công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam

51 2K 7
công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng Lời mở đầu “Sự thần kỳ” mà các nước NICs (các nước công nghiệp mới) ở Châu á đạt được trong mấy thập kỷ qua không phải là sự ngẫu nhiên, mà là cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và phấn đấu kiên trì của các quốc gia, lãnh thổ công nghiệp mới Châu á. Trải qua những thăng trầm, thất bại và thành công, họ đã tìm ra một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với những điều kiện thực tế ở mỗi nước – mô hình công nghiệp hóa hướng ngoại, chìa khóa cho họ từ những nước, lãnh thổ nghèo nàn, lạc hậu vươn lên thành những quốc gia có nền công nghiệp phát triển, hòa nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới với địa vị không ngừng được nâng cao, vững vàng bước vào thế kỷ XXI. Hiện nay, chóng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại Hội VIII đề ra là phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một đất nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta phải nỗ lực và xác định được hướng đi đúng đắn, phù hợp. Giữa Việt Nam và các nước NICs Châu á tuy có nhiều khác biệt, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng, vì vậy việc tham khảo và học tập mô hình phát triển kinh tế – xã hội của các nước phát triển, nhất là các nước NICs trong khu vực là cần thiết và bổ Ých. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này chúng tôi đi tìm hiểu đề tài; “Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa ở các nước NICs và áp dụng ở Việt Nam” Tổ 4 lớp LTĐH 3A 1 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM MỚI VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Đường lối công nghiệp, hiện đại hoá đất nước tại Đại Hội IX của Đảng là sự kế thừa và tiếp tục phát triển những tư tưởng đã được khẳng định và trình bày ở cỏc kì Đại hội trước. Do vậy, trước khi đi tìm hiểu đường lối CNH – HĐH của Đại hội IX cần điểm lại những quan điểm về CNH qua các thời kì Đại hội trước: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III họp tại Thủ Đô Hà Nội (năm 1960) đã đề ra đường lối phát triển kinh tế ở Miền Bắc nước ta với chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đòng thời với phát triển Nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Sau 15 năm vừa tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, vừa tiếp tục xây dựng CNXH .Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) đã đề ra đường lối CNH ở nước ta sau khi cả nước thống nhất đi lên CNXH là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đường lối của Đại hội IV chúng ta gặp không ít những khó khăn. Do nguồn vốn có hạn, khoa học và công nghệ chưa phát cán bộ khoa học giỏi có chuyên môn sâu, hơn nữa kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất còn non kém… nên kết quả của đường lối đã được hoạch định không đạt được như mong muốn. Trước thực trạng của tình hình, vốn rất nhạy cảm với thực tiễn, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (năm 1982) đã nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch phát triển. Sau Đại hội V chúng ta coi ưu tiên phát triển cong nghiệp nặng trên cơ sở trước hết và chủ yếu phải “tập chung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn XHCN”.Quan điểm tập trung sức phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết tốt các vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu vẫn được nhất quán qua cỏc kỡ Đại hội VI, VII. Trong thời kì này, Đảng ta vẫn nhấn mạnh và đề cập tập trung hơn tới Nụng, Lõm, Ngư nghiệp, có quan tâm tới công nghiệp nặng nhưng không phát triển công nghiệp nặng một cách tràn lan mà chú trọng vào một số công trình trọng điểm có ý nghĩa thiết thực to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. Trên cơ sở phân tích sâu sắc toàn diện thực trạng đất nước sau gần 10 năm đổi mới và đặc điểm của thời đại ngày nay, hội nghị Tổ 4 lớp LTĐH 3A 2 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng giữa nhiệm kì của Đảng (năm 1994) quyết định đưa đất nước bước vào thời kỡ phỏt triển mới; thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Đại hội cũng xác định những quan điểm cơ bản làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng nội dung, phương hướng, biện pháp, bước đi… cho quá trình CNH – HĐH đất nước. Những quan điểm cơ bản đó là: - Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. CNH – HĐH theo quan điểm trên mới đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực của đất nước cho quá trình phát triển với việc giữ gìn độc lập tự chủ, kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và phù hợp với đặc điểm của thời đại, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá, khu vực hoá kinh tế, khai thác những ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường của thế giới và khu vực để đẩy nhanh sự tăng trưởng và hiện đại hoá đất nước. - CNH – HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê Nin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Thực tiễn quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước ở nước ta đã chỉ rõ qua các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhân dân đã lập nên chiến công và lập nên những lịch sử. Ngày nay, trong sự nghiệp Cách mạng XHCN sức mạnh dân tộc càng cần phải phát huy. CNH – HĐH không phải là công việc riêng của nhà nước, của một bộ phận, một giai cấp nào mà là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân. CNH- HĐH là sự nghiệp cách mạng vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn gian khổ, đòi hỏi phải động viên sức mạnh toàn dân tộc trên tất cả các mặt vốn, tài năng, trí tuệ, kỹ thuật kinh nghiệp … - CNH – HĐH nền kinh tế lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn liền cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giao dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. - Khoa học và công nghệ là động lực của CNH – HĐH, kết hợp công nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. Trong quá trình CNH –HĐH nguồn lực con người được coi là nhân tố quyết định, song khoa học công nghệ là động lực, do vậy phải đặc Tổ 4 lớp LTĐH 3A 3 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng biệt coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất. Chú trọng xây dựng năng lực nội sinh về khoa học, tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học trong nước, cần có kế hoạch đầu tư và quan tâm thích đáng đến công tác nghiên cứu khoa học ở trong nước, đồng thời tranh thủ công nghệ ngoại nhập, lựa chọn và làm chủ công nghệ chuyển giao vào Việt Nam. Quan điểm khoa học và công nghệ là động lực của quá trình CNH – HĐH đòi hỏi một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi vì vậy cần quan tâm tới sự nghiệp giao dục và đào tạo. - Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Việc phát triển kinh tế đi liền với gớải quyết các vấn đề xã hội được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Phương án phát triển kinh tế tốt nhưng các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập thì không phải là phương án tối ưu, khi xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và cụng nghờ, xác định quy mô, bố trí và phân phối các nguồn lực ở các địa bàn…, phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xem xét. Tư tưởng chỉ đạo là phải đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm thu hồi vốn nhanh. Đồng thời xây dựng một số công trình thật cần thiết và có hiệu quả, tạo ra các mũi nhọn trong từng bước phát triển. Trong việc bố trí vốn, nguồn lực cần tập trung cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm, đồng thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước, hỗ trợ cỏc vựng khó khăn, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa cỏc vựng, ưu tiên hơn cho cỏc vựng kinh tế chậm phát triển. - Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với. Trong điều kiện chủ nghĩa Đế quốc, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN thì vấn đề quốc phòng, an ninh đặc biệt coi trọng. Chúng ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH làm cho kinh tế phát triển, xong chớnh trờn cơ sở công nghiệp phát triển đã tạo cơ sở tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh. Ngược lại bảo vệ vững chắc là điều kiện để phát triển kinh tế vững mạnh. Quan điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh cần được quán triệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Quan điểm này đòi hỏi khi thiết kế, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, cần phải tính tới các mục tiêu quốc phòng an ninh. - Trên cơ sở phân tích và nhận định tình hình thế giới về những thành tựu mà loài người đạt được trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời đánh giá những kết quả đạt được ở trong nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Tổ 4 lớp LTĐH 3A 4 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng nhận định “ Con đường CNH – HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nuớc đi trước, vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt ” Lịch sử CNH – HĐH ở nhiều quốc gia khác nhau là khác nhau, nú cũn phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học, công nghệ của mỗi quốc gia, chúng đa dạng và không giống nhau. Các nước Tây Âu là các quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện CNH – HĐH đất nước trong hoàn cảnh khoa học và công nghệ chưa phát triển như hiện nay, kinh nghiệm chưa có nhiều … Vì vậy những nước này phải trải qua hàng trăm năm mới có được một nền cộng nghiệp hiện đại. Khác với Tây Âu, những nước đi sau một mặt đúc kết được kinh nghiệm, mặt khác do tận dụng, tranh thủ những thành tựu khoa học và công nghệ của những nước đi trước có nền khoa học công nghệ phát triển, nên có điều kiện rút ngắn thời gian thực hiện CNH – HĐH. Đó là Liờn Xụ, Mỹ … Đặc biệt các nước và vùng lãnh thổ NIE (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapo) Đã thực hiện CNH – HĐH trong khoảng thời gian 30 năm. Từ các mô hình CNH – HĐH trên thế giới, ta thấy các nước thực hiện CNH càng về sau thì càng có điều kiện thuận lợi hơn và có thể cho phép rút ngắn thời gian thực hiện CNH hơn các nước đi trước. Trong đó Việt Nam là một trong những nước như thế, tiến hành CNH trong hoàn cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi. Trong những năm tới, chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội mà phải đi thẳng vào một số nghành công nghệ tiên tiến, vào những ngành kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách với các nước dã phát triển. Để đạt được những mục tiêu trên, Đảng ta đã chủ trương “ Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghiệp tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công việc sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn, và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ từng bước phát triển kinh tê trí thức ”. Vừa phát triển tuần tự, vừa có bước nhảy vọt đòi hỏi sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kì to lớn là chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp và từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải được thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhanh chóng nắm bắt những ngành khoa học và công nghệ cao để hiện đại hoá nền kinh tế chóng đuổi kịp các nước phát triển. Mặt khác, phải phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu thiết yếu của các tầng lớp nhân dân, quan điểm trên không thể chờ CNH – HĐH hoàn chỉnh rồi mới chuển sang kinh tế Tổ 4 lớp LTĐH 3A 5 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng tri thức như các nước đã trải qua mà ngay trong quá trình CNH – HĐH chúng ta phải từng bước phát triển từng bước các ngành kinh tế tri thức. Đây là lợi thế của các nước đi sau mà chúng ta phải tận dụng và nắm lấy cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh. Tại đại hội IX đã khẳng định và nhấn mạnh về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo trong quá trình CNH – HĐH: trong quá trình CNH – HĐH ở nước ta đòi hỏi ở nước ta đòi hỏi phải kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, phải tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định. Điều đó cho phép kết hợp tuần tự với nhảy vọt, khai thác có hiệu quả các công nghệ cổ truyền, vừa nhanh chóng vừa hiện đại ở cỏc khõu quyết định. Sự kết hợp đó là phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và cho phép thực hiện CNH “rỳt ngắn”, đồng thời chống lại tư tưởng, đồng thời chống lại tư tưởng bảo thủ trì trệ và nóng vội, phiêu lưu trong quá trinh CNH – HĐH. Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH là một quan điẻm lớn: So với các quốc gia đã phát triển trên thế giới, nước ta lạc hậu hơn họ vầ nhiều mặt do vậy, trong quá trình CNH – HĐH cần phải tìm cách rút ngắn khoảng cách lạc hậu đó trong khoảng thời gian ngắn nhất và phương châm phát triển kinh tế nhanh là yếu tố cơ bản để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Phát triển nhanh kinh tế được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau, một mặt cần đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế hiện có để giải quyết những vấn đề của người dân. Mặt khác cần nhanh chóng tiếp cận với những ngành công nghệ cao, những ngành kinh tế tri thức như công nghệ hải dương học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; đặc biệt cần tập trung phát triển mạnh công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển và hiện đại hoỏ cỏc ngành, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ; việc nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý công nghệ thông tin phải đợc ưu tỉờn hàng đầu trong chiến lược phát triển CNH. Phát triển kinh tế nhanh có hiệu quả trước mắt cần tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh nhưng phải bền vững, đòi hỏi phải đầu tư có trọng điểm, có chiều sâu, vào những ngành mang lại hiệu hiệu quả kinh tế cao. Tránh tình trạng đầu tư chắp vá tràn lan, đầu tư vào những công nghệ lạc hậu và những ngành không thiết thực. Cần đào tạo lao động theo hướng phát triển nhanh, công nghệ tiên tiến và hạn chế những ngành công nghệ cổ điển xét thấy khong cần thiết, giảm lao động trong những ngành nông nghiệp và tăng nhanh lực lượng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ nhất là những ngành công nghiệp mặt trời Tổ 4 lớp LTĐH 3A 6 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng mọc. Lao động trí tuệ, lao động phức tạp phải ngày càng trở thành phổ biến và giữ vai trò quyết định đối vơi CNH – HĐH. Cũng ở ĐH IX Đảng ta đã xác định: “Chuyển dich cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lội thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với thị trường trong nước và nước ngoài, nhu cầu đời sông nhân dân và quốc phòng, an ninh”, “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khớ hoỏ, quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nụng thụn”. Để giải quyết quan điểm trên ta cần phải đi sâu vào những nội dung tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh việc phát triển những cơ sở công nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Tổ 4 lớp LTĐH 3A 7 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng CHƯƠNG II: MỘT SỐ NẫT VỀ MÔ HÌNH CNH – HĐH TẠI CÁC NƯỚC NICs 2. Mô hình CNH của các nước công nghiệp mới 2.1. Thế nào là nước công nghiệp mới? Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country_ NIC) là thuật ngữ kinh tế-xã hội mà các nhà kinh tế, lý luận chính trị sử dụng để chỉ một quốc gia mới trải qua quá trình CNH trong những thập kỷ gần đây và đã đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp. Đây là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ kinh tế xã hội như các nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng đã có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Một đặc điểm của các nước NIC là có tốc độ tăng trưởng cao (thường hướng về xuất khẩu). Quá trình CNH ở các nước này diễn ra rất nhanh chóng và chính là yếu tố quan trọng xếp một quốc gia vào khối NICs. Các tiêu chuẩn để phân loại bao gồm: tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người (GDP), tốc độ tăng trưởng hàng năm, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trong tổng sản phẩm quốc dân, khối lượng và tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu, tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay, Liên hợp quốc vẫn chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào về những tiêu chuẩn này. Một số đặc điểm chung của NICs: - Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện. - Cơ cấu kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo. - Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới. - Các công ty xuyên quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu. - Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài. Tổ 4 lớp LTĐH 3A 8 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng - Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy phát triển kinh tế. Thuật ngữ NICs bắt đầu được sử dụng ở thập niên 70 để chỉ “bốn con hổ Châu á” Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của nước Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan sau sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960. Riêng Hồng Kông và Đài Loan không phải một quốc gia mà chỉ là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nên được gọi là “các nền kinh tế CNH mới”(Newly Industrialized Economies – NIEs). Trong nhiều tài liệu kinh tế quốc tế, người ta thường dùng NICs để chỉ cả NIEs. Ngân hàng thế giới có lúc còn gọi họ là “các nền kinh tế thu nhập cao”. Ngày nay, các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã vượt qua giai đoạn CNH, và NICs được dùng để chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của họ. Song một số nhà kinh tế học vẫn cho rằng “bốn con hổ Châu á” là NICs. Các nước NIC thường thu được lợi Ých trong thương mại quốc tế. Nhờ chi phí lao động cạnh tranh nên giá sản phẩm thấp. Kết quả là chi phí sản xuất hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển, gây áp lực giảm tiền lương ở các nước này, nơi mà chi phí sinh hoạt cao hơn và công đoàn cũng như các tổ chức của người lao động khác có tiếng nói chính trị. Ưu thế cạnh tranh này thường bị những người cổ vũ cho thương mại bình đẳng chỉ trích. * Các nước công nghiệp mới hiện nay: Tổ 4 lớp LTĐH 3A 9 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng Số liệu GDP và GDP/đầu người lấy từ nguồn báo cáo năm 2005, chỉ số HDI láy từ nguồn Liên hợp quốc số liệu năm 2004. 2.2. Những điều kiện của quá trình CNH ở các nước công nghiệp mới (NICs) Các nước NIC có xuất phát chung từ nền nông nghiệp lạc hậu với khá nhiều điểm tương đồng. 2.2.1. Điều kiện về tự nhiên của NICs Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, gồm đảo Đài Loan và hơn 80 đảo nhỏ khác. Diện tích 36.168 km 2 , khí hậu cận nhiệt đới, thường có bão vào tháng 4 - tháng 10. Diện tích trồng trọt chiếm 25% diện tích tự nhiên. Dân số năm 1996 là 21,7 triệu, mật độ dân số là 600 người/km 2 , mức tăng dân số 1%/năm. Nông ngiệp chủ yếu là trồng lúa. Công nghiệp dựa vào các nguyên liệu, nhiên liệu có sẵn trong lòng đất không nhiều. Hàn Quốc ở Nam bán đảo Triều Tiên, giáp biển Nhật Bản và Hoàng Hải. Diện tích 98.484 km 2 , khí hậu ôn đới. Diện tích trồng trọt chiếm 22% diện tích tự nhiên. Dân số năm 1995 là 44,5 triệu, mật độ dân số là 452 người/km 2 , mức tăng dân số 1%/năm. Tài nguyên không có gì ngoài than antơraxit và một số quặng sắt. Nông nghiệp chủ yếu là sản xuất, lúa mạch. Singapore ở Đông Nam á, gồm đảo chính Singapore và một số đảo nhỏ ở phía Nam bán đảo Nalaica. Diện tích 652 km 2 , khí hậu nhiệt đới xích đạo. Dân số năm 1995 là 3 triệu, mật độ dân số 4.840 người/km 2 , mức tăng dân số 2%/năm. Đất nước không có nông nghiệp mà chỉ có công nghiệp để làm lực khởi động cho tăng trưởng. Hồng Kông ở bờ biển phía Đông Nam Trung Quốc. Diện tích 1.052 km 2 , khí hậu cận nhiệt đới. Diện tích trồng trọt chiếm 6,2% diện tích tự nhiên. Dân số năm 1995 là 6 triệu, mật độ dân số 5.740 người/km 2 , mức tăng dân số là 1,3%. Không có tài nguyên, điều kiện khí hậu không thuận lợi. NICs Châu á đều rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, thậm chí nguồn năng lượng trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Hầu hết các nước này không có khoáng sản chiến lược, địa hình phức tạp, lại ở vào trình độ phát triển thấp. Ngoài Hàn Quốc và Đài Loan chỉ có một Ýt tài nguyên không đáng kể như than đá, hơi đốt, gỗ đá, dolomit, than mỡ, quặng sắt, song trữ lượng rất nhỏ Tổ 4 lớp LTĐH 3A 10 [...]... của công nghiệp chế tạo và nông nghiệp ở nhóm các nước Nam á gần như không đổi (công nghiệp chế tạo là 12%, nông nghiệp chỉ giảm chút Ýt từ 45% xuống 40%) Như vậy, có thể thấy rõ sự phát triển vượt bậc của công nghiệp chế tạo nhờ phân bổ và sử dụng đúng nguồn lực vào cơ sở thích hợp và có lựa chọn kỹ lưỡng ở NICs Về trình độ công nghệ chế tạo, năm 1975, Hàn Quốc và Đài Loan mới chỉ đứng thứ 7 và thứ... 1960 xuống 17% vào năm 1970 và 8,5% vào năm 1979 Ngược lại, ngành tăng mạnh nhất là hoá chất, sản xuất thép và máy công nghiệp Ngành dệt may giữ vị trí tương đối ổn định 16,1% Theo một lộ trình từ thấp đến cao, sau hai thập kỷ 50 và 60, ngành công nghiệp chủ đạo đã chuyển từ công nghiệp chế biến sang công nghiệp dệt, sau đó dang công nghiệp lắp ráp điện tử và hoá chất Thứ hai, khác với các nước đang phát... giới Các nước thực hiện chuyển giao công nghệ thường qua các giai đoạn: giai đoạn đầulà nhập công nghệ và thích nghi với nó,là sự “bắt chước, làm theo”, áp dụng công nghệ một cách khôn ngoan, tài tình theo cách riêng của mình, kết hợp hài hòa công nghệ nhập với văn hóa của mình, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, tiến tới sáng tạo công nghệ và xuất khẩu công nghệ Phương thức chuyển giao chung của các. .. tiếp cận các kiến thức và thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến ở các nước phương Tây Ví dụ ở Đai Loan chính quyền chủ trương thực hiện chính sách đào tạo sinh viên đại học ở trong nước, sau đó tiếp tục cho đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài Hệ thống giáo dục ở NICs tương đối đa dạng, luôn có sự tồn tại song song giữa trường công và trường tư, nhằm nâng cao trình độ nhận thức và quản lý của mọi người... chiến lược này không còn phù hợp và cơ bản bị phá sản Chiến lược “hướng về xuất khẩu - thực chất là giải pháp mở cửa ở các nước đang phát triển nhằm tranh thủ vốn, công nghệ từ nước ngoài, cũng đồng thời khai thác lợi thế trong nước để tiến hành công nghiệp hóa rút ngắn Việc thực hiện chiến lược này đã được NICs ứng dụng linh hoạt phù hợp với từng nước, có nước thực hiện “hướng về xuất khẩu” gắn bó... trợ và đầu tư sang xuất khẩu tư bản Quá trình tích luỹ nguồn lực tài chính và kỹ thuật công nghệ nhờ công nghiệp hoá hướng ngoại đã được NICs thực hiện một cách có hiệu quả, trong đó, biểu hiện tập trung nhất là nhóm NICs đã chấm dứt nhận viện trợ từ các nước công nghiệp phát triển, đồng thời đẩy nhanh luồng vốn của họ ra nước ngoài với tư cách là những nước xuất khẩu tư bản và thậm chí có cả các hoạt... tác dụng điều tra tài nguyên, khôi phục môi trường ô nhiễm, tuy nhiên cũng cần tỉnh táo để không nhập phải những công nghệ do các nước thải ra, tránh trở thành” bãi thải công nghiệp Các nước NICs đã tiến hành nghiên cứu, phân loại tính chất và đặc điểm của các kênh chuyển giao công nghệ trên thế giới - Chuyểngiao công nghệ giữa các nước phát triển với nhau.Đây là kênh có quy mô lớn nhất Chuyển giao công. .. hình công nghiệp hoá của cộng hoà Singapore chúng ta nhận thấy nước này có những nét chung của những nước công nghiệp mới (NICs) ở Châu Á như khởi đầu bằng phát triển các ngành thay thế nhập khẩu và sau chuyển sang chính sách phát triển các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu Tuy nhiên Singapore cũng có một số chính sách rất riêng biệt trên con đường phát triển: - Đi từ loại hình công nghiệp sử dụng. .. này sang nước khác,làm thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao Do vậy công nghệ được chuyển giao là một thứ hàng hóa Kinh nghiệm của các nước thực hiện chuyển giao công nghệ cho thấy các nước tiến hành CNH gắn với HĐH qua chuyển giao công nghệ, hay CNH hướng về xuất khẩu đều đạt những kết quả nổi bật Chuyển giao công nghệ cho phép: Rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các nước có... cấu công nghiệp Chiến lược này không những tạo điều kiện khuyến khích công nghiệp mà còn tạo cơ hội phát triển và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ chế biến sang các ngành công nghiệp nhẹ khác Ví dụ như phát triển mạnh ngành dệt, xe đạp, cao su, da, hoá chất và các sản phẩm len dạ , tiến tới sản xuất máy móc thiết bị và mặt hàng thép Đa số các ngành công nghiệp đều tập trung vào lĩnh vực sản xuất sử dụng . tài; Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa ở các nước NICs và áp dụng ở Việt Nam Tổ 4 lớp LTĐH 3A 1 Thảo luận kinh tế chính trị Học viện Ngân hàng CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM MỚI VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN. TẠI CÁC NƯỚC NICs 2. Mô hình CNH của các nước công nghiệp mới 2.1. Thế nào là nước công nghiệp mới? Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country_ NIC) là thuật ngữ kinh tế-xã hội mà các. được nâng cao, vững vàng bước vào thế kỷ XXI. Hiện nay, chóng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại Hội VIII đề ra là

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan