Vấn đề văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 31 - 33)

4. Ngoại thương

2.3.2.10. Vấn đề văn hóa truyền thống

Cơ chế quản lý kinh doanh của TNC của NIEs châu Á bắt nguồn từ truyền thống văn hoá mang bản sắc dân tộc đặc thù, những đặc điểm về lối sống châu Á, những điều kiện về kết cấu hạ tầng, về năng lực… có sự ảnh hưởng rất lớn của văn hoá Trung Quốc, đạo Khổng và tiếp thu các nhân tố tích cực hợp lý trong cơ chế quản lý kinh doanh, của TNC phương Tây và về cơ bản, chúng được hình thành theo kiểu Zaibatsu Nhật Bản. Do đó nó mang một số đặc trưng chung giống Nhật Bản và có những nột riờng thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, Chính phủ NIEs châu Á tạo mọi điều kiện cho TNC phát triển trở thành bộ khung của nền kinh tế. Chúng thể hiện ở tỷ lệ chiếm lĩnh và khai thác thị trường khu vực và thế giới, phát triển sản phẩm mới, kỹ thuật công nghệ mới, tăng vị trí cạnh tranh trong và ngoài nước của chúng. Động lực thúc đẩy TNC của NIEs châu Á là luôn chú trọng phấn đấu phát triển Công ty, tập đoàn xuất phát từ kết cấu xã hội của chúng. Trong kết cấu này được xây dựng theo kiểu tập đoàn và tổ chức quản lý theo hình tháp, nổi rõ sự phân cấp, phân tầng rõ rệt giữa các bộ phận của TNC. Chính vì vậy quan hệ trong TNC ảnh

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

hưởng trực tiếp tới địa vị xã hội của các nhà kinh doanh và công nhân viên chức trong tập đoàn và theo đó họ phải phấn đấu hết mình cho sự sống còn của tập đoàn, có thể nói vận mệnh của họ cũng là của tập đoàn.

Thứ hai, các Công ty chi nhánh không phải độc lập hoàn toàn, mà hoạt động như những Công ty vệ tinh cho các tập đoàn lớn mang tính hệ thống, nhưng vẫn giữ được quyền tự do ở mức đáng kể.

Thứ ba, chế độ trả lương và sự thăng tiến của người lao động chủ yếu dựa trên cơ sở thâm niên công tác. Chính vì lẽ đó mọi người đều toàn tâm, toàn lực phấn đấu cho sự sinh tồn và phát triển của tập đoàn.

Thứ tư, trước đây ở hầu hết TNC của NIEs châu Á đều áp dụng chế độ "làm việc suốt đời" và "tập trung", tức xu hướng sử dụng lao động dài hạn hoặc cả cuộc đời gắn bó với một Công ty, tập đoàn. Vì vậy, quan hệ giữa công nhân viên chức với tập đoàn là cố định, tuân thủ theo nguyên tắc "không tuỳ tiện", các nhà quản lý không tự ý bỏ việc làm. Do đó, bước đầu nó tạo mối quan hệ tốt đẹp gắn kết giữa nhà quản lý và người lao động với nhau. Nhưng do áp dụng chế độ này quỏ lõu nờn chỳng đó gây nên những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Ngày nay hầu hết các TNC Đông Á đã và đang tiến hành cải cách, tổ chức lại cơ cấu, chế độ quản lý cho phù hợp như: thay đổi việc làm, sắp xếp thời gian làm việc cho linh hoạt, thậm chí làm việc cả ở nhà.

Thứ năm, Trong các TNC, tập thể là người chịu trách nhiệm quyết định quản lý, tức là nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của tập thể và các quyết định hầu hết đều đảm bảo có sự bàn bạc, thảo luận trước được thông qua vì vậy trên thực tế thường xuất hiện xu hướng chú trọng tới khối lượng hơn là chất lượng của quyết định.

Thứ sáu, TNC của NIEs châu Á mang đặc thù cơ bản của TNC thế hệ sau, chế độ quản lý mang tính "gia đình trị" kiểu NIEs châu Á, mối quan hệ đẳng cấp rất chặt chẽ, mức độ chi phối nghiêm ngặt theo thứ bậc của chủ nghĩa phường hội, quan hệ thân tộc, duy trì chế độ sở hữu theo "huyết thống"… Đây là sự di thực truyền thống, tập quán quản lý nẩy sinh từ trong lòng chế độ phong kiến, phường hội mang đặc thù Á Châu và ở một chừng mức nhất định, nó mang lại hiệu quả cho Công ty và sự khởi sắc của nền kinh tế.

Cố nhiên, trong mỗi thời kỳ lịch sử phát triển khác nhau, ở mỗi nước và vùng lãnh thổ khác nhau, do điều kiện cụ thể về kinh tế chính trị văn hoá xã hội, môi trường kinh doanh, năng lực kinh doanh cũng khác nhau, mà cơ chế quản

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

lý của TNC tương ứng cũng mang những đặc thù khác nhau để thích ứng với tình hình thực tiễn, nhằm thực hiện thành công mục tiêu của tập đoàn:

Ở Hàn Quốc: Sau hơn 30 năm tiến hành công nghiệp hoá, kinh tế phát triển nhanh một cách phi thường và Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Điều này có thể thấy qua một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản tăng liên tục trong nhiều năm.

Ở Đài Loan, phần lớn các Công ty, tập đoàn có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, chiếm tới 98% về số lượng và 70% lao động, tạo ra trên 505 GDP. Số lượng các tổ hợp công nghiệp lớn không nhiều, nhưng chúng cũng đã đóng góp những thành tựu đáng kể cho nền kinh tế Đài Loan phát triển. Đài Loan chủ yếu hình thành "thể chế trung tiểu doanh nghiệp", lấy trung, tiểu doanh nghiệp làm trung tâm của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, thể chế doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện ở Đài Loan mang tính lịch sử tất yếu, do ảnh hưởng nhiều nhân tố. Bản thân doanh nghiệp vừa và nhỏ mang đặc điểm: cơ cấu sản xuất trong thời gian dài sau chiến tranh đều là lấy loại hình sản xuất dùng nhiều lao động làm chủ yếu, thích ứng với vốn và kỹ thật thấp, thích hợp với quy mô tương đối nhỏ của Đài Loan lúc đó, tức không cần nhiều tiền vốn và kỹ thuật mà vẫn xây dựng được nhà xưởng, đầu tư sản xuất và xuất khẩu. Phần lớn các xí nghiệp, tập đoàn Đài Loan đều thuộc gia tộc. Hiện nay có khoảng hơn 100 xí nghiệp gia tộc lớn, được xây dựng theo quan hệ huyết thống. Năm 1996, tổng doanh thu của các tập đoàn trên là 4.574 tỷ Đài tệ. Riêng tổng tài sản của 4 tập đoàn: Lõm Viờn, Hoà Tín, Đài Tố, Tâm Quang đã đạt 25.000 tỷ Đài tệ, chiếm 1/3 tổng tài sản của 100 tập đoàn xí nghiệp lớn. Thành công của các xí nghiệp, tập đoàn chính là do họ rất coi trọng vai trò của việc xây dựng thể chế tập đoàn. Thể chế này có vai trò quyết định sự thành bại trong kinh doanh của Công ty. Điển hình ở Đài Loan là Công ty Trung Cương được hình từ 1971, chế độ quản lý của Công ty là một mô hình đáng để Việt Nam học tập.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 31 - 33)