KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường rau của việt nam (Trang 30 - 33)

- Màu sắc: trắng xanh đặc trưng Mùa vụ: quanh năm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những loại rau chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, chế biến tiêu thụ xuất khẩu và thu nhập của các tác nhân tham gia ngành hàng rau là các loại rau:

- Rau ăn lá: Cải bắp, cải các loại, bó xôi, xà lách,. - Rau ăn củ: Cà rốt, hành tây, khoai tây

- Rau ăn quả: Cà chua, dưa chuột, đậu cove, ớt ngọt, đậu Hà Lan, su su

- Rau ăn hoa: Suplơ trắng, xanh Các loại rau được lựa chọn của 3 tỉnh là:

- Hưng Yên: Dưa chuột, bí xanh - Sơn La: Su su, đậu rau

- Lâm Đồng: Cà chua, Cải bắp

Tiêu chuẩn các loại rau cung cấp cho các kênh phân phối hiện đại là các loại rau được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, có chứng nhận VietGAP. Tiêu chuẩn các loại rau cung cấp cho các công ty chế biến xuất khẩu là các loại rau được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, đạt các chứng chỉ ISO 9001- 2008, HACCP do các tổ chức nước ngoài có uy tín công nhận và các yêu cầu cụ thể của từng nước nhập khẩu.

2. Tạo điều kiện cho các mối liên kết thị trường với các khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm rau bằng cách:

- Ban hành các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

- Quy hoạch các vùng sản xuất xuất rau tập trung quy mô lớn, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và kiểm soát chất lượng, VSATTP theo tiêu chuẩn GAP và đạt tiêu chuẩn ISO

9001-2008, HACCP.

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị

t r ư ờ n g . - Tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tượng khách hàng.

.2 Kiến nghị

1. Đây là nghiên cứu khởi đầu về thị trường rau Việt Nam. Dự án cần có các nghiên cứu sâu về sản xuất, khả năng liên kết giữa sản xuất và thị trường và các giải pháp tăng cường năng lực VSATTP và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho thương mại Việt Nam.

2. Quy hoạch các vùng chuyên canh rau: Dưa chuột, bí xanh - Hưng Yên; Đậu rau, susu - Sơn La; Cà chua, cải bắp - Lâm Đồng. Mỗi vùng chuyên canh có quy mô khoảng 600- 700 ha đủ lớn để sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP.

3. Các địa phương thu hút các nguồn vốn khác nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng giúp nông dân có điều kiện áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP.

4. Các cơ quan chuyên môn giúp người dân tham gia các lớp tập huấn nắm được các yêu cầu về văn bản pháp quy có liên quan đến sản xuất RAT và vệ sinh chất lượng sản phẩm đồng thời nắm được kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

5. Các cơ sở chế biến, xuất khẩu được vay vốn ưu đãi theo quy định hiện hành, được hỗ trợ kinh phí đạo tạo nghề, xây dựng tiêu chuẩn ISO9001-2008, HACCP và xúc tiến thương mại đáp ứng các yêu cầu của khách hàng để ngày càng nhiều đơn vị ký kết được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường rau của việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w