Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX (Trang 42 - 59)

Về năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu dệt may

Theo kết quả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tiến hành, trong vòng 10 năm trở lại đây, xuất khẩu tăng cao cả về tương đối và tuyệt đối. Tuy tỷ trọng hàng chế

biến tăng nhưng tốc độ chậm và hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp, nhập siêu vẫn cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu còn thấp. Theo kết quả điều tra DN trong giai đoạn 2007 – 2009 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ DN xuất khẩu năm 2009 của ngành may mặc chỉ chiếm 3,4%; thủy sản 2,1% và điện tử 0,4%.

Tạo dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN xuất khẩu là một vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, một mặt cần tháo gỡ những khó khăn trước mắt đến trung hạn cho DN, song đồng thời và quan trọng hơn cả là góp phần xây dựng năng lực cạnh tranh dài hạn cho DN xuất khẩu. Theo đó, cần tập trung phát triển theo hướng tiếp tục giảm chi phí cho DN xuất khẩu, tăng năng suất; tạo điều kiện tối đa cho DN xuất khẩu phát triển các sản phẩm xuất khẩu mới có giá trị gia tăng cao hơn, hàm lượng công nghệ cao hơn. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, nâng thị phần xuất khẩu đối với những mặt hàng chế biến, chế tác may mặc, thủy sản và điện tử mà Việt Nam vẫn còn lợi thế so sánh.

Về thực trạng ứng dụng TMĐT

Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng và chất lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C.

Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2005, trong tổng số 504 doanh nghiệp được khảo sát thì có 46,2% doanh nghiệp đã thiết lập website. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung ở những thành phố hoặc khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, nơi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tương đối tốt.

Chiếm phần lớn (68,7%) trong những doanh nghiệp đã thiết lập website là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ.

Có tới 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng họ hướng tới khi thiết lập website là các tổ chức và doanh nghiệp khác, trong khi 65,7% doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng người tiêu dùng. Như vậy, phương thức giao dịch B2B sẽ là lựa chọn chiếm ưu thế đối với doanh nghiệp khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp hơn trong tương lai.

CHƯƠNG IV

CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ ỨNG DỤNG TMĐT TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DN THUỘC VINATEX

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

TMĐT đang làm thay đổi cách thức tạo ra hàng hoá và dịch vụ, cách thức bán và chuyển giao sản phẩm tới khách hàng. TMĐT cũng làm thay đổi phương thức làm

việc của doanh nghiệp với các đối tác, đồng thời cũng đưa lại những lợi ích tiềm tàng, giúp người ứng dụng thu nhận được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất…từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.Những kết quả đạt được

1.1.1. Một số DN đã xây dựng được tiến trình ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh phù hợp với đặc điểm của từng DN

Bước đầu DN cũng đã nhận thức được TMĐT đang thay đổi hoạt động kinh doanh của mình theo hướng hiệu quả hơn.

Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của TMĐT, các doanh nghiệp cũng đã bắt tay vào nghiên cứu tiến trình kinh doanh và lập kế hoạch cho sự thay đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức kinh doanh mới- TMĐT.

Các DN lập phương án phân bổ và sử dụng các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn lực con người và tài chính.

1.1.2.Nhiều hình thức hoạt động của TMĐT trong kinh doanh xuất khẩu đã được thực hiện tại các DN thuộc Vinatex và mang lại hiệu quả.

Các DN đã khai thác tốt lợi ích của email hay xúc tiến bán hàng hóa trên internet…Hầu hết các website của các DN đã tích hợp các hoạt động mua – bán hàng hóa trực tuyến. 100% các DN đã kết nối internet, trong đó 70% các giao dịch của các DN được tiến hành qua điện thoại, email hay các công cụ khác trên internet. Đa phần các DN đều coi internet là kênh tìm hiểu thông tin thị trường chính và đầu tư khá bài bản cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động kinh doanh của mình.

Việc ứng dụng TMĐT cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp đồng thời gúp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam nói chung.

Biểu đồ 4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ

Biểu đồ 4.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang Nhật Bản Đơn vị tính: Triệu USD

1.1.3. Ứng dụng TMĐT giúp các DN dễ dàng nắm bắt được thông tin làm cho tiến trình kinh doanh trở nên đơn giản hơn. tiết kiệm được thời gian thời gian và chi phí trong hoạt động kinh doanh

Trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của lượng thông tin mà công ty thu thập được bởi nó giúp công ty có căn cứ, cơ sở để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường khu vực và quốc tế. Thay vì phải

chi một khoản tiền lớn để thu thập thông tin hoặc chi hoa hồng cho các trung tâm xúc tiến thương mại, chỉ với một hoạt động đơn giản “lướt trên mạng” và tìm kiếm DN có thể nắm bắt được thông tin về nhu cầu nhập hàng dệt may của thị trường.

TMĐT giúp các DN việc trả lời thư của khách hàng, đối tác nhanh chóng; kịp thời cung cấp mẫu mã và các điều kiện ưu đãi… Qua đó, công ty có thể duy trì được quan hệ với khách hàng một cách thường xuyên, tiếp nhận được các thông tin phản hồi có giá trị cũng như tìm hiểu những thị hiếu nhu cầu mới của khách hàng để cung cấp những sản phẩm phù hợp. Đồng thời tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể thay cho việc giao dịch bằng fax, điện thoại và gửi thư truyền thống. Giúp giảm chi phí sản

xuất, trước hết là chi phí văn phòng.

Chi phí mua sắm máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng sẽ thấp hơn vì chi phí cho việc truy cập Internet để tìm sản phẩm và nhà cung cấp có giá cạnh tranh nhất sẽ thấp hơn so việc tìm kiếm mua sắm trên thị trường thông thường.

1.2. Những tồn tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.1.Các DN vẫn chưa có tiến trình ứng dụng TMĐT một cách hệ thống bài bản, có hiệu quả và nhất là phải phù hợp với điều kiện phát triển TMĐT của Việt Nam.

Hơn nữa trong môi trường kinh doanh mới_ TMĐT, việc xây dựng chiến lược lập phương án kinh doanh cũng cần phải được thay đổi cho phù hợp. Cạnh tranh trực tuyến đòi hỏi sự hiệu quả và linh hoạt, chiến lược và phương án kinh doanh cũng sẽ phải thay đổi để có hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh mới. Thành công sẽ thuộc về những chiến lược kinh doanh nào có sự linh hoạt và hiệu quả.

1.2.2.Nhận thức của một số DN về lợi ích ứng dụng TMĐT trong hoạt động xuất khẩu.

Tâm lý lập website làm “đồ trang sức” còn khá phổ biến và rất ít doanh nghiệp tận dụng được các hình thức trao đổi, giao dịch qua email, giới thiệu và đăng ký thông tin trên mạng Internet, chưa kể đến việc mua bán trực tuyến ít được nghĩ đến do còn gặp một số bất cập về chuẩn giao dịch và thanh toán. Cho đến thời điểm này nhận thức về TMĐT không còn là rào cản để đưa ứng dụng này vào hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên những nhận thức để có thể kinh doanh hiệu quả trên môi trường mạng vẫn là

một hành trình gian nan. Sức ép tìm kiếm bạn hàng mới, sức ép từ yêu cầu đừng vững và phát triển trong khủng hoảng đang thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tìm đến những kênh xúc tiến hiệu quả.

1.2.3.Hiệu quả ứng dụng các hoạt động TMĐT chưa cao

Thực tế cho thấy việc quảng bá trên website của các DN vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Với mức độ quảng cáo như trên công ty khó có khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi những thông tin được cung cấp trên website này là những thông tin chung nhất đơn giản nhất như địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh… nên khó có thể nhận được những đơn đặt hàng thông qua website này. Có những DN xây dựng website chỉ cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp, nội dung các chuyên mục chưa được xây dựng và hoàn thiện. Ví dụ như trang www.dongphuong.com.vn của Công ty Dệt kim Đông Phương.

Giao dịch thương mại mới chỉ diễn ra ở mức độ trao đổi thông tin, chào hàng, giới thiệu… và các hoạt động này cũng chưa được khai thác triệt để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các DN nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.

Về marketing trực tuyến, đội ngũ làm Marketing trực tuyến đôi khi chưa hiểu biết về các kỹ năng công nghệ thông tin. Điều này rất quan trọng ví dụ khi khách hàng mua hàng tại một website thì người làm Marketing trực tuyến phải biết cách xây dựng các giải pháp tiếp nhận và tự động xử lý đơn hàng, cũng như tự động theo dõi quá trình bán hàng.

1.2.4.Nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh bằng phương thức TMĐT còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản.

Ngoài những kiến thức thông thường về Internet như gửi và nhận email, tìm kiếm thông tin trên mạng, đội ngũ cán bộ của nhiều DN chưa có sự am hiểu sâu sắc về lợi ích của TMĐT cũng như các nghiệp vụ kinh doanh bằng TMĐT.

Về thực trạng nguồn nhân lực của các DN có những tồn tại đó là các cán bộ chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh thì thiếu kiến thức về CNTT, trong khi đó các cán bộ chuyên về CNTT thì thiếu kiến thức về kinh tế hoặc cả hai đều không giỏi ngoại ngữ. Tồn tại này là trở ngại khó có thể vượt qua trong thời gian ngắn mà cần phải có chiến lược đào tạo và thu hút lâu dài

2. Các thảo luận về những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu

Qua nghiên cứu, vấn đề đặt ra cần thảo luận là từ những điểm yếu, thiếu sót trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu của các DN, giải phát đặt ra cho các DN là gì? Nhà nước cần tạo điều kiện như thế nào để giúp các DN dệt may đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xuất khẩu để nâng cao năng lực cạnh tranh?

Hiện tại, các DN thuộc Vinatex đã ứng dụng TMĐT ở một mức độ nhất định phù hợp với đặc điểm của từng công ty. Khi ứng dụng TMĐT đã đem lại rất nhiều lợi ích cho các DN trong việc khai thác trị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Tuy nhiên, một số khâu trong quá trình ứng dụng còn chưa thật sự phát huy hiệu quả. Trong tương lai, các DN cần bổ sung sửa đổi khâu nào trong TMĐT để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu đề ra là vấn đề cần thảo luận.

3. Các dự báo triển vọng về ứng dụng TMĐT trong kinh doanh xuất khẩu của DN dệt may

Mặc dù hiện trạng về khai thác thương mại điện tử ở nước ta còn nhiều hạn chế, song việc phát triển và khai thác nó dường như là một con đương tất yếu. Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 6000 doanh nghiệp Nhà nước và 38000 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, số doanh nghiệp ứng dụng CNTT, tham gia TMĐT chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo số liệu tổng hợp từ 3 công ty (VASC, VDC, FPT) có 1241 doanh nghiệp trong cả nước đủ mọi thành phần mới chỉ ứng dụng TMĐT ở cấp độ sơ đẳng nhất đó là việc thuê hoặc nhờ đặt trang Web của mình lên serve của các nhà cung cấp dịch vụ (ISPs) này nhằm mục đích giới thiệu thông tin tiếp thị lên Internet.

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển chóng mặt, liên tục cập nhật công nghệ mới, khi dòng thông tin trôi qua internet không chờ một ai thì nếu không theo kịp và tận dụng được nó thì mỗi doanh nghiệp, cá nhân sẽ bị đẩy vào guồng máy đào thải. Mỗi doanh nghiệp đều có thể tận dụng nó, cụ thể là các phương tiện như website, email, các sàn giao dịch điện tử… như một công cụ quảng cáo vô cùng hữu hiệu mà chi phí bỏ ra rất nhỏ.

Ngoài ra, TMĐT cũng được coi là phương tiện thay thế cho hàng loạt các loại hình giao dịch thông thường. Chẳng hạn, thay vì phải tìm cách này hay cách kia như gọi điện thoại, cử nhân viên đi thu thập thông tin, cập nhật thị trường, cơ chế chính

sách mới…, chỉ cần thông qua các trang web đã có thể nắm bắt được tất cả những thứ đó, thậm chí có thể trực tiếp giao dịch mua bán và thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Hiện không ít các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã tìm được bạn hàng xuất khẩu và xuất khẩu nhiều lô hàng có giá trị lớn thông qua hình thức ứng dụng TMĐT.

Môi trường pháp lý bắt đầu hình thành và sẽ phát triển trong năm tới. Vì thế mỗi DN cần xây dựng một kế hoạch, chiến lược ứng dụng TMĐT một cách nghiêm túc ngay từ bây giờ. Cần chủ động, tích cực tham khảo, học hỏi lẫn nhau và tranh thủ sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức hỗ trợ TM và tuyệt đối tránh tình trạng làm theo phong trào.

Hiện nay, các DN dệt may đã thực sự thấy rõ ưu thế của TMĐT trong bối cảnh ngân sách marketing bị thu hẹp. Có thể nói với sự đồng bộ của hạ tầng pháp lý, viễn thông và Internet trong những năm qua đã tạo điều kiện tốt để TMĐT ở Việt Nam bắt đầu phát triển. Về hạ tầng pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT ở cấp độ Luật và Nghị định đã được ban hành khá đầy đủ. Tỷ lệ người dùng Internet đạt gần một phần tư dân số. Đối với doanh nghiệp thì Internet, website và các ứng dụng phần mềm đã trở thành công cụ thiết yếu để marketing, bán hàng và duy trì quan hệ với đối tác. Khối cơ quan nhà nước cũng đang tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua việc cung cấp trực tuyến các dịch vụ công để hỗ trợ TMĐT. Tóm lại, các hạ tầng

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX (Trang 42 - 59)