1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học xác suất - thống kê theo hướng tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn cho sinh viên khối kinh tế, kỹ thuật

24 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 115,78 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Mục tiêu giáo dục đại học Xu hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay với mục tiêu là hướng vào phát triển năng lực người học trong đó có năng lực vận dụng vào TT. 1.2. Vai trò của Xác suất - Thống kê trong thực tiễn Xác suất - Thống kê (XSTK) là một ngành khoa học Toán học (TH) hiện đại. Nó xuất phát từ các hiện tượng trong đời sống thực tiễn (TT), hình thành và phát triển rất nhanh nhằm phục vụ các nhu cầu của TT. 1.3. Thực trạng việc dạy học XSTK ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật: Việc dạy TT ở các trường Đại học khối Kinh tế, Kĩ thuật chưa được chú trọng , giảng viên (GV) còn lúng túng: Việc giảng dạy chú trọng nhiều đến lý thuyết trừu tượng chưa cung cấp cách tiếp cận cho các mô hình thực tế đa dạng, chưa có những biện pháp sư phạm phù hợp với đối tượng sinh viên (SV), SV chưa làm chủ các kiến thức để có thể sử dụng chúng trong cuộc sống , SV thấy kiến thức lý thuyết trong nhà trường xa vời với thực tế hàng ngày. Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần đổi mới chương trình giảng dạy và đề ra được một số biện pháp dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng TH vào TT đối với SV các trường Đại học khối Kinh tế, Kĩ thuật, chúng tôi chọn đề tài “Dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên khối Kinh tế, Kỹ thuật” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nướngoài Một số nghiên cứu về giảng dạy theo hướng tăng cường vận dụngTH vào TT: Hội nghị toàn thế giới lần thứ nhất về dạy Toán năm 1969 tại Liông Pháp. Hội nghị lần thứ hai được năm 1972 tại thành phố Exeter (Anh) và lần thứ ba năm 1976 tại thành phố Karlsruhe của CHLB Đức. Theo "Pháp lệnh về mục tiêu giáo dục Hoa kì năm 2000", trong số 8 mục tiêu đưa ra có 2 mục tiêu hàm chứa yêu cầu cao về năng lực vận dụng của học sinh: "Tất cả học sinh học hết các lớp 4, 8 và 12 phải có năng lực ứng dụng thực tế, độc lập suy nghĩ …có khả năng tiếp nhận các công việc trong đời sống hiện đại   !"#$%##& 2 Công trình'#()*+*,#-./0 (1968) của Kơrutecxki (Nga) đã xác định khái quát cấu trúc năng lực TH của học sinh làm căn cứ cho các nghiên cứu về nâng cao năng lực vận dụng TH vào TT cho người học; Công trình: “1-23%452-60 (1980), tác giả Maxlôva G.G đã khẳng định vấn đề tăng cường các ứng dụng TH là xu thế chung của cải cách giáo dục TH ở nhiều nước trên thế giới trong những thập kỷ gần đây; Công trình nghiên cứu:'#-%,2-6./#$70(1985), Gnhedenko đã chỉ ra những xu hướng phát triển và vận dụng TH trong điều kiện của nền kinh tế tri thức; Trong nghiên cứu: “Dạy học#-0 của Xtôlia A.A, tác giả thiên về quan điểm: Dạy học Toán chính là dạy cho học sinh biết thực hiện các hoạt động TH bắt đầu từ tổ chức thu thập các tài liệu kinh nghiệm, tổ chức lôgíc các tài liệu đã thu được và tổ chức ứng dụng Wilbert J. McKeachie (Anh) và các cộng sự với công trình '84.!90 (2002) trình bày các chiến lược, các nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các GV và Cao đẳng…; :;<#= - Nhiều hội nghị quốc tế toán học đã thảo luận về vấn đề dạy học XSTK không chỉ ở bậc đại học mà còn cả ở bậc trung học phổ thông. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề giảng dạy XSTK cũng đã đạt được nhiều thành tựu: Parzysz tập trung nghiên cứu vấn đề dạy XSTK ở Pháp từ năm 1965 đến nay; Trong dự án “Xác suất liên kết” (1993-1994). Uriwilensky và các cộng sự của mình đã đặt mục tiêu khám phá cách thức cho người học phát triển nhận thức trực giác của những khái niệm cốt lõi của XS. Artaud M. (1993) đã thực phân tích lịch sử TH và kinh tế học để chỉ ra rằng việc tạo ra các tri thức kinh tế thường gắn liền với những cuộc điều ta TH, nghiên cứu cho thấy quan hệ mật thiết giữa kinh tế học và TH, đặc biệt là với XSTK. Briand J. (2005), nghiên cứu một tình huống tiếp cận các quy luật ngẫu nhiên ở bậc trung học phổ thông… 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Từ năm học 2006-2007 XSTK đã được đưa vào chương trình TH Trung học phổ thông trong phạm vi cả nước. Và hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong đó có đại học khối ngành kinh tế, kỹ thuật XSTK được đưa vào là môn học bắt buộc. 3 : !"#$%## >? - Tác giả Nguyễn Bá Kim và các cộng sự nghiên cứu về quan điểm hoạt động trong môn Toán, trong đó có hoạt động vận dụng TH vào TT. Nguyễn Cảnh Toàn với những nghiên cứu về vấn đề dạy và học toán thế nào cho tốt, trong đó nhấn mạnh tư tưởng khai thác khía cạnh vận dụng TT của TH, tránh tư tưởng hàn lâm; Trần Kiều với những nghiên cứu về TH nhà trường và vấn đề phát triển văn hoá TH cho người học…; - Nghiên cứu về dạy học toán ở trường phổ thông với việc tăng cường vận dụng TH vào TT có một số công trình: Nguyễn Ngọc Anh (2000): Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng TH vào TT cho học sinh Trung học cơ sở, Bùi Huy Ngọc (2003): Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học Số học và Đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng TH vào TT cho học sinh Trung học cơ sở; Phan Anh (2012): Góp phần phát triển năng lực TH hóa tình huống TT cho học sinh Trung học phồ thông qua dạy học Đại số và Giải tích… ;<#=>& Đã có nhiều hội nghị được tổ chức: Nha Trang (1983), Hà Tây (2001), Hà Tây (2005), Thành phố Vinh (2010); Hội thảo quốc tế Pháp – Việt (2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh). Các tác giả Nguyễn Duy Tiến, Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim, Đặng Hùng Thắng, Vũ Viết Yên, cũng đã có những bài báo khoa học nghiên cứu, tiếp cận về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học XSTK và các biện pháp sư phạm nhằm giúp học sinh tìm hiểu về các quy luật TK và các ứng dụng của nó. 84*@/;<#=>A!%A! 23B-./-%C//& Trần Kiều (1988): Nội dung và phương pháp dạy học TK mô tả trong chương trình toán cải cách ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam; Trần Đức Chiển (2007): Rèn luyện tư duy thống kê cho học sinh trong dạy học #CD;-ở môn toán trung học phổ thông; Phạm Văn Trạo (2008): Xây dựng và thực hiện chuyên đề chuẩn bị dạy học xác suất- thống kê ở trung học phổ thông cho SV toán Đại học Sư Phạm; Đỗ Mạnh Hùng (1993): Nội dung và phương pháp dạy học một số yếu tố của lý thuyết 4 XS cho học sinh chuyên toán ở bậc phổ thông trung học Việt Nam; Tạ Hữu Hiếu (2010): Dạy học môn thống kê TH theo hướng vận dụng trong nghiên cứu cho SVcác trường đại học thể dục thể thao;Trần Thị Hoàng Yến (2011): Dạy học theo dự án môn XSTK kê ở trường đại học (chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật); Phan Thị Tình (2012): Tăng cường vận dụng TH vào TT trong dạy học môn XSTK và môn Quy hoạch tuyến tính cho SV Toán Đại học Sư Phạm Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước đều nhấn mạnh đến việc cần tăng cường khả năng vận dụng TH vào TT cho người học ở các cấp học là cần thiết. Các nghiên cứu về khai thác yếu tố TT trong những nội dung TH cụ thể trong dạy học còn hạn chế, tập trung nhiều vào mảng kiến thức TH trong chương trình phổ thông. Việc khai thác các yếu tố TT trong dạy học XSTK cho khối kinh tế, kỹ thuật chưa có một công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống. 3. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm đề xuất được một số biện pháp dạy học XSTK theo hướng tăng cường liên hệ, vận dụng XSTK vào TT nghề nghiệp, liên môn và trong đời sống cho SV ở trường đại học khối kinh tế, kỹ thuật. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi khoa học sau đây: - Sự hình thành và phát triển của XSTK gắn với TT như thế nào? SV khối Kinh tế, Kỹ thuật có những đặc điểm gì? Dạy học XSTK cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật theo hướng tăng cường vận dụng XSTK vào TT cần đạt những yêu cầu gì? - Dạy học XSTK cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật theo hướng tăng cường vận dụng XSTK vào TT có những lợi ích gì và cần đạt được những mục tiêu gì? - TT dạy học XSTK ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật theo hướng vận dụng XSTK vào TT như thế nào, đã phù hợp với ngành nghề chưa? - Có thể đề xuất những biện pháp nào nhằm dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng XSTK vào TT cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật? - Những biện pháp đề xuất có khả thi và hiệu quả không? 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy học XSTK cho SV các ngành: Kế toán, 5 Tài chính, Quản trị kinh doanh, Kinh tế; Kỹ thuật Điện, Điện tử, Nhiệt lạnh, Cơ khí, Công nghệ ô tô ở các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu Cấu tạo chương trình của môn XSTK ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật. 6.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học môn XSTK ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật. 7. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của môn XSTK cho SV trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật nếu đề xuất được một số biện pháp tăng cường vận dụng TH vào TT và sử dụng hợp lý các biện pháp đó trong dạy học XSTK thì sẽ tăng cường được khả năng vận dụng TH vào TT cho SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn này và thực hiện mục tiêu giáo dục TH ở bậc ĐH. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 8.2. Phương pháp quan sát, điều tra 8.3. Thực nghiệm sư phạm 9. Những vấn đề đưa ra bảo vệ - Những thành tố của năng lực vận dụng TH vào TT và biểu hiện của năng lực vận dụng XSTK vào TT, đã đề xuất trong luận án, có cơ sở khoa học và là những thành tố cơ bản. - Dạy học XSTK ở các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật hiện nay chưa tạo điều kiện cho SV liên hệ và vận dụng XSTK vào TT nghề nghiệp; Cần phải có những biện pháp khắc phục tình trạng đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học XSTK ở các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật. - Các biện pháp đề xuất trong luận án có tính khả thi và hiệu quả nhằm nâng cao năng lực vận dụng XSTK vào các lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật cho SV. 10. Những đóng góp của luận án - Luận án đã làm rõ thực trạng dạy học học phần XSTK ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật hiện nay. - Luận án đề xuất được những biện pháp dạy học XSTK theo định hướng tăng cường Các lý thuyết toán học Hình thành Ứng dụng Thực tiễn 6 vận dụng XSTK vào các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cho SV. Những biện pháp này được kiểm nghiệm qua thực nghiệm sư phạm. Trong đó Luận án xây dựng được một hệ thống những bài toán áp dụng XSTK vào các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật phù hợp với chương trình, nội dung học phần XSTK ở các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật hiện nay ở Việt Nam. Có thể sử dụng luận án để làm tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên dạy XSTK, sinh viên khối Kinh tế, kỹ Thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học XSTK ở bậc Đại học. 11. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2. Một số biện pháp dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường liên hệ, vận dụng TH vào TT cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Vấn đề vận dụng Toán học vào thực tiễn 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản E?E?E?E?Thực tế, thực tiễn 1.1.1.2. Tình huống thực tiễn 1.1.1.3. Bài toán thực tiễn 1.1.2. Mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn 1.1.3. Vận dụng Toán học vào thực tiễn Theo từ điển Tiếng Việt, !" là )F*+*!G%##H! "*+*!F!"C/FIJ?Như vậy, quan niệm vận dụng TH vào một vấn đề TT đòi hỏi tới độ cụ thể và triệt để của quá trình ứng dụng TH vào vấn đề TT đó. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu đề cập tới các vấn đề TT trên một số 7 phương diện: TT trong nội bộ môn học, TT trong liên môn, TT gần gũi của cuộc sống (đối với XSTK cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật). 1.1.4. Về năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn Theo chúng tôi cấu trúc năng lực vận dụng TH vào TT của SV bao gồm một số thành tố sau đây: Năng lực thu – nhận thông tin TH từ tình huống TT; Năng lực chuyển đổi thông tin giữa TT và TH; Năng lực thiết lập mô hình TH của tình huống TT; Năng lực làm việc với mô hình TH ; Năng lực áp dụng các mô hình TH vào các tình huống TT; Ý thức lựa chọn phương án tối ưu trong xử lý các tình huống TT Từ cơ sở lý luận và căn cứ vào đặc thù của môn XSTK, những thành tố của năng lực vận dụng XSTK vào TT được chúng tôi cụ thể hóa. 1.1.5. Các cấp độ vận dụng Toán học vào thực tiễn Việc phân chia cấp độ vận dụng TH vào TT được căn cứ vào vận dụng sáng tạo hay chỉ làm lại, làm tương tự… K2(, có thể hiểu đó là hoạt động nghề nghiệp của một số ít người - các chuyên gia về Toán ứng dụng. K223A, có thể coi đây là hoạt động của mọi người. Trong luận án, năng lực vận dụng TH vào TT được xét ở cấp độ phổ biến cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật theo phương hướng sau: #, làm cho SV thấy được những ý tưởng có giá trị lớn trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra từ TT. #/F làm cho SV thấy được ý nghĩa của những kiến thức TH, thấy được cái mà TH đem lại cho sự tiến bộ về kinh tế xã hội của nhân loại. #A/, làm cho SV thấy rõ giá trị TT của những tri thức TH. #F phát triển tư duy cho SV trong giáo dục TH. 1.2. Xác suất thống kê trong các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật 1.2.1. Một số vấn đề chung về Xác suất - Thống kê E?L?E?E?MNO%%2-6./XSTK*P## a. Lịch sử hình thành lý thuyết Xác suất Sự hình thành và phát triển của lý thuyết XS luôn gắn liền với TT. Có thể nói 8 rằng mầm mống của lý thuyết XS có từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, với các trò chơi may rủi. Những con xúc xắc hình lập phương và đồng chất bằng đất nung được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ chứng tỏ rằng các trò chơi liên quan đến 2Q2O Rđã có từ rất lâu quacác trò chơi với xúc xắc rất phổ biến ở vùng Lưỡng Hà từ thời Ai Cập cổ đại b. Lịch sử hình thành Thống kê toán học Từ thời chiếm hữu nô lệ các chủ nô đã tiến hành ghi chép, Thống kê (TK) tài sản. Dần dần, đến giai đoạn có chữ viết, con số, thì những ghi chép ấy được cụ thể và chính xác hơn. Dưới chế độ phong kiến, TK đã phát triển hầu hết ở các nước châu Âu, châu Á…Việc TK tài sản, ruộng đất,… chủ yếu phục vụ cho giai cấp thống trị. TK đã phát triển hơn giai đoạn 1 nhưng chưa đúc kết thành lý luận. Đến cuối thế kỷ XVII chủ nghĩa tư bản ra đời, kinh tế hàng hóa phát triển. Để phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính trị, quân sự…nhà nước tư bản và các chủ tư bản cần rất nhiều thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự cần thiết phải tìm hiểu, phân tích từ các nguồn thông tin thu được đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lý luận và phương pháp xử lý dữ liệu, đã đẩy nhanh sự phát triển của khoa học TK E?L?E?L?S"./;-D#C Trong cuộc sống hàng ngày thường gặp những hiện tượng không chắc chắn, thường gặp các “sự kiện” ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là một phần tất yếu của cuộc sống. XSTK kê trở thành ngành khoa học quan trọng, đặc biệt là những ứng dụng của nó. Cuốc sống càng hiện đại, con người càng bận rộn và chịu nhiều sức ép phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn để đưa ra quyết định của mình. Quyết định chính xác sẽ dẫn chúng ta đến thành công. XSTK là cần thiết, nó là công cụ trợ giúp không thể thiếu khi mỗi cá nhân phải đứng trước các lựa chọn tình huống để đưa ra quyết định. XSTK ứng dụng trong một số lĩnh vực: Trong khoa học; Trong kinh tế, kỹ thuật; Trong TK dân số; Trong nông nghiệp; Trong Y học; Ứng dụng trong Địa chất, Địa lý, Khí hậu học, Khí tượng thủy văn. Ngoài ra, các phương pháp của XSTK còn được ứng dụng rộng rãi trong giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, phục vụ đám đông, đặc biệt là trong quốc phòng… E?L?E?T?UV6)./);-D#C Do đó đặc điểm của XSTK là: “ 2- 7-3N-B WA 9 NF--RAX2Y2-2#-0 ; Môn XSTK có hai phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng gắn rất chặt về nội dung. Phần lý thuyết XS và phần TK. E?L?E?Z?U[./;-D#C Đối tượng nghiên cứu của XSTK là các hiện tượng ngẫu nhiên, các quy luật ngẫu nhiên mà chúng ta thường gặp trong thực tế. E?L?E?\?]Y2-2;-D#C Một trong những tư tưởng chủ đạo của phương pháp nghiên cứu TK là tổng hợp sự quan sát một số lớn các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên, các sai lệch cá biệt sẽ bù trừ nhau, triệt tiêu đi, tính quy luật sẽ suất hiện. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu XSTK là phương pháp suy diễn kết hợp với phương pháp của TH ứng dụng như mô tả, biểu diễn, xử lý, phân tích dữ liệu và được tiến hành: Điều tra thu thập số liệu; Dựa trên các số liệu thu được phải lý luận, phân tích, so sánh, rút ra tính quy luật khách quan của hiện tượng; Dựa trên các quy luật khách quan ở trên phân tích trở lại dấu hiệu điều tra, nhận định, dự đoán, rút ra kết luận cần thiết (với một độ tin cậy nào đó). 1.2.2. Dạy học Xác suất - Thống kê trong các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật E?L?L?E?1/^./;<#=- UC=F=_! XSTK tại các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật trang bị cho các nhà kinh tế, các kỹ sư tương lai cho quá trình th thập và xử lý thông tin. Nó là điều kiện tiên quyết để học các môn: Lý thuyết TK, Dự báo kinh tế, Mô hình toán kinh tế, Kinh tế lượng… Việc giảng dạy XSTK tại các trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật còn góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu đào tạo. - XSTK góp phần vào việc giáo dục con người mới trong quá trình đào tạo nghề tại các trường Kinh tế, Kỹ thuật; - XSTK góp phần hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho SV; - XSTK góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lao động mới như: tính cẩn thận, chu đáo, chính xác, thái độ kiên trì vượt khó, phong cách làm việc có tính toán, mong muốn đạt được cái tối ưu… E?L?L?L?"`./;<#=> UC=F=_! - Mục đích của dạy học XS: Việc dạy học XS phải làm cho SV hiểu được cách 10 tiếp cận khái niệm XS, biết tính XS của một số loại biến cố phức tạp khi biết XS của biến cố sơ cấp, các quy luật phân phối của biến ngẫu nhiên. Biết vận dụng để giải quyết một số vấn đề trong TT trong thực tế sản xuất kinh doanh, trong khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, dạy XS phải thấy được mối quan hệ mật thiết của XS và TK. Nếu TK là cung cấp công cụ cho việc nghiên cứu các khoa học khác và đào tạo công dân thì các tính toán XS là kiến thức cần có để là chủ những cộng cụ này. - Mục đích của dạy học TK: Việc giảng dạy TK không thể chỉ nhằm vào các công thức, vì TK không đơn thuần là một tập hợp kỹ thuật. Đằng sau những kỹ thuật này là tư duy, là cách nắm bắt dữ liệu, đặc biệt là nhận thức được sự tồn tại của những cái không chắc chắn, hệ quả của sự thay đổi thông tin và thu thập dữ liệu. Dạy học TK phải mang lại cho người học khả năng đưa ra quyết định trong những tình huống không chắc chắn. Ngoài ra dạy học XSTK còn tạo được thói quen nhìn nhận một vấn đề theo quan điểm TK, có thái độ nghiêm túc trong công việc. 1.2.2.3. UV6)> UC=F=_! - SV sau khi ra trường cần có những năng lực cơ bản sau: Năng lực giải quyết về khoa học kỹ thuật, về tổ chức và quản lý do TT đề ra; năng lực dự đoán tiền đồ phát triển ngành khoa học của mình; năng lực hoạt động xã hội chính trị; năng lực tự học cho phù hợp với sự phát triển của xã hội; năng lực NCKH… - Sự phát triển về thể chất, trí tuệ đã tương đối hoàn chỉnh, có vốn kiến thức và kinh nghiệm sống nhất định, có hiểu biết, thái độ, khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển của chính mình theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. - Đã định hướng được một cách rõ ràng về nghề nghiệp - Về sở thích, SV ngành Kinh tế – Quản trị: thích kinh doanh, quản lý; thích làm việc với những con số; thích tương tác, thảo luận và làm việc với nhiều người; thích công việc mang tính thách thức, thậm chí có thể có rủi ro. SV chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng: thích theo dõi thị trường chứng khoán; thích các thông tin về tiền tệ, ngân hàng, lãi suất…; SV chuyên ngành Marketing : thích việc mua bán; thích quan tâm đến chất lượng các mẫu quảng cáo;…SV ngành Kế toán – Kiểm toán: thích sự chính xác, thận trọng và chuẩn mực… SV ngành kỹ thuật có óc sáng tạo, thích khám phá, mày mò tìm hiểu, đồng thời năng động, thích tiếp cận những kỹ thuật mới… [...]... toán liên quan đến ngành nghề 1.3 Thực trạng dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên khối Kinh tế, Kỹ thuật 1.3.1 Mục tiêu khảo sát Nhằm đánh giá thực trạng dạy và học XSTK cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật theo hướng tăng cường vận dụng TH vào TT, làm một cơ sở đề xuất biện pháp dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng TH vào TT cho SV khối Kinh tế, Kỹ thuật. .. mạch ứng dụng kiến thức vào TT của môn học và định hướng được tầm nhìn về vấn đề vận dụng TH vào TT; Định hướng 5: Các biện pháp thể hiện việc nâng cao khả năng vận dụng TH để giải được các bài toán TT cho SV; 13 2.2 Biện pháp dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức Xác suất - Thống kê vào thực tiễn cho sinh viên Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật 2.2.1 Biện pháp 1:... Việc vận dụng kiến thức XSTK vào TT còn hạn chế, còn mắc phải một số khó khăn, sai lầm; CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ, VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO SINH VIÊN KHỐI KINH TẾ, KỸ THUẬT 2.1 Định hướng xây dựng các biện pháp Định hướng 1: Các biện pháp cần bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo môn XSTK cho SV Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật. .. số yêu cầu của dạy Xác suất - Thống kê ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật theo hướng tăng cường vận dụng tri thức vào thực tiễn - XSTK là môn học bắt buộc trong chương trình học ở trường Đại học khối Kinh tế, Kỹ thuật, được giảng dạy ở kỳ II hoặc kỳ III của chương trình học với điều kiện là sau khi SV đã học Toán cao cấp, Tin học đại cương, với thời lượng là 3 tín chỉ; - Việc giảng dạy XSTK phải... với thuật ngữ chuyên ngành 2.2.3 Biện pháp 3: Tập luyện cho sinh viên một số kỹ thuật vận dụng qui trình giải một bài toán thực tiễn trong dạy học Xác suất - Thống kê 2.2.3.1 Cơ sở khoa học của biện pháp - Môn XSTK có đặc điểm là các tri thức có liên hệ trực tiếp với TT, bài tập thường là các bài toán TT Đây là điều kiện thuận lợi để vận dụng XSTK vào TT; -Biện pháp được xây dựng theo các định hướng. .. cấp, rèn luyện cho SV các kỹ năng, quy trình tính toán môn học Việc vận dụng XSTK vào TT thường chủ yếu vận dụng trong nội bộ môn học; 12 - GV thiếu tài liệu định hướng việc dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng TH vào TT nên khả năng khai thác yếu tố TT trong môn học còn hạn chế: Chưa chú trọng khai thác gợi động cơ, hứng thú học tập cho SV; Chưa cho SV khai thác các ví dụ, bài toán liên quan... năng vận dụng XSTK vào giải quyết các vấn đề TT KẾT LUẬN 1) Luận án đã tổng quan được những vấn đề lý luận có liên quan Đặc biệt, luận án đã phân tích làm rõ đặc điểm sinh viên khối Kinh tế, Kĩ thuật 2) Thông qua việc điều tra ở 5 trường đại học, luận án đã làm rõ một số nét căn bản của tình hình dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng XSTK vào thực tiễn ở trường Đại học khối Kinh tế, Kĩ thuật. .. để tăng tính trực quan b) Kỹ thuật 2: Sử dụng tình huống TT cần giải quyết trong Kinh tế, Kĩ thuật GV có thể sử dụng một số tình huống TT trong Kinh tế, Kỹ thuật, trong đời sống thực tế để gây hứng thú, tạo nhu cầu nhận thức cho SV trong quá trình giảng dạy c) Kỹ thuật 3: Khai thác, sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học XSTK Khai thác, sử dụng thí nghiệm ảo trong quá trình dạy học XSTK là một kỹ thuật. .. được năm biện pháp dạy học XSTK theo định hướng tăng cường vận dụng XSTK vào các lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật cho SV Năm biện pháp được trình bày theo một cấu trúc thống nhất (Cơ sở khoa học của biện pháp, Mục đích, ý nghĩa của biện pháp, cách thức thực hiện biện pháp và chú ý khi sử dụng biện pháp) 4) Luận án đề xuất một hệ thống những bài toán áp dụng XSTK vào các lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật phù hợp với... pháp 2: Tăng cường khai thác ví dụ, bài toán Xác suất - Tthống kê có nội dung, có thuật ngữ liên quan đến ngành nghề cho sinh viên 2.2.2.1 Cơ sở khoa học của biện pháp Chủ tịch Hồ chí Minh đã viết: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – LêNin .Thực tiễn không có lý luận hướng 15 dẫn thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý . trạng dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên khối Kinh tế, Kỹ thuật 1.3.1 Mục tiêu khảo sát Nhằm đánh giá thực trạng dạy và học XSTK cho SV khối Kinh. dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng TH vào TT đối với SV các trường Đại học khối Kinh tế, Kĩ thuật, chúng tôi chọn đề tài Dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng Toán. BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ, VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO SINH VIÊN KHỐI KINH TẾ, KỸ THUẬT 2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp Định hướng 1: Các

Ngày đăng: 11/11/2014, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w