Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX (Trang 26 - 42)

1. Phương pháp hệ nghiên cứu

1.1Phương pháp điều tra

 Chọn mẫu:

Do thời gian và khả năng hạn chế, đề tài xác định mẫu nghiên cứu là 20 DN dệt may thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex (Phụ lục). Mẫu được chọn là ngẫu nhiên trong số các DN kinh doanh mặt hàng may mặc xuất khẩu.

Để phù hợp với tính chất của cuộc điều tra, các câu hỏi được thiết kế chủ yếu là những câu hỏi “đóng”. Trong đó, có những câu hỏi đề nghị DN xếp thứ tự ưu tiên để phục vụ cho việc đánh giá, phân tích thống kê cho giai đoạn sau và có những câu hỏi DN có thể lựa chọn nhiều câu trả lời. Bên cạnh đó, cuối mỗi chủ đề của bảng câu hỏi đều có những câu hỏi “mở” để DN có thể trình bày ý kiến của mình một các tự do.

 Tiến hành điều tra:

Cuộc điều tra được tiến hành bằng cách kết hợp 2 phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp.

Thu thập bằng phòng vấn trực tiếp: điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đơn vị điều tra, đề nghị cung cấp số liệu, trên cơ sở đó điều tra viên ghi vào phiếu điều tra.

Thu thập gián tiếp: được thực hiện bằng cách gửi phiếu điều tra đến các DN được lựa chọn thông qua email.

 Thu thập phiếu điều tra:

Việc tổ chức thu thập thông tin bằng 2 phương pháp điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp được tiến hành đồng thời.

1.2. Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.

Việc phỏng vấn được tiến hành với các đối tượng là những người có chuyên môn trong lĩnh vực dệt may và thương mại điện tử nhằm đánh giá quan niệm của họ về việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Việc phỏng vấn đi sâu vào khai thác những thông tin liên quan đến nội dung trong phiếu điều tra và một số vấn đề mà phiếu điều tra chưa bao quát hết.

1.3. Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp

Thông tin thu thập để làm nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu sau:

 Nguồn tài liệu bên trong: bảng tổng kết, hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Vinatex nói chung và các DN thành viên nói riêng.

 Nguồn tài liệu bên ngoài: do những tổ chức nghiên cứu đưa ra, các ấn phẩm của các cơ quan nhà nước, sách báo, tạp chí thường kỳ, sách chuyên ngành, dịch vụ của các tổ chức thương mại…

 Qua Internet: tìm hiểu thông tin trực tiếp trên các website của tập đoàn dệt may Vinatex; các DN dệt may thuộc Vinatex; các trang tìm kiếm thông tin như google, yahoo...; các giáo trình điện tử ebook...

2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN dệt may thuộc Vinatex

2.1. Giới thiệu khái quát về tập đoàn dệt may Vinatex

Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 120 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may... Vinatex là một trong những tập đoàn dệt, may có qui mô và sức cạnh tranh hàng đầu Châu Á.

Tập đoàn Dệt-May Việt Nam - doanh nghiệp lớn nhất của ngành Dệt-May Việt Nam sẽ tham gia tích cực nhất vào chiến lược chung của toàn ngành đã đề ra, theo đuổi mục tiêu đưa Vinatex trở thành một tập đoàn đa sở hữu trong top 10 các tập đoàn dệt may trên toàn thế giới vào năm 2015 .

Hiện tại Tập đoàn Dệt-May Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may cả nước.

Vinatex chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, tạo thị trường xuất khẩu lớn và ổn định; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng hai bên cùng có lợi.

2.2. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các DN dệt may thuộc Vinatex hiện nay

Việt Nam hiện là đối thủ cạnh tranh đáng nể của các nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, ngành dệt may Việt Nam đang thiên về xuất khẩu hàng gia công và mối liên kết giữa các khâu phục vụ sản xuất còn chưa được chú trọng đúng mức.

Hình 3.1. Chuỗi giá trị ngành may

Trong những năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm may mặc tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng đó, hiện nay, tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu cao, các DN xuất khẩu thiếu chủ động về nguyên liệu dẫn đến nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Các DN xuất khẩu của Viantex chủ yếu

vào đó, mức độ đa dạng hóa các sản phẩm may mặc cao, nhưng đa dạng hóa thị trường còn thấp.

Theo các nhà nghiên cứu, bên cạnh những yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu như: Thiếu nguồn lực vốn và công nghệ, số lượng và chất lượng nguồn lao động, chiến lược kinh doanh dựa vào giá rẻ đang mất dần lợi thế… thì môi trường chính sách không đủ khuyến khích và kích thích DN xuất khẩu nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính sách hỗ trợ DN xuất khẩu tuy nhiều nhưng rải rác ở nhiều nơi và thiếu nhất quán, tính thực thi thấp. Các chính sách liên quan đến DN xuất khẩu còn rời rạc, không kích thích liên kết sản xuất và hợp tác để giảm chi phí, tăng năng suất. Còn thiếu chính sách hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu DN, môi trường kinh doanh tuy đã cải thiện đáng kể nhưng chất lượng còn thấp, chi phí cao. Chính sách phát triển ngành chưa chú trọng nâng cao năng lực DN xuất khẩu, mới chỉ “phát triển phần ngọn, chưa chăm lo phần gốc”.

Tạo dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN xuất khẩu dệt may là một vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, một mặt cần tháo gỡ những khó khăn trước mắt đến trung hạn cho DN, song đồng thời và quan trọng hơn cả là góp phần xây dựng năng lực cạnh tranh dài hạn cho DN xuất khẩu.

2.3. Tổng quan về việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu ngành dệt may hiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm TMĐT trong lĩnh vực dệt may không hề dễ dàng. Đối với các mặt hàng chuẩn mực như đồ điện tử, đồ gia dụng, ăn uống… sẽ dễ hơn vì nó là mặt hàng chuẩn. Riêng hàng dệt may thì phức tạp hơn: Chất liệu, màu sắc như thế nào, kiểu dáng, kích cỡ ra sao, đặc biệt là đối với quần áo, người tiêu dùng không hiểu nhiều về các thông số ghi trên sản phẩm, nhưng rất quan tâm về cảm giác khi sờ vào bề mặt sản phẩm đó. Do đó, cho đến nay, hầu hết người tiêu dùng vẫn lựa chọn cách thức mua bán là đến tận nơi xem. Hàng dệt may, nhất là dệt may thời trang càng đặc biệt, khi nhìn tưởng thích rồi, nhưng đến lúc sờ chất liệu, hoặc mặc lên người lại thấy không hợp, nên rất khó giao dịch qua mạng. Đây cũng là rào cản lớn đối với thực hiện TMĐT cho hàng dệt may hiện nay.

Đối với việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may, nhìn chung các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng TMĐT ở cấp độ ban đầu và cũng mang tính chất thăm dò thử nghiệm. Website của các doanh nghiệp nói chung thường “tĩnh”,

“khô cứng” và “đơn điệu”, chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm, chưa có chức năng liên kết dữ liệu, trao đổi thông tin hai chiều trực tuyến giữa doanh nghiệp và đối tác.

Tháng 3/2011, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chính thức ra mắt website thương mại điện tử (TMĐT) đầu tiên bán hàng thời trang cao cấp www.chon.vn. Đây là một điểm mốc quan trọng, là bước khởi đầu một cách chuyên nghiệp của Vinatex trong lộ trình phát triển mua bán các sản phẩm dệt may qua mạng. Thời gian này, chon.vn chưa nặng về bán hàng mà chủ yếu giới thiệu các bộ sưu tập mới, những bài tư vấn về ăn mặc, những bộ ảnh, video clip trình diễn về các trang phục mà các người mẫu trình diễn cả trên sân khấu, trong công sở. Trang web đã thu hút một lượng truy cập lớn. Chon.vn cũng có một ưu thế là người tiêu dùng với một chiếc máy tính có thể truy cập chon.vn để chọn sản phẩm từ rất nhiều nhãn hiệu thời trang khác nhau thay vì phải vào từng website của mỗi nhãn hiệu. Với chính sách không thu phí xây dựng gian hàng cũng như phí đăng sản phẩm, bán hàng (doanh nghiệp chỉ phải trả chi phí chụp ảnh, quay video sản phẩm), chon.vn sẽ giúp tiết kiệm được khoảng 900 triệu đồng/năm so với việc doanh nghiệp tự lập và vận hành một website riêng.

Có thể nói, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được vai trò của việc ứng dụng thương mại điện tử trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của mình.

2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu của các DN dệt may.

2.4.1. Ảnh hưởng của môi trường bên trong

 Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết ứng dụng TMĐT

Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển Thương mại điện tử. Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của Thương mại điện tử. Trong vấn đề này vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng và quyết định.

 Nhân lực cho TMĐT

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt động nào. Nhân lực cho sự phát triển TMĐT bao gồm 2 loại:

+ Nhân lực về nghiệp vụ: đó là bộ phận sẽ ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và am hiểu các kiến thức về TMĐT…

+ Nhân lực kỹ thuật: là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử.

 Nhận biết của doanh nghiệp về đối thủ cạnh tranh trong ngành có ứng dụng TMĐT

Ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp. Chính các doanh nghiệp trong ngành đã ứng dụng TMĐT thành công sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khác ứng dụng TMĐT.

 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin truyền thông

Do TMĐT hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông có một vai trò nền tảng quang trọng cho các ứng dụng của TMĐT. Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại, fax…thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, di động…đã phát triển nhanh đến chóng mặt. Một doanh nghiệp không thể quảng bá Website bán hàng của mình một cách rộng rãi và khai thác các tiện ích cũng như đáp ứng yêu cầu của

khách hàng một cách nhanh chóng nếu như hệ thống đường truyền Internet không được đảm bảo hoạt động ổn định…

2.4.2. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài

 Hạ tầng pháp lý

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật như trong hoạt động Thương mại Truyền thống thì họ còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức hoạt động mới này. Hiện nay Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan như: Luật giao dịch điện tử, luật thương mại, bộ luật Dân sự…

 Hệ thống thanh toán điện tử

Hiện nay thanh toán điện tử đang là một trong những vấn đề trở ngại lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Chúng ta mới có hệ thống thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và thông qua hệ thống này phục vụ thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên hình thức thanh toán điện tử chưa hình thành và phát triển là do chưa thiết lập được cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng với nhau và với các tổ chức thanh toán quốc tế. Người tiêu dùng Việt Nam và cả người nước ngoài chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các sản phẩm mua tại website bán hàng của Việt Nam. Chính vì thế mà các hình thức mở một tài khoản tại các tổ chức thanh toán quốc tế làm đơn vị trung gian hay chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển khoản qua máy ATM, gửi tiền qua Bưu điện hay thậm chí thanh toán bằng tiền mặt là hình thức than toán chủ yếu hiện nay tại Việt Nam khi ứng dụng TMĐT.

 Vấn đề an ninh, an toàn:

Tâm lý e ngại về sự không an toàn của việc ứng dụng TMĐT, giao dịch trên mạng là một thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hiện tượng này càng trở thành một vấn đề lớn khi mà vấn đề hacker trên mạng ngày càng phát triển một cách tinh vi. Đối với Việt Nam điều này còn bắt nguồn từ sự đầu tư chưa đầy đủ cho việc bảo mật thông tin trên mạng của các cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc thiếu kiến thức hiểu biết cần thiết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tâm lý e ngại của người sử dụng. Nhận thức vấn đề này các cơ quan tổ chức tại Việt Nam cũng đang có sự đầu tư cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của mình, qua đó khắc phục các sự cố nhằm tạo lòng tin cho người sử dụng.

3. Thực trạng ứng dụng TMĐT của các DN dệt may thuộc Vinatex trong xuất khẩu qua kết quả điều tra trắc nghiệm

3.1. Thực trạng về các hình thức hoạt động của TMĐT trong kinh doanh xuất khẩu

3.1.1. Thư tín điện tử (Email)

Việc sử dụng thư điện tử (email) để thực hiện các giao dịch như:

 Trao đổi thông tin với khách hàng (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) về các vấn đề như dặt hàng, thông báo về giá cả các loại hàng hoá, … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Gửi các thông tin về Công ty cho các đối tác có liên quan hoặc khách hàng mới (ví dụ như thông tin về tên địa chỉ, loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, nhu cầu của doanh nghiệp..)

Thực tế cho thấy, lợi ích sử dụng email là rất nhanh, rất rẻ và hết sức thuận tiện. Nhân viên của công ty thay vì soạn thảo văn bản ra giấy, mua phong bì dán tem rối đem bỏ tại bưu điện và chờ đợi thì nay chỉ cần chọn địa chỉ và gửi (send). Công đoạn này chỉ mất vài phút và chi phí không đáng kể (chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may thuộc VINATEX (Trang 26 - 42)