Việc làm, tiền lương và cân bằng thu nhập:

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 37 - 38)

4. Ngoại thương

2.4.1.4. Việc làm, tiền lương và cân bằng thu nhập:

Tổ 4 lớp LTĐH 3A

Sẽ rất hạn chế về mặt ý nghĩa của quá trình CNH nếu những tiến bộ có tính chất sản xuất thuần tuý không đi kèm với thu nhập tăng lên chủ yếu do số lượng việc làm trong toàn xã hội được tăng lên và cân bằng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội được cải thiện. Những khác biệt về tiền lương giữa người lao động trong nông nghiệp và công nghiệp là căn nguyên dẫn đến tình trạng dân nhập cư ào ạt chuyển từ nông thôn ra thành thị. Điều này góp phần hình thành thị trường lao động đồi dào và giá rẻ mà cả hai mô hình CNH hướng nội và hướng ngoại đều có mụcđích thu hút. ở thời điểm khởi đầu của chương trình CNH hướng về xuất khẩu, dự trữ nguồn nhân lực lao động phong phú và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ở nhóm NICs. Khối lượng công ăn việc làm tạo ra cho xã hội chủ yếu trong ngành chế tạo: giai đoạn 1970 – 1985, tốc độ tăng trưởng trung bình của công ăn việc làm ở Hàn Quốc là 3,7%, riêng trong công nghiệp chế tạo là 10,4%, ở Đài Loan là 4,2%, trong công nghiệp chế tạo là 10,6%, ở Singapore là 5,4%, công nghiệp chế tạo là 8,3%, còn với Hồng Kông là 5,5%, riêng công nghiệp chế tạo là 3,6%. Vậy là trừ Hồng Kông, tỷ lệ tăng trưởng công ăn việc làm của NICs rất cao và tăng nhanh hơn mức tăng dân số.

Cùng với tốc độ tăng trưởng rất nhanh của công nghiệp, hầu hết NICs đều có biện pháp giải quyết sự cân bằng phân phối thu nhập. Tỷ lệ tiền lương trung bình trong công nghiệp chế tạo trên thu nhập quốc dân đầu người ở NICs trong giai đoạn 1960 – 1985 ngày một giảm xuống (xấp xỉ 1) cho thấy những nỗ lực cân bằng tiền lương trong phạm vi ngành công nghiệp chế tạo các ngành khác trong nền kinh tế đã có tác dụng tích cực đến cân bằng thu nhập nói chung.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở các nước nics và áp dụng ở việt nam (Trang 37 - 38)