Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động chuyên môn có chất lượng cao, xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.
Trong quá trình đào tạo mỗi một cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến công việc.
Do xác định được như vậy nên Công ty Cổ Phần Thành Nam thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự.
Công ty Cổ Phần Thành Nam là Công ty ra đời trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt do vậy để tồn tại và phát triển chúng ta phải kể đến vai trò của công tác QTNS. Để đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Công ty luôn kịp thời nắm bắt được những nhạy bén của nền kinh tế thị trường là do hàng năm Công ty có tổ chức cho những cán bộ chủ chốt đi học tại chức hay những khoá học ngắn hạn nhằm đáp ứng và đuổi kịp những tri thức mới. Giúp đội ngũ cán bộ này có đủ kiến thức và khả năng cần thiết để quản lý công việc trong hiện tại và tương lai.
Bảng 2.6: Bảng kế hoạch đào tạo trong hai năm 2009 và 2010 ST
T
Danh mục Đơn vị Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2009 Năm 2010 Số lượng (người) (%) I Cán bộ gián tiếp Người 6 11 5 83,33
2 Cử đi học tại chức Người 2 4 2 100 3 Cử đi tập huấn dài hạn Người 3 5 2 66,67 II Công nhân trực tiếp Người 16 26 10 62,5 1 Thợ lái máy, ô tô Người 7 10 3 42,86
2 công nhân xây
lắp
Người 9 16 7 77,78
Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã có chương trình đầu tư rất cụ thể và phù hợp trong vấn đề nhân sự. Cụ thể là:
- Lượng lao động gián tiếp được cử đi đào tạo tăng 83,33% tương ứng
với 5 người. Trong đó, lao động cử đi học sau đại học tăng 100% tương ứng với 1 người; lao động cử đi học hệ tại chức tăng 100% tương ứng với 2 người; lao động cử đi tập huấn dài hạn tăng 66,67% tương ứng với 2 người.
- Lượng lao động trực tiếp tăng 62,5% tương ứng với 10 người. Trong
đó, lượng thợ lái máy, ô tô được cử đi đào tạo tăng 42,866% tương ứng với 3 người; công nhân điện cử đi đào tạo tăng 77,78% tương ứng với 7 người. Qua bảng kế hoạch đào tạo trên do có sự quan tâm thích đáng của cán bộ các cấp trong Công ty, trình độ của người công nhân trong Công ty ngày càng được nâng cao, số bậc thợ thấp ngày càng giảm đi và số bậc thợ cao ngày càng tăng lên.
Một số hình thức đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân của Công ty:
- Tất cả các công nhân kỹ thuật trực tiếp sau khi được tuyển dụng sẽ được đào tạo ít nhất 1 tháng ngay tại Công ty về vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động…
- Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: Các lao động có tay nghề vững, bậc thợ cao sẽ kèm cặp chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình độ thấp hơn.
- Hàng năm Công ty có tổ chức thi tay nghề: Tất cả mọi người đều phải thi, ai tiến bộ sẽ được tăng bậc thợ và tăng lương.
Đối với lao động gián tiếp trong Công ty thì Công ty áp dụng một số phương pháp để nâng cao năng lực quản trị như:
- Cán bộ cao cấp trong Công ty được cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý.
- Cử kế toán trưởng đi học lớp kế toán trưởng và tham gia các khoá học để nắm bắt được các thay đổi trong các luật thuế của Nhà nước..