Tình hình xuất khẩu rau của một số công ty xuất nhập khẩu rau quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường rau của việt nam (Trang 26 - 27)

- Màu sắc: trắng xanh đặc trưng Mùa vụ: quanh năm

2.5.2.2 Tình hình xuất khẩu rau của một số công ty xuất nhập khẩu rau quả

Hiện tại, có rất nhiều công ty chế biến và xuất khẩu rau quả thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, cổ phần, liên doanh liên kết, công ty tư nhân.

Kết quả điều tra nghiên cứu ở 4 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ở Hà Nội, Hưng Yên, TP.HCM và Lâm Đồng cho thấy:

- Trừ một số công ty có khả năng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm rau ra thị trường quốc tế theo hình FOB và CIF, còn phần lớn là xuất khẩu uỷ thác núp dưới tên các các công ty Loại sàn phẩm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

nước ngoài hoặc gia công cho các công ty nước ngoài, hoặc xuất khẩu tiêu ngạch. Ví dụ như Công ty cổ phần xuất khẩu nông sản Lâm Đồng có đến 80% sản phẩm của Công ty xuất khẩu dưới nhãn mác của khách hàng như Nhật Bản, Australia…chỉ có khoảng 20% xuất theo nhãn mác của công ty cho các đối tượng là người chế biến.

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là rau đông lạnh, rau chế biến. Trong đó rau chế biến chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Các loại rau chủ yếu xuất khẩu là: Dưa chuột, đậu côve, đậu nành lông, cà rốt, đậu đũa, cải ngọt, cải thảo, su su, cải bắp, sà lách xoăn, cà chua bi, khoai tây, khoai lang,…sản phẩm rau xuất khẩu không phong phú, bao bì nhãn mác không hấp dẫn, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Khó khăn của các công ty chế biến xuất khẩu:

- Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu rau là có vùng nguyên liệu ổn định đạt được tiêu chuẩn GlobalGAP. Hơn nữa sau khi các vùng sản xuất rau có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn GlobalGAP hết hiệu lực cần phải có kinh phí để tiếp tục nhận được sự gia hạn chứng chỉ, các chi phí này là khó khăn lớn cho các vùng sản xuất quy mô nhỏ. Trong khi vấn đề quy hoạch và đầu tư thiết bị, công nghệ, tập huấn nâng cao nhận thức, và trình độ tay nghề cho người sản xuất để đạt tiêu chuẩn GlobalGAP còn nhiều việc phải làm.hạn chế.

- Nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu mang tính thời vụ cao. Các đơn vị chế biến chưa sử dụng tối đa công suất, hầu hết mới hoạt động từ 50-55% , cao nhất cũngi chỉ đạt 60- 65% công suất

- Công nghệ và máy móc thiết bị của các công ty chế biến xuất khẩu không đồng bộ, lạc hậu. sản phẩm sản xuất ra kém sức cạnh tranh trên thị trường.

- Thiếu lực lượng lao động lành nghề, có khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, vận hành các dây truyền máy móc thiết bị tiên tiến trong các khâu sản xuất để đạt các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, HACCP và các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP cụ thể của từng nước nhập khẩu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường rau của việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w