Để nâng cao thu nhập cho người sản xuất và các tác nhân trong chuỗi gia trị rau ở Việt Nam, việc xác định các loại rau chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu và mối liên kế
Trang 1, ,
I.1 Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được Rau được sử dụng hàng ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm bảo dinh dưỡng, tránh các vụ ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại
Sản xuất rau ở Việt Nam, tạo nhiều việc làm và thu nhập cao cho người sản xuất so với một số cây trồng hàng năm khác Cùng với nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau trong những năm vừa qua tăng lên cả vệ số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số lượng, chủng loại rau rất phong phú đa dạng 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu.đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
Để nâng cao thu nhập cho người sản xuất và các tác nhân trong chuỗi gia trị rau ở Việt Nam, việc xác định các loại rau chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu và mối liên kết của thị trường với các khách hàng tiềm năng với đảm bảo về chất lượng, VSATTP là cần thiết
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Thu thập và tổng hợp các thông tin, số liệu thứ cấp các thị trường trong nước và quốc tế và điều tra những người mua chính của các nhà phân phối địa phương để xác định xu hướng thị trường và SPS yêu cầu tại các thị trường rau ở Sơn La, Hưng Yên và Lâm Đồng
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG RAU CỦA VIỆT
NAM PHẦN MỞ ĐẦU
1
Trang 21.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các loại rau chủ yếu cho thị trường nội địa và xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Xác định các điều kiện cho các mối liên kết thị trường với khách hàng tiềm năng
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các thông tin trong và ngoài nước liên quan đến sản xuất và thị trường rau
- Khảo sát các hình thức kinh doanh rau: siêu thị, cửa hàng, chợ đầu mối, người thu gom, các bếp ăn tập thể/ các công ty cung cấp suất ăn về số lượng và các tiêu chuẩn về chất lượng, VSATTP
- Nghiên cứu các điều kiện cho liên kết thị trường với các khách hàng tiềm năng
1.4 Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành
1.4.1 Thu thập thông tin
1.4.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các số liệu thống kê lien quan đến hai thị trường nội địa và xuất khẩu rau của Việt Nam Các nguồn thông tin bao gồm các báo cáo đã công bố từ các kết quả nghiên trước đây của MALICA, GTZ, M4P, và văn phòng SPS Việt Nam,
1.4.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp được lựa chọn đối tượng tin bằng cách sử dụng bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn sàng
Phỏng vấn người quản lý ngành hàng rau tại Sở Công thương, Sở Nông nghiệp vàPTNT ở Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Sơn La, Hưng Yên, Lâm Đồng để có được thông tin chung
Phỏng vấn các người phụ trách kinh doanh tại các cơ sở:
* Siêu thị: 7 siêu thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bao gồm Big C, Fivimart, Hapro, Saigon-co-op, Intimex, Unimart, Tập đoàn Phú Thái.( không phỏng vấn siêu thị Metro Cash- Carry do những khó khăn khách quan chúng tôi không trực tiếp phỏng vấn được Thay vào
đó là chợ đầu mối nông sản Thủ Đức có quy mô kinh doanh rau lớn nhấn TP.HCM và có hệ thống kiểm soát chất lượng VSATTP)
* Cửa hàng bán rau: Chọn 5 cửa hàng bán rau, là các cửa hàng rau an toàn Các mẫu được lựa chọn theo tiêu chí thời gian kinh doanh:> 5 năm, 3-5 năm, mới mở ở các quận thuộc thành phố Hà Nội, TP HCM
Trang 3* Bếp ăn tập tể/Công ty cung cấp thức ăn: chọn 10 công ty có khả năng cung cấp hàng ngàn các suất ăn/ngày.
