tìm hiểu về gmp- đánh giá quản lý chất lượng theo chuẩn gmp tại công ty cổ phấn nam dược

35 1.7K 10
tìm hiểu về gmp- đánh giá quản lý chất lượng theo chuẩn gmp tại công ty cổ phấn nam dược

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tìm hiểu về gmp- đánh giá quản lý chất lượng theo chuẩn gmp tại công ty cổ phấn nam dược

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ GMP- ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO CHUẨN GMP TẠI CÔNG TY CỔ PHẤN NAM DƯỢC. Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thiện Thông Minh Nhóm sinh viên thực hiện:  Nguyễn Lý Chính : 030326100036  Phạm Thị Thùy Dương : 030326100054  Phạm Nhật Dương : 030326100053  Trần Thị Mỹ Ngọc : 030326100166  Phạm Thị Thảo Nguyên : 030326100152  Quách Thị Thanh Phương : 030326100182  Ngô Thị Thanh Thảo : 030326100222  Lê Thị Nguyên Thảo : 030326100220  Võ Thị Thanh Thúy : 030326100239  Cao Thị Thu Thủy : 030326100237  Nguyễn Thị Thanh Trang : 030326100248 Năm học 2013 - 2014 Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh LỜI MỞ ĐẦU Sự vận động phát triển của thế giới trong những năm gần đây với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh. Sản phẩm có thể được thiết kế tại một quốc gia, sản xuất, lắp ráp tại quốc gia khác, thị trường là toàn cầu. Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa có chất lượng với giá cả phù hợp ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hóa thương mại làm cho các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phát triển phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã, đang và sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép các nhà sản xuất nhạy bén có khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh.Tình hình trên đã khiến cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh, trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng đã trở thành một “ngôn ngữ” phổ biến. Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Sự hòa nhập của chất lượng vào mọi yếu tố của tổ chức từ hoạt động quản lý đến tác nghiệp sẽ là điều phổ biến và tất yếu đối với bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển.Chất lượng không tự sinh ra, không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Đó là kết quả của một quá trình. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng ngày nay không chỉ được áp dụng trong ngành công nghiệp, mà còn trong các ngành dịch vụ, kể cả dịch vụ hành chính công, trong mọi loại hình công ty, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và để đạt được mục tiêu chất lượng. Cùng với sự phát triển càng cao của kinh tế, khoa học-kĩ thuật một mặt đã làm cho mức sống của con người ngày càng nâng cao và các nhu cầu ngày càng được thỏa mãn.Mặt khác cũng làm nảy sinh các vấn đề môi trường, an sinh xã hội và sức khỏe. Chính vì lẽ đó, vấn đề chất lượng của sản phẩm dịch vụ nói chung và các sản phẩm thuốc nói riêng đang ngày càng được chú trọng. Nhất là khi sản phẩm thuốc liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người . Một công ty tiêu biểu trong ngành dược phẩm mà chúng tôi muốn đề cập đó là Công ty cổ phần Nam dược. Toàn bộ các tiêu chuẩn mà nhà máy của Nam Dược đã được công nhận như: GMP - WHO, ISO 9001:2000, ISO 14000:2004, HACCP và SA 8000 hợp thành bộ tích hợp tiêu chuẩn IMS (Intergrated Management System) tiên tiến của thế giới và chất lượng sản phẩm được làm ra từ nhà máy đạt được Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh trình độ này được toàn thế giới công nhận. Tính tới thời điểm hiện nay, chưa có doanh nghiệp dược nào ở Việt Nam (kể cả khối doanh nghiệp trong nước và khối có vốn đầu tư nước ngoài) đạt được hệ tích hợp tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới. Điều này khẳng định tầm nhìn và sứ mệnh của Nam Dược là được đưa những sản phẩm có đẳng cấp thế giới và chất lượng vượt trội đến tay người dân Việt Nam, góp phần nâng cao tầm sức khỏe toàn dân tộc.Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nhóm sẽ làm rõ 1 trong những tiêu chuẩn quản lí chất lượng nổi bật mà Nam Dược đang áp dụng, đó là GMP. Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang i Mục lục I. THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT GMP 1 1. Khái niệm GMP: 1 2. Lịch sử ra đời GMP: 1 3. Phạm vi và đối tượng kiểm soát: 2 3.1. Phạm vi áp dụng: 2 3.2. Đối tượng kiểm soát: 2 4. Nguyên tắc và nguyên lý áp dụng GMP 2 5. Các yêu cầu nội dung của GMP 4 5.1. Nhân sự: 4 5.2. Thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến 4 5.3. Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường 5 5.4. Kiểm soát quá trình chế biến 5 5.5. Kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm 5 6. Các yêu cầu khi áp dụng 6 7. Các bước áp dụng GMP 6 8. Các quy trình trong áp dụng GMP 6 9. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng GMP 8 9.1. Thuận lợi khi áp dụng GMP 8 9.2. Khó khăn khi áp dụng GMP 9 9.3. Ý nghĩa việc áp dụng GMP 11 10. Thực tiễn về áp dụng GMP ở Việt Nam 13 II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY NAM DƯỢC 13 1. Giới thiệu về công ty 13 2. Lịch sử công ty 14 3. Sơ đồ tổ chức và ban lãnh đạo 16 4. Kênh phân phối 17 5. Chiến lược phát triển của Nam Dược: 18 III. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CÔNG TY ĐẠT CHUẨN GMP-WHO: 19 Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang ii 1. Tổng quan về dây chuyền sản xuất của công ty Nam dược: 19 2. Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO 19 2.1. Phân tích các bước áp dụng GMP-WHO của công ty Nam dược: 19 2.2. Phân tích quy trình sản xuất áp dụng GMP-WHO 22 3. Đánh giá thực trạng áp dụng GMP tại Nam Dược 28 4. Ý nghĩa của việc áp dung GMP tại Nam Dược 29 IV. KẾT LUẬN 29 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang 1 I. THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT GMP 1. Khái niệm GMP: GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice"–Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm…, để đạt được những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn. GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi. Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hướng dẫn công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Chính vì vậy số các quyết định, thủ tục của hệ thống GMP của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn GMP như GMP current, Canadian GMP, Japanese GMP, European GMP, GMP hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean- GMP), WHO GMP 2. Lịch sử ra đời GMP: Năm 1933, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ đưa ra yêu cầu thực hiện GMP trong quá trình sản xuất các sản phẩm này. Năm 1938, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ tại khoản 510(B) yêu cầu thực hiện “cGMP- current Good Manufacturing Practice (thực hành sản xuất tốt hiện hành)”, nghĩa là công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất và các tiêu chuẩn của sản phẩm tại các doanh nghiệp có thực hiện GMP phải phù hợp với các tiêu chuẩn công nghiệp, các phát minh mới về công nghệ, khoa học ngay tại thời điểm áp dụng. “cGMP” nhằm nhắc nhở các nhà sản xuất cần phải dùng các thiết bị, công nghệ và các thông tin khoa học phù hợp thời điểm. GMP-WHO được ban hành từ những năm 1960, được các nhà quản lý dược phẩm và ngành công nghiệp dược tại hàng trăm quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển áp dụng. Luật GMP của EU (GMP-EU) ban hành những quy định tương tự như GMP-WHO và phiên bản của Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm tại Mỹ. Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang 2 Năm 1996, các nước thuộc khu vực ASEAN ban hành bộ tiêu chuẩn chung GMP - ASEAN cho sản xuất dược phẩm và y tế, Ủy ban ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 15378:2006 - Vật liệu đóng gói sơ cấp đối với các sản phẩm thuốc - Những yêu cầu chi tiết cho việc ứng dụng ISO 9001:2000 và Quy phạm thực hành Sản xuất tốt (GMP). Hiện nay, một số ngành khác cũng đã áp dụng các yêu cầu của GMP. Trong nông nghiệp là GAP “Good Agriculture Practice” – Thực hành nông nghiệp tốt. Trong công nghiệp làm sạch là tiêu GHP “Good Hygien Practice” hoặc GPP “Good Pharmacy Practice” – Thực hành nhà thuốc tốt. 3. Phạm vi và đối tượng kiểm soát: 3.1. Phạm vi áp dụng: GMP được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh cao như:  Thực phẩm  Dược phẩm  Mỹ phẩm  Thiết bị y tế 3.2. Đối tượng kiểm soát:  Nhân sự, nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.  Quá trình sản xuất: thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu.  Kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh,  Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng.  Tài liệu hồ sơ thực hiện… 4. Nguyên tắc và nguyên lý áp dụng GMP  Nguyên tắc: Tuân thủ 8 nguyên tắc của Quản lý chất lượng: - Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng Các tổ chức tồn tại phụ thuộc vào khách hàng của mình, do đó họ cần phải hiểu các nhu cầu hiện tại và tiềm tàng của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu và phấn đấu vượt sự mong đợi của khách hàng. - Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang 3 Lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định mục đích và phương hướng thống nhất cho tổ chức của mình. Họ cần phải tạo và duy trì môi trường nội bộ mà ở đó mọi người tham gia tích cực vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người Con người ở mọi vị trí, là tài sản quý nhất của mỗi tổ chức. Thu hút được sự tham gia tích cực của mọi người cho phép khai thác khả năng của họ trong việc mang lại lợi ích cho tổ chức. - Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt đợc một cách hiệu quả hơn khi các nguồn lực và các hoạt động liên quan được quản lý như một quá trình. - Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống Việc xác định, nắm vững và quản lý một hệ thống bao gồm nhiều quá trình liên quan lẫn nhau nhằm đạt tới mục tiêu đã giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tổ chức - Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục Cải tiến liên tục phải được coi là một mục tiêu thường trực của tổ chức - Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên sự kiện Quyết định chỉ có hiệu lực khi dựa trên kết quả phân tích thông tin và dữ liệu - Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng Tổ chức và các nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hai bên cùng có lợi tạo điều kiện cho việc nâng cao khả năng của cả hai bên trong việc tạo giá trị  10 nguyên lý cơ bản trong GMP:  Soạn thảo các quy trình thao tác chuẩn: bộ phận QA( Quality Assurance) chuyên trách soạn thảo các SSOP( standard operating procedure)  Thực hiện các quy trình thao tác chuẩn: Toàn thể nhân viên áp dụng nghiêm túc các quy định trong quy trình đã được chính thức ban hành.  Thành lập hệ thống tài liệu và hồ sơ: Tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu, thành phẩm. Phương pháp kiểm tra, hệ thống quy trình, hồ sơ lô, hồ sơ kiểm nghiệm, thẻ kho, sổ kho, sổ kế toán,….  Thẩm định quy trình qua thực tế: Quy trình được sửa đổi, cải tiến sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và áp dụng được các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và quản lý. Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang 4  Sử dụng hợp lý phương tiện và thiết bị: Máy móc sử dụng đúng chức năng  Bảo trì tốt phương tiện và thiết bị: Lịch bảo trì và quy trình bảo trì cho từng máy  Nhân viên được đào tạo thường xuyên và cập nhật: Có chương trình đào tạo hàng năm  Giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp: Quy trình vệ sinh máy móc, nhà xưởng  Luôn cảnh giác cao về chất lượng: Mọi nghi vấn về chất lượng đều được kiểm tra xác minh, theo dõi đánh giá nhà cung cấp.  Kiểm tra sự thực thi một cách nghiêm ngặt: ký xác nhận công việc thực hiện (Pha chế, bảo trì, sổ ghi chép kết quả phân tích, kiểm kê kho,….) Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ GMP, 6 tháng 1 lần Quacert sẽ tiến hành kiểm tra nhà máy để xem xét việc duy trì chứng chỉ cho doanh nghiệp. Ngoài việc kiểm tra của Quacert, nhà máy tiến hành việc đánh giá nội bộ và báo cáo kết quả cho Quacert.(QUACERT là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) 5. Các yêu cầu nội dung của GMP 5.1. Nhân sự: Xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp.Thường xuyên giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy định về vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh công cộng cho mọi người đặc biệt là công nhân tiếp xúc với sản phẩm, nguyên liệu và bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.Có chế độ thưởng phạt về vệ sinh và chất lượng đối với mỗi ca, tổ, nhóm sản xuất và cá nhân.Đào tạo về kỹ thuật và nhiệm vụ quản lý vệ sinh cho cán bộ quản lý.Có cán bộ chuyên trách kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế vệ sinh ở mọi công đoạn trong quá trình xử lý 5.2. Thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến Phải có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng, thiết bị phù hợp. Khi thiết kế hoặc sử dụng những nhà xưởng đã có, phải chú ý đến các yêu cầu về vị trí, diện tích, vật liệu xây dựng, thiết kế… để đảm bảo không gây nhiễm bẩn vào sản phẩm. Cần đảm bảo yêu cầu đối với phương tiện vệ sinh, phương tiện chiếu sáng, phương tiện thông gió, hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ dùng cho sản xuất, hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn. Quản trị chất lượng-GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang 5 5.3. Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường Xây dựng các quy định về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ và rác thải, bảo quản 5 hoá chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nhà xưởng. 5.4. Kiểm soát quá trình chế biến Cần xây dựng các quy định về phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp kiểm tra, giám sát.Theo các yêu cầu này, tổ chức phải đảm bảo tất cả các hoạt động từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến toàn bộ quá trình chế biến, kể cả bao gói, bảo quản phải thực hiện theo nguyên tắc vệ sinh cơ bản, đồng thời có các biện pháp kiểm soát chất lượng thích hợp sao cho các điểm kiểm soát quan trọng được xác định và được kiểm soát trong suốt quá trong quá trình chế biến 5.5. Kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm Bao gồm các yêu cầu về kiểm soát các điều kiện, phương tiện bảo quản, phân phối. Việc vận chuyển và bảo quản thành phẩm phải đảm bảo để tránh nhiễm bẩn sản phẩm bởi các tác nhân vật lý, hóa học, vi sinh….và không làm phân hủy sản phẩm. Tóm lại, GMP đề cập đến tất cả mọi yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu nhất cần phải có để đảm bảo chất lượng, vệ sinh trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng, an toàn theo mục tiêu của doanh nghiệp. Cùng với GMP, còn một qui định khác nữa đó la Thủ tục tác nghiệp vệ sinh chuẩn (SSOP- Saniardation Stand Operating Procedure). Một khi SSOP được thực hiện tốt sẽ giúp cho việc thiết lập hệ thống quản lý GMP được dễ dàng hơn. SSOP đề cập đến các vấn đề về vệ sinh liên quan đến an toàn thực phẩm, dược phẩm và vệ sinh môi trường như: -An toàn nguồn nước và hệ thống sản xuất nước -Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sản phẩm -Bố trí dây chuyền sản xuất ngăn ngừa sự nhiễm chéo -Khử trùng tay và vệ sinh cá nhân -Bảo quản sản phẩm, bao bì -Bảo quản và sử dùng hóa chất có tính chất độc hại -Kiểm soát và tiêu diệt sinh vật gây hại [...]... THIỆU VỀ CÔNG TY NAM DƯỢC 1 Giới thiệu về công ty Công ty cổ phần Nam Dược được biết đến với những sản phẩm mang lại sức khỏe cho người tiêu dùng, điều trị các loại bệnh về tai mũi họng, tim mạch, gan mật… ngoài ra còn có những sản phẩm dùng để làm đẹp, những sản phẩm dành riêng cho trẻ em Công ty Nam Dược là một trong những công ty sản xuất dược phẩm lớn nhất Việt Nam. Với slogan: “tự hào thuốc Nam người... thành công của doanh nghiệp .Công ty Nam Dược cam kết giữ gìn và phát triển tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam luôn mang đến cho người sử dụng trong và ngoài nước sản phẩm có chất lượng phòng và trị bệnh cao, an toàn, tiện dụng, có lợi ích cho cộng đồng Công ty Nam Dược luôn cổ vũ tinh thần yêu quý và sử dụng thuốc nam của người việt Để đáp lại sự tin cậy của người dùng công ty Nam Dược đặt mục tiêu phấn. .. thì đòi hỏi Nam Dược phải có mạng lưới phân phối rộng Trải qua quá trình tìm kiếm, cố gắng, lấy cột móc là địa điểm công ty từ đó phân phối rộng ra khắp cả nước và thậm chí ra nước ngoài Kênh phân phối của công ty Nam Dược chủ yếu là nhà thuốc, các công ty dược phẩm, rải rác từ nam ra bắc Công ty Nam Dược phân phối nhiều nhất ở khu vực miền bắc và miền nam Với mạng lưới dày đặc như vậy Nam Dược dễ dàng... về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty Bước 3: Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn và huấn luyện cán bộ công nhân viên a Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn Việc quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện đồng bộ xuyên suốt quá trình sản xuấtcủa Công ty, từ nhập nguyên vật liệu đến quy trình công nghệ và lưu kho sản phẩm: +Kiểm tra chất lượng. .. đáp lại sự tin cậy của người dùng công ty Nam Dược đặt mục tiêu phấn đấu trở thành công ty dược phẩm danh tiếng, chuyên nghiệp, đẳng cấp hàng đầu Việt Nam về thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thuốc nam Trang 13 Quản trị chất lượng- GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh 2 Lịch sử công ty Công ty cổ phần Nam Dược được thành lập vào ngày 01/01/2004, được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội... Quản trị chất lượng- GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh  Nguyên liệu Ngay từ khâu lựa chọn nhà cung cấp và kiểm tra nguyên liệu đầu vào, công ty Nam dược đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chất lượng, đảm bảo các chỉ tiêu về hoá lý, vi sinh, quy cách đóng gói, cũng như các chứng nhận về nguồn gốc Nam Dược với định hướng tiên phong phát triển tinh hoa thuốc Nam, đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. .. hành tốt sản xuất thuốc" và nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc" -Quyết định số 05/TĐC- QĐ ngày 04-01-1997 của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng -Trang thông tin Công ty cổ phần Nam dược www.namduoc.vn -Trang web: www.isovietnam.com.vn, www .gmp. com.vn www.vi.scribd.com/doc/39980282/Ap-Dung -GMP- GHP-HACCP Trang 29 Quản trị chất lượng- GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang 30 ... trọng, lãnh đạo sáng suốt và cơ cấu tổ chức chặt chẽ sẽ giúp Nam Dược phát triển mạnh mẽ nhanh chóng và bền vững hơn Cũng như những công ty cổ phần khác, đứng đầu Nam Dược là đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, dưới là các giám đốc và các phòng ban… Dưới đây là sơ đồ cụ thể về cơ cấu tổ chức của Nam Dược Trang 16 Quản trị chất lượng- GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh 4 Kênh phân phối Để đưa các sản... đảm bảo chất lượng bán thành phẩm qua từng công đoạn và không để sản phẩm cuối cùng kém chất lượng đến tay người tiêu dùng +Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu kho: định kỳ, bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra thường xuyên chất lượng hành hóa trong kho, lập báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp bất thường về chất lượng +Thực hiện theo dõi chất lượng sau sản... phẩm của Trang 14 Quản trị chất lượng- GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh công ty đã trở thành những sản phẩm đứng đầu trong dòng sản phẩm Thương hiệu Nam Dược được phát triển vững mạnh và uy tín trong cộng đồng và giới chuyên môn Năm 2010, Nam Dược vinh dự được thủ tướng chính phủ trao tặng giải bạc chất lượng quốc gia Và vinh dự hơn, năm 2011 Nam Dược được thủ tướng trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ GMP- ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO CHUẨN GMP TẠI CÔNG TY CỔ PHẤN NAM. đầu Việt Nam về thuốc thảo dược và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thuốc nam. Quản trị chất lượng- GMP GVHD: Hồ Thiện Thông Minh Trang 14 2. Lịch sử công ty Công ty cổ phần Nam Dược được. Trang ii 1. Tổng quan về dây chuyền sản xuất của công ty Nam dược: 19 2. Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP- WHO 19 2.1. Phân tích các bước áp dụng GMP- WHO của công ty Nam dược: 19 2.2. Phân tích

Ngày đăng: 14/11/2014, 16:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan