1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực tiễn đàm phán, quy định về chính sách cạnh tranh trong FEAs, RTAs trên thế giới, đề xuất về đàm phán chính sách cạnh tranh trong FEAs, RTAs của việt nam trong giai đoạn tiếp theo

143 527 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƢƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH BÁO CÁO TỒNG KẾT ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN ĐÀM PHÁN, QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG FTAs, RTAs TRÊN THẾ GIỚI, ĐỀ XUẤT VỀ ĐÀM PHÁN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC FTAs, RTAs CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO” Thực hiện theo Hợp đồng số 01.10.RD/HĐ-KHCN ngày 18 tháng 01 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Phương Lan Các thành viên tham gia: CN. Trương Thùy Linh TS. Nguyễn Hữu Huyên ThS. Phan Vân Hằng Hà Nội, 2010 2 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT…………………………… 5 LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….8 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG VÀ KHU VỰC 11 1.1. Khái quát chung về sự hình thành, phát triển và bối cảnh đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới 11 1.1.1. Khái quát chung về sự hình thành và phát triển các FTAs, RTAs trên thế giới 11 1.1.2. Bối cảnh đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs 13 1.2. Quan điểm của các nƣớc về đàm phán quy định chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs hiện nay 17 1.2.1. Quan điểm của nhóm các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi 17 1.2.2. Quan điểm của nhóm các nước phát triển 18 1.2.3. Quan điểm về cạnh tranh trong một số diễn đàn đa phương 20 1.3. Tổng quan chung về chƣơng cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới 29 1.3.1. Một số mô hình về chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới29 1.3.2. Mức độ cam kết về chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs 31 1.3.3. Phân tích một số quy định pháp lý trong chương chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới 33 1.4. Nội dung chính sách cạnh tranh trong một số Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và khu vực trên thế giới 36 1.4.1. Một số Hiệp định giữa nhóm các nước phát triển 37 1.4.2. Một số Hiệp định giữa nhóm các nước phát triển và đang phát triển 40 1.4.3. Một số Hiệp định giữa nhóm các nước đang phát triển 43 CHƢƠNG II. THỰC TIỄN ĐÀM PHÁNQUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC FTAs, RTAsVIỆT NAM THAM GIA 45 2.1. Bối cảnh nền kinh tế và vai trò chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs Việt Nam tham gia 45 3 2.1.1. Tổng quan chính sách cạnh tranh và vai trò chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam 45 2.1.2. Chính sách cạnh tranh trong mối tương quan với các chính sách khác trong nền kinh tế tại Việt Nam 53 2.1.3. Thực trạng và quá trình thực thi chính sách cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian qua 56 2.2. Thực tiễn đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAsViệt Nam tham gia 57 2.2.1. Phân tích chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết 60 2.2.2. Phân tích chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang và sẽ tham gia đàm phán 69 CHƢƠNG III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 83 3.1. Quan điểm và định hƣớng trong đàm phán và cam kết về chính sách cạnh tranh của Việt nam trong các FTAs, RTAs thời gian tới 83 3.1.1. Bối cảnh và xu thế đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs/RTAs mà Việt nam tham gia trong thời gian tới 83 3.1.2. Quan điểm đàm phán chính sách cạnh tranh 85 3.1.3. Định hướng đàm phán và cam kết về chính sách cạnh tranh của Việt nam trong các FTAs, RTAs thời gian tới 87 3.2. Một số kiến nghị liên quan đến chính sách cạnh tranh trong đàm phán FTAs, RTAs của Việt nam trong thời gian tới 88 3.2.1. Cách tiếp cận đàm phán 88 3.2.2. Nguyên tắc đàm phán 90 3.2.3. Mức độ cam kết với một số nội dung cụ thể 91 KẾT LUẬN 97 PHỤ LỤC 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 1.1. Mô hình chính sách cạnh tranh trong các FTAs của EU, NAFTA và APEC 25 Bảng 1.2 So sánh một số nội dung về chính sách cạnh tranh trong một số FTAs, RTAs 33 Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại 51 Bảng 2.2. Nội dung Chương Cạnh tranh trong các FTA Việt Nam tham gia 76 BIỂU Biểu 1.1. Số lượng FTAs ký kết tại Châu Á từ 2000-2009 11 Biểu 1.2. Số lượng các FTAs ký kết nội khối và bên ngoài khu vực Châu Á (tính đến tháng 06/2009) 12 5 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT Ý NGHĨA AANZFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Úc- New Zealand ACFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc ADB Ngân hàng phát triển châu Á AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN AIFTA Hiệp định hợp tác kinh tế ASEAN - Ấn Độ AJCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản AKFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc ANZ Úc và New Zealand ANZCERTA Hiệp định thương mại quan hệ kinh tế Úc - New Zealand APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu ATA Hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh BIT Hiệp định Đầu tư song phương BTA Hiệp định thương mại song phương CARICOM Cộng đồng Caribbe CEMAC Cộng đồng kinh tế Trung Phi CEPT CER Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung Hiệp định thương mại kinh tế mật thiết 6 CIS Cộng đồng các quốc gia độc lập CN Tính trung lập cạnh tranh (competitive neutrality) CP Chính sách cạnh tranh (Competition Policy) CPDG Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và nới lỏng cơ chế chính sách CSCT Chính sách cạnh tranh EAFTA Hiệp ước Cộng đồng kinh tế Châu Âu ECN Mạng lưới cạnh tranh của EU ECT Hiệp ước Cộng đồng kinh tế Châu Âu EFTA Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu EU Liên minh Châu Âu (European Union) FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định khu vực thương mại tự do (Free Trade Area) FTAAP Khu vực mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương GATS Hiệp ước chung về Thương mại Dịch vụ GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch ICN Mạng lưới cạnh tranh quốc tế JSEPA Hiệp định đối tác kinh tế mới giữa Nhật Bản và Singapore JVEPA Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản M&A Mua bán và sáp nhập (Merger and Acquisition) MERCOSUR MNC Hiệp định nội khối MERCOSUR Tập đoàn đa quốc gia (Multinational Corporation) 7 NAFTA Hiệp định thương mại Tự do Bắc Mỹ NZ New Zealand ODA Viện trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu PCA Hiệp định Hợp tác và đối tác Việt Nam và liên minh Châu Âu PTA Hiệp định mậu dịch ưu đãi (Preferential Trade Agreements) RTA Hiệp định khu vực tự do (Regional Trade Agreement) SDT Điều khoản đối xử đặc biệt (Special and differential treatment) SEOM Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp ASEAN SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ SOE Doanh nghiệp nhà nước (State- owned Enterprise) TAFTA Hiệp địnhthương mại tự do Thái Lan và Úc TIFA Cam kết về thuận lợi trong đầu tư và thương mại (Trade and Investment Facilitate Agreements) TIFA Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam- Hoa Kỳ TNZCEP Hiệp định đối tác kinh tế giữa Thái Lan và Niu- Di- Lân TOR Điều khoản tham chiếu TPP Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc USSFTA WTO Hiệp định tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và Singapore Tổ chức kinh tế thế giới (World Trade Organization) XNK Xuất nhập khẩu 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia, quá trình tham gia vào các khuôn khổ định chế thương mại song phương và khu vực đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia nói riêng, cho khu vực và cho nền kinh tế thế giới nói chung. Có thể nói số lượng các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực đang gia tăng một cách nhanh chóng. Hơn 300 Hiệp định thương mại RTAs có hiệu lực đã được chính thức thông báo lên Tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh nhiều Hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán. Nếu tính đến tất cả các Hiệp định đang có hiệu lực mà chưa được thông báo lên WTO, đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực, đang trong quá trình đàm phán hoặc trong giai đoạn đề xuất triển khai, trên thế giới có khoảng gần 400 Hiệp định RTAs sẽ được thực hiện và hoàn tất trong năm 2010. Trong số đó, có khoảng 90% Hiệp định là hình thức khu vực thương mại tự do và 10% là hình thức liên hiệp thuế quan. Trên thực tế, tất cả các quốc gia đều tham gia và là thành viên của ít nhất một Hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực. Thậm chí một số quốc gia tại khu vực Đông Á vốn “lảng tránh” tham gia vào các Hiệp định hoặc hợp tác thương mại thì hiện nay cũng trở nên khá “tích cực” trong các đàm phán hiệp định thương mại khu vực. Rất nhiều lĩnh vực vốn trước đây chưa được đưa vào chương trình/ nội dung đàm phán của các Hiệp định, thì nay các nội dung đàm phán đã được mở rộng tương ứng với mức độ, mục tiêu liên kết giữa các đối tác tham gia. Các Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực hiện nay thông thường bao gồm các quy định về chính sách cạnh tranh, môi trường, lao động, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, bên cạnh các quy định về gia nhập thị trường trong lưu thông hàng hóa thương mại. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc tham gia FTA sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế, đây cũng là điều kiện tạo ra thay đổi về môi trường, quá trình vận động của lao động và nguồn lực một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất. Quá trình nhận thức tư tưởng, hệ thống pháp luật, quản lý chính sách, năng lực cạnh tranh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là những nhân tố quan trọng khi các quốc gia tham gia vào các cam 9 kết thương mại song phương và đa phương. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu tổng thể nào về phương thức cam kết phù hợp về chính sách cạnh tranh trong quá trình đàm phán các FTA/RTAs của Việt Nam. Do đó, nội dung nghiên cứu Đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng, thiết thực trước bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, và còn rất nhiều khó khăn, thách thức đối với Việt Nam trong việc tham gia đàm phánthực thi các cam kết chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do song phương/ đa phương. Nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ đem lại cái nhìn tổng quan về thực trạng đàm phán chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do trên thế giới và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia, từ đó đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán chính sách cạnh tranh trong các Hiệp địnhViệt Nam sẽ tham gia trong thời gian tới. Đặc biệt đặt trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, trào lưu liên kết trên thế giới và khu vực ngày càng mở rộng, Việt Nam cần có những phương án chủ động về chính sách cạnh tranh để hòa nhập vào kinh tế quốc tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở những nghiên cứu về thực tiễn đàm phán, quy định về chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới, từ đó Đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả trong quá trình đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ nghiên cứu của Đề tài, nội dung chính sách cạnh tranh sẽ được phân tích trên thực tiễn các Hiệp định hợp tác, thương mại tự do song phương và đa phương đã tồn tại/ đang trong quá trình đàm phán hoặc sẽ đàm phán trong tương lai trên thế giới. Trong đó, Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn các vấn đề về cạnh tranh trong các Hiệp địnhViệt Nam đã ký kết và đang tham gia đàm phán bao gồm: - Hiệp định Khu vực Tự do Thương mại ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA) (đã ký kết); - Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (JVEPA) (đã ký kết); - Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP (đang tham gia đàm phán); 10 - Hiệp định Hợp tác và Đối tác Việt Nam và Liên minh Châu Âu (PCA) (đang tham gia đàm phán); - Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA (đang tham gia nghiên cứu đàm phán). Từ đó, lấy cơ sở làm nghiên cứu cho chiến lược và đề xuất nâng cao hiệu quả đàm phán trong những FTAs, RTAs của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu trong Đề tài như sau: - Thu thập tài liệu, nghiên cứu; - Rà soát, phân tích, tham khảo các nguồn thông tin; - Phương pháp tổng hợp nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của Đề tài gồm 03 hợp phần chính được trình bày như sau: Chương I. Tổng quan về chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực Chương II. Thực tiễn đàm phánquy định về chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAsViệt Nam tham gia Chương III. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới [...]... quan cạnh tranh quốc tế (ICN) cũng đề ra những cơ chế hợp tác về chính sách cạnh tranh Quan điểm về chính sách cạnh tranh trong các diễn đàn đa phương đó có thể xem thêm tại Phụ lục 2 28 1.3 Tổng quan chung về chƣơng cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới 1.3.1 Một số mô hình về chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới Có thể đưa ra một số phân tích về các mô hình về chính sách cạnh. .. 01/5/2004 Trong đó, cơ quan cạnh tranh thành viên EU có quy n thực thi Luật Cạnh tranh chung của EU song song với việc Ủy ban Châu Âu sẽ có những điều tra và phán quy t đối với những hành vi ảnh hưởng cạnh tranh trên phạm vi khu vực 1.2.3.4 Chính sách cạnh tranh trong WTO Cạnh tranh là một vấn đề mới trong WTO, đề cập tới các công cụ của chính sách cạnh tranh trong nước và quốc tế, như luật chống độc quy n... Cụ thể, theo thống kê của UNCTAD (2005), trong số khoảng 300 Hiệp định song phương và khu vực đang có hiệu lực trên thế giới, hơn 100 Hiệp định có nội dung quy định về cạnh tranh Khoảng 80% trong số 100 Hiệp định đàm phán trước năm 2000 nằm trong giai đoạn xu thế đàm phán sâu các điều khoản tự do thương mại, dịch vụ, đầu tư, nhân công và các quy định thương mại khác Trong đó, khoảng 65% Hiệp định là... độc quy n và doanh nghiệp nhà nước (Nguồn: Silva & Alvarez, Nghiên cứu về Hợp tác về chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe, 2006 và Tổng hợp của Nhóm nghiên cứu đề tài) Những quy định về chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định tự do song phương và khu vực có nhiều ý nghĩa và mục đích Hầu hết những Hiệp định tự do bao hàm chương về chính sách cạnh tranh. .. dữ liệu về luật và chính sách cạnh tranh của APEC để đảm bảo tính minh bạch về luật và chính sách cạnh tranh Bên cạnh đó, với xu hướng gia tăng các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới cả về số lượng lẫn phạm vi hiệp định, các nền kinh tế phát triển của APEC như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Niu Di Lân đã đưa ra ý tưởng đưa nội dung chính sách cạnh tranh vào nội dung đàm phán của các Hiệp định FTAs/ RTAs và...CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG VÀ KHU VỰC 1.1 Khái quát chung về sự hình thành, phát triển và bối cảnh đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới 1.1.1 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển các FTAs, RTAs trên thế giới Số lượng các Hiệp định thương mại trên thế giới tăng một cách nhanh chóng về số lượng, đặc... các cơ quan cạnh tranh hoàn toàn có thể giải quy t những vấn đề cạnh tranh phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các thành viên3 Hoặc một số quan điểm khác cho rằng không nên ưu tiên đàm phán các quy định về chống độc quy n, cạnh tranh hay chính sách cạnh tranh do việc thúc đẩy tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả4 Các điều khoản về chống độc quy n nói riêng và chính sách cạnh trang... điểm về cạnh tranh trong một số diễn đàn đa phương 1.2.3.1 Quan điểm về chính sách cạnh tranh trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) Trong khuôn khổ hoạt động của APEC, Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và nới lỏng cơ chế chính sách (CPDG) đã được thành lập với mục tiêu tăng cường cải thiện môi trường cạnh tranh trong khu vực bằng cách xây dựng và duy trì chính sách cạnh tranh, ... do vậy cần xây dựng Điều khoản mẫu về chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định FTAs/ RTAs để làm cơ sở tham khảo và định hướng cho các thành viên khi đàm phántiến hành ký kết 20 các FTAs/ RTAs (Chi tiết Điều khoản mẫu về chính sách cạnh tranh của APEC xem tại Phụ lục 1) Đối với Nhật Bản, chính sách cạnh tranh đã được đưa vào nội dung hợp tác trong hiệp định về khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Nhật... tiêu dùng - Quy định về hợp tác, tham vấn, thông báo trong việc thực thi luật và chính sách cạnh tranh; - Hợp tác kỹ thuật xây dựng năng lực trong thực thi chính sách và luật cạnh tranh Cơ chế giải quy t Thường không áp tranh chấp dụng trong lĩnh vực cạnh tranh, xu hướng giải quy t bằng tham vấn Không áp dụng với Không áp dụng giải một số điều khoản, quy t tranh chấp chủ yếu tập trung thực thi vào . LÝ CẠNH TRANH BÁO CÁO TỒNG KẾT ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN ĐÀM PHÁN, QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG FTAs, RTAs TRÊN THẾ GIỚI, ĐỀ XUẤT VỀ ĐÀM PHÁN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG. chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs trên thế giới, từ đó Đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả trong quá trình đàm phán chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs của Việt Nam trong giai đoạn. THỰC TIỄN ĐÀM PHÁN VÀ QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CÁC FTAs, RTAs MÀ VIỆT NAM THAM GIA 45 2.1. Bối cảnh nền kinh tế và vai trò chính sách cạnh tranh trong các FTAs, RTAs Việt Nam

Ngày đăng: 15/04/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w