Các chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 28 - 29)

4. Ngoại thương

2.3.2.6. Các chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của NICs. Họ đã có hệ thống chính sách ưu tiên xây dựng, phát triển hạ tầng tài chính như hệ thống ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính trong việc hình thành tổng lượng vốn cần thiết cùng với một hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội. Chẳng hạn, Hồng Kông có hạ tầng cơ sở hoàn thiện, tin tức thu nhận nhanh nhạy và được coi là trung tâm vận chuyển và thông tin của thể giới với đội ngũ

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

tàu thuyền hiện đại, các cảng container, sân bay, thiết bị thông tin tiên tiến. Năm 1980, để chuyển sang chiến lược phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, Đài Loan đã xây dựng khu công nghệ khoa học Hsinchu. Nói chung, NICs thường xây dựng những cơ sở hạ tầng trước khi nó trở thành nhu cầu bức thiết. Đây là điểm khác biệt của NICs so với một số quốc gia đang phát triển khác. Nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng mà nhiều công ty tư nhân của NICs và các công ty nước ngoài mạnh dạn bỏ vốn hoạt động. Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của NICs là theo chiến lược dài hạn, không giải quyết những vấn đề đã rồi mà có chức năng hướng dẫn nhu cầu, nhất là nhu cầu mở rộng giao lưu quốc tế.

Đài Loan, ngay từ năm 1966, đã thiết lập khu chế xuất Kaoshiung, đến đầu năm 1970 thành lập thêm hai khu chế xuất nữa là Nantze (1970), Tai chung (1971) và khu công nghệ cao thứ hai, rộng 2650 ha tại Tainan. Hàn Quôc cũng thiết lập khu chế xuất Masan (1971) và Iri (1975). Singapore đã có khu chế xuất Jurong (1960),…Với sự hình thành các khu chế xuất như vậy, NICs đã nhiều công ty vào hoạt động đầu tư, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 28 - 29)