)
- Học bài cũ, nắm vững nội dung bài
- Đọc trước bài 4 và trả lời câu hỏi SGK Q.sát H8
- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng q.sát tranh ảnh.
3/Thái độ: XH cổ đại phương Đông p.triển cao hơn XH nguyên thuỷ, bước đầu ý thức về
sự bất bình đẳng, sự phân chia g/c trong XH và về nhà nước chuyên chế
II/ Chuẩn bị:
1 Thầy: Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, tư liệu các tài liệu có liên quan.
2 Trò : Đọc trước bài, xem lược đồ trong Sgk.
III/ Phần thể hiện trên lớp:
1.ổn định tổ chức (1’) Sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ : (5’ ):
* Câu hỏi :
? So sánh đời sống của người tinh khôn với người tối cổ
? Nguyên nhân xã hội nguyên thuỷ tan dã
*Đáp án :
- So sánh: +.Người tối cổ sống theo bầy, trong các hàg động, núi đá, Chủ yếu là háI lượm ,săn bắt , biết dùng lửa…Chế tạo công cụ.Họ sống có tổ chức , có người đứng đầu Cuộcsốngbấp bênh
+ Người tinh khôn: Sống thành từng nhóm nhỏ, ăn chung, ở chung, gọi là thị tộc.họ biếttrồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải Cuộc sống của họ cao hơn, đầy đủ hơn
- Nguyên nhân: Công cụ kim loại ra đời, năng xuất lao động tăng,của cải dư thừa xã hội có
sự phân biệt giàu nghèo
3 Bài mới:
Trang 133.1.Nêu vấn đề ( 1’): Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan dã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra
đời Những nhà nước đầu tiên được hình thành ở đâu? trong thời gian nào? Cơ cấu xã hội
và thể chế nhà nước đó ra sao? Chúng.ta tìm hiểu bài học hôm nay
3.2 Các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1:( 13’)
- GV treo bản đồ và giảng giải " Vào cuối …nước ra đời"
+ Sông Nin năm ở phía Đông Bắc châu Phi, nó có vai trò
quan trọng lịch.sử của đất nước Ai Cập cổ đại -> nó tạo
nên đất nước Ai Cập, người xưa nói " Ai Cập là quà tặng
của sông Nin"
+ Sông Ơ Pơ rát và Ti gi rơ ở Lưỡng Hà ( L.Hà có nghĩa
vùng giữa 2 con sông) thuộc khu vực Tây á ( nay NẰM
giữa lãnh thổ 2 nước I rắc và Cô oét)
+ Sông ấn và S Hằng nằm ở miền Bắc bán đảo ẤN Độ
+ Sông Hoàng Hà, Trường Giang (TQ), đất ven sông vừa
mầu mỡ, DỄ trồng trọt -> nghề trồng lúa phát.triển
- GV giải thích:'Thuỷ lợi" là những công trình ngăn nước,
dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng
? Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình
thành ở lưu vực các con sông lớn
( Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ,dễ trồng
(- Hình dưới từ trái -> phải: cảnh gặt và gánh lúa về
- Hình trên từ phải -> trái: cảnh đập lúa và ND nộp thuế
cho quý tộc
- GVKL: ở lưu vực các con sông lớn, điều kiện kinh tế
thuận lợi, là cơ sở để hình thành nên các quốc gia cổ đại
phương Đông, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
Vậy XH của họ bao gồm những tầng lớp nào…
* Hoạt động 2:( 12’ )
- GV giảng theo SGK " ở các nước….con vật"
1/ Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ.
- Từ cuối thiên niên kỷ IV đếnđầu thiên niên kỷ III TCN,các quốc gia cổ đại phươngĐông được hình thành ở AiCập, Lưỡng Hà, Ân Độ,Trung Quốc
- Các quốc gia cổ đại phươngĐông được hình thành từ cáccon sông lớn
- Kinh tế chính là nôngnghiệp
Trang 14? Vua, quý tộc, quan lại có nhiều của cải, quyền thế…đại
diện cho tầng lớp nào
( Thống trị.)
? Những người nông dân công xã phải nộp thuế, lao dịch
không công, nô lệ hầu hạ vua, bị đối sử như 1 con vật…đại
diện cho tầng lớp nào ( Bị trị.)
- GVKL: Bị áp bức bóc lột, nông dân nghèo, nô lệ đấu
tranh
năm 2300 TCN cuộc bạo động nổ ra ở La gát (Lưỡng Hà)
Năm 1750 TCN dân nghèo nổi dậy ở Ai Cập
- GVKL:Nhà nước Cổ đại Phương Đông ra đời, XH phân
chi thành 3 tầng lớp :nông dân, quý tộc, nô lệ (Quý tộc là
tầng lớp thống trị, nông dân, nô lệ là tầng lớp bị trị) Như
vậy cùng với sự ra đời của nhà nước, là những mẫu thuẫn
cũng xuất hiện Tuy nhiên nhà nước đã quan tâm phát triển
nông nghiệp
* Hoạt động 3: (11’)
- GV giảng theo SGK " Để cai trị….người đứng đầu "
? NHà Nước CỔ đại PHươNG ĐôNG DO AI đứng đầu?
QUYỀN LỰC CỦA NGười đó NTN
- GV giảng: ở các nước quá trình hình thành và p.triển nhà
nước ko giống nhau, nhưNg có thể chế chung, vua là
người nắm mọi quyền hành chính trị => Đó là chế độ quân
chủ chuyên chế
? Vậy em hiểu thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế
( Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.)
- GV giảng " Vua được coi là ….đứng đầu"
- HS tham khảo "bộ máy hành chính…lấn áp quyền vua "
(SGV- trang 26)
-GVKL:Chế độ chính trị ở các quốc gia cổ đại phương
2/Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào.
- Nông dân: chiếm đa số trong
xã hội họ là lực lượng sảnxuất chính, họ phải nộp thuế
và lao dịch cho quý tộc
- Quý tộc: vua và quan lạigiàu có, có quyền lực
- Nô lệ: hèn kém, phụ thuộcvào quý tộc
- Do bị bóc lột nông dân, nô
lệ đã nổi dậy đấu tranh
3/ Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
- Là nhà nước do vua đứngđầu, có quyền hành cao nhất,
từ việc đặt pháp luật, chỉ huyquân đội, xét sử người có tội
- Giúp việc cho vua là bộ máyhành chính từ trung ương đếnđịa phương, gồm toàn quýtộc
Trang 15Đông là chế độ quân chủ chuyên chế: Vua đứng đầu nắm
mọi quyền hành Tuy nhiên ở Ai Cập, Ân Độ, bộ phận tăng
lữ khá đông -> họ tham gia vào các việc chính trị và quyền
hành khá lớn, thậm trí có lúc lấn át quyền vua
vực các con sông lớn Vì ở đây điều kiện tự mhiên thuận
lợi Cùng với sự ra đời của nhà nước là sự xuất hiện các
4 Củng cố kiểm tra đánh giá: (2’)
? Em hiểu thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế
* Bài tập: Xác định các quốc gia cổ đại phương Đông trên lưu vực các con sông Điền dấuđúng sai vào ô trống
Sông Lưỡng Hà, Trường Giang ở TQ Đ
5 Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà.(1’)
- Học thuộc, nắm vững ND bài 4
- Xem trước bài 5 Vẽ lược đồ về các quốc gia Cổ Đại
- Sưu tầm tài liệu về các quốc gia cổ đại phương Tây
- Tên vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây
- Điều kiện tự nhên vùng đất Địa trung hải, ko thuận lợi cho p.triển nông nghiệp
- Những đặc điểm về nền tảng cơ cấu và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rô ma cổ đại
- Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây
2.Kỹ năng: Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát.triển kinh tế.
3 Thái độ: GDHS ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong XH.
II/ Chuẩn bị:
1 Thầy: Bản đồ thế giới Tranh về các quốc gia cổ đại phương Tây.
2 Trò: Đọc trước bài 5 Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây.
III/ Phần thể hiện trên lớp:
1.ổn định tổ chức:( 1’).Sĩ số: :
2 Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi:
Trang 16? Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Vì sao các quốcgia này lại hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
3 Bài mới.
3.1 Nêu vấn đề: (1’) Sự xuất hiện nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông, nơi có điều
kiện thuận lợi mà còn xảy ra ở cả phương Tây, những vùng khó khăn ở nơi này những nhànước đầu tiên đã hình thành như thế nào Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay
3.2.Các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: ( 9’)
- GV giảng theo SGK kết hợp chỉ bản đồ
" Nhìn trên.…Rô ma"
- GV giảng: ở giờ trước , các quốc gia cổ đại phương
Đông được hình thành trên lưu vực các con sông lớn, đất
đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa
? ở phương Đông nền kinh tế chính của các quốc gia này
là gì
( Nông nghiệp.)
- GV giảng: ở Rô ma và Hi lạp được hình thành trên bán
đảo Băng căng và I ta li a, địa hình đồi núi vừa hiểm trở,
đi lại khó khăn vừa ít đất trồng, chủ yếu là đất đồi khô
cứng Chính vì thế nó chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu
niên như :nho ô lưu…
? Nền tảng KT chính của các quốc gia cổ đại phương Tây
là gì
- GV giảng: người Rô ma và Hi lạp mang các sản phẩm
thủ
công rượu, dầu sang L.hà, Ai Cập… bán,-> mua lúa mì,
xúc vật => Như vậy, cùng với sự ra đời của các quốc gia
cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây
cũng được hình thành…Song điều kiện tự nhiên và kinh
tế các quốc gia này không giống nhau
? Em hãy chỉ ra sự không giống nhau đó
- GVKL: các quốc gia cổ đại phương Tây được hình
thành trên bán đảo Ban căng và I ta li a, điều kiện tự nhiên
chỉ thuận lợi cho p.triển kinh tế thương nghiệp
* Hoạt động 2 :(9’)
- GV giảng SGK: Sự p.triển mạnh mẽ của các ngành thủ
1/ Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Khoảng đầu thiên niên kỷ ITCN, trên bán đảo Ban căng
và I ta li a, hình thành 2 quốcgia Hi Lạp và Rô ma
- Điều kiện kinh tế thuận lợitrồng cây lưu niên: nho, ôlưu…
- Kinh tế: nghề thủ công pháttriển
- Ngành thương nghiệp (ngoạithương) phát triển
2/ Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô
ma gồm những giai cấp nào.
Trang 17công, thương nghiệp dẫn đến sự hình thành 1 số chủ
xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn giàu có thế lực, nuôi
nhiều nô lệ…
Đó chính là giai cấp chủ nô
? Giai cấp thứ hai trong xã hội là giai cấp nào
? Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào
( Chủ nô, nô lệ.)
? Nhắc lại cơ cấu XH của các quốc gia cổ đại phương
Đông gồm những tầng lớp nào
( Nông dân, nô lệ, quý tộc.)
=> GV khắc sâu sự khác nhau này
- Cho HS đọc SGK "Nô lệ…kinh hoàng "
* Hoạt động 3:(8’)
- GV giảng theo SGK
=? Em hiểu thế nào là XH chiếm hữu nô lệ
? Thể chế nhà nước của quốc gia cổ đại phương Đông và
phương Tây khác nhau ở điểm nào
- Họ đã nổi dậy chống chủ nô,điển hình là cuộc nổi dậy doXpác- ta- cút lãnh đạo
3/ Chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Nhà nước do dân tự do vàquý tộc bầu ra, gọi là chế độdân chủ chủ nô và cộng hoà
- Xã hội chiếm hữu nô lệ có 2giai cấp cơ bản: chủ nô và nôlệ
4/ Củng cố kiểm tra đánh giá : (2’)
Trang 18? Nền k.tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là sản xuất nông nghiệp, còn các quốc gia
cổ đại phương Tây chủ yếu là kinh tế công thương Vì sao có sự khác nhau đó
( Khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế.)
3 tầng lớp:nông dân, quý tộc, nôlệ
2 g/cấp chính:chủ nô, nô lệ
C.độ quân chủ C.chế.dân chủ chủ nô
5/ Hứơng dẫn học bà và làm bài tập ở nhà: (1’)
- Học bài cũ, nắm nội dung bài
- Đọc trước bài 6, xem kênh hình và tập mô tả.trả lời câu hỏi trong SGK
- Sưu tầm tranh ảnh văn hoá cổ đại
Ngày soạn: Ngày giảng:
2 Kỹ năng: Tập mô tả 1 công trình kiến.trúc hay nghệ thuật lớn cổ đại qua tranh ảnh 3.Thái độ: Tự hào về các thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại Bước đầu GD ý
thức về tìm hiểu và giữ gìn các thành tựu văn minh cổ đại
II/ Chuẩn bị:
1 Thầy: Tranh ảnh 1 số công trình kiến trúc tiêu biểu như Kim Tự Tháp Ai Cập, chữ
tượng hình, lực sĩ ném đá
2 Trò: Đọc trước bài 6 và 1 số tranh ảnh sưu tầm ở nội dung bài 6.
III/ Phần thể hiện trên lớp
3.1 Nêu vấn đề (1’) : Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ra đời trong điều
kiện tự nhiên hoàn toàn khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiều mặt: Kinh.tế, XH, nhànước…Song người cổ đại đã để cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ, phong phú Đây
là những thành tựu gì , chúng.ta tìm hiểu bài học hôm nay
Trang 193.2 Các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: (17’)
- GV giảng theo SGK " Để cày….thời gian"
? Người xưa tính thời gian như thế nào (Bài 2)
- GV giảng: Lịch của người phương Đông chủ yếu là lịch
âm, về sau nâng lên là âm - dương lịch Tính tháng theo
mặt trăng, tính năm theo mặt trời Tuy nhiên bấy giờ họ
khẳng định mặt trời quay quanh trái đất => Lịch của
người phương Đông do đó rất hợp với thời vụ
- HS quan sát H11
? Miêu tả và nhận xét kênh hình 11
( Hình thù, đường nét khác nhau: hình chim, nhện,
rắn,vượn ,người nét ngang, nét dọc , đường thẳng, cong…
chữ đa dạng phong phú.)
- GV giảng: Người Ai cập cổ đại là một trong số những
dân tộc đã sáng tạo chữ viết của mình sớm nhất thế giới,
chữ viết của họ bắt đầu từ hình vẽ, chữ tượng hình Chữ
tượng hình Ai cập rất giống với các sự vật người ta muốn
miêu tả
? Việc sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa ntn
( Nhu cầu bức thiết của con người nói chung, nhà nước
nói riêng… là sự sáng tạo vĩ đại, 1 di sản quý giá…)
- Gv giảng theo SGK "Trong mọi lĩnh vực….sáng tạo
nên"
- HS quan sát H 12, 13
? Nêu hiểu biết của em về kênh hình 12, 13
- GVKL: Các dân tộc cổ đại phương Đông đã biết làm ra
lịch, sáng tạo ra chữ viết chữ số, nhiều thành tựu về kiến
trúc, điêu khắc, toán học…Đó là những thành tựu về văn
hoá tinh thần đáng trân trọng
1/ Các quốc gia cổ đại phương Đông thời cổ đại đã
có những thành tựu văn hoá gì.
- Hiểu biết về thiên văn, sángtạo ra lịch
+ Chữ viết: chữ tượng hình rađời sớm nhất
- Được viết trên giấy Pa pi rút,trên mai rùa, thẻ tre, đất sét…
+Chữ số: sáng tạo ra số( Pi=3,16) toán học
- Kiến trúc điêu khắc tháp Ba
bi lon ( Lưỡng Hà), Kim tự
Trang 20* Hoạt động 2: (17’ )
- GV giảng theo SGK và liên hệ kiến thức bài 2
? Thế nào là dương lịch ( Trái đất quay quanh mặt trời
Người phương Đông chủ yếu dùng lịch âm, thì người
phương Tây dùng dương lịch )
- GV giảng: trên cơ sở học tập chữ viết của người phương
Đông, người Hi lạp Rô ma đã sáng tạo ra chữ viết a,b,c
như ngày nay
- Gọi HS đọc : " Những hiểu biết… sau này"
? Kể tên những nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực
- GVKLtoàn bài: Qua mấy ngan năm tồn tại, thời cổ đại
đã để cho loài người một văn hoá đồ sộ, quý giá Tuy ở
mức độ khác nhau nhg người phương Đông và người
phương Tây cổ đại đều sáng tạo nên những thành tựu văn
hoá đa dạng, phong phú bao gồm chữ viết, chữ số, lịch,
+Triết học:P la tôn, A ri xtốt.+Sử học:Hê rô đốt, Tu xi đít.+Địa: Xtơ ra bôn
- Nghệ thuật: sân khấu (bi hài)
- Kiến trúc điêu khắc: có nhiềukiệt tác
4/Củng cố kiểm tra đánh giá: (2’)
? Kể tên các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông
Trang 21*Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống.
- Đọc kỹ câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK Chuẩn bị giờ sau ôn tập
Ngày soạn: Ngày giảng:
1.K.thức: HS nắm được các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại.
- Sự xuất hiện của con người trên trái đất
- Các giai đoạn p.triển của thời nguyên thuỷ thông qua lao động sản xuất
- các quốc gia cổ đại
- Những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại, tạo cơ sở đầu tiên cho việc học tập phần lịch sửDT
2 Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, bước đầu tập so sánh và xác định các điểm
chuẩn
3.Thái độ: Bước đầu ý thức tìm hiểu về L.sử thế giới cổ đại.
II/ Chuẩn bị
1 Thầy: Lược đồ thế giới cổ đại, tranh ảnh công trình thế giới nghệ thuật
2 Trò: Đọc và trả lời câu hỏi bài 7.
III / Nội dung các hoạt động dạy - học:
Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi:Nêu các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông?
* Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học
1/ Dấu vết của người tối cổ ( vượn người) phát hiện ở
Trang 22? Những dấu vết của người tối cổ ( vượn
người) được phát hiện ở đâu? Thời gian nào
- GVKL:
? Căn cứ vào đâu để thấy được người tối cổ
xuất hiện ở những địa điểm trên ( Hài cốt.)
- GV gọi HS lên chỉ lược đồ 3 địa điểm trên
- Công cụ sản xuất: đá, tre, gỗ, đồng
- Tổ chức xã hội: theo thị tộc, biết làm nhà, ở
chòi….)
? em có nhận xét gì về công cụ này
( Đa dạng, nhiều nguyên liệu khác nhau.)
? Hãy kể tên 1 số loại công cụ đồ dùng
( Rìu, cuốc, giáo, mác, liềm, đồ trang sức…)
? Tổ chức xã hội của người tinh khôn như thế
? Nêu những tầng lớp xã hội chính thời cổ đại
- GVKL: + Quý tộc, chủ nô đại diện cho giai
- Giữa người tối cổ và người tinhkhôn có sự khác nhau cơ bản vềhình dáng, về cuộc sống, về sựchế tạo công cụ lao động Ta thấyđược vai trò của sự lao động trong
sự tiến hoá từ vượn thành người
3/ Những quốc gia cổ đại lớn.
- P.Đông: Ai cập, Lưỡng hà, Ân
- Nhà nước cổ đại p.đông: quânchủ chuyên chế (vua đứng đầu)
- Nhà nước cổ đại p.tây:chiếm hữu
Trang 23cấp thống trị.
+ Nông dân công xã, nô lệ đại diện
cho giai cấp bị trị
? Về thể chế nhà nước, nhà nước
phương.Đông và nhà nước p.Tây có nhiều
điểm khác nhau Em hãy chỉ ra sự khác nhau
( + Chữ: tượng hình, chữ cái a,b,c , chữ số…
+ Các ngành khoa học: toán, vật lí, thiên văn,
sử, địa…
+ Nhiều công trình nghệ thuật lớn: tháp Ai
cập, thành Ba bi lon )
? Từ những thành tựu trên, em có nhận xét gì
về văn minh thời cổ đại
( Là những thành tựu văn hoá quý giá của
người xưa, thể hiện năng lực trí tuệ của loài
người…)
- GVKL toàn bài: Trong phần L.sử thế giới,
các em đã tìm hiểu 4 tiết Cần năm vững 4 nội
dung cơ bản vừa ôn
- Loài người xuất hiện trên trái đất ntn? và vai
trò của lao động trong quá trình chuyển biến
của con người từ buổi đầu sơ khai đến khi tiếp
cận với thời kì xuất hiện những quốc gia đầu
- Những thành tựu văn hoá thời cổ đại
nô lệ Gồm 2 tầng lớp: chủ nô, nôlệ
4/ Những thành tựu lớn thời cổ đại.
4/ Củng cố:
Trang 24* Bài tập: GVphát phiếu
Khoanh tròn vào trước câu trả lời mà em cho là đúng
A- Khoảng 4 vạn năm trước đây, nhờ LĐ sản xuất, người tối cổ trở thành người tinh khôn.Đ
B- Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước quân chủ chuyên chế Đ
C- Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước chiếm hữu nô lệ Đ
5/ Hướng dẫn học bài:
- Học và trả lời các câu hỏi từ bài 1 -> bài 7
- Chuẩn bị giờ sau :xem lại các sự kện lịch sử tiêu biểu tiết sau làm bài tập lịch sử
*******************************************************************
*******************************************************************
Phần II LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC
1/K.thức: - HS biết đất nước ta đã có con người sinh sống.
- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển dần thành người tối cổ, đếnngười nguyên thuỷ, người tinh khôn
- Thông qua sự quan sát các công cụ, giúp HS phân biệt và hiểu được các giai đoạn p.triểncủa người nguyên thuỷ trên đất nước ta
2/ Kỹ năng : Rèn cách quan sát nhận xét và bắt đầu biết so sánh.
3/ Thái độ: Bồi dưỡng Hs ý thức về.L.sử lâu đời của đất nước ta, về lao động xây dựng xã
Trang 25K.tra việc vẽ lược đồ trong vở bài tập của HS.
3.Bài mới.
* Nêu vấn đề (1’ ) Chúng ta vừa tìm hiểu xong phần I : Lịch sử thế giới và từ hôm nay
chúng ta chuyển sang phần lịch sử Việt Nam Phần lịch sử việt nam ở lớp 6 chúng ta học
về lịch sử nước ta từ bình minh đến đầu thế kỷ X gồm 4 chương Chúng ta bắt đầu tìmhiểu chương I
*Hoạt động 1
- GV : Treo lược đồ hình 26 phóng to ) Đây
là lược đồ
một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam
? Tại sao thực trạng cảnh quan đó lại rất cần
thiết đối với người nguyên thuỷ
( Vì sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.)
- GV:Cho H/ S đọc đoạn đầu (2 dòng) SGK
trang 23
? Người Tối cổ là những người như thế nào.
( gọi H đọc SGk Từ “ Vào năm 1960-1965
đến hết phần
? ở Việt Nam ta tìm thấy dấu vết của người
tối cổ ở đâu, họ sống vào thời gian nào ?
HS: dựa vào Sgk để trả lời
GV giảng theo SGK :Chỉ bản đồ địa điểm
có dấu tích của người tối cổ
- Cho H quan sát hình 18: Răng của người tối
? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa
điểm sinh sống của người tối cổ trên đất
- Tìm thấy di tích người tối cổ cáchđây 40-30 vạn năm
+ Răng của người tối cổ ở các hangThẩm khuyên, thẩm hai ( lạng Sơn )+ Công cụ đá ghè đẽo ở Núi Đọ,Quan yên ( thanh hoá)Xuân lộc( Đồng nai)
- Việt Nam là một trong những quêhương của loài người
2/ ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào.?
- Khoảng 3-2 vạn năm trước đây,người tối cổ dần trở thành ngườitinh khôn
Trang 26? Người tối cổ trở thành người tinh khôn từ
bao giờ trên đất nước ta ?
? Dấu tích của người tinh khôn được tìm
thấy ở đâu?
HS: ( trả lời theo SGK)
GV: Cho H quan sát hình 20:
? Em hãy so sánh công cụ này với công cụ
của người tối cổ ở hình 19 và rút ra nhận
xét ?
( chuyển ý ) Vậy ở giai đoạn sau phát triển
hơn, người tinh khô có gì mới, chúng ta
chuyển sang phần 3
? Ở những di chỉ này người ta tìm thấy
những gì ?
HS Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ
bằng xương, Bằng sừng, lưỡi cuốc đá, đồ
- ( cho H quan sát tiếp hiện vật phục chế :
Rìu đá mài một bên Bắc Sơn )
? Em hãy cho biết những chiếc rìu đá này có
điểm gì tiến bộ hơn những chiếc rìu đá ở
hình 19,20 ?
HS :trả lời
GV:Kết luận
? Theo các em tại sao lại có sự tiến bộ đó ?
Hs Trong quá trình lao động , con người
luôn sáng tạo để nâng cao hiệu quả lao động
? Vậy theo em, ở giai đoạn phát triển, người
tinh khôn có những điểm gì mới ?
Hs - Xuất hiện kĩ thuật mài đá
- Ngoài công cụ đá còn có thêm công cụ
- Dấu tích tìm thấy ở mái Đángườm ( Thái nguyên)Sơn Vi ( Phúthọ ) Lai châu, Sơn La, bắc giang,Thanh Hoá, Nghệ An
- Công cụ đá ghè đẽo có hình thù rõràng làm tăng thêm nguồn thức ăn
3/ Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới.
-Tìm thấy hàng loạt dấu vết ngườinguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc sơn(L.Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An) HạLong (Q.Ninh) Bàu tró
( Quảng Bình )
Trang 27bằng xương, bằng sừng
- Họ biết làm đồ gốm và lưỡi cuốc đá
gv Với những công cụ đá được cải tiến sắc
bén hơn, cuộc sống của con người ở thời kỳ
này ổn định hơn , Không những họ kiếm
được nhiều thức ăn trong tự nhiên hơn mà họ
còn biết trồng trọt và chăn nuôi số người
đông thêm, quan hệ xã hội cũng bắt đầu hình
thành, cuộc sống tinh thần của con người
cũng phong phú hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ
thể ở tiết sau
Hs ( đọc 2 câu thơ của Bác Hồ )
gv ( đọc lại )
? Em hiểu câu nói của Bác Hồ như thế nào ?
gv Người Việt nam phải biết lịch sử Việt
nam, biết rõ quá trình phát triển qua các giai
đoạn “ Cho tường gốc tích nước nhà Việt
nam ”để hiểu và rút kinh nghiệm của quá
khứ, sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới
tương lai rực rỡ hơn
- Công cụ đá được mài ở lưỡi, công
cụ bằng xương, bằng sừng , lưỡicuốc đá, đồ gốm
- Tạo điều kiện mở rộng sản xuất,nâng cao dần cuộc sống
Người tinh
khôn (G.đoạn
đầu)
3 -> 2 vạn năm Thái Nguyên, Phú Thọ,
Thanh Hoá, Nghệ An
Đá (ghè, đẽo có hìnhthù rõ ràng.)
Người tinh
khôn (G.đoạn
sau)
10 -> 4 nghìnnăm
Lạng Sơn, Nghệ An, QuảngNinh, Quảng Bình
Đá mài, xương,sừng, đồ gốm
5 Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1’)
- Học bài cũ, Nắm vững 3 giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ
- Đọc trước bài 9 và trả lời câu hỏi SGK
*******************************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Trang 28Tiết 9 - Bài 9:
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I/ Mục tiêu bài học:
1/ K.thức: HS hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đỏi mới trong đ/sống vật chất của
người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của ngườinguyên thuỷ và ý thức nâng cao đ/sống tinh thần của họ
- Giai đoạn người tinh khôn phát triển: cách ngày nay 12000- 4000 năm công cụ đá đượcmài sắc: Rìu có vai cùng các công cụ bằng sừng, xương…
.3 Bài mới.
Giới thiệu bài : Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta trải qua 3 giai đoạn: người tối cổ, người
tinh khôn giai đoạn đầu và giai đoạn p.tiển ở mỗi giai đoạn đều được đánh dấu bởi việcchế tác công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ Ngoài việc chế tác công cụ đẻ nâng cao đ/sống vật chất , người nguyên thuỷ còn chú ý đến đời sống tinh thần ở thời Bắc Sơn, HoàBình, Hạ Long đời sống tinh thần vật chất của họ như thế nào Chúng ta tìm hiểu bài họchôm nay
Trang 29( Bằng đá -> người nguyên thuỷ luôn tìm cách cải tiến
công cụ lao động.)
- GV: ở mỗi giai đoạn càng về sau công cụ càng được cải
tiến
? Em hãy chỉ ra sự cải tiến đó
( Ghè đẽo thô sơ-> mài mỏng-> sắc hơn-> đẹp hơn.)
- Gv giảng tiếp theo SGK
- HS quan sát H25 miêu tả và nhận xét
? Công cụ đồ dùng nào quan trọng nhất
( Công cụ bằng đá mài vát 1 bên, có chuôi tra cán, chày
tinh sảo hơn…Đồ gốm là phát minh quan trọng nhất.)
? Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ
bằng
đá (Đất-> nặn-> nung => Chứng tỏ công cụ sản xuất
được cải tiến Đời sống của người nguyên thuỷ được nâng
? ý nghĩa của việc trồng trọt chăn nuôi
( Con người tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết, cuộc
sống ổn định hơn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên.)
- GV giảng tiếp theo SGK
- GVKL: Đến thời Hoà Bình, Bắc Sơn, người nguyên
thuỷ biết cải tiến công cụ với nhiều loại, nhiều nguyên
liệu khác
nhau, làm đồ dùng cần thiết, biết chăn nuôi trồng trọt, làm
lều lợp bằng cỏ cây
* Hoạt động 2: ( 11’)
- GV giảng theo SGK " Từ đầu… ở một nơi"
?Tại sao chúng ta biết được người bấy giờ đã sinh sống
- Ngoài ra họ còn dùng tre, gỗ,xương, sừng đặc biệt là đồgốm
- Họ còn biết trồng trọt nhưrau, đậu, bầu bí…biết chănnuôi chó, lợn…
- Họ sống chủ yếu ở hangđộng, mái đá, làm túp lều lợp
cỏ cây
2/ Tổ chức xã hội.
- Người nguyên thuỷ sốngthành từng nhóm ở vùng thuậntiện, định cư lâu dài ở một nơi
Trang 30- GV lấy dẫn chứng và so sánh với gia đình hiện nay.
- GV ghi bảng theo 2 cột
Quan hệ nhóm gốc huyết thống
/ \ /
thị tộc mẹ ->mẫu hệ
- GV: Chế độ thị tộc mẫu hệ là tổ chức xã hội đầu tiên của
loài người, lúc đó vị trí của người phụ nữ trong xã hội và
gia đình ( thị tộc) rất quan trọng ( kinh tế hái lượm và săn
bắn, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào người phụ nữ )
Trong thị tộc có người đứng đầu để lo việc làm ăn, đó là
người mẹ lớn tuổi nhất Lịch sử gọi đó là thời kỳ thị tộc
( Vòng tai, khuyên tai bằng đá, dùng để trang sức )
? Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức đó có ý
nghĩa gì
( Cuộc sống vật chất của con người ngày càng ổn định,
cuộc sống tinh thần phong phú hơn, họ có nhu cầu làm
đẹp…)
- HS quan sát H 27 - miêu tả hình đó nói lên điều gì
( Mối quan hệ gắn bó mẹ con, anh em => quan hệ thị tộc)
- GV giảng tiếp theo SGK
? Việc chôn lưỡi cuốc theo người chết có ý nghĩa gì
( Người nguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc Sơn quan niệm rằng,
người chết sang thế giới bên kia vẫn phải lao động.)
_ GVKL: Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ Hoà
Bình, bắc Sơn phong phú hơn
- GVCC toàn bài: Cuộc sống của người nguyên thuỷ Hoà
- Quan hệ xã hội được hìnhthành, những người cùng họhàng chung sống với nhau, tônngười mẹ lớn tuổi nhất làmchủ gọi là chế độ thị tộc mẫuhệ
3/ Đời sống tinh thần.
- Họ biết làm đồ trang sức vỏ
ốc xuyên lỗ, vòng tay, khuyêntai bằng đá, chuỗi hạt bằng đấtnung
- Họ đã có khiếu thẩm mĩ, biết
vẽ trên hang đá, những hình
mô tả cuộc sống tinh thần
- Họ có quan niệm tín ngưỡng(chôn công cụ lao động cùngvới người chết)
Trang 31Bình, Bắc Sơn, Hạ long đã khác nhiều nhờ trồng trọt,
chăn nuôi, nên cuộc sống ngày càng ổn định, cuộc sống
phong phú hơn ( thị tộc mẫu hệ) tốt đẹp hơn Đây là giai
đoạn quan trọng mở đầu cho bước tiếp theo sau vượt qua
thời kỳ nguyên thuỷ
4 Củng cố: ( 2’)
* Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống sau
Những điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội và tinh thần của người nguyên thuỷ thời
kỳ Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long
Công cụ rìu mài, đá, bôn chày, tre, gỗ, sừng, xương, gốm Đ
5.Hướng dẫn học bài ( 1’ )
- Học và nắm vững nội dung bài
- Đọc trước bài 10 và trả lời các câu hỏi trong SGK
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, hiện vật lịch sử
3.Thái độ: Yêu thích tìm tòi về lịch sử thế giới và cội nguồn dân tộc
II/ Chuẩn bị:
Trang 321 Thầy: Đề kiểm tra, đáp án, phô tô đề.
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng
1/ Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời trong khoảng thời gian nào ?
A- Cuối thiên niên kỷ IV TCN, đầu thiên niên kỷ III TCN C- Đầu thiên niên kỷ I TCN
CN
2/ Xã hội chiếm hữu nô lệ gồm hai giai cấp cơ bản nào ?
3/ Kim loại được dùng đầu tiên ở nước ta là:
4/ Địa điểm phát hiện dấu tích của người tối cổ ở nước ta là ?
Câu 2: Điền vào dấu (…) cho chính xác
a/ Vào khoảng……… những quốc gia cổ đạiphương Đông đã được hình thành Đó là ……… b/ Vào khoảng……… đã hình thành các quốcgia cổ đại phương Tây Đó là………
II/ Phần tự luận:
Câu 1: Nghề trồng lúa nước ra đời trong điều kiện nào ? Phát minh trồng lúa nước có tầmquan trọng ra sao? (3đ)
Câu 2: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan dã ? (2đ)
Câu 3: Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa gìđối với cuộc sống của người nguyên thuỷ? (3đ)
Câu 2: mỗi câu điền đúng được 1 điểm
Từ cần điền vào dấu (…) là
1/ + Cuối thiên niên kỷ IV, đầu thiên niên kỷ III trước công nguyên
+ Ai cập, Lưỡng hà, ấn độ, Trung quốc
2/ + Đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên
+ Hi lạp và Rô ma
Trang 33Câu 2: (1,5đ) Có 3 yếu tố làm cho xã hội nguyên thuỷ tan dã
+ Công cụ bằng kim loại ra đời
+ Năng xuất sản lượng làm ra tăng
+ Có của cải dư thừa và những người có quyền đã chiếm đoạt của cải dư thừa đó làm củariêng cho mình, vì vậy xã hội đã có kẻ giàu người nghèo
Câu 3: (2,5đ) + Thuật luyện kim được phát minh nhờ sự phát triển của nghề làm gốm,người Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim từ quặng đồng
+ ý nghĩa: tạo ra đồ đồng theo ý muốn, công cụ đẹp, bền, dồi dào, năng xuất laođộng cao => đời sống ổn định
Ngày soạn: Ngày giảng:
Chương II : THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG
Trang 34- Những chuyển biến lớn về ý nghĩa hết sức quan trọng trong đ/sống kinh tế của ngườinguyên
thuỷ
- Công cụ cải tiến ( kỹ thuật chế tác đá tinh sảo hơn.)
- Phát minh nghề kỹ thuật luyện kim (công cụ bằng đồng xuất hiện) -> năng xuất lao độngtăng nhanh
- Nghề trồng lúa nước ra đời làm cho c/sống của người Việt ổn định hơn
2 Kỹ năng: Tiếp tục bồi dưỡng cho HS kỹ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tiễn 3 Thái độ: GD cho các em tinh thần lao động sáng tạo trong lao động.
II/ Chuẩn bị:
1 Thầy: Tranh ảnh, lược đồ.
2 Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi.
III/ Nội dung các hoạt động dạy-học:
- Xã hội: Người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm, định cư lâu dài Quan hệ XH đượchình thành, những người cùng họ hàng sống với nhau tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làmchủ Gọi là chế độ thị tộc Mẫu hệ
- Đời sống tinh thần: Họ có khiếu thẩm mĩ Có quan niệm tín ngưỡng chôn người chết kèmtheo công cụ
3.Bài mới.( 1’): ở bài 8 các em đã được làm quen với địa hình VN (điều kiện tự nhiên) địa
bàn sinh sống chủ yếu của người nguyên thuỷ Đây là địa hình rừng núi rậm rạp, nhiềusông suối, có chiều dài giáp biển Đông…người nguyên thuỷ sống chủ yếu trong các hangđộng mái đá…Như vậy từ miền rừng núi này con người đã từng bước di cư và đây là thờiđiểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế Đó là những chuyển biến gì Chúng.tatìm hiểu bài hôm nay
* Hoạt động 1( 10’)
- GV giảng theo SGK
? Vì sao họ lại di chuyển xuống vùng đất bãi ven sông
( Dễ làm ăn, thuận lợi chăn nuôi, trồng trọt)
- HS quan sát H28, 29, 30 và kênh chữ
? Cho biết những công cụ, đồ dùng gì
1/ Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào.?
- Người nguyên thuỷ mở rộng vùng cư trú xuống ven sông
Trang 35( Rìu đá có vai, mài nhẵn 2 mặt lưỡi đục những bàn mài,
những mảnh của đá, sừng, xương, gốm, bình lò…)
? So sánh với công cụ thời trước, em có nhận xét gì
? Những công cụ đồ dùng này được tìm thấy ở đâu và
trong khoảng thời gian nào
? Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của
người thời đó
( cải tiến ngày một tiến bộ, kỹ thuật cao, đa dạng, phong
phú, có nhiều loại hình, nhiều chủng loại…)
- GVKL: Trong đời sống kinh tế, người nguyên thuỷ đã
biết cải tiến công cụ với trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt là
làm đồ gốm Từ đây con người đã tiến thêm 1 bước, căn
bản phát minh ra kỹ thuật luyện kim
của nó ( Bình, vò, vại, bát, đĩa, cốc…dùng để đựng)
- GVKL: nhờ có sự phát triển của nghề làm gốm, người
Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra kỹ thuật luyện
kim, người ta lọc từ quặng ra kim loại đồng, dùng đất làm
khuôn đúc ( theo phương thức làm bình, vại, gốm) nung
chảy đồng và rót vào khuân nhờ kinh nghiệm làm gốm =>
đồ đồng xuất hiện
? Sau đồ đá kim loại được dùng đầu tiên là gì ( đồng)
- GV theo SGK :" ở Phùng Nguyên … được phát minh."
? Thuật luyện kim được phát minh có ý nghĩa như thế
nào
( chế tạo ra những công cụ theo ý muốn, năng xuất lao
động cao, công cụ dồi dào, cuộc sống ổn định )
- GV liên hệ: Không chỉ ở thời đó, mà ngày nay đồ đồng
- Thời gian: cách đây 4000->3500 năm
2/ Thuật luyện kim được phát minh như thế nào.?
- Nhờ có sự phát triển của nghềlàm gốm, người PhùngNguyên, Hoa Lộc phát minh rathuật luyện kim từ quặng, đồng
=>đồ đồng xuất hiện
Trang 36- GVKL: Sau công cụ bằng đá, con người tìm ra 1 thứ
nguyên liệu mới để làm công cụ theo nhu cầu của mình
+ Chăn nuôi: trâu, bò, chó, lợn…
+ Trồng trọt: rau, củ đặc biệt là cây lúa => cây lương
thực chính của nước ta
? So sánh cuộc sống của con người trước và sau khi có
nghề trồng lúa nước
(+ Sau:cuộc sống ổn định hơn, năng xuất lao động cao
hơn, của cải vật chất nhiều hơn…)
? Vậy theo em hiểu, vì sao từ đây con người có thể định
cư lâu dài ở đồng bằng các con sông lớn
( Đất phù xa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa, thuận lợi
cho cuộc sống.)
- GVKL:Nhờ có công cụ sản xuất ngày càng được cải
tiến, con người định cư lâu dài trên các con sông lớn,ven
biển, họ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước -> đá sống
được năng
cao
- GVCC toàn bài: tren bước đường phát triển sản xuất, để
nâng cao đời sống con người đã biết sử dụng ưu thế của
đất đai và tạo ra 2 phát minh lớn: thuật luyện kim và bghề
trồng lúa nước Cuộc sống ổn định hơn, một c/sống mới
bắt đầu chuẩn bị cho con người bước sang thời đại mới
-thời đại dựng nước
3/ Nghề lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?.
- Công cụ sản xuất được cảitiến, người nguyên thuỷ định
cư lâu dài ở đồng bằng vensông, ven biển => nghề trồnglúa ra đời
4/ Củng cố :
? Thuật luyện kim được phát minh như thế nào
* Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống
1/ Thuật luyện kim được phát minh nhờ đâu và ở địa điểm nào
Trang 37 Nhờ sự phát triển của công cụ bằng đá, thuật luyện kim ra đời S
2/ Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu
1 K.thức: HS sơ bộ nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn
Lang Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhg đó là 1 tổ chức quản lý đất nước bền vữngđánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước
2.Kỹ năng : Bồi dưỡng kỹ năng vẽ bản đồ một tổ chức quản lý.
3.Thái độ : Bồi dưỡng lòng tự hào DT và tổ chức cộng đồng.
II/ Chuẩn bị:
1 Thầy: Bản đồ VN, tranh ảnh, hiện vật phục chế ( thuộc bài trước).Sơ đồ tổ chức nhànước thời Hùng Vương
2 Trò: Đọc trước bài Tập vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang
III/ Phần thể hiện trên lớp :
1 ổn định tổ chức: ( 1’) Sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:
? Xã hội có gì đổi mới
* Đáp án: Sản xuất phát triển cư dân đông hơn – Sư hình thành các chiềng chạ Nhiềuchiềng chạ hợp với nhau thành Bộ lạc Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ Đứngđầu thị tộc là tộc trưởng ( già làng), đưbgs đầu bộ lạc là tù trưởng Xã hội đã có sự phânbiệt giàu nghèo
3 Bài mới:
Trang 383.1 Nêu vấn đề ( 1’): Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mởđầu cho một thời đại của dân tộc Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhànước ra sao? Chúng.ta tìm hiểu bài 12.
mùa màng, cuộc sống thanh bình…)
- GV giảng tiếp “ Vì vậy……mùa màng”
? Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong các hình ở bài
11
( Là những vũ khí đồng của nền văn hoá Đông Sơn,
mũi giáo, dao găm có hình dáng và trang trí hoa văn
giống nhau, vũ khí đầu tiên bằng kim loại dùng để tự
vệ…)
? Liên hệ vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng
( Vũ khí bằng đồng Đời Hùng Vương thứ 6 – truyện
Thánh Gióng vũ khí bằng sắt, roi sắt, ngựa sắt.)
- GV giảng theo SGK
- GV: Như vậy nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn
cảnh khá phức tạp, dân cư luôn phải đấu tranh chống
lũ lụt, ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình…
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước
Văn Lang
( Sự hình thành các bộ lạc lớn, sự phát triển cuộc
sống ổn định, làng chạ được mở rộng, xã hội có sự
phân chia giàu nghèo, chống lũ lụt, ngoại xâm)
- GVKL: Kinh tế p.triển, cuộc sống ổn định, xã hội
nảy sinh mâu thuẫn giàu, nghèo ND chống lũ lụt bảo
vệ mùa màng, chống ngoại xâm và những cuộc xung
đột giữa các bộ lạc => Nhà nước Văn Lang ra đời
* Hoạt động 2: ( 11’)
- GV giảng theo SGK và chỉ trên bản đồ khu vực
1/ Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang.
- ở thế kỷ VIII TCN ven sông lớn ởBắc, Bắc Trung Bộ hình thànhnhững bộ lạc lớn sản xuất p.triển
- Nảy sinh mâu thuẫn giàu nghèo
- ND chống lũ lụt bảo vệ mùamàng
- Đấu tranh chống ngoại xâm vàgiải quyết xung đột giữa các bộ tộc
2/ Nhà nước Văn Lang thành lập.
Trang 39vùng sông Cả-Nghệ An, sông Mã-T.Hoá với Đông
Sơn và nhấn mạnh Vùng đất ven sông Hồng từ Ba
Vì đến Việt Trì => Nơi bộ lạc Văn Lang sinh sống là
phát triển hơn cả
- GV giảng theo SGK
- GV giảng theo SGK
? Sự tích Âu Cơ- Lạc Long Quân nói lên điều gì
(Sự ủng hộ của mọi người và vị trí của nhà nước Văn
Lang ở vùng cao.)
- GVKL: Đây là 1 cách phản ánh quá trình hình
thành của nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện
cho cả cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta
? Nhà nước Văn Lang được hình thành như thế nào
( Từ 1 bộ lạc có tên là Văn Lang, 1 người tài giỏi, có
uy tín tập hợp các bộ lạc khác -> nước Văn Lang vào
thế kỷ VII TCN đứng đầu là vua Hùng.)
- GVKL: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thế kỷ VII
TCN đóng đô ở Văn Lang(Bạch Hạc- Phú thọ) có
nhà nước cai quản chung đứng đầu là vua Hùng
* Hoạt động 3: (12’)
- GV giảng từng đoạn theo SGK ( giảng đến đâu vẽ
sơ đồ đến đó) , sơ đồ SGK
- GV nhấn mạnh trên sơ đồ.=> Bộ máy chính quyền
từ trung ương đến địa phương
Đơn vị hành chính Nước –bộ- làng- chạ ( tức công
xã)
(Bộ là cơ quan trung gian giữa trung ương và địa
phương)
? Nhà nước Văn Lang chưa có pháp luật, vậy ai giải
quyết mọi việc
( Tuỳ theo việc lớn hay việc nhỏ đều có người giải
quyết khác nhau, người có quyền cao nhất là Hùng
Vương.)
- Thế kỷ VII TCN thủ lĩnh của bộlạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc
ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ thành 1 nước gọi là nước VănLang Người thủ lĩnh lên làm vualấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ởVăn Lang thuộc vùng Bạch Hạc-Phú Thọ
3/Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào.
- Đứng đầu là vua Hùng, nhà nước
có tổ chức từ trên xuống dưới, giúpviệc cho vua là các lạc hầu, lạctướng, nhà nước chia ra làm nhiều
bộ (15 bộ), đứng đầu bộ là lạctướng, dưới bộ là chiềng chạ, làngbản, đứng đầu là bộ chính
- Nhà nước Văn Lang chưa có quânđội, chưa có pháp luật
Trang 40? Quân đội cũng chưa có, khi có giặc ngoại xâm thì
làm thế nào
( Tất cả mọi người đều đánh giặc…hợp nhất chiến
đấu)
_ GV liên hệ: Truyện Thánh Gióng có giặc Ân , vua
sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước -> ND khắp
nơI quyên góp gạo….đánh giặc
- GV cho HS quan sát H 35 và mô tả thêm di tích đền
Hùng -> thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang là
thời kỳ có thật trong lịch sử
- GVKL:Nhà nước Văn lang tuy còn đơn giản nhg là
tổ chức chính quyền cai quản cả nước
- GVCC toàn bài: ở thế kỷ II TCN trên vùng đất Bắc
Bộ và Bắc trung Bộ đã hình thành các quốc gia của
người Việt Nước Văn Lang nhà nước do vua Hùng –
Hùng Vương đứng đầu có tổ chức từ trên xuống
dưới, lấy làng chạ làm cơ sở Như vậy vua Hùng có
công dung nước, nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu
tiên đặt nền mong cho nhà nước XHCN Việt Nam
bây giờ Chính vì thế mà Bác Hồ của chúng ta đã viết
: “ Các vua Hùng……”
? Gọi HS giải thích câu danh ngôn
? Giải thích câu nói của Bác Hồ
(Đây là trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ
trẻ…)
4.Củng cố kiểm tra đánh giá: (2’)
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích
5 Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1’)
- Học thuộc bài cũ, nắm chắc nội dung bài
- Đọc trước bài 13 và trả lời câu hỏi SGK