Kiên quyết chủ trương mở cửa và nâng cao năng lực cạnh tranh dân tộc.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 44 - 46)

4. Ngoại thương

3.3.1. Kiên quyết chủ trương mở cửa và nâng cao năng lực cạnh tranh dân tộc.

dân tộc.

Từ thập kỷ 60, chóng ta đã theo đuổi mô hình công nghiệp của Liên Xô (cũ) : ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Sau thời gian khá dài thực hiện, mô hình này đã bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với hoàn cảnh, nên trên thực tế đã bị bác bỏ. Những

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

năm sau đó, do bận bịu với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nên vấn đề công nghiệp hóa chưa được quan tâm đúng mức. Sau khi miền Nam được giảI phóng, đất nước thống nhất, việc hàn gắn vết thương chiến tranh trở thành mối quan tâm hàng đầu. Tại Đại Hội V, Đảng ta đã đưa ra ba chương trình kinh tế lớn: Chương trình lương thực, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, bước đầu có những đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế xã hội vào giữa thập niên 80. Xét kỹ, chúng ta có thể thấy ba chương trìh này là một mô hình phát triển công nghiệp mang tính chất đối phó với những khó khăn trước mắt hơn là chiên lược lâu dài với những tính toán dựa trên các căn cứ khoa học của kinh tế học phát triển. Dàn trảI về mục tiêu nên đầu tư không có trọng tâm, kết quả là không tạo ra được một ngành nào là đầu tàu, mặt hàng nào là chủ lực để thúc đẩy, lôI kéo các ngành kinh tế khác vươn lên. Dù rằng những thành công như sản xuất nông nghiệp phát triển nhờ thay đổi cơ chế quản lý, giá trị kim ngạch xuất khẩu mấy năm nay được cảI thiện, chấm dứt tình trạng thiếu hàng công nghiệp tiêu dùng trong nước…Tất cả những cáI đó không phảI là nhỏ, nó chứng tỏ sức sống vươn lên của nền sản xuất trong nước, nhưng chúng ta vẫn phảI thừa nhận rằng chúng ta chưa tìm được một mô hình thật phù hợp để theo kịp với trình độ quốc tế hiện đại như kiểu “tăng trưởng nhanh” với từng bước “theo sau, đuổi kịp và vượt lên trên” mà các nước NICs châu A đã từng áp dụng. Trên thực tế, thế giớ không ngừng thay đổi, để tồn tại và phát triển, Việt Nam òn phảI đương đầu với nhiều thách thức, trong đó thách thức về khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực là một trong những thách thức gay go.

Tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định quyết

tâm CNH-HĐH nhằm mục tiêu biến Việt Nam về cơ bản trở thành một nước

công nghiệp vào sau năm 2020. Mục tiêu này sẽ là hiện thực nếu Việt Nam tích cực và kiên trì trước sau chính sách mở cửa, hộ nhập dần dần vào inh tế khu vực và kinh tế toàn cầu, bởi lẽ thế giới hiện nay tuy rất đa dạng nhưng rất thống nhất. Báo cáo chính trị của Đại Hội đã nêu rõ:

“Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa ta và các đối tác. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đI thích hợp’’.

Theo tinh thần này, Việt Nam sẽ thực hiện chính sách mở cửa thận trọng về cả tốc độ cũng nh phạm vi. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các nước thực hiện chính sách mở cửa đã tiến hành công nghiệp hóa thành công nhanh hơn các nước thực hiện chính sách hướng nội. Mức độ tự do hóa và tốc độ tăng trưởng

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

kinh tế có liên quan tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên mở cửa và tự do hóa một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi mới, mặt khác làm nảy sinh nhiều thách thức. Công cuộc cảI cách kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta trong suet 10 năm qua chính là quá trình mở cửa và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm tăng cường khả năng thích ứng của nền kinh tế Việt Nam với phần còn lại cảu nền kinh tế thế giới. diều mà không ai có thể phủ nhận là công cuộc cảI cách theo hướng mở cửa đã mang lại những thay đổi to lớn cho đất nước. Trong tương lai công cuộc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để vượt qua mọi súc ỳ và lực can, mau chóng đưa nền kinh tế nước ta hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Hiện nay Việt Nam đã là thành viên ASEAN, các tổ chức AFTA, WTO và APEC. Những nỗ lực mở cửa đã, đang và sẽ được khẳng định. Đó là cơ hội và cũng là thách thức cho sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước đi tới thành công.

Trong thời gian tới, xuất khẩu được khẳng định là “hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại “. Để có thể đạt được mục tiêu nâng cao mức xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên 200 USD, chóng ta phảI đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo công bố gần đây của Bộ khoa học và công nghệ môi trường, trình độ của các doạnh nghiệp ở các nước tiên tiến tới 3, 4 thế hệ và 1, 2 thế hệ so với các nước đang phát triển trong khu vực. Tuy nhiên năng lực xuất khẩu không chỉ đơn thuần đạt được khi có công nghệ mới mà còn liên quan chặt chẽ đến một vấn đề rộng lớn hơn là năng lực cạnh tranh của dân tộc… Thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy chúng ta sẽ còn phai nổ lực nhiều hơn nữa mới có thể bị gạt ra ngoài cuộc đua, dể không còn bị xếp hạng là một trong 50 nước có độ rủi ro đầu tư lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 44 - 46)