* Người thu gom: là trung gian giữa người sản xuất và thương nhân ,chọn 9 người có
tư cách pháp lý, cung cấp các loại rau chất lượng cao cho các đối tượng bán buôn, bán lẻ siêu thị, cửa hàng, Công ty cung cấp suất ăn, Công ty chế biến, xuất khẩu các loại rau quả
* Người chế biến và xuất khẩu: Các doanh nghiệp có khả năng chế biến sản phẩm rau quy mô lớn cung cấp thị trường trong nước và xuất khẩu
Số mẫu điều tra
NhàQuản lý Siêu thị Cửa hàng Chợ đầu mối Công ty cung cấp suất ăn/ Bếp TT thu gomNgười Chế biến , xuất khẩu Tổng số
+ Sơn La: là tỉnh đại diện cho vùng núi phía Bắc, với điều kiện tự nhiên thuận lợi và phù hợp đối với sản xuất rau chất lượng cao và sản xuất rau trái vụ
+ Hưng Yên: là tỉnh đại diện cho khu vực đồng bằng sông Hồng, nơi nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất rau và có khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước
và chế biến xuất khẩu
+ Lâm Đồng: Là tỉnh có những điều kiện xã hội và tự nhiên và kinh tế thuận lợi cho sản xuất rau quanh năm, đặc biệt là các loại rau ôn đới chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu
1.4.3 Phương phâp phân tích: Thôngds kê mô tả
Công cụ sử dụng: Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel
Trang 4PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát tình hình sản xuất rau
2.1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo “Ngành công nghiệp rau ở Nhiệt đới Châu Á : Ấn Độ Tổng quan về sản xuất và thương mại Greg I Johnson, Katinka Weinberger, Mei-huey Wu cho thấy:
- Diện tích đất trồng: 8,0 triệu ha (2005)
- Sản lượng: 83,1 triệu tấn
- Tiêu dùng: 183 gr/người/ngày (2005) (số tạm công bố) FAOSTAT, 2007 hoặc 146 gr/người/ngày: 2004-2005 (tính toán từ số liệu NSS)
Các cây rau chính: ớt, hành, cà tím, cà chua, cải bắp, đậu, sup lơ, sup lơ
Cây xuất khẩu: Tươi và chế biến: 1,6 triệu tấn, tương đưong 508 triệu USD (không kể khoai tây), trong đó xuất khẩu tươi gồm có hành, nấm, đậu Hà Lan, cà tím, đậu bắp Các sản phẩm này được sản xuất theo các nhóm sản xuất tại vườn, trang trại, hữu cơ
Sản phẩm chế biến bao gồm hành rau đông lạnh, dưa chuột bao tử, …
Việt Nam là nước đứng thứ 3 trong Top sả xuất rau trên thế giới sau Trung quốc và
Trang 5Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một
số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…, có điều kiện tự nhiên khá thuận
lợi cho sản xuất rau Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á
nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu Sản xuất rau có xu hướng ngày càng
mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận
Bảng 1: Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo địa phương
Theo PGS.TS Trần Khắc Thi và cộng sự trong “Rau an toàn và cơ sở khoa học và kỹ
thuật canh tác” - NXB Nông nghiệp - 2007: Sản xuất rau ở Việt Nam được tập trung ở 2
vùng chính:
- Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp chiếm
46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước Sản xuất rau ở vùng này chủ yếu cung cấp cho
thị trường nội địa Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm 60-80 loại rau trong vụ
đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu
- Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các vùng
đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước Rau ở vùng này
tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà , lưu thông rau trong nước
Những năm gần đây đã hình thành được một số vùng trồng rau tập trung:
- Vùng trồng cải bắp: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên
- Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên
Trang 6- Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang
- Vùng trồng dưa chuột: Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang
Theo số liệu Tổng cục Thống kê bình quân sản lượng rau trên đầu người thu ở đất nông nghiệp ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực, năm 2009 đạt 141,49 kg/người/năm Tuy nhiên, phân bố không đều có những tỉnh như Lâm Đồng bình quân sản lượng rau trên đầu người đạt từ 800-1.100 kg/người trên năm Đây là vùng sản xuất rau hàng hoá lớn nhất cả nước cung cấp rau cho cả nội tiêu và xuất khẩu Hưng Yên là tỉnh có bình quân cao hơn bình quân cả nước có khả năng cung cấp rau tiêu dùng nội địa và 1 phần cung cấp rau cho chế biến xuất khẩu Sơn La bình quân rau trên đầu người thấp chỉ khoảng 40-55 kg/người/năm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và 1 phần cung cấp rau trái vụ cho thị trường Hà Nội
Bảng 2: Bình quân sản lượng rau /đầu người
Trang 7Rau được trồng ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh, tuy nhiên diện tích đất chuyên rau không nhiều, phần lớn diện tích rau được trồng vào vụ đông xen giữa 2 vụ lúa hoặc một vụ lúa
và một vụ cây trồng cạn khác Hưng Yên có 1 số vùng trồng rau tập trung, chuyên canh như cà chua ở Tiên Lữ, Văn Lâm, Cải Đông Dư ở Khoái Châu; … chủng loại rau chưa phong phú và tập trung sản xuất theo mùa vụ, chưa sản xuất rau trái vụ Mặc dù, sản xuất rau ở Hưng Yên có biến động thất thường qua 3 năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu Như năm 2008, trận mưa lịch sử vào tháng 11 năm
2008 làm diện tích rau vụ đông của tỉnh bị thiệt hại nặng, mất trắng gần 6.000 ha Tuy nhiên, diện tích dưa chuột không giảm mà còn tăng 263 ha, đạt sản lượng 22.974 tấn, chiếm 12% tổng sản lượng rau của toàn tỉnh Dưa chuột phục vụ ăn tươi trồng tập trung ở Văn Lâm; Dưa chuột chế biến trong tập trung ở Tiên Lữ (xã Hiệp Cường: 18 ha, Nghĩa Dân: 7 ha và Vũ Xá: 7 ha và dưa chuột bao tử phục vụ chế biến ở Kim Động (xã Hưng Đạo: 28 ha, Ngô Quyền: 25 ha và Trung Dũng: 10 ha) đáp
ứng nhu cầu ăn tươi và chế biến xuất khẩu trong
tỉnh
Biến động diện tích gieo trồng dưa chuột
tỉnh Hưng Yên
1500 1000 500
0 2003 2004 2007 2008
2009
Năm
Diện tích (ha)
Đồ thị 2: Biến động diện tích cây dưa chuột tại Hưng Yên
Nguồn: Niên giám Thống kế Hưng Yên và Sở Nông nghiệp &PTNT 2004-2010
Việc áp dụng quy trình sản xuất RAT ở Hưng Yên mới chỉ thực hiện tại một số địa bàn thuộc huyện Mỹ Hào; Văn Lâm… Một số địa bàn khác cũng đã có một số lớp tập huấn cho nông dân về quy trình sản xuất RAT và VietGAP, nhưng số lượng người tham gia chưa nhiều Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do chưa quy hoạch vùng trồng nông sản an toàn trên diện rộng nên cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất chưa được quan tâm đầu tư; Cho đến nay chưa có cơ sở, doanh nghiệp nào nộp hồ sơ xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT Rau được sản xuất tại Hưng Yên trước hết phục vụ cho thị trường tiêu dùng nội địa như tiêu thụ tại Hà Nội (bầu bí các loại, dưa chuột, cà chua…), Hải Phòng và Quảng Ninh
D i ệ n t
Trang 8(su hào, cải bắp, bí xanh, dưa chuột, cà chua…) và một số tỉnh ở phía Bắc và một phần sản phẩm cho xuất khẩu; Rau
Trang 9xuất khẩu chủ yếu là dưa chuột (trong đó dưa chuột bao tử chiếm tỷ lệ cao hơn dưa chuột dài),
cà chua bi, ngô rau, ngô ngọt, cải sa lát, ớt Các sản phẩm này được xuất khẩu dưới dạng sản phẩm chế biến bởi các đơn vị chế biến trên địa bàn tỉnh
2.2.2 Sơn La
Sơn La với cao nguyên Mộc Châu có độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển với điều kiện khí hâu đất đai phù hợp cho việc trồng và phát triển nhiều loại rau đặc biệt có khả năng sản xuất các loại rau ôn đối quanh năm
Bảng 4: Diện tích và sản lượng 1 số loại rau của tỉnh Sơn La
Nguồn: Cục Thống kê Sơn La, 2008-2010
Cây rau có thế mạnh của Sơn La là đậu rau và su su do các loại rau này phù hợp với điều kiện tự nhiên và có khả năng trồng tập trung quy mô lớn cung cấp sản phẩm cho thị trường Những năm gần đây, một số HTX nông nghiệp được hình thành sản xuất rau, đặc biệt là các loại rau trái vụ cung cấp cho thị trường Hà Nội như HTX Hoàng Tuấn
2.2.3 Lâm Đồng
Lâm Đồng có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất rau quanh năm Thành phố Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương là những vùng có độ cao trung bình trên1000m so với mặt biển, khí hậu quanh năm ôn hoà mát mẻ rất thích hợp với các chủng loại rau ôn đới, á nhiệt đới và đã xây dựng được thương hiệu rau Đà Lạt Một số cơ sở sản xuất của Lâm Đồng đã nhận được chứng chỉ GlobalGAP như nông trường sản xuất rau của Công
ty cổ phần xuất khẩu nông sản Lâm Đồng…Sản phẩm rau của Lâm Đồng đã xuất khẩu đến thị trường các nước Đông Nam Á như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và cung cấp cho thị trường nội địa như các tỉnh miền Đông, miền trung Nam bộ và đặc biệt là TP.HCM và 1 số loại rau trái vụ cho thị trường Hà Nội
200720082009
D.tích (ha)
S.lượng(tấn)
D.tích (ha)
S.lượng(tấn)
Trang 10Bảng 5: Diện tích và sản lượng 1 số loại rau của tỉnh Lâm Đồng
Nguồn: Cục Thống kê Lâm Đồng, 2006-2010
Số chủng loại rau sản xuất ở Việt Nam rất nhiều được sản xuất theo mùa vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Qua khảo sát chúng tôi thấy một số loại rau chủ yếu có tác động mạnh tới sản xuất, tiêu thụ và thu nhập của các tác nhân tham gia ngành hàng rau:
Bảng 6: Một số loại rau hàng hoá chủ yếu của Việt Nam
Riêng 3 tỉnh khảo sát, các loại rau được xác định chủ yếu là: Hưng Yên: Dưa chuột,
bí xanh, Sơn La: Đậu rau, susu; Lâm đồng: Cà chua, cải bắp
2.3 Những cơ hội/ thuận lợi và Thách thức/ khó khăn trong sản xuất rau
2.3.1 Cơ hội/ thuận lợi
Cây rau được coi là một cây mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm của khách hàng
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên phù hợp với sản xuất được hầu hết các chủng loại rau trên thế giới
- Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành nhiều chính sách về sản xuất rau an toàn đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển rau an toàn
Trang 112.3.2 Thách thức/ khó khăn
- Do ruộng đất giao cho người nông dân, nên sản xuất rau chủ yếu do người nông dân thực hiện mang tính cá thể, chính sự phát triển phân tán, tự phát rất khó áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới theo tiêu chuẩn GAP làm cho chất lượng và VSATTP của rau không đồng đều
- Tuy có thể sản xuất rau quanh năm, nhưng Việt Nam vẫn có 2 thời điểm giáp vụ rau xen vào giữa vụ đông xuân và vụ hè thu, do đó vào thời gian này thường nhập khẩu rau có nguồn gốc ôn đới từ các nước mà chủ yếu là Trung Quốc qua con đường tiêu ngạch Theo FAOSTAT, 2007 tổng lượng rau nhập khẩu (rau tươi và một phần rất nhỏ sản phẩm chế biến) là 190.870 tấn ước tính 45,8 triệu USD
- Phân bố diện tích rau không đều, rau chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long tới 47,91% diện tích và 53,82% sản lượng rau của cả nước Nên đôi khi gây ra tình trạng dư thừa rau ở vùng này, nhưng lại thiếu hụt, khan hiếm rau ở vùng khác như vùng Tây Bắc và Nam Trung bộ
- Đến năm 2009, diện tích rau cả nước là 735.335 hecta, diện tích rau sản xuất theo quy trình an toàn mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước (62.503,5 ha) Việc kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau xanh còn rất hạn chế, TP.HCM chỉ kiểm soát được 20-30% nhu cầu rau xanh của TP Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên trên rau quả tại Hà Nội, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, TP.HCM vào cuối năm 2008 của dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm cho thấy trong 76 mẫu rau thì 40 mẫu (chiếm 52,6%) nhiễm E.coli vượt quá giới hạn cho phép
- Hầu hết các cơ sở chưa xây dựng được thương hiệu, nên sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp
- Người sản xuất thiếu vốn đầu tư sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao
- Giá tiêu thụ bấp bênh, chủ yếu nội tiêu, thị trường xuất khẩu chưa mở rộng và chưa
Trang 122.4 Tình hình quản lí chất lượng, VSATTP đối với rau ở VN
2.4.1 Các chính sách về VSATTP
Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề VSATTP, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về vệ sinh, an toàn thực phẩm được ban hành rất nhiều Trong 5 năm 2004-2008 có hơn1.267 văn bản quy phạm pháp luật ban hành để quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm(Trong đó, các cơ quan Trung ương ban hành 337 văn bản, các cơ quan địa phương ban hành
930 văn bản.)
- Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, đã được Ủy ban Thường vụ QH khóa XI thông qua ngày 26-7-2003 do Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 7-8-2003, có hiệu lực từ ngày 1-11-2003 Pháp lệnh gồm 7 chương, 54 điều nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm;
Những văn bản quan trọng liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:
- Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg ngày 10-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010 với chủ trương xã hội hóa chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
- Quyết định số 147/2008/Q Đ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO
- Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30tháng 7 năm 2008 về: Một số chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015
- Quyết định số 59/2006/QĐ-BNN ngày 2/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc “Bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam”
- Quyết định số 59/2006/QĐ-BNN ngày 2/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc “Ban hành Quy định về quản lý thuốc BVTV”
- Quyết định số 04/QĐ-BNN ngày 19/1/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận RAT” trong đó có quy định về thủ tục chứng nhận điều kiện sản xuất rau an toàn và thủ tục cấp giấy chứng nhận RAT
- Quyết định số 106/ 2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và PTNT về quy định quản lý, sản xuất và kinh doanh rau an toàn;
Trang 13- Quyết định số: 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 - Ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Quy chế Chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Quy chế Chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè là quy chế hoàn chỉnh nhất, quy chế này ra đời trên cơ sở kết hợp giữa GlobalGAP và AseanGAP đảm bảo được tính hài hoà, tính tương đương, tính minh bạch theo hiệp định SPS Tuy nhiên, cho đến nay số lượng các tổ chức, cá nhân được nhận các chứng chỉ đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, chứng chỉ VietGAP rất ít
2.4.2 Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau cung cấp cho thị trường
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành 7 quy trình cấp quốc gia cho sản xuất rau an toàn bao gồm: cải bắp, dưa chuột, đậu cô ve, đậu đũa, cà chua và ngô rau Các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành hàng trăm quy trình sản xuất an toàn Riêng các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng đã ban hành tới 93 qui trình, trong đó cà chua có 6 quy trình; xà lách, cải bắp, cải xanh, đậu cô ve, súp lơ mỗi cây có 5 quy trình; dưa chuột mướp đắng, cà tím, su hào, hành tỏi mỗi cây có 4 quy trình; các loại cây khác có 1-2 quy trình Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn được áp dụng trong sản xuất rau an toàn bao gồm: Kỹ thuật thuỷ canh (kỹ thuật trông rau trong dung dịch- Hydroponics); Kỹ thuật trồng rau trong các nhà có che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, polietyllen phủ đất); Trồng rau an toàn trên đồng ruộng Quy chế sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VIetGAP yêu cầu các sản phẩm rau an toàn phải đảm bảo được 4 tiêu chí cơ bản, đó là: an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc
- Tiêu chuẩn rau có thể thâm nhập vào kênh tiêu thụ hiện đại như siêu thị, cửa hàng rau trong nước phải có chứng chỉ vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, chứng chỉ VietGAP.
- Tiêu chuẩn rau xuất khẩu: ngoài tiêu chuẩn GlobalGAP còn phải đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP do các tổ chức nước ngoài công nhận và cấp chứng chỉ và các yêu cầu SPS cụ thể của các nước nhập khẩu.
Trang 142.5 Đặc điểm thị trường rau ở Việt Nam
2.5.1 Thị trường nội địa
2.5.1.1 Đặc điểm chung
Tiêu thụ rau qua hợp đồng rất ít, theo kết quả điều tra hộ sản xuất rau quả của IFRI- năm 2001 cho thấy chỉ có khoảng 16% số hộ trồng rau quả tiêu thụ qua hợp đồng Hầu hết người sản xuất tự tiêu thụ sản phẩm của mình
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Lâm, Hà Huy Khôi và cộng sự về “Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày và khả năng tiêu thụ rau của người Việt Nam” (1999) mức tiêu dùng rau ở Việt Nam thay đổi theo thời gian và vùng địa lý
- Giai đoạn 1981-1985 tiêu thụ rau bình quân đầu người cả nước là 78/người/năm, cao nhất là miền núi 112kg/người/năm, thấp nhất vùng đồng bằng Nam bộ 46 kg/người/năm
- Giai đoạn 1986-1989, tiêu thụ rau có xu hướng giảm, các tỉnh miền Núi bình quân86,7 kg/người/năm, Nông thôn 71kg/người/năm, Khu đô thi bình quân 54 kg/người/năm
- Giai đoạn 1990-1998, mức tiêu thụ bình quân cả nước là 52-71 kg/người/năm
Theo Hoàng Bằng An trong luận án tiến sĩ về “ Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội” (2008):Do sản xuất rau được tiến hành chủ yếu tại các hộ nông dân Xuất phát từ đặc điểm này, nên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng hộ mà họ chọn cho mình các giải pháp tiêu thụ rau khác nhau so cho có lợi nhất Chính vì vậy, khi sản xuất chưa tập chung chuyên canh trên phạm vi rộng, đã hình thành nên nhiều kênh tiêu thụ Đồng thời , bên cạnh rau sản xuất trong nước còn có nguồn rau nhập khẩu từ nước ngoài bổ sung cho nguồn rau cung cấp cho thị trường nội địa mà chủ yếu là các loại rau trái vụ như cà chua, cải bắp, cải bao…đến từ Trung Quốc
Nhập khẩu rau
Sơ đồ 1: Kênh phân phối rau tổng quát của Việt Nam
Trang 15* Ghi chú: Người bán lẻ gồm Siêu thị, cửa hàng, bán lẻ trong chợ, bán rong
Hình thức tiêu thụ rau rất phong phú bao gồm: chợ, siêu thị, cửa hàng, bán rong, trong đó chợ là hình thức phổ biến và chủ yếu nhất Cùng với hệ thống chợ, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thực phẩm phát triển nhanh tạo ra một mạng lưới cung cấp rau xanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
2.5.1.2 Tình hình thị trường rau ở Hà Nội và TP HCM
1) Thị trường rau tươi ở Hà Nội
Theo sở Công Thương Hà Nội, mạng lưới tổ chức phân phối nông sản của Hà Nội bao gồm: 8 chợ bán buôn, 402 chợ bán lẻ, hầu hết các chợ đều có bán rau Các chợ này nằm
ở tất cả các quận, huyện Năm 2009 có 44 siêu thị kinh doanh rau, 78 cửa hàng, quầy hàng rau, ngoài ra người bán rong rau có số lượng rất lớn Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Công Thương đã cấp 122 giấy chứng nhận bán RAT trên toàn địa bàn thành phố, trong đó có 44 siêu thị đăng ký kinh doanh RAT, số còn lại là các cửa hàng và quầy hàng
Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ rau của Hà Nội
+ Thuận lợi: Có cơ sở hạ tầng, có tổ chức mạng lưới bán rau ở nhiều điểm nên rất thuận lợi cho cả người bán và người mua; Chủng loại rau rất phong phú đến từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam,… giá cả hợp lý, nên NTD dễ mua rau với chi phí không lớn; Hà Nội là một trong các thành phố lớn có nhiều điểm bán RAT nên NTD dễ dàng tiếp cận được với nguồn RAT tại các siêu thị, cửa hàng và quầy hàng
+ Khó khăn: Do thành phố chưa tổ chức được đội ngũ quản lý thị trường đủ mạnh để kiểm tra nguồn gốc rau và chưa có đủ điều kiện để kiểm tra chất lượng rau đến từ các nguồn khác nhau nên NTD rất lo lắng về độ an toàn của rau; Do lượng điểm bán RAT còn phân bố chưa đều nên NTD ở một số quận/phường khó tiếp cận được với nguồn RAT
Xu hướng phát triển mạng lưới phân phối rau ở Hà Nội, tăng cường các hệ thống phân phối hiện đại, hoàn thiện và nâng cao các chợ truyền thống phân bố hợp lý lại hệ thống chợ, dẹp chợ tam, chợ cóc và từng bước xoá bỏ bán rong Tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng và VSATTP
2) Thị trường rau tươi ở TP HCM
Theo sở Công Thương TP.HCM, mạng lưới tổ chức phân phối nông sản của TP.HCMbao gồm: 3 chợ đầu mối nông sản: Thủ Đức, Bình Điền và Hóc Môn; 238 chợ bán lẻ, hầu hết
Trang 16các chợ đều có bán rau Các chợ này nằm ở tất cả các quận, huyện 78 siêu thị và hàng trăm cửa hàng kinh doanh rau.
