Những hạn chế của quá trình CNH

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 38 - 41)

4. Ngoại thương

2.4.2. Những hạn chế của quá trình CNH

Bên cạnh sự thần kỳ kinh tế mà nhóm NICs đạt được cũng không thể phủ nhận những hạn chế nảy sinh trong quá trình theo đuổi chiến lược CNH – HĐH.

- NICs chưa thoát khỏi sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài:

Đây được xem là cái giá đầu tiên phải trả cho chiến lược hướng về xuất khẩu. Thị trường chủ yếu tiêu thụ hàng xuất khẩu của NICs là Mỹ. Cho đến giữa thập kỷ 80, hơn 40% giá trị xuất khẩu của họ dành cho thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng như giầy dép, quần áo may sẵn, đồ điện và điện tử… Mỹ chiếm tới 32% tổng giá trị hàng xuất khẩu chế tạo trong nước của Hồng Kông. Mỹ cũng tiêu thụ đến 25% tổng trị giá hàng xuất khẩu chế tạo trong nước và 60% khối lượng xuất khẩu điện tử của Singapore. Nhiều sản phẩm công nghiệp của Đài Loan xác lập được địa vị tiêu dùng ở Mỹ. Tuy

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

nhiên, cũng có những giai đoạn thị trường này có nhiều biến động xấu khiến cho xuất khẩu của NICs bị ảnh hưởng. Đó là suy thoái kinh tế, là những áp lực của các lực lượng bên trong nước Mỹ như làn sóng bảo hộ mậu dịch.

- Nếu như sự phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ là vấn đề hóc búa thì sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nuôi sống các ngành công nghiệp cũng phức tạp không kém. Trước cuộc khủng hoảng vùng vịnh, 70% nhu cầu dầu lửa của nền kinh tế Hàn Quốc trông chờ ở nguồn dầu lửa từ Trung Đông. Nhập khẩu dầu lửa năm 1989 trị giá đến 4,9 tỷ USD, tương đương 2,3% tổng sản phẩm trong nước. Sự lệ thuộc này gây trở ngại không nhỏ cho các ngành công nghiệp Hàn Quốc mỗi khi gặp những cơn sốc mạnh về giá dầu quốc tế. Nhìn chung mỗi đợt biến động về giá cả trên thị trường thế giới, dù cho chính phủ NICs có hạn chế được phần nào ảnh hưởng xấu, nhưng tốc độ tăng kinh tế vẫn bị chững lại hoặc một vài ngành công nghiệp bị lâm vào tình thế khó khăn hoặc suy giảm.

- Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động xuất khẩu đã làm cho các ngành và lĩnh vực khác của cơ chế quản lý như tiền tệ, tài chính, dịch vụ, các thủ tục hành chính phát triển không kịp, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực xuất khẩu, tạo ra khe hở phát triển như tham nhũng, trốn lậu thuế.

Ta cũng thõý cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Đông Á và Đông Nam Á từ năm 1997 làm bộc lộ rừ những hạn chế trong mô hình CNH của các nước này.

Trước hết, trong quá trình CNH hướng về xuất khẩu, vấn đề phát triển thị trường trong nước không được quan tâm đúng mức. Ở đây có hai nguyên nhân:

Một là, tích luỹ vốn theo chiều rộng chiếm ưu thế, nghĩa là GDP tăng trưởng chủ yếu dựa vào việc sử dụng bổ sung các yếu tố sản xuất. Quy luật này chỉ đặc trưng cho thời kỳ đầu CNH, còn vào giai đoạn cuối, tích luỹ xã hội đi theo chiều sâu. Việc duy trì mức tích luỹ nộ bộ cao suốt một thời gian dài không làm gia tăng mức lương chung và khả năng tiêu dùng của dân cư. Chẳng hạn, mức lương tính theo giờ vào cuối những năm 1980 ở Hàn Quốc chỉ bằng 80% của Hồng Công, 75% của Đài Loan, 15% của Nhật Bản, 11% của Mỹ.

Hai là, giai cấp trung lưu, nền tảng xã hội bền vững của xã hội hậu công nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong các nước Đông Á.

Thực ra dòng đầu tư trực tiếp và vốn nước ngoài không ngừng đổ vào các nước này đã đặt quá trình phát triển của họ trong tình trạng phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn và công nghệ nước ngoài. Đường lối thu hút đầu tư nước ngoài của họ đã mang lại những kết quả tốt, song cơ cấu đầu tư còn một vài bất cập. Ngành điện tử và cơ khí nhận được nhiều vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

nhất, dẫn tới tình trạng chuyên môn hoá hẹp của khu vực công nghệ cao, hoạt động xuất khẩu bất ổn dịnh và sản xuất thừa theo định kỳ.

Để thiết lập được một hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai độc lập cho đất nước, cần có một khoảng thời gian dài hơn những người ủng hộ chiến lược CNH tăng tốc thường nghĩ 20-30 năm không đủ để các NIEs Đông Á thoát khỏi sự phụ thuộc công nghệ vào những nước phát triển cao. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu của họ quá thiên về mục đích ứng dụng (nghiên cứu ứng dụng và phát triển chiếm khoảng 80% kinh phí nghiên cứu khoa học). Chính vì thế mà lao động sáng tạo và nghiên cứu cơ bản chỉ giữ vai trò nhỏ.

Hệ thống kinh tế thị trường của các nước Đông Á thường được ví như chủ nghĩa tư bản "qua bạn nối khố" với sự liên kết chặt chẽ quyền lợi giữa giới kinh doanh gia đình tư nhân và một số quan chức nhà nước bị biến chất. Thành phần kinh tế gia đình chiếm ưu thế trong NIEs Đông Á là hình thức kinh doanh lỗi thời, không còn thích hợp với mô hình kinh tế tập đoàn hiện đại trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu. Từ sự phân tích trên ta thấy rằng vì bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngoại lực, các NIEs phát triển nhanh và ổn định chỉ trong điều kiện môi trường kinh tế thế giới còn đang thuận lợi.

Cuộc khủng hoảng tài chính nêu trên đã cho các nhà hoạch định chiến lược một bài học hữu ích. Cần ghi nhận rằng bước sang thế kỷ XXI, tính chất quan hệ kinh tế quốc tế khác với thời gian cách đây 20-30 năm. Sự phụ thuộc và tương tác lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng chặt chẽ hơn, trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường hàng hoá và các yếu tố sản xuất càng khốc liệt hơn.

Túm lại qua diễn biến quá trình CHN theo mô hình hướng ra xuất khẩu ở NICs, chóng ta có thể thấy đây là mô hình CNH phù hợp với những đòi hỏi thực tiễn của đời sống kinh tế. Nhưng, chẳng có một mô hình nào là màu nhiệm trong mọi hoàn cảnh. Một giải pháp không thể áp dụng khi các điều kiện khinh tế – xã hội thay đổi. Vì thế, việc CNH đòi hỏi sự sáng tạo của các nhà hoạch định chính sách trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay.

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 38 - 41)