Khái quát tình hình xuất khẩu rau của Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường rau của việt nam (Trang 25 - 26)

- Màu sắc: trắng xanh đặc trưng Mùa vụ: quanh năm

2.5.2.1 Khái quát tình hình xuất khẩu rau của Việt Nam

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam bắt đầu từ năm 1957, xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc. Giai đoạn 1960-1975 xuất khẩu tăng chậm do ảnh hưởng của chiến tranh. Từ 1976 xuất khẩu rau quả có xu hướng tăng nhanh vào thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu và đạt cực thịnh vào giai đoạn 1981-1985. Những năm 90 của thế kỷ XX xuất khẩu rau quả giảm mạnh do các thị trường truyền thống thay đổi. Giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam thường thấp hơn các nước khác. Từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả có xu hướng tăng lên khá ổn định

500 400 300 200 100 0 2 13 . 1 10 2 . 8 3 3 0 18 2 . 5 17 7 . 7 2 3 5 . 5 43 8 .9 3 0 5 .6 40 6 .45 2 5 9 .1 m

Đồ thị : Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải Quan 2001-2010

Bên cạnh các sản phẩm rau quả tươi là các sản phẩm bảo quản, chế biến. Một số sản phẩm rau chủ yếu xuất khẩu trong những năm qua của Việt Nam là

Tr r i ê u

Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu một số loại rau của Việt Nam

ĐVT: 1000 USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan 2002-2009

Theo Ngành công nghiệp rau ở Nhiệt đới Châu Á : Việt Nam. Tổng quan về sản xuất và thương mại”. Greg I. Johnson, Katinka Weinberger, Mei-huey Wu cho thấy: Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam: Cà chua, cà rốt, hành, ngô bao tử, cải bắp, cải thảo và một số loại rau tươi khác. Tổng khối lượng xuất khẩu rau tươi và rau chế biến là 275.860 tấn đạt giá trị là 74 triệu USD (FAOSTAT, 2007).

Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam xấp xỉ 40 quốc gia và lãnh thổ, trong đó chủ yếu là: Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, ... Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp xuất khẩu rau Việt Nam không gặp không ít khó khăn do hiệp định SPS và TBT mang lại khi xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, Australia, Nhật Bản, EU bởi các tiêu chuẩn nhập khẩu còn cao hơn các quy định của Codex

Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả gặp nhiều khó khăn do: chí phí vận chuyển lớn; Cơ hội tiếp cận thị trường hạn chế và họ có ít mối quan hệ kinh doanh. Theo kết quả nghiên cứu của IFFRI- MARD: có 47% người xuất khẩu thông qua quan hệ họ hàng, bạn bè, 37% thông qua quan hệ kinh doanh trước đó với các cơ sở cũ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường rau của việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w