Nguồn hàng rau cung cấp cho thành phố chủ yếu đến từ Lâm Đồng 70% còn lại đến
từ các huyện ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn … và 1 số tỉnh miền Tây như An Giang, Tiền Giang,…
Theo Sở Công thương TPHCM, quy hoạch phát triển hệ thống chợ giai đoạn
2009-2015, thành phố sẽ giảm từ 238 chợ xuống còn 235 chợ, trong đó giảm chợ ở khu vực nội thành để tăng chợ ở ngoại thành Đối với siêu thị, hiện có 82 siêu thị sẽ tăng lên 177 siêu thị; tăng Trung tâm thương mại từ 22 cũng tăng lên 163 UBND thành phố cũng định hướng phát triển các siêu thị tổng hợp để thay thế dần các chợ ở khu vực nội thành
Đồ thị 3: Hệ thống siêu thị và chợ ở Hà Nội và TP HCM năm 2009
Nguồn: Sở Công thương Hà Nội- TP.HCM năm 2009
Hiện tại, các chợ truyền thống đóng vai trò chủ yếu cung cấp rau xanh cho hầu hết các khách hàng phổ thông Người tiêu dùng rất dễ mua được rau với giá cả hợp lý Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng, VSATTP rất khó khăn ở các chợ truyền thống, trừ 1 số chợ đầu mối nông sản như Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn (TP.HCM), chợ đầu mối phía Nam, Chợ đầu mối Dịch Vọng,… (Hà Nội) có tổ chức kiểm soát chất lượng, VSATTP ngay tại chợ và có chế tài xử phạt vi phạm
Tổ chức mạng lưới phân phối rau an toàn có chất lượng cao được quan tâm chú ý và
đã hình thành lên mạng lưới kinh doanh RAT, tuy nhiên điểm bán RAT còn phân bố chưa đều nên người tiêu dùng ở một số quận/phường khó tiếp cận được với nguồn RAT
Trang 17Hộ gia đình
Nông dân của các HTX và
Công ty ở miền Núi: Lộc Sơn,
Nông dân thuộc liên hiệp Anh
Đào – Đà Lạt, Rau h.cơ Đà Lạt
Sơ đồ 2: Một số kênh tiêu thụ rau an toàn chính ở Hà Nội
Nguồn: Tổng hợp số liẹu điều tra 6-2010
2.5.1.2 Một số hình thức kinh doanh rau chủ yếu
Khách hàng mua rau chủ yêu của các siêu thị là có mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng/tháng trở lên Tùy theo từng siêu thị mà khách hàng có các mức thu nhập khác nhau thường xuyên hoặc thỉnh thoảng mới tới mua hàng tại siêu thị
2) Cửa hàng rau
Kết quả điều tra 5 các cửa hàng bán rau ở Hà Nội cho thấy
Diện tích mỗi cửa hàng rau tươi rất nhỏ chỉ khoảng 4-10 m2, chủng loại rau phong phú gồm: rau muống, cải bắp, bí xanh, cải thảo, cà rốt, đậu cove, rau cải ngọt, súp lơ, mồng
Nông dân tại các HTX thuộc vùng ngoại thành Hà Nội (Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm)