Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX

59 1.3K 22
Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu lớn và lâu đời trên thế giới. Hầu hết các quốc gia sản xuất và cung cấp dệt may cho thị trường thế giới, một ngành có tính toàn cầu lớn nhất trong tất cả các ngành. Ngành dệt may là một ngành “khởi đầu” đặc trưng của các quốc gia trong tiến trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, và đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của các nước Đông Á. Việt Nam được biết đến như một câu chuyện thành công về chiến lược tăng trưởng định hướng xuất khẩu từ sau chính sách đổi mới nhứng năm cuối thập kỷ 1980. Ngành dệt may cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chính sách tăng trưởng định hướng xuất khẩu, hiện tại chiếm hơn một nửa giá trị xuất khẩu công nghiệp của nền kinh tế. Các nhà dệt may trong nước không chỉ chuyển dịch theo hướng thị trường mà còn chuyển bị đối phó với sự thay đổi của cạnh tranh toàn cầu. Thách thức toàn cầu đã tạo ra áp lực và đòi hỏi các nhà sản xuất dệt may phải nâng cấp để cải tiến chất lượng, hạ giá thành và thời gian giao hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trước thực trạng đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực tìm cách tồn tại và phát triển, cạnh tranh trong và ngoài nước. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp lúng túng trong việc tiếp cận và áp dụng các giải pháp cụ thể để xây dựng năng lực cốt lõi và duy trì khả năng cạnh tranh bền vững. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, cũng đã bước đầu nhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử. Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Thương mại điện tử góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh nghiệp cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh có thể nói mới ở mức độ sơ khởi. Tỷ lệ doanh nghiệp nối mạng Internet còn rất hạn chế (22,4% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam). Bên cạnh đó số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử còn quá ít, hiện chỉ có 2% doanh nghiệp có website, 8% tham gia có tính chất Phong trào, còn lại 90% doanh nghiệp chưa tham gia, chưa biết sử dụng (trong khi công nghệ thông tin và thương mại điện tử là công cụ giúp cho chi phí gia nhập thị trường quốc tế ngày càng giảm). Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiều hơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phương thức kinh doanh này đem lại, đặc biệt là trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường dệt may toàn cầu ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu là một nội dung rất được các doanh nghiệp dệt may quan tâm. Có nhiều giải pháp khác nhau để có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, áp dụng thương mại điện tử là một trong những giải pháp đó. Nhằm hiểu hơn vai trò của thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay, tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX”. 3. Các mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại điện tử để tiến tới một nhận thức toàn diện hơn về vai trò nói chung của thương mại điện tử (TMĐT) và các hình thức ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hệ thống hóa cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex Thứ hai, phân tích tình tình ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex. Tìm ra ưu, nhược điểm của việc ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp hiện nay. Thứ ba, trên cơ sở phân tích đánh giá, đưa ra một số phương hướng và xác lập một số giải pháp về phía chính phủ và về phía bản thân các doanh nghiệp để có thể tăng cường hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc Vinatex nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên các thị trường xuất khẩu mục tiêu.

TÓM LƯỢC Trong điều kiện hội nhập và phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ. Ngành dệt may Việt Nam đang đòi hỏi những chiến lược, giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may. Có nhiều giải pháp khác nhau để có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, áp dụng thương mại điện tử là một trong những giải pháp đó. Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Đề tài “ Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại điện tử để tiến tới một nhận thức toàn diện hơn các hình thức ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu; Hệ thống hóa cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay và tình tình ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex. Tìm ra ưu, nhược điểm của việc ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp hiện nay. Trên cơ sở phân tích đánh giá, đề tài xác lập một số giải pháp về phía chính phủ và về phía bản thân các doanh nghiệp để có thể tăng cường hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc Vinatex nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Có thể nói, TMĐT ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc mang lại cho doanh nghiệp những thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, rút ngắn chu kỳ sản xuất và phát triển quan hệ khách hàng…góp phần nâng cao năng lực cạnh trạnh của bản thân doanh nghiệp. MỤC LỤC Bảng 3.1. Định lượng khả năng ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu 34 2 Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng 37 2 Bảng 33. Tỷ lệ sử dụng phương tiện điện tử để đặt hàng 37 2 Bảng 3.4. Mục đích ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp 37 2 Bảng 3.5. Mức phí đào tạo về TMĐT (2-5 ngày của VCCI) 49 3 Hình 3.1. Chuỗi giá trị ngành may 25 3 Hình 3.2. Các phương thức thanh toán trực tuyến của Chon.vn 32 3 Biểu đồ 4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ 41 3 Biểu đồ 4.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang Nhật Bản Đơn vị tính: Triệu USD 42 4 Hình 4.3: Tiến trình ứng dụng TMĐT 47 4 CHƯƠNG I 1 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2 CHƯƠNG II 5 1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 5 1.1. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm Năng lực Cạnh tranh của doanh nghiệp 5 2.2. Một số cơ sở lý thuyết về điều kiện ứng dụng thương mại điện tử 13 5.1. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu 17 5.1.1. Thư tín điện tử 17 CHƯƠNG III 22 1. Phương pháp hệ nghiên cứu 22 1.1 Phương pháp điều tra 22 5. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 38 CHƯƠNG IV 40 1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Định lượng khả năng ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu 34 Bảng 3.2. Tỷ lệ sử dụng phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng 37 Bảng 33. Tỷ lệ sử dụng phương tiện điện tử để đặt hàng 37 Bảng 3.4. Mục đích ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp 37 Bảng 3.5. Mức phí đào tạo về TMĐT (2-5 ngày của VCCI) 49 DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Trang Hình 3.1. Chuỗi giá trị ngành may 25 Hình 3.2. Các phương thức thanh toán trực tuyến của Chon.vn 32 Biểu đồ 4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ 41 Biểu đồ 4.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang Nhật Bản Đơn vị tính: Triệu USD 42 Hình 4.3: Tiến trình ứng dụng TMĐT 47 CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu lớn và lâu đời trên thế giới. Hầu hết các quốc gia sản xuất và cung cấp dệt may cho thị trường thế giới, một ngành có tính toàn cầu lớn nhất trong tất cả các ngành. Ngành dệt may là một ngành “khởi đầu” đặc trưng của các quốc gia trong tiến trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, và đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của các nước Đông Á. Việt Nam được biết đến như một câu chuyện thành công về chiến lược tăng trưởng định hướng xuất khẩu từ sau chính sách đổi mới nhứng năm cuối thập kỷ 1980. Ngành dệt may cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chính sách tăng trưởng định hướng xuất khẩu, hiện tại chiếm hơn một nửa giá trị xuất khẩu công nghiệp của nền kinh tế. Các nhà dệt may trong nước không chỉ chuyển dịch theo hướng thị trường mà còn chuyển bị đối phó với sự thay đổi của cạnh tranh toàn cầu. Thách thức toàn cầu đã tạo ra áp lực và đòi hỏi các nhà sản xuất dệt may phải nâng cấp để cải tiến chất lượng, hạ giá thành và thời gian giao hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trước thực trạng đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực tìm cách tồn tại và phát triển, cạnh tranh trong và ngoài nước. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp lúng túng trong việc tiếp cận và áp dụng các giải pháp cụ thể để xây dựng năng lực cốt lõi và duy trì khả năng cạnh tranh bền vững. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, cũng đã bước đầu nhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử. Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống. Thương mại điện tử góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1 Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh nghiệp cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh có thể nói mới ở mức độ sơ khởi. Tỷ lệ doanh nghiệp nối mạng Internet còn rất hạn chế (22,4% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam). Bên cạnh đó số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử còn quá ít, hiện chỉ có 2% doanh nghiệp có website, 8% tham gia có tính chất Phong trào, còn lại 90% doanh nghiệp chưa tham gia, chưa biết sử dụng (trong khi công nghệ thông tin và thương mại điện tử là công cụ giúp cho chi phí gia nhập thị trường quốc tế ngày càng giảm). Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiều hơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phương thức kinh doanh này đem lại, đặc biệt là trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường dệt may toàn cầu ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu là một nội dung rất được các doanh nghiệp dệt may quan tâm. Có nhiều giải pháp khác nhau để có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, áp dụng thương mại điện tử là một trong những giải pháp đó. Nhằm hiểu hơn vai trò của thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay, tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX”. 3. Các mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương mại điện tử để tiến tới một nhận thức toàn diện hơn về vai trò nói chung của thương mại điện tử (TMĐT) và các hình thức ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hệ thống hóa cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex 2 Thứ hai, phân tích tình tình ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex. Tìm ra ưu, nhược điểm của việc ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp hiện nay. Thứ ba, trên cơ sở phân tích đánh giá, đưa ra một số phương hướng và xác lập một số giải pháp về phía chính phủ và về phía bản thân các doanh nghiệp để có thể tăng cường hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc Vinatex nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên các thị trường xuất khẩu mục tiêu. 4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may? Năng lực cạnh tranh hiện nay của các DN dệt may thuộc Vinatex? Thương mại điện tử là gì? Ứng dụng TMĐT cần có điều kiện gì? Quy trình ứng dụng TMĐT trong DN? TMĐT có thể ứng dụng trong những hoạt động kinh doanh nào của DN? Thực trạng ứng dụng TMĐT tại các DN dệt may của Vinatex hiện nay? Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong hoạt động xuất khẩu của các DN dệt may thuộc Vinatex nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh? 5. Phạm vi nghiên cứu Thương mại điện tử đã và đang bắt đầu được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp lớn có điều kiện thuận lợi về vốn và công nghệ. Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang ứng dụng thương mại điện tử như một công cụ hữu ích nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện giới hạn về thời gian và tài liệu, đề tài chỉ xin tập trung nghiên cứu ứng dụng của thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may thuộc tập đoàn Dệt may Việt Nam hiện nay. Mặt hàng xuất khẩu nghiên cứu là mặt hàng may mặc của các DN dệt may thuộc Vinatex tại thị trường xuất khẩu EU, Mỹ và Nhật Bản Thời gian khảo sát: từ năm 2007 đến tháng 05/2011. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu 3 Đề tài nhằm phân tích thực trạng ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Nếu như không có TMĐT thì các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới vì khoảng cách về vốn, thị trường, công nghệ, nhân lực, và khách hàng. Khi ứng dụng TMĐT khoảng cách này sẽ bị thu hẹp lại do bản thân doanh nghiệp đó có thể cắt giảm nhiều chi phí. Hơn thế nữa với lợi thế của kinh doanh trên mạng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra bản sắc riêng về một phương thức kinh doanh mới khác với hình thức kinh doanh truyền thống. Chính những điều này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong cuộc canh tranh với đối thủ của mình. Như vậy ngày nay, doanh nghiệp với TMĐT là một mối quan hệ mật thiết 7. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương II: Một số vấn đề lý luận về Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex hiện nay Chương IV: Kết luận và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex. 4 CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA DN DỆT MAY VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DN 1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 1.1. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Năng lực Cạnh tranh của doanh nghiệp Từ điển thuật ngữ kinh tế học (NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2001 - trang 349) định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị trường” Năng lực cạnh tranh cũng được xem xét ở cả 3 cấp độ: - Năng lực cạnh tranh quốc gia: Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực nội tại của doanh nghiệp và việc sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn đến mức tối đa các đòi hỏi của thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ, vì vậy người ta còn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là tất cả các đặc trưng, yếu tố cấu thành và tiềm năng mà sản phẩm, dịch vụ đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh một cách lâu dài. Năng lực cạnh tranh của sản phảm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường. Giữa ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Năng lực cạnh tranh của 5 doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Là tế bào của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm và dịch vụ có năng lực cạnh tranh. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may là toàn bộ năng lực nội tại (tích hợp các yếu tố kinh tế, tổ chức, công nghệ, tâm lý ) của doanh nghiệp và việc sử dụng các năng lực đó để tạo ra lợi thế của doanh nghiệp trong tương quan so sánh trực tiếp trên thị trường xuất khẩu mục tiêu nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường và khách hàng quốc tế. Như vậy hiệu năng tích hợp của các yếu tố nội tại của doanh nghiệp dệt may được tạo lập, duy trì và phát triển nhằm mục tiêu giành được lợi thế cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu mục tiêu chính là năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may. Về nội hàm thuật ngữ này gồm: + Năng lực cạnh tranh của sản phẩm + Năng lực cạnh tranh hiển thị trên các thị trường xuất khẩu mục tiêu + Năng lực cạnh tranh nguồn của các doanh nghiệp dệt may trong xuất khẩu. 1.2.Thương mại điện tử. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số". Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". 6 [...]... tính” 2 Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may và về ứng dụng thương mại điện tử 2.1 Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may 2.1.1 Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DN dệt may 2.1.1.1 Sản lượng và doanh thu của sản phẩm may mặc: Đây là một yếu tố quan trọng đối với một sản phẩm may mặc có khả năng cạnh tranh. .. động xuất khẩu như: các giai đoạn ứng dụng TMĐt trong DN; quy trình ứng dụng TMĐT; các hoạt động ứng dụng TMĐT tiêu biểu Từ đó phân tích vai trò của TMĐT trong các hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may hiện nay 5.1 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu 5.1.1 Thư tín điện tử Các đối tác (người tiêu dùng, doanh nghiệp, ... với việc doanh nghiệp tự lập và vận hành một website riêng Có thể nói, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được vai trò của việc ứng dụng thương mại điện tử trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của mình 27 2.4 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu của các DN dệt may 2.4.1 Ảnh hưởng của môi... động của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời khẳng định sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh là một tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam Đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát nhằm khái quát về thực trạng sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. .. trường bên trong  Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết ứng dụng TMĐT Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển Thương mại điện tử Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của Thương mại điện tử Trong vấn đề này vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp có một ý... so với các đối thủ cạnh tranh … 4 Những nghiên cứu có liên quan Đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam cũng như nghiên cứu về việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Có thể kể tên một số nghiên cứu như: 16  Đề tài NCKH cấp Bộ: Công nghệ ứng dụng chữ ký điện tử: Kinh nghiệm của một số nước và giải pháp áp dụng ở Việt Nam - Chủ... cứu về năng lực cạnh tranh xuất khẩu và ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động khác nhau của DN đã được nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam và trên thế giới Nhiều giáo trình về thương mại điện tử của các trường Đại học trong và ngoài nước đã đề cập đến vai trò, quy trình ứng dụng TMĐT trong DN một cách khái quát nhất như: giáo trình Thương mại điện tử căn bản của trường Đại học Thương mại, giáo... tử Trong mỗi giai đoạn, việc ứng dụng internet vào kinh doanh xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp năng cao được năng lực cạnh tranh của mình ở những mức độ khác nhau Giai đoạn 1, Việc ứng dụng TMĐT trong DN mới chỉ là sử dụng thư điện tử (email) hay sử dụng internet để tìm kiếm thông tin Thư điện tử được ứng dụng trong hầu hết các quy trình kinh doanh xuất khẩu từ việc giới thiệu sản phẩm cho khách hàng,... động xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN dệt may thuộc Vinatex 2.1 Giới thiệu khái quát về tập đoàn dệt may Vinatex Tập đoàn Dệt- May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt- May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 120 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may. .. tế 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DN dệt may 2.1.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp  Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may là cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Có thể nói khi xâm nhập vào thị trường dệt may thế giới đặc biệt là thị trường . kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc Vinatex. 4 CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA DN DỆT MAY VÀ ỨNG DỤNG. thể kinh doanh một hay một số sản phẩm và dịch vụ có năng lực cạnh tranh. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may. lý thuyết về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may và về ứng dụng thương mại điện tử 2.1. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may 2.1.1. Các

Ngày đăng: 12/11/2014, 11:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

    • 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

    • 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài

    • CHƯƠNG II

      • 1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

        • 1.1. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp

        • 1.1.1. Khái niệm Năng lực Cạnh tranh của doanh nghiệp

        • 2.2. Một số cơ sở lý thuyết về điều kiện ứng dụng thương mại điện tử

        • CHƯƠNG III

          • 1. Phương pháp hệ nghiên cứu

            • 1.1 Phương pháp điều tra

            • 5. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

            • CHƯƠNG IV

              • 1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

              • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan