Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
659,5 KB
Nội dung
Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A MỤC LỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.1.1 Khái niệm quản trị nhân sự 1.1.2 Đối tượng và mục tiêu và vai trò của quản trị nhân sự 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự 1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.2.1 Lập kế hoạch nhân sự 1.2.2 Tuyển dụng nhân sự 1.2.3 Sử dụng nhân sự 1.2.4 Đào tạo và phát triển nhân sự 1.2.5 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự 1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC .1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động 1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. .1.3.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Thành Nam 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Thành Nam 2.1.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty Cổ phần Thành Nam. 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thành Nam 2.1.5Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong thời gian qua - 1 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 2.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty. 2.2.2 Đặc điểm lao động của Công ty. 2.2.3 Phân tích công tác lập kế hoạch nhân sự tại Công ty Cổ Phần Thành Nam. 2.2.4 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty Cổ Phần Thành Nam 2.2.5 Phân tích tình hình bố trí sử dụng lao động 2.2.6 Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ Phần Thành Nam 2.2.7 Phân tích tình hình đãi ngộ nhân sự của Công ty Cổ Phần Thành Nam 2.2.8 Những ưu nhược điểm trong công tác quản trị nhân sự tại CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2010 3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dịnh nguồn nhân lực. 3.2.2Bipháp 2 : Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực 3.2.1 Về tuyển dụng 3.3.2 Về đào tạo và phát triển nhân lực 3.2.3 Về chế độ thù lao lao động và chế độ khen thưởng 3.2.4 Một số các biện pháp khác KẾT LUẬN - 2 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế trong cơ chế thị trường của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng thừa nhận giá trị của lực lượng lao động có kỹ năng, có kiến thức và tinh thần chủ động sáng tạo trong công việc. Họ biết rằng điều này không phải ngẫu nhiên mà có, vì thế đã vận dụng quản lý nguồn nhân sự một cách hữu hiệu để thu hút và duy trì những con người mà họ cần. Giới quản lý đã đi đến nhìn nhận rằng quản lý nguồn nhân lực có thể giúp Công ty tạo lập một môi trường khuyến khích các nhân viên không chỉ ở lại với Công ty mà còn tham gia thực sự vào sự thành công của doanh nghiệp. Khi các trưởng phòng trong doanh nghiệp áp dụng các biện pháp về quản lý nguồn nhân sự khác nhau thì các nhân viên được đối xử, được hưởng chế độ và đề bạt một cách nhất quán. Người lao động hiểu rõ doanh nghiệp mong chờ những gì từ họ và họ có thể mong muốn những gì từ Công ty. Một doanh nghiệp, hay một tổ chức, để có được một đội ngũ nhân viên đắc lực hay một lực lượng lao động hùng hậu, thì điều trước tiên doanh nghiệp đó hay tổ chức đó phải làm là phải có nghiệp vụ quản lý giỏi, phải có khoa học trong công tác quản trị nhân lực. Đó là nắm được yếu tố con người là đã nắm trong tay được hơn nửa thành công. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Công tác quản trị nhân sự - Thực trạng và một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Thành Nam” . Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Toàn bộ công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Thành Nam. Từ việc lập kế hoạch ,tuyển dụng nhân sự đến việc sử dụng, đào tạo và đâĩ ngộ nhân sự. - 3 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này, em đã vận dụng kiến thức đã học được ở trường, đặc biệt là các môn học: Quản trị nhân sự và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích thống kê, phân tích số liệu, so sánh và khảo sát thực tế. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng của công tác quản trị nhân sự của Công ty, phát hiện ra những ưu điểm và những mặt còn tồn tại để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, giúp cho Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị nhân sự. Chương II: Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Thành Nam. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Thành Nam. Do trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. En xin chân thành cảm ơn thạc sĩ: Vương Toàn Thu Thủy đã tận tình động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty cổ phần Thành Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em và cung cấp cho em số liệu liên quan. Em xin chân thành cảm ơn ! - 4 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ. 1.1.1 Khái niệm quản trị nhân sự. Khái niệm nhân sự. Bất kỳ một tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực. Thể lực được đánh giá thông qua tình trạng sức khoẻ, mức độ phản xạ… các chỉ số về thể lực, sức khoẻ của người lao động. Nó phụ thuộc vào sức vóc, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, y tế Trí lực chỉ hiện khả năng làm việc, sức sáng tạo, giao tiếp xã hội, mức độ nhanh nhạy, lòng tin, nhân cách …của từng người lao động. Khái niệm quản trị nhân sự. Ta có thể trình bày khá niệm quản trị nhân sự dưới nhiều góc độ khác nhau: Quản trị nhân sự bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quản trị nhân sự là tổng thể các hoạt động nhằm thu hút hình thành, xây dựng, sử dụng và duy trì phát triển một lực lượng lao động có hiệu quả đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức, đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu và thoả mãn người lao động tốt nhất. - 5 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A Quản trị nhân sự là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể. Thực chất của quản trị nhân sự là công tác quản lý con người trong nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác, quản trị nhân sự chịu trách nhiệm về việc đưa con người váo tổ chức, giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đè phát sinh. 1.1.2 Đối tượng, mục tiêu và vai trò của quản trị nhân sự. Đối tượng của quản trị nhân sự. Đối tượng của quản trị nhân sự là người lao động với tư cách là những cá nhân, cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức. Mục tiêu của quản trị nhân sự. Quản trị nhân sự nhằm củng cố, duy trì đầy đủ cả về số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Quản trị nhân sự giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng bản thân người lao động. Vai trò của quản trị nhân sự. Quản trị nhân sự đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức, giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định mọi sự thành bại của tổ chức. Do đó, nguồn lao động là một nguồn không thể thiếu được của tổ chức nên quản trị nhân sự chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ - 6 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt đông quản trị đều được thực hiện bởi con người. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu “Quản trị nhân sự” .Quản trị nhân sự là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quản trị kinh doanh. Quản trị nhân sự thường là nguyên nhân thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp . Quản trị nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Ngoài ra quản trị nhân sự còn góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra. Trong thời đại ngày nay, quản trị nhân sự có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau: Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết cách thích ứng. Do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề phải quan tâm hàng đầu. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự. a) Nhân tố môi trường kinh doanh. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu ký kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn - 7 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi. Dân số, lực lượng lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lớn hơn tỷ lệ phát triển kinh tế, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm cao thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động có chất lượng. Văn hoá- xã hội: Một nền văn hoá có nhiều đẳng cấp, nhiều nấc thang giá trị không theo kịp với đà phát triển của thời đại rõ ràng nó kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này đi đến hậu quả là bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách có hiệu quả. Nhân sự là tài nguyên quý giá nhất vì vậy doanh nghiệp phải lo giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên,lương bổng,khen thưởng hợp lý tạo ra một bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Khoa học- kỹ thuật: Các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của khoa học- kỹ thuật. Khi khoa học-kỹ thuật thay đổi một số công việc hoặc một số kỹ năng không còn cần thiết nữa do đó doanh nghiệp phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình. Sự thay đổi về khoa học đồng nghĩa với việc là cần ít người hơn nhưng vẫn phải sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự như trước nhưng có chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lực lượng lao động dư thừa. Khách hàng: Là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. - 8 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A Doanh số là một yếu tố tối quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải làm cho nhân viên của mình hiểu là không có khách hàng thì không cò doanh nghiệp và họ sẽ không có cơ hội làm việc nữa. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiền lương của họ. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự là làm cho các nhân viên hiểu được điều này. Môi trường bên trong của doanh nghiệp. Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp: Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự. Chính sách chiến lược của doanh nghiệp: Một số chính sách ảnh hưởng tới quản trị nhân sự : cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình, trả lương và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao… Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo. b) Nhân tố con người. Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất. Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh - 9 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Khóa luận tốt nghiệp Lớp :QTKD _K8A hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ. Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau. Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng. c) Nhân tố nhà quản trị. Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp. Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. - 10 - [...]... của Công ty Công ty Cổ Phần Thành Nam Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ Phần Thành Nam được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0103003400 ngày 26/12/2003 Tên giao dịch quốc tế là Thành Nam Joint Stock Company” viết tắt là: Thành Nam JSC” Trụ sở chính đặt tại: Số nhà 19A – Ngách 49 – Thái Thịnh II – Thịnh Quang - Đống Đa – Hà Nội Công ty Cổ Phần. .. hoạch nhân sự Nội dung của kế hoạch nhân sự gồm 3 nội dung : - Mục tiêu của kế hoạch nhân lực trong kì - Các chỉ tiêu nhân lực - Các giải pháp cần thiết đảm bảo cân đối cung – cầu 1.2.2 Tuyển dụng nhân sự Trong một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành. .. xuất và quy trình công nghệ của Công ty Cổ Phần Thành Nam - 29 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Lớp :QTKD _K8A Khóa luận tốt nghiệp Công ty Cổ Phần Thành Nam là một Công ty mang đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nên quá trình sản xuất mang tính liên tục đa dạng, kéo dài và phức tạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công thao tác khác nhau Do đó... trách nhiệm mọi mặt của Công ty, đại diện cho Công ty tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế Các bộ phận chức năng: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ Phần Thành Nam Hội đồng quản trị Ban GĐ điều hành Công ty Phòng kế hoạch-kĩ thuật Đội thi công cơ giới Đội xây dựng công trình giao thông số 1, 2, 3, 4 Phòng hành chính, tổ chức Phòng tài chính-kế toán Đội xây dựng công trình thủy lợi số 5, 6, 7, 8 * Nhiệm vụ... chính của Công ty Tổ chức giám sát phân tích các hoạt động kinh tế từ đó có kế hoạch nắm bắt được tình hình tài chính của Công ty và xây dựng quy chế phẩm cấp về công tác tài chính của Công ty … - Phòng hành chính- tổ chức: Có trách nhiệm về công tác nhân sự, thực hiện tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH, BHYT, công tác an toàn lao động của doanh nghiệp và công tác quản lý hành chính quản trị Hỗ... tiện Mỗi nhân viên sẽ được cho một số điểm phù hợp với mức độ hoàn thành công việc, sau đó sẽ được tổng hợp đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của mỗi người b) Đãi ngộ nhân sự Công tác đãi ngộ nhân sự nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Mỗi một nhóm một cá nhân đều đến với doanh nghiệp với một mục... dụng nhân lực Tạo điều kiện xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa những người làm việc trong doanh nghiệp, tạo được bầu không khí thoải mái đó cũng là yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực - 27 - Sinh viên : Nhữ Thị Chăm Lớp :QTKD _K8A Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.2.1 Quá trình hình thành. .. giá nhân viên là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của quản trị nhân sự Nó là chìa khoá cho doanh nghiệp hoạch định, tuyển mộ cũng như phát triển nhân sự và đãi ngộ nhân sự Đánh giá là một thủ tục đã được tiêu chuẩn hoá, được tiến hành thường xuyên nhằm thu thập thông tin về khả năng nghề nghiệp, kết quả công tác, nguyện vọng cá nhân và phát triển của mỗi người Đánh giá thành tích công tác. .. chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra công trình hay hạng mục công trình Khoan phụt, khảo sát địa hình, địa chất để lấy mặt bằng thi công Tổ chức lao động, bố trí máy móc thi công, cung cấp vật tư Xây dựng, lắp ráp hoàn thiện công trình Công trình được hoàn thành với sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công Bàn giao công trình hoàn thành và quyết toán hợp đồng... đặt ra Chức năng ,nhiệm vụ của Công ty Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ Phần Thành Nam chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình điện tới 35 Kv, công trình giao thông thuỷ lợi, cấp thoát nước, bưu điện, trạm biến thế, cơ sở hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp Một số công trình mà Công ty đã và đang thi công: kè Cát Bi – Hà Tây, Đường 104 Sơn La, Trường Bắn – Bắc Giang, . về quản trị nhân sự. Chương II: Thực trạng về công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Thành Nam. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần. THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2010 3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ. một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ Phần Thành Nam . Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Toàn bộ công